Nhận định, soi kèo Estrela vs Benfica, 3h30 ngày 3/2: Đẳng cấp lên tiếng
(责任编辑:Nhận định)
- Nhận định, soi kèo Kocaelispor vs Sivasspor, 17h00 ngày 4/2: Không hề ngon ăn
- Bà ngồi tựa lưng vào chiếc ghế đá bên ngoài một quán cà phê dọc theo chung cư Trần Văn Kiểu (P. 14, Q. 10, TP.HCM). Nét mặt bà tươi tắn. Nhiều người đi ngang trêu bà: 'Hôm nay đắt khách lắm hay sao mà bà vui thế?'. Bà đưa xấp vé số trên tay, 'Còn bao nhiêu đây nè. Đi một chút nữa là hết thôi ...'.
Bà Nguyễn Thị Thay, 80 tuổi hiện sống ở hành lang chung cư. Bà cụ bán vé số, sống ở hành lang chung cư
Bà tên Nguyễn Thị Thay, năm nay tròn 80 tuổi. Bà là người gốc Huế. Xa xứ đã nhiều năm nhưng giọng nói của bà vẫn còn phảng phất tiếng địa phương.
'Hơn nửa tháng nghỉ bán vì Covid-19, bà có buồn lắm không?', chúng tôi hỏi. Bà nói: 'Mỗi ngày, tôi lấy vé số từ lúc 4 giờ chiều rồi để đó đến 3 giờ sáng hôm sau mới dậy sớm đi bán. Những ngày không có vé số, tôi cũng vẫn đi. 3 giờ sáng, tôi xuống đường đến những nơi hàng ngày tôi rảo tới để nhìn, để san sẻ, chan hòa tình cảm với mọi người. Có vậy tôi mới sống được vui chứ anh'.
Bà kể, những ngày nghỉ bán vì dịch, bà được rất nhiều người giúp đỡ. Dù không nhiều, khi vài chục ngàn, lúc một hộp cơm, chai nước nhưng cũng đủ để bà sống một cách vui vẻ. Điều ít ai ngờ được là tuy bà rất nghèo nhưng khi gặp những mảnh đời cơ nhỡ hơn, bà sẵn lòng giúp đỡ.
Bà con nơi đây cho biết, những ngày nghỉ dịch, bà không hề than vãn, không hề buồn bực mà ngược lại, bà còn san sẻ cho những người bạn cùng bán vé số như mình khi thì một chút tiền, khi một chút cơm.
Bà con luôn mua ủng hộ bà. Thiện tâm của bà cụ
Sau một thời gian nghỉ, những ngày đầu đi bán lại vé số, người dân ủng hộ bà rất nhiệt tình. Nhờ vậy mà mấy ngày nay bà bán hết sớm.
Chúng tôi hỏi thăm về bà. Bà dịu giọng: Tôi sinh ra và lớn lên ở Huế. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, những năm đầu của thập niên 1960 tôi tình cờ gặp được ông nhà tôi từ Sài Gòn ra theo học trường Nông Lâm Súc Huế. Sau đó, chúng tôi đưa nhau vào nam chung sống.
Chúng tôi sống với nhau nhiều năm không có con. Năm 1966 chúng tôi xin một đứa con nuôi cho vui cửa vui nhà. Cuộc sống cứ thế êm đềm trôi qua đến năm 1982 bất ngờ ông nhà tôi qua đời sau một tai nạn trong lúc làm việc ở Bình Dương.
Tôi và đứa con nuôi cứ thế mà sống. Tôi vào làm công nhân cho Công ty xe khách liên tỉnh Miền Đông. Nhờ vậy tôi nuôi được con và cho con đi học đến hết lớp 3. Sau đó, nó theo học nghề thợ cơ khí được vài năm ra nghề làm việc có được đồng ra đồng vô. Năm 1987, do bệnh nhiều nên tôi nghỉ việc và sau đó bắt đầu sống bằng nghề vé số đến giờ.
Năm 1990, tôi mua được căn nhà ở quận Tân Phú với giá 1,3 lượng vàng. Hai mẹ con về đó chung sống. Trong một lần đi nhậu với bạn bè, con quen một cô gái rồi cô gái đó mang thai nên đưa về chung sống.
Một thời gian sau, chúng bán mất căn nhà của tôi rồi cao chạy xa bay, không bao giờ về thăm tôi nữa. Nhưng thôi, tôi cũng không buồn phiền gì nữa, coi như mình không còn duyên nợ với con thôi.
Giờ đây, mỗi ngày tôi vẫn có đủ 3 bữa ăn dù mỗi bữa chỉ 10.000đ. Quần áo, tắm giặt có người giao cho chìa khóa muốn sử dụng lúc nào cũng được. Tại nơi đây, mặc dù nằm ngoài hành lang nhưng anh thấy đó, tôi vẫn có đèn có quạt mà những thứ này là do tấm lòng của bà con.
Mỗi ngày tôi có thể kiếm được 100.000đ nhờ vào vé số. Chi phí cho sinh hoạt nếu còn dư tôi san sẻ cho nhiều người cùng cảnh ngộ. Tôi không màng gì hết, chỉ giữ cho mình chút thanh thản, niềm vui tươi để sống trọn cuộc đời. Già rồi cũng không còn lâu đâu, anh nhỉ?'.
Ông Nguyễn Văn Huệ, Tổ trưởng tổ dân phố 73, khu 1 chung cư Trần Văn Kiểu xác nhận điều kiện khó khăn và đơn chiếc của bà. Ông cho biết, trước bà ở tầng 2 với một người bà con xa nhưng sau đó bà xuống hành lang tầng trệt nằm ngủ.
Bà con cư dân phản ánh nên bà phải lên đây - khu vực hành lang trước nhà ông Huệ và ông cũng đã giúp bà đèn, quạt. Nhiều lần ông Huệ đề nghị đưa bà vào viện dưỡng lão nhưng bà không đồng ý.
Ông Huệ xác nhận, hiện nay bà sống bằng sự đùm bọc thương yêu của bà con quanh chung cư. 'Bà bệnh, bà con mua thuốc cho bà, bị bệnh nặng thì bà con sẽ đưa vào bệnh viện và nếu đến một ngày nào đó bà ra đi thì cả cộng đồng sẽ chung tay lo cho bà thôi', ông Huệ nói.
Người bán vé số mù viết thư động viên đồng nghiệp giữa mùa dịch
Anh Thương cho biết, những ngày qua, dù không có thu nhập, nhưng vợ chồng anh nhận được nhiều sự giúp đỡ, đặc biệt là khoản hỗ trợ 50 ngàn đồng/ngày.
