The Guardian dẫn lời một nữ hành khách người Australia tên là Nadia Parenzee cho biết, em bé đã chết trên tay cô khi cả hai đi trên chuyến bay từ Kuala Lumpur, Malaysia tới Perth, Australia. Em bé, tên là Farah, đang cùng cha mẹ tới Australia để bắt đầu một cuộc sống mới.
"Bay từ Malaysia về nhà lúc vào sáng 22/4, tôi đã gặp một tình huống khó khăn mà khó có ai có thể vượt qua. Tôi bế một em bé và cháu đã trút hơi thở cuối cùng trên tay tôi", Parenzee viết trên Facebook.
Parenzee cho biết, một nữ tiếp viên hàng không đã nhờ cô bế cháu bé, vốn có vẻ bất an và khóc từ lúc cất cánh. "Tôi đã hỗ trợ họ vì thấy bố mẹ của em và các tiếp viên bị căng thẳng.
Khi tôi chuẩn bị chợp mắt thì một tiếp viên vỗ vai tôi nhờ giúp đỡ. Đôi vợ chồng trẻ đưa đứa trẻ cho tôi với sự cầu khẩn hiện rõ trong ánh mắt, tôi đã đón bé và đọc được tên cháu là Surah Fatiha. Rồi sau đó, Farah thở hơi cuối cùng. Ngay lập tức, tôi biết có gì đó rất không ổn và hét to để xem có ai là bác sĩ trên máy bay không?".
Parenzee cho biết, mọi người đã cố hồi sinh cho bé suốt 2,5 giờ. "Tim tôi như chết lặng".
Một phát ngôn viên của AirAsia cho hay, cảnh sát và lực lượng cứu thương đã có mặt ngay khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Perth vào 5h30 sáng 22/4.
Hoài Linh
" alt=""/>Ám ảnh tột cùng của hành khách trên chuyến bay AirAsiaTheo Daily Mail, trong ảnh, Jean treo người lơ lửng, một tay bám vào cửa tàu còn Camille ngả hẳn người ra ngoài, một chân nâng cao để hôn Jean. Anh trai của Camille được cho là người đã chụp bức ảnh này.
Một ảnh đẹp khác của Jean và Camille |
Các nhà chỉ trích đã lên án mạnh mẽ cặp đôi trên cũng như bức ảnh, cho rằng đó là hành động nguy hiểm và có thể đe dọa tới tính mạng.
Jean và Camille cho biết, họ chụp bức ảnh trong chuyến đi tới Sri Lanka hồi tháng 4. Tấm ảnh sau đó được nhiều trang mạng lấy lại và đăng tải.
Một cặp đôi khác là Kelly Castille và Kody Workman cũng bị chê trách khi mạo hiểm tính mạng để chụp ảnh |
Bức ảnh chụp khi đoàn tàu đang di chuyển từ Kandy tới Ella, Sri Lanka. Trong bức ảnh nguyên mẫu, cặp đôi trên gọi đó là "một trong những nụ hôn hoang dại nhất của chúng tôi" và nó mô tả hoàn hảo nhất việc họ là một cặp tình nhân.
Tuy nhiên, các nhà chỉ trích cho rằng hành động đó là ngu ngốc, đầy rủi ro và có thể khiến những người khác học tập. Một người chỉ trích viết: "Đây không thể gọi là mạo hiểm, mà là ngu ngốc, mạo hiểm cuộc sống để kiếm like trên Instagram".
Hoài Linh
" alt=""/>Cặp đôi có nụ hôn hoang dại nổi tiếng bị chê ngu ngốcPedersen nói con số bình quân một vài lần uống bia rượu đã tăng vọt lên 10 lần mỗi tuần đối với một sinh viên du học tại châu Âu. |
Sinh viên được nghiên cứu uống nhiều hơn khi họ đi rangoài cùng một người bạn “bợm nhậu”, và xem rượu bia là một phần củavăn hoá bản địa.
Công trình nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Tâm lý Hành vi Gây nghiệnsố ra mới nhất, chỉ nghiên cứu hành vi của sinh viên trường ĐHWashington, nhưng sinh viên tốt nghiệp trường này, Eric Pedersen, tácgiả cuộc nghiên cứu, tin rằng kết quả nhiều khả năng sẽ đúng đối vớisinh viên các trường khác.
Nghiên cứu của Pedersen không chỉ ra lý do cụ thể khiến sinh viên du học uống rượu bia nhưng anh nói điều đó không quan trọng.
Pedersen nói con số bình quân một vài lần uống biarượu đã tăng vọt lên 10 lần mỗi tuần đối với một sinh viên du học tạichâu Âu.
Tuy nhiên, anh lưu ý, hầu hết các sinh viên khi du học, trong đó có cả người uống bia rượu, không gặp rắc rối ở nước bản địa.
Trong số hàng nghìn sinh viên đi du học mỗi năm, 177 sinh viên đã tham gia trả lời bảng câu hỏi trước và sau khi đi du học về.
Trung bình, những sinh viên này uống nhiều gấp đôikhi ở nước ngoài, nhưng hầu hết chỉ uống 3 đến 5 lần mỗi tuần khi vềnước. Một nhóm sinh viên du học tại Trung Đông và một số nơi khác, nơibia rượu không phổ biến, cho hay họ đã uống ít đi khi học ở đó.
Nghiên cứu cũng chỉ ra sinh viên dưới độ tuổi đượcphép sử dụng chất cồn đã uống nhiều hơn khi du học 170 phần trăm. Tổngsố uống bia rượu tăng lên là 105 phần trăm.
Henry Wechsler, giảng viên ĐH Y tế Công Harvard,người không liên quan đến nghiên cứu của Pedersen, nói rằng kết quả cuộcnghiên cứu là rất quan trọng đối với nghiên cứu sắp tới của khoa ông,cũng về hành vi uống rượu bia.
Kể từ khi xuất hiện nhiều cái chết của sinh viên liênquan đến chất cồn từ cuối những năm 1990, đã có nhiều nghiên cứu tậptrung vào hành vi uống rượu bia của sinh viên.
Ông Bob Saltz, nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứuPhòng chống Berkeley, cho biết bước tiếp theo là sử dụng thông tin củanghiên cứu này để tìm cách giúp ngăn ngừa sinh viên khỏi nguy cơ gặp rắcrối khi du học. Ông nói thêm vài nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng số sinhviên uống rượu bia đã giảm khi du học ở Mỹ.
Ông muốn biết thêm về hành vi sử dụng rượu bia củacác sinh viên: Họ có dùng bia trong bữa trưa hay dùng rượu trong bữa tốihay là thêm thứ nào nữa?