Cuộc đời người đàn ông Nhật Bản sống sót sau vụ chìm tàu Titanic
TheộcđờingườiđànôngNhậtBảnsốngsótsauvụchìmtàbayern – freiburgo tờ Japan Times, trước khi lên tàu Titanic, ông Hosono (42 tuổi) là một nhân viên làm việc tại Nga trong Ban Đường sắt thuộc Bộ Giao thông Nhật Bản.
Thay vì thực hiện chuyến đi xuyên nước Nga, ông Hosono chọn lên tàu Titanic ở Southampton, Anh để trở về Nhật Bản. Cầm trên tay tấm vé hạng 2, ông được cho là hành khách người Nhật duy nhất trên tàu Titanic.
Chuyến ra khơi đầu tiên của tàu Titanic đã bất ngờ biến thành thảm kịch, khi con tàu đâm phải một tảng băng trôi vào đêm ngày 14/4/1912.
Theo lời kể của ông Hosono và được gia đình công khai chia sẻ vào năm 1997, tiếng gõ cửa cabin đã làm ông tỉnh giấc. Do Hosono là người nước ngoài, nên ông được đưa xuống boong dưới, cách xa các xuồng cứu sinh.
Trong những giây phút tưởng chừng cuối cuộc đời, ông Hosono đã bất ngờ có cơ hội sống sót. Theo đó, một sĩ quan thông báo xuồng cứu sinh còn 2 chỗ trống. Một người đàn ông đã chớp lấy cơ hội và nhảy xuống. Ban đầu ông Hosono đã do dự.
“Anh đã chìm trong tuyệt vọng khi nghĩ đến việc không thể gặp lại em và các con thân yêu. Anh không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chịu chung số phận cùng tàu Titanic. Nhưng việc người đàn ông nhảy xuống đã thôi thúc anh nắm lấy cơ hội cuối cùng”, ông Hosono viết trong thư gửi vợ vào những ngày sau thảm họa.
Cuối cùng, ông Hosono đã nhảy xuống xuồng cứu sinh, và trở thành một trong 700 người sống sót sau vụ chìm tàu Titanic, trong khi 1.500 người khác đã thiệt mạng.
Khác với những người may mắn sống sót sau thảm kịch nhận được sự chào đón ở quê nhà, ông Hosono lại bị cả nước Nhật ghẻ lạnh.
Theo Metropolis Japan, chính ông Hosono cho hay bản thân cảm thấy xấu hổ vì không tuân thủ nguyên tắc “phụ nữ, trẻ em là trên hết”, và đã trốn tránh cái chết trong danh dự. Do đó, ông Hosono đã phải hứng chịu “mura hachibu” mà người Nhật gọi là tẩy chay xã hội.
Hãng tin AP cho biết, ông Hosono bị mất việc làm vào năm 1914. Dù được thuê làm việc bán thời gian, nhưng sự kỳ thị vẫn đeo bám ông đến hết cuộc đời. Ông sống ẩn dật trong tủi hổ cho đến khi qua đời vào năm 1939. Ngay cả sau khi ông qua đời, gia đình ông vẫn cấm đề cập đến chủ đề Titanic.
Sự chỉ trích liên quan tới việc sống sót của ông Hosono kéo dài đến những năm 1990, và gia tăng mạnh mẽ do truyền thông Nhật phản ứng tiêu cực với bộ phim Titanic của đạo diễn James Cameron ra mắt năm 1997.
Cũng vào năm 1997, AP cho hay thông tin trong các bài viết sau thảm kịch chìm tàu Titanic đã nhầm ông Hosono với một người đàn ông châu Á khác ngồi trên một chiếc thuyền cứu sinh khác. Còn ông Hosono được cho là người đã tích cực giúp chèo thuyền cứu sinh ra khỏi vị trí tàu đang chìm để cứu mạng những hành khách khác.
Cuộc đời của người đàn ông da màu duy nhất trên tàu Titanic
Sự cố tàu Titanic vào năm 1912 là một trong những vụ đắm tàu thảm khốc nhất trong lịch sử thế giới. Tới nay, những vụ việc xung quanh thảm kịch vẫn nhận được sự quan tâm của nhiều người.相关文章
Nhận định, soi kèo Namdhari FC vs Inter Kashi, 15h30 ngày 13/1: Bât phân thắng bại
Hồng Quân - 12/01/2025 18:33 Nhận định bóng đ2025-01-16Sài thành phát cuồng vì thứ âm nhạc cũ kỹ và nữ tính
– Pink Martini, một trong những nhóm nhạc chơi live trang nhã nhất thế giới theo bình chọn của The T2025-01-16Tùng Dương lau son trên môi cho Trọng Tấn
- Trọng Tấn - Tùng Dương đang được coi là cặp song ca nam ăn ý và đắt sô nhấtmiền Bắc. Trong đêm nhạ2025-01-16Nhận định, soi kèo U17 Brazil vs U17 Argentina, 19h00 ngày 24/11
Hư Vân - 24/11/2023 11:05 Nhận định bóng đá g2025-01-16Nhận định, soi kèo AEK Athens vs Athens Kallithea, 01h30 ngày 13/1: Derby một chiều
Linh Lê - 11/01/2025 17:53 Nhận định bóng đá2025-01-165 ca sĩ Việt nổi đình đám dù trượt giải quán quân
Mặc dù không giành được ngôi vị cao nhất tại các cuộc thi, nhiều ca sĩ vẫn thành công hơn hàng loạt2025-01-16
最新评论