" alt="Hành xử đáng quý của cụ bà 80 tuổi ngày bán vé số, tối ngủ hành lang" />Hành xử đáng quý của cụ bà 80 tuổi ngày bán vé số, tối ngủ hành lang Tác giả, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân giao lưu cùng bạn đọc
Buổi lễ được nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM tổ chức trong không khí thân mật và ấm áp tình bằng hữu tại Trung Tâm Báo Chí TP.HCM.
Ấn phẩm "Chúng tôi, một thời mũ rơm mũ cối" được xuất bản đúng vào dịp sinh nhật thứ 65 của tác giả. Đây là tập hồi ký ghi lại những chặng đường của tác giả vốn là người Bến Tre sinh ra trên đất Bắc. Suốt 65 năm đó vui có buồn có, lúc gian nan có lúc vinh hoa cũng có đã làm nên sự nghiệp của một Huỳnh Dũng Nhân, cây bút phóng sự nổi tiếng của nhiều tờ báo lớn như Nhân Dân, Lao Động, Tuổi Trẻ v.v...
Tác phầm "Chúng tôi, một thời mũ rơm mũ cối" Nhiều câu chuyện rất cảm động, nhiều nhạc phẩm đi vào lòng người đã được những người cùng thời với ông thể hiện lại. Tất cả đều đau đáu về một thời xa xưa nơi đã từng trải qua thời mũ rơm và mũ cối.
Xin được chúc mừng nhà báo Huỳnh Dũng Nhân và mong anh được tiếp tục hành trình sáng tác nhằm phục vụ bạn đọc gần xa.
Trần Chánh Nghĩa
Thị trấn giàu có, nơi thu nhập dưới 11,6 tỷ/năm bị coi là dưới trung bình Nếu chỉ lái xe ngang qua thị trấn Atherton ở California, Mỹ, du khách có thể nhầm tưởng đây là nơi rất bình thường, với tường gạch và cổng kính mờ. Nhưng khi nhìn qua hình ảnh vệ tinh, bạn sẽ ngớ người khi phát hiện thấy hàng loạt căn biệt thự rộng lớn có bể bơi và sân tennis riêng.
Thị trấn Atherton nằm ở thung lũng Silicon, là nơi tập trung nhiều tỷ phú từ các hãng công nghệ lớn như Google và Facebook sinh sống. Đây cũng là cộng đồng dân cư giàu có nhất nước Mỹ trong nhiều năm liên tiếp, căn cứ theo kết quả xếp hạng thường niên từ Richest Places Index của Bloomberg.
Căn cứ theo chỉ số vừa được Bloomberg công bố, đây là năm thứ 4 liên tiếp thị trấn Atherton đứng đầu nước Mỹ, với mức thu nhập bình quân mỗi hộ gia đình là 525.000 USD.
Đây cũng là nơi duy nhất vượt mốc 500.000 USD kể từ khi Bloomberg ra mắt chỉ số này vào năm 2017. Hay nói cách khác, đây là nơi nếu có mức thu nhập dưới 500.000 USD/năm (11,6 tỷ đồng), sẽ bị coi là dưới trung bình.
Ở cộng đồng dân cư giàu có này tập trng nhà của nhiều tỷ phú công nghệ và các vận động viên nổi tiếng, có thể kể tới một số cái tên nổi bật như Eric Schmidt của Google, Sheryl Sandberg của Facebook và nhà đồng sáng lập Microsoft Paul Allen.
Trước đó, vận động viên bóng rổ Stephen Curry đã mua nhà tại đây với giá 31 triệu USD. Theo hãng môi giới bất động sản với tên miền Zillow.com, căn rẻ nhất ở Atherton được rao bán giá 2,5 triệu USD.
Bill Widmer, thị trưởng của Atherton, cho biết, với tiện ích như đường rợp bóng cây và những lô đất rộng ít nhất 0,5 ha mang lại cho cư dân của thị rấn sự riêng tư, đồng thời cách không xa các trường Đại học như Stanford hay trụ sở công ty như Google, Facebook...
Đứng ở vị trí thứ 2 sau thị trấn Atherton là Scarsdale, New York, Mỹ, với mức thu nhập trung bình của mỗi hộ dân là 452.000 USD/năm.
Ngôi làng cổ tích hơn 700 năm không khói bụi và tiếng còi xe
Làng Giethoorn được biết đến là Venice của Hà Lan. Địa danh đẹp như cổ tích suốt 700 năm không có đường đi, người dân nơi đây kết nối với nhau bằng thuyền qua những kênh đào.
" alt="Thị trấn giàu có, nơi thu nhập dưới 11,6 tỷ/năm bị coi là dưới trung bình" />Thị trấn giàu có, nơi thu nhập dưới 11,6 tỷ/năm bị coi là dưới trung bình- Nhận định, soi kèo Reims vs Nantes, 23h15 ngày 2/2: Gặp khó trước vua hòa
- Soi kèo góc Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2
- Mẹo tráng trứng lạ mắt với cơm và xúc xích
- Cụ bà Hà Tĩnh 101 tuổi dành tiền tiết kiệm mua 2 tấn gạo ủng hộ chống dịch
- Lý do TechX đạt chứng nhận Gennerative AI trên nền tảng AWS
- Nhận định, soi kèo FC Rapid 1923 vs Unirea Slobozia, 22h59 ngày 4/2: Tân binh trắng tay
- Hoạ sĩ bán đấu giá tranh ủng hộ 240 triệu đồng chống dịch
- Tôi bằng lòng nếu con thi trượt lớp 10 công lập
- Cách làm làm gỏi bạch tuộc thơm ngon, bổ dưỡng đãi cả nhà
-
Nhận định, soi kèo Valencia vs Celta Vigo, 22h15 ngày 2/2: Cơ hội cho Bầy dơi
Hoàng Ngọc - 02/02/2025 10:32 Tây Ban Nha ...[详细] -
Người cha nuôi 2 con trong căn nhà 'chuồng gà' giữa Sài Gòn
Căn nhà nhỏ trước đây là chuồng gà. Trong một lúc rảnh rỗi, mò mẫm trên điện thoại, anh tình cờ nhìn thấy một số điện thoại lạ. Anh gọi lại. Thì ra, số của một cô gái vô tình gọi vào máy anh. Cuộc trò chuyện được diễn ra vài lần. Sau đó, hai người quyết định gặp mặt nhau rồi quen nhau, yêu nhau.
Lúc ấy, cô gái mới 22 tuổi, anh Thành kể lại. Là con gái của một gia đình ở Quảng Trị, cha mất sớm, mẹ đưa cô vào Sài Gòn nhờ bà ngoại nuôi dùm. Nhưng nuôi được một thời gian, bà ngoại không nuôi được nữa nên gửi cô vào một ngôi chùa ở Q. 7.
Bé Nguyên lấy dép cho bố. Cuộc tình kéo dài được vài tháng thì cả hai quyết định đến với nhau. Anh đưa người yêu về nhà chung sống được một thời gian. Một người hàng xóm tốt bụng đã cho anh chuồng gà không còn sử dụng để anh sửa sang lại làm chỗ ở. Căn nhà hiện nay của anh có từ đó.
Sau đó, đứa con gái đầu tên Thảo chào đời. 4 năm sau, bé Nguyên cất tiếng khóc. Căn nhà đã chật giờ thêm chật hơn... Khi bé Nguyên được 2 tuổi, vợ anh xin được một chân bán thịt lợn trong chợ đầu mối Bình Điền.
Anh Thành chỉ đi bằng tay. Cứ tưởng như thế sẽ cải thiện được cuộc sống, anh Thành buồn rầu kể tiếp. 'Được vài tháng, một hôm cô ấy đi bán rồi không về. Không biết có chuyện gì xảy ra, tôi tìm đến nơi cô ấy làm việc. Nghe mọi người nói lại cô ấy và một đồng nghiệp đã cuốn gói đi nơi khác tìm duyên mới. Không biết thực hư thế nào'.
'Buồn lắm chú ơi'. Thành nói với chúng tôi. 'Cháu đã nghĩ, một mình chỉ có 2 tay làm sao nuôi nổi 2 đứa con thơ dại. Nhưng rồi, thương con nên cháu không thể gục ngã được'.
Ba cha con anh Thành. Nói đến đây, anh Thành chợt ngưng lại. Dường như quá khứ trở về đã làm cho anh lặng đi. Một người đàn ông bình thường nuôi 2 con đã khó, huống chi anh.
'Không thể buông xuôi được chú ơi', Thành nói với chúng tôi bằng giọng quả quyết. Từ đó, ban ngày Thành ở nhà chăm 2 con. Chợ búa, nấu nướng, tắm giặt cho con đều nhờ vào đôi bàn tay còn lại của Thành.
Thấm thoát mà đã 4 năm trôi qua. Năm nay, bé Thảo 10 tuổi, bé Nguyên 6 tuổi. Cả 2 được nhận vào học tại trường Tiểu học Tân Túc 2. Nguyện vọng của anh bây giờ, chỉ mong muốn có được chiếc xe lăn chạy điện để hàng ngày anh đưa 2 con đến trường sau đó đi bán vé số. Chiếc xe lắc hiện đã quá cũ và có dấu hiệu rệu rã.
Bà Trần Thị Kim Loan, 67 tuổi, Tổ trưởng Tổ dân phố 3 đã xác nhận hoàn cảnh của anh Thành. Bà nói, 'Vợ nó bỏ đi đã 4 năm rồi, một mình đã khuyết tật lại phải nuôi con vất vả lắm. Bà con ở đây ai cũng thương cảm.
Do không có hộ khẩu - bà Loan cho biết - nên các cháu không thể đi học được. Bà đã liên hệ với chính quyền địa phương xin giấy tạm trú cho cả gia đình anh Thành sau đó đưa 2 cháu đến trường. Nhà trường cũng rất cảm thông, miễn cho 2 cháu khá nhiều khoản đóng góp. Ngay cả bữa ăn trưa, nhà trường cũng miễn cho 2 cháu.
Chào anh ra về, chúng tôi không sao nén được xúc động trước hình ảnh 3 cha con quyến luyến bên nhau. Chỉ mong anh có nhiều sức khỏe và hai cháu Thảo - Nguyên, chăm ngoan học giỏi để có một tương lai sáng lạn.
Nhịp sống chậm rãi hiếm có ở bán đảo giữa lòng Sài Gòn
Lạc vào bán đảo Bình Quới - Thanh Đa (quận Bình Thạnh, TP.HCM) như lạc vào một thế giới khác. Nơi đây yên ả, thanh bình và cũ kỹ hiếm có.
" alt="Người cha nuôi 2 con trong căn nhà 'chuồng gà' giữa Sài Gòn" /> ...[详细] -
Những mẹo nhà bếp hữu ích cho gia đình
Cách phổ biến nhất để bỏ vỏ cà chua được dễ dàng là thả chúng vào nước nóng trong vòng vài giây. Nhưng có một cách thậm chí còn đơn giản hơn, đó là hơ quả cà chua cách khoảng 10cm trên ngọn lửa, vỏ sẽ được lột bỏ dễ dàng.
Trước khi cắt ớt, hãy thoa dầu ăn hoặc dầu oliu lên tay. Việc này sẽ giúp tay bạn không bị cay nóng.
Sử dụng lá rau diếp để bảo quản bơ. Lá rau diếp có thể được sử dụng như một màng bọc thực phẩm thân thiện với môi trường. Bạn có thể bảo quản nửa quả bơ với lá rau diếp trong tủ lạnh tối đa một tuần mà vẫn giữ được độ tươi ngon.
Bạn vẫn có thể thưởng thức nước táo tươi ngay cả khi bạn không có máy ép trái cây. Tất cả những gì bạn phải làm là đặt một quả táo trong tủ đông và để cho đến khi nó đóng băng hoàn toàn. Sau đó, lấy ra, để rã đông và bạn chỉ cần bóp táo bằng tay sẽ có ngay một ly nước ngon tuyệt.
Nếu muốn làm món thịt nướng mà không phải vệ sinh nhiều khay vỉ, chỉ cần đặt chúng lên trên các khuôn bánh. Việc làm này có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian vệ sinh dụng cụ nướng sau đó.
Thay vì dùng dao để cắt hành hay rau thơm, bạn nên dùng dao cắt bánh pizza sẽ tiện lợi hơn nhiều.
Lột vỏ và băm nhỏ tỏi mỗi lần trước khi nấu ăn sẽ mất nhiều thời gian. Bạn có thể giải quyết điều này bằng cách chuẩn bị một túi Ziploc chứa đầy tỏi băm nhuyễn. Sau đó hút chân không, chia thành các phần và đóng băng nó. Khi nấu ăn, bạn chỉ cần lấy một phần cho vào nồi.
Tái sử dụng hộp đựng nước tương: Bạn không cần phải vứt bỏ một hộp đựng nước tương sau khi nước tương đã hết. Thay vào đó, bạn có thể đổ một ít dầu ô liu vào nó và sử dụng nó rưới lên món salad của bạn.
Một vấn đề bạn dễ gặp phải khi nướng thịt là thịt sẽ bị khô. Để giải quyết điều này, bạn sẽ cần một cục đá lạnh đặt trên mặt trên miếng thịt và để nó tan chảy. Sau đó chỉ cần lật thịt lại và nấu ăn như bình thường.
Một củ khoai tây có thể ngăn thịt và cá dính vào vỉ nướng của bạn và giúp bạn tiết kiệm thời gian khi dọn dẹp. Bạn chỉ cần cắt một nửa củ khoai tây, sau đó chà lên vỉ nướng.
Một cách đơn giản để bóc vỏ tỏi là đặt nó vào trong nước ấm trong thời gian khoảng 5 phút. Sau khi làm việc này, bạn sẽ bóc tỏi một cách vô cùng dễ dàng.
Bạn có thể tăng tốc quá trình làm chín bơ bằng cách chôn chúng trong bột mì. Bột mì sẽ thúc đẩy khí thải ethylene trong bơ và hấp thụ độ ẩm dư thừa. Sau khi làm việc này, bạn sẽ có một quả bơ chín hoàn hảo và thơm ngon.
Mẹo lưu trữ rau, củ, quả tươi được lâu
Một số loại rau và trái cây cần được bảo quản trong tủ lạnh, nhưng cũng có loại củ quả được bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, thoáng mát.
" alt="Những mẹo nhà bếp hữu ích cho gia đình" /> ...[详细] -
Ly dị chồng vì con không được mang họ mẹ
Đa số trẻ em trên thế giới đều được đặt tên theo họ của cha. “Cô này là người hơi cực đoan. Tôi tôn trọng sự lựa chọn của bạn, nhưng vui lòng đừng gọi đó là nữ quyền”, một bình luận bên dưới phản bác.
“Việc đổi sang họ mẹ cho đứa trẻ là một điều quan trọng. Là phụ nữ, chúng tôi mới là những người sinh ra đứa trẻ, vì vậy chúng tôi xứng đáng với quyền đó”, một tài khoản tỏ ý ủng hộ.
Trong một cuộc thăm dò trực tuyến của hãng truyền thông Phoenix Weekly, có hơn một nửa trong số 42.000 người tham gia đồng ý với ý kiến “đó không phải vấn đề, miễn là các cặp vợ chồng thống nhất trước với nhau”, 13% kịch liệt bảo vệ quan điểm mang họ cha và 12% ủng hộ việc cho con mang họ mẹ.
Nhiều học giả chỉ ra rằng ngay cả cái tên của đứa trẻ cũng mang tính chất “trọng nam” ở Trung Quốc. Tên của một bé gái có thể hàm ý cầu mong đứa trẻ sau được sinh ra sẽ là con trai. Chỉ trừ khi bé gái xuất thân từ gia đình giàu có, quyền lực thì cái tên có thể khác hơn.
Những năm gần đây, xu hướng cho con mang họ kép của cha và mẹ trở nên thịnh hành trong xã hội Trung Quốc. Thay vì đau đầu suy nghĩ, nhiều cặp vợ chồng thống nhất lấy cả 2 họ và tìm một cái tên thật hay để kỷ niệm cho đứa bé.
Trong một nghiên cứu năm 2019 về tên tiếng Trung, hơn 1,1 triệu người Trung Quốc mang cả họ cha và mẹ, tăng gấp 10 lần so với năm 1990.
Lai-Zhang Jinghan (25 tuổi, đến từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc) là một trong số đó. Cô cho biết cha cô tin rằng họ của ông - họ Lai - có ý nghĩa tiêu cực (trong tiếng Trung chữ này có thể mang nghĩa là không biết xấu hổ hay bất hợp lý).
Vì lo con gái sẽ bị bắt nạt, nên cha của Jinghan định chuyển tên của cô sang họ của vợ. Cuối cùng, khi làm giấy khai sinh, ông quyết định thêm cả họ của mình vào.
“Bố tôi muốn đặt tên cho tôi có họ của mẹ - họ Zhang. Dù thế nào đi nữa, nếu quay trở về những năm 90, thế hệ ông bà của tôi sẽ rất hạnh phúc khi cháu gái của mình mang họ ngoại. Vì vậy, họ quyết định giữ cả 2 họ”, Jinghan nói với Sixth Tone.
Zheng Shiyin, tốt nghiệp Đại học Cambridge, cho rằng văn hóa truyền họ lại cho con được hình thành bởi hệ thống gia trưởng từ hàng nghìn năm nay. Mặc dù việc chuyển sang họ vợ là một suy nghĩ cấp tiến, nhưng nó vẫn phụ thuộc vào quyết định của các thành viên nam trong gia đình.
Ngay cả trong những gia đình tiến bộ như nhà Jinghan, yếu tố nguyên gốc của truyền thống vẫn được đặt lên hàng đầu. Bà Zhang Rong, mẹ của Jinghan, cho biết bà đã thỏa thuận với chồng trước khi đứa con chào đời: Con gái sẽ mang họ mẹ còn con trai mang họ cha.
“Đây là một chủ đề rất phức tạp. Các cuộc tranh luận trên mạng không chỉ đấu tranh chống lại các quy tắc truyền thống, mà còn nâng cao nhận thức của mọi người về sự bất bình đẳng trong hôn nhân”, Zheng cho hay.
Ông lão vô gia cư được vợ chồng bà chủ ở Sài Gòn nhận nuôi
‘Vợ chồng tôi sẽ để chú làm việc tại cửa hàng, có trả lương và nuôi chú ăn ở. Nếu chú ấy ở đây không thoải mái, vợ chồng tôi sẽ thuê phòng cho chú ở’, chị Ngọc Hân nói.
" alt="Ly dị chồng vì con không được mang họ mẹ" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Lille vs Saint
Phạm Xuân Hải - 01/02/2025 05:00 Pháp ...[详细] -
Tình yêu của bạn trai giúp cô giáo Khánh Hòa chiến thắng ung thư
Vợ chồng Khoa trong đám cưới hồi tháng 4/2019. Vợ chồng anh Khoa cùng quê. Anh làm trong ngành thiết kế đồ họa. Chị Như là giáo viên dạy tiếng Anh ở TP Nha Trang.
Đầu năm 2017, họ lên kế hoạch làm đám cưới sau hai năm yêu nhau. Đôi trẻ vừa chụp hình cưới xong thì mẹ Khoa mất vì u hạch. Đám cưới phải hoãn lại.
Lúc đó, Như cũng đang có khối u ở cổ. Năm 2013, cô đi khám thì có kết quả u lành. Khi mẹ bạn trai mất vì ung thư, cô linh tính có điều gì đó không lành. Đưa tay sờ lên cổ, Như cảm nhận được, bên cạnh cục u còn có những u nhỏ khác.
Đám tang mẹ bạn trai vừa xong, Như và bố bắt xe vào Bệnh viện Ung bướu TP.HCM khám. Xét nghiệm sinh thiết cho kết quả, Như bị ung thư tuyến giáp giai đoạn hai. Nghĩ, ‘án tử’ đã gọi tên mình, cô ôm bố khóc nức nở.
Vừa mất mẹ vì bệnh ung thư, giờ bạn gái cũng bị bệnh này, Khoa điếng người. Khi tìm hiểu về căn bệnh của bạn gái, anh kết luận: Bệnh có thể chữa được nhưng phải mất nhiều thời gian. Bỏ qua nỗi buồn của mình, anh luôn tỏ ra vui vẻ, lạc quan, để bạn gái có động lực chữa bệnh.
Đây là hình kỷ niệm khi nhà trai sang nhà gái rước dâu. Về phần bố Như, ông nghĩ con gái sẽ khó thoát khỏi cửa tử nên gọi Khoa đến nhà nói chuyện. ‘Bây giờ Như bị như vậy, tương lai không biết ra sao. Thôi con để Như đó cho bố lo, còn con nên đi tìm người khác’. Đăng Khoa cãi bố vợ tương lai: ‘Dù cô ấy thế nào con cũng không bỏ’. Anh quả quyết: ‘Con sẽ cùng cô ấy chiến thắng căn bệnh này’.
Hạnh phúc mỉm cười
Tháng 6/2017, Như hoàn thành thủ tục nhập viện điều trị và chuẩn bị cho ca phẫu thuật định mệnh. Ở chỗ làm, Khoa cũng hoàn thành các thủ tục nghỉ việc. ‘Lúc mẹ bị bệnh, tôi đang làm việc ở Sài Gòn nên không chăm mẹ được. Giờ Như cũng bị như mẹ, tôi không muốn mình phải hối hận lần thứ hai’, Khoa nói về quyết định nghỉ việc của mình.
Họ chụp hình kỷ niệm trong một lần đi du lịch. Hôm Như vào phòng mổ, anh cùng mẹ bạn gái túc trực bên ngoài ngóng tin. ‘Khi tỉnh lại, người tôi thấy đầu tiên là anh ấy. Anh ấy hỏi nhiều lắm, nhưng lúc đó mệt, tôi không nói được nhiều. Mấy ngày sau, tôi ăn vào là nôn ra hết, anh ấy ngồi bên cạnh vuốt lưng, cầm thau cho tôi’, Huỳnh Như nhớ lại.
Hai tháng sau khi mổ, Như phải uống iod phóng xạ liều cao để điều trị tế bào ung thư. Mỗi lần uống phải vào phòng cách ly 3 ngày. Trước khi bạn gái vào phòng điều trị, Khoa đích thân dọn giường, vệ sinh, khử trùng các vật dụng trong phòng rồi mới yên tâm cho bạn gái vào phòng cách ly.
Trên trang cá nhân, anh Khoa luôn viết những lời tình cảm cho vợ. Ở bên ngoài, Khoa lên mạng đọc các món ăn bổ dưỡng cho người bệnh, rồi đi chợ, tự nấu mang đến bệnh viện cho bạn gái. ‘Lần nào tôi tỉnh dậy sau đợt xạ trị, anh ấy cũng đứng chờ ở cửa. Tôi mỏi, đau nhức, anh xoa bóp, nhẹ nhàng động viên mà không sợ mình bị nhiễm xạ’, Như nhìn chồng nói.
Khoa cũng nhìn vợ trìu mến: ‘Xạ trị xong, Như đau lắm, nhưng cô ấy vẫn cố ăn những món tôi nấu’.
Như xạ trị đến lần thứ hai, bác sĩ thông báo, tế bào ung thư của cô đã di căn đến phổi. Cô lặng thinh. Nằm bên cửa sổ nhìn ra ngoài, cô thấy mọi thứ như ngừng hoạt động. ‘Chắc thần chết đã gọi tên tôi’, Như nhớ lại. Nghĩ đến bạn trai, cô lặng lẽ khóc.
‘Anh ấy đã quá đau khổ vì mất mẹ rồi. Lỡ tôi có chuyện gì, anh lại mất thêm một người thân’, cô giáo Như nhớ lại. Sau đó, cô nhất quyết chia tay. Khoa xua tay: ‘Anh sẽ lo cho em đến khi nào không lo được nữa. Chúng mình cùng cố gắng em nhé’.
Những tháng ngày sau đó, anh lặng lẽ làm điểm tựa cho bạn gái. Còn Như luôn cảm động trước những ân cần, tình cảm và việc làm bạn trai dành cho mình. Cô cũng dần ăn ngon miệng và quyết tâm chiến thắng với căn bệnh ít còn sự sống khi mắc phải.
Sau hơn 9 tháng là vợ chồng, họ sắp được làm bố mẹ. Và hạnh phúc đã mỉm cười với họ. Sau ba năm đi lại giữa Nha Trang và Sài Gòn xạ trị, thăm khám sức khỏe Như cũng khá hơn. Đến tháng 4/2019, họ tổ chức đám cưới trong sự chúc phúc của người thân, bạn bè. Năm tháng sau, Như nhận kết quả: hết tế bào ung thư. Cô ôm chồng thật chặt và thì thầm: ‘Cảm ơn chồng yêu’.
Hiện Như vẫn tiếp tục uống thuốc ngừa ung thư. Cô cũng đã đi dạy trở lại. ‘Tôi cũng có thai rồi. Em bé mới hình thành thôi. Tôi có hỏi bác sĩ thì biết, việc mang thai cũng đã an toàn, chỉ cần đi khám nội tiết để điều chỉnh liều thuốc bổ sung thôi’, Như hạnh phúc cho biết.
Niềm vui của Khoa hôm nay là hằng ngày đi làm về được nhìn thấy vợ mạnh khỏe, được thưởng thức những món ăn Như nấu. Anh cho biết, trong mắt mình, Như là một chiến binh dũng cảm. Trên trang cá nhân anh liên tục viết những ca từ dành cho vợ, đi kèm là hình ảnh hai vợ chồng nắm tay, ôm hôn, nhìn nhau đắm say.
‘Anh luôn có một người bạn tri kỉ - là em. Lúc nào cũng cảm thông cho anh, lúc nào cũng là người đồng hành với cuộc đời anh để nhắc nhở anh phải sống thật ý nghĩa, thật hạnh phúc. Có lẽ em mạnh mẽ hơn anh trong lý trí, trong suy nghĩ và trong cả cách sống. Nhưng có một điều anh luôn nói với bản thân mình rằng, mỗi ngày sẽ yêu em nhiều hơn’, Khoa viết cho vợ.
Tình yêu của anh chồng Long An với người ngồi xe lăn, hơn 5 tuổi
Bị cả gia đình phản đối, anh Trí vẫn muốn được ở bên chăm sóc, che chở cho người vợ tật nguyền, hơn mình 5 tuổi.
" alt="Tình yêu của bạn trai giúp cô giáo Khánh Hòa chiến thắng ung thư" /> ...[详细] -
Món quà đặc biệt của 7 người thợ dành tặng bệnh nhân phong
Có một nơi, mỗi đôi giày, dép sản xuất ra đều khác nhau về kích thước, hình dáng. Đó là xưởng giày, dép dành cho những bệnh nhân phong tại Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hoà (Bình Định).Xưởng giày, dép hơn 20 năm tuổi này được mệnh danh là nơi sản xuất giày, dép cho bệnh nhân phong lớn nhất Việt Nam với bình quân hơn 2.000 đôi được sản xuất ra mỗi năm.
Người thợ đo vẽ để tạo ra những mẫu giày dép đặc biệt. Giày, dép không số, đủ hình thù
Hơn 20 năm qua, trong căn phòng chừng 100 m2, 7 người đàn ông trung niên vẫn lặng lẽ, miệt mài tạo ra những món quà đặc biệt. Đó là những đôi giày, đôi dép mà với các bệnh nhân phong, nó vừa là vật dụng, vừa là phần bù lại chỗ thịt xương đã bị bệnh tật bào mòn theo thời gian.
Mỗi đôi giày, dép ở đây có kiểu mẫu khá 'kì dị': Có chiếc giày mòn vẹt một bên vì chân người bệnh bị lật; có chiếc đế tròn, nhỏ bằng một nắm tay để nâng đỡ cho bên chân chỉ còn lại mỗi gót chân bé tẹo…
Người thợ tạo đế quai cho đôi dép. Chúng tôi hỏi anh Lê Viết Đức (51 tuổi, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn), một người thợ ở xưởng về cách làm nên những đôi giày, đôi dép 'có một không hai' này. Anh Đức cười hiền đáp: 'Thông thường, mỗi thợ đảm nhận từ khâu đo đạc, thiết kế, gia công đến hoàn thiện. Bệnh nhân bị nhẹ, người thợ mất 1 ngày để hoàn thành 1 đôi. Bệnh nhân bị biến dạng nặng thì phải thực hiện các kỹ thuật cao, có khi mất khoảng 2 ngày mới làm ra 1 đôi giày hoặc 1 đôi dép'.
Giày, dép sau khi làm xong đều được kiểm tra theo mẫu bàn chân từ người bệnh đã xác định trước đó. Tiếp lời anh Đức, anh Phan Đại Nghĩa, một người thợ khác cho biết: 'Chất liệu chính để làm những đôi giày, dép đặc biệt này là da hoặc giả da, phần đế trên sử dụng xốp, đế dưới dùng cao su, còn hình dáng giày thì 'muôn hình muôn vẻ''.
Người thợ tiến hành cắt da, tạo đế quai cho đôi dép. Bệnh nhân tìm đến xưởng giày, dép rất đa dạng, người cụt hẳn hai bàn chân, người mất một bàn chân, lại có những bàn chân đã bị mất hẳn những ngón chân, có bàn chân bị mất gót… Thế nên những chiếc giày, dép làm ra không chiếc nào giống chiếc nào. Người thợ phải phụ thuộc vào hình dạng chân của bệnh nhân, rồi mới đo, vẽ tỉ mỉ để làm được những chiếc giày, dép phù hợp với từng người.
Cho yêu thương sẽ nhận về hạnh phúc
Nếu nhìn mẫu mã thì việc làm nên những đôi giày, đôi dép đặc biệt này không khó, nhưng không phải ai cũng đủ can đảm để đối diện với những biến chứng của người bệnh.
Do vậy, những năm qua, xưởng sản xuất giày, dép cho bệnh nhân phong nơi đây chỉ có duy nhất 7 người thợ gắn bó.
Họ chính là thế hệ thứ 2, lớn lên từ làng phong Quy Hòa nhưng may mắn đều sinh trưởng khỏe mạnh. Họ đến với nghề, yêu nghề và đồng cảm với những khó khăn của người bệnh nên quyết tâm giữ lấy nghề, coi đây như việc nghĩa, trả ơn cho đời khi họ may mắn được lành lặn, khỏe mạnh.
Một đôi dép hoàn thiện cho bệnh nhân phong. Nâng đôi chân cho mảnh đời chắp vá, nối ghép
Một năm, 7 người thợ ở xưởng giày nơi đây thực hiện hai chuyến đi đến các làng phong khác nhau để đo và phát giày, dép cho bệnh nhân. 100% những đôi giày, dép được làm ra đều cấp phát miễn phí cho bệnh nhân phong tại 11 tỉnh, thành ở Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. Như vậy, mỗi năm một bệnh nhân ở khu vực này sẽ được phát miễn phí 2 đôi giày hoặc 2 đôi dép tùy vào mức độ tổn thương của từng người.
Nhiều mẫu bàn chân được thợ đóng giày, dép làm sẵn sau các chuyến đi cơ sở. Hôm chúng tôi đến là lúc anh Nguyễn Văn Quế, 50 tuổi - người có hơn 20 năm gắn bó với nghề vừa hoàn thành chuyến đi tặng và đo giày, dép ở tỉnh Gia Lai trở về.
Nở nụ cười mãn nguyện, anh Quế khoe: 'Tôi vừa trao đến tay các bệnh nhân bị bệnh phong ở Gia Lai về, mệt nhưng vui lắm'.
Một bệnh nhân phong thử đôi dép vừa nhận được từ những người thợ. Anh Quế cho biết, trước kia khi đường sá đi lại còn khó khăn, nhiều người mắc bệnh phong vẫn còn tự ti, mặc cảm nên thường ở những nơi xa, hẻo lánh, việc đến khám bệnh, rồi cấp giày là cả một vấn đề.
Ngày nay, việc đi lại đơn giản hơn nhưng mỗi khi nhìn thấy những đôi chân khuyết tật được mang giày, dép do chính mình làm mà người bệnh cảm thấy dễ chịu, anh vẫn cảm thấy rất nhẹ lòng.
Ông Nguyễn Văn Lan, một bệnh nhân mắc bệnh phong giờ cảm thấy thuận tiện trong việc đi lại nhờ những đôi dép được thợ đóng cho mình. Bị bệnh phong từ lúc 15 tuổi, ông Nguyễn Văn Lan (66 tuổi, quê ở tỉnh Bình Định, hiện điều trị ở Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa) đã phải sống những ngày cực khổ khi liên tục bị mọi người xung quanh chỉ trò, bàn tán vì đôi chân kỳ lạ của mình.
Bây giờ, nhờ có những đôi giày, dép được làm bởi những người thợ, ông tự tin hơn nhiều: 'Giày này mang rất thỏa mái, nếu mang giày, dép bình thường thì khoảng 2 tiếng đồng hồ là phải 'gác chân lên trời' vì chân bị sưng, các khớp đau nhức. Còn giày này có lớp xốp nên mềm, không gây đau, lại có lớp đế là su cứng tránh những vật nhọn giúp bảo vệ mình'.
Những mẫu bàn chân được đúc sẵn thể hiện những di chứng, biến dạng của người mắc bệnh phong ở cấp độ nhẹ. Hiện còn nhiều phận người như ông Lan ở Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa. Sau bao sóng gió, tai ương về nghịch cảnh bệnh tật, họ về đây như 'ga cuối của cuộc đời'. Họ bước đi trên đôi chân được bao bọc bởi những đôi giày, đôi dép làm bằng tình thương và sự đồng cảm.
Với riêng 7 người thợ đóng giày, dép tại xưởng, trong tâm họ luôn cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện khi thấy bệnh phong có thể làm việc, kiếm sống và đi lại thuận tiện trên những đôi giày, dép do chính họ làm ra.
Tình yêu của anh chồng Long An với người ngồi xe lăn, hơn 5 tuổi
Bị cả gia đình phản đối, anh Trí vẫn muốn được ở bên chăm sóc, che chở cho người vợ tật nguyền, hơn mình 5 tuổi.
" alt="Món quà đặc biệt của 7 người thợ dành tặng bệnh nhân phong" /> ...[详细] -
Con gái hỏi một câu khiến Thủy Tiên, Công Vinh bất ngờ
Nghe được cuộc trò chuyện giữa Công Vinh và con gái, Thủy Tiên bật cười, cảm thấy mình trở thành người phụ nữ quyền lực nhất gia đình. Cô viết: “Cảm thấy mình thật quyền lực trong cái nhà này. Haha!”. Dưới bài đăng của Thủy Tiên, nhiều người khen ngợi con gái Thủy Tiên rất biết cách đặt câu hỏi khiến Công Vinh “đứng hình”. Thủy Tiên hài hước đáp: “Gì không biết chứ biết điều lắm á em”.
Cuối tháng 2/2020, Thủy Tiên từng khiến dân mạng cười không ngớt với câu chuyện bé Bánh Gạo tự lên mạng tìm kiếm tên của chính mình: “Chị Gạo đã đi học và đã đọc, viết được chữ... Dòng chữ đầu tiên mà nó Google Search là tự kiếm nó... Ghê thật sự”.
Trước đây, Thủy Tiên từng than trời khi con gái thường xin tiền mẹ rồi lén cho Công Vinh. Bé Bánh Gạo từng hứa sau này lớn lên, đi làm kiếm tiền sẽ đưa hết tiền cho cựu tuyển thủ. Thủy Tiên than thở: “Dấu hiệu nhận biết của việc đẻ thuê. Vòi vĩnh xin mẹ từng đồng tiền dù nó chưa biết tiền lớn hay tiền nhỏ, hở ra là xin rồi cất cho đầy túi “con để dành từ thiện cho người nghèo đó mẹ”. Đêm xuống đi tìm bóp của ba nó rồi lén bỏ vào để cho ba xài vì sợ ba không có tiền xài. Xong rồi thì thầm: Con cho ba tiền để ba xài nha, mai mốt lớn con đi làm có tiền con cho ba hết!
Ôi mẹ ơi, mình mà đụng vào tiền của nó là nó hét toáng lên ý: Mẹ đừng lấy của con, con để dành từ thiện cho người nghèo. Ồ, mẹ giàu, ba nghèo. Ok fine. Xưa mới sinh, người ta bảo đẻ thuê. Giờ mới thấm thật. Có ai đồng cảm với tui hơm? Đau lòng quá!”.
Cô gái đặt câu hỏi kém duyên tại Bạn muốn hẹn hò
Ngoài nhận xét về ngoại hình, tính cách của chàng trai, bạn thân của cô gái còn bất ngờ hỏi mức lương của anh khiến nhiều khán giả không hài lòng.
" alt="Con gái hỏi một câu khiến Thủy Tiên, Công Vinh bất ngờ" /> ...[详细] -
Pha lê - 03/02/2025 16:15 Nhận định bóng đá g ...[详细]
-
Nhà trọ ngập rác sau 6 tháng cho thuê, chủ thiệt hại hơn 200 triệu
Đống rác để lại sau khi người thuê nhà chuyển đi. Một chủ nhà ở Anh đã lên mạng xã hội phàn nàn về việc người thuê nhà làm thiệt hại tới 7.500 bảng (hơn 225 triệu đồng) sau 6 tháng ở trọ.
Chủ nhà có tên Jerry Ciro Ucci đã chia sẻ những bức ảnh chụp lại cảnh bừa bãi, bẩn thỉu mà gia đình thuê nhà để lại: từ đám ruồi còn bám trên tường cho tới những mẩu thịt vụn chất đống ở góc phòng, tã lót và chất thải rơi vãi khắp sàn nhà.
Ở góc khác là một đống tàn thuốc lá. Thậm chí, trên tủ bếp còn có cả phân và nước tiểu. Băng vệ sinh, tã lót đã sử dụng và các loại rác khác vương vãi khắp sàn nhà. Khi nhìn thấy những cảnh tượng ấy, Jerry quyết định chia sẻ nó lên mạng xã hội kèm theo lời giải thích rằng ‘đó là lý do tại sao đôi khi giá thuê nhà lại cao ngất ngưởng’.
Được biết, gia đình này có cả vật nuôi và chúng bị nhốt trong một căn phòng. Nước tiểu của con vật vương vãi khắp sàn nhà, đến mức còn bị rò rỉ xuống căn hộ bên dưới.
‘Phòng nào cũng có phân vật nuôi hoặc phân người bôi bẩn trên bề mặt’ - Jerry chia sẻ.
Anh cho biết muốn chia sẻ những hình ảnh này rộng rãi để cảnh báo cho các chủ nhà khác.
Giá nhà quá đắt, người trẻ Hong Kong thuê nhà chung, chia chỗ ở
Dù mới xuất hiện, mô hình căn hộ co-living đang được giới trẻ Hong Kong (Trung Quốc) đón nhận nhiệt tình.
" alt="Nhà trọ ngập rác sau 6 tháng cho thuê, chủ thiệt hại hơn 200 triệu" /> ...[详细]
Nhận định, soi kèo Cagliari vs Lazio, 2h45 ngày 4/2: 3 điểm bỏ túi
Nàng dâu bất ngờ trước đề nghị 'lạ' của mẹ chồng tương lai
Năm nay, tôi 25 tuổi và đang làm tiếp tân cho một khách sạn lớn trong thành phố. Tôi quen bạn trai được hai năm, anh làm việc cùng chỗ với tôi nhưng ở bộ phận khác. Anh đã đưa tôi về ra mắt gia đình và tính đến chuyện cưới xin.Nhà bạn trai có ba chị em, hai chị gái đã lấy chồng còn anh sống cùng ba mẹ. Ba mẹ anh hơn 60 tuổi cùng là giáo viên về hưu. Mấy lần đến nhà anh chơi, tôi thấy mẹ anh khá dễ tính, không cầu kì trong việc nấu nướng.
Cả tháng nay, khách sạn bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 nên khách ít, chúng tôi phải giảm giờ làm. Vì rảnh rỗi nên anh thường rủ tôi qua nhà chơi rồi ở lại nấu cơm ăn cùng ba mẹ.
Anh bảo tập cho quen, sau này về sống chung khỏi bỡ ngỡ. Dù chưa cưới nhưng tôi cũng xác định sau này sẽ sống chung cùng ba mẹ chồng vì người yêu là con trai một. Mấy lần trước, tôi sang chơi, mẹ anh còn nấu nướng cùng.
Nhưng vừa rồi, khi thấy tôi qua, mẹ anh bảo: “Hai đứa thích ăn cái gì thì tự nấu nhé”. Thế là, chúng tôi tự nấu tự ăn còn ba mẹ anh gọi đồ chay về ăn riêng. Tôi thấy rất ngại nhưng anh giải thích, ba mẹ ăn chay bốn ngày trong tháng. Tính ra hôm đó đúng này mồng Một đầu tháng nên tôi cũng không băn khoăn nhiều.
Nếu chỉ có như thế chắc tôi không suy nghĩ nhiều. Đằng này, chúng tôi chưa cưới hỏi nhưng trong những lần nói chuyện mẹ anh thường đề cập đến chuyện tương lai.
Bà bảo mình sức khoẻ không tốt nên không giữ cháu nổi, nên sau này có con thì hai vợ chồng tự nuôi chứ mẹ không giúp được. Còn cưới xong, vợ chồng muốn ở nhà chồng thì ở mà muốn về nhà ngoại thì tuỳ, không cần phải xin phép.
Tôi rất ngạc nhiên trước đề nghị đó của mẹ chồng tương lai. Khi tôi thắc mắc với người yêu thì anh bảo, mẹ anh nói thật lòng chứ không phải có ý gì sâu xa cả. Mẹ vốn không khoẻ, bị tiền đình, không trông cháu được. Hai chị gái sinh con, bà cũng không giúp được người nào.
Còn chuyện ở chung mẹ sợ bên nhà ít người, con dâu lủi thủi buồn nên không ép ở chung, muốn về nhà ngoại cho vui cũng không sao. Tuy người yêu nói vậy nhưng sao tôi thấy ứng xử của mẹ chồng tương lại rất lạ. Vì thông thường nhà chỉ có một đứa con trai, khi cưới vợ sẽ phải ở chung. Ai đời lại “mở đường” cho tôi khỏi việc làm dâu đồng thời tìm cách “chối bỏ” việc trợ giúp con cháu.
Tôi kể với mấy chị đồng nghiệp, mọi người nói tôi có số sướng mà không biết hưởng. Hiếm bà mẹ chồng nào thoải mái với con dâu đến thế, có người mong ở riêng mà không được. Còn chuyện nuôi cháu thì có thể do bà gặp vấn đề sức khoẻ chứ không phải vô trách nhiệm.
Vả lại con mình sinh ra thì mình nuôi, ông bà không giúp được cũng chẳng có quyền trách móc. Riêng tôi vẫn cứ thấy băn khoăn, không biết đề nghị của mẹ chồng có gì khác thường không. Vì nghe những chị lập gia đình kêu ca mẹ chồng khó tính lắm, bắt bẻ con dâu đủ chuyện.
Có phải mẹ bạn trai thật lòng muốn như thế hay bà không ưa tôi nên mới nói vậy. Mà chuyện này sau khi cưới xin rồi bàn cũng chưa muộn, giờ chúng tôi đang ở giai đoạn tìm hiểu lại đề cập sớm để làm gì. Xin mọi người cho tôi lời khuyên để nhìn nhận sự việc đúng đắn nhất. Bởi vì trong thâm tâm, tôi luôn chuẩn bị tâm lý sống chung và chăm sóc ba mẹ chồng.
Lời trần tình của nam phó phòng sau cuộc 'tình một đêm’
Sau đêm hôm đó, tôi cắt liên lạc với em. Tôi nghĩ đó là giải pháp tốt nhất cho cả hai.
" alt="Nàng dâu bất ngờ trước đề nghị 'lạ' của mẹ chồng tương lai" />
- Nhận định, soi kèo Esteghlal FC vs Al Shorta, 23h00 ngày 3/2: Cửa dưới ‘tạch’
- Quà tặng mẹ dịp 8/3 khiến mẹ bất ngờ hạnh phúc
- Diệt khuẩn, khử trùng với tủ hấp sấy quần áo LG Styler
- Những người hùng trên đường phố Vũ Hán
- Nhận định, soi kèo Al Minaa vs Newroz, 21h00 ngày 4/2: Tin vào chủ nhà
- Những nỗi lo của lập trình viên trước sự phát triển của AI tạo sinh
- 'Núi kho báu' chứa nhiều quặng bạch kim, vàng và kim loại có giá trị cao