Nhận định, soi kèo Girona vs Betis, 2h00 ngày 22/4: Còn nước còn tát


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Saint -
Những lần hợp tác ăn ý của Mỹ Tâm và Mai Tài PhếnMai Tài Phến và Mỹ Tâm lần đầu hợp tác trong MV Đừng hỏi em phát hành năm 2017. MV kể chuyện tình trong trẻo của anh cán bộ (Mai Tài Phến) và cô giáo (Mỹ Tâm) vùng quê nghèo thời chiến với đoạn kết buồn. Đến thăm người yêu, Mỹ Tâm hiểu lầm Mai Tài Phến có người phụ nữ khác. Cô định quay đi thì thấy tên lính Mỹ giương súng định bắn Mai Tài Phến nên liền thấy thân mình chắn viên đạn thay anh.
Xuyên suốt MV, Mai Tài Phến không được đánh giá cao diễn xuất, bị cho là diễn một kiểu mặt. Riêng cảnh cuối cùng khi cô giáo bị bắn chết trước mặt mình, anh diễn khác hẳn. Từng đường nét trên khuôn mặt, cử chỉ của Mai Tài Phến như đông cứng, diễn tả nội tâm phức tạp cực độ trước khi gào lên đau đớn tột cùng. Bài hát da diết, câu chuyện cảm động qua diễn xuất của Mỹ Tâm - Mai Tài Phến đưa Đừng hỏi em trở thành hit của năm.
Sau lần hợp tác đóng MV, Mỹ Tâm tiếp tục mời diễn viên kém 10 tuổi tham gia phim Chị trợ lý của anh (phát hành năm 2019) do chính nữ ca sĩ "Ước gì" biên kịch, đạo diễn và đóng nữ chính. Phim kể câu chuyện giữa cô nàng thông minh, tài giỏi Khả Doanh (Mỹ Tâm) và chàng doanh nhân trẻ tuổi Phúc Nam (Mai Tài Phến).
Để cứu doanh nghiệp sữa của gia đình thoát khỏi sự thâu tóm của một tập đoàn nước ngoài, Khả Doanh tạm rời chức vụ Phó Tổng giám đốc để làm trợ lý cho Phúc Nam - giám đốc một công ty cà phê, cùng nhiệm vụ tìm cho anh một cô bạn gái. Hoàn thành thử thách đầy khó khăn, Khả Doanh cũng vô tình tìm thấy tình yêu đích thực của đời mình.
Mai Tài Phến diễn lại cảnh hôn Mỹ Tâm. Cả 2 lần hợp tác, sản phẩm của Mỹ Tâm với sự có mặt Mai Tài Phến đều mang lại những ấn tượng nhất định cùng thành quả tốt. Dễ thấy, cặp đôi hợp nhau, tương tác rất ăn ý. Mai Tài Phến kém đàn chị đến 10 tuổi nhưng ngoại hình nam tính, tính cách điềm đạm có phần già dặn lại không tạo ra khoảng cách nào.
Liên quan đến bộ phim này, Mỹ Tâm và Mai Tài Phến tiếp tục đồng hành cùng nhau quảng bá cũng như album nhạc phim. Cả hai xử sự với nhau tình cảm, thân thiết trong nhiều sự kiện, thậm chí vô tình diện trang phục cùng phong cách.
Sau đó, Mỹ Tâm liên tục cùng đồng hành với Mai Tài Phến khi lưu diễn một số tỉnh, thành. Đáng lưu ý, Mai Tài Phến đi cùng Mỹ Tâm khi không có vai trò gì tại các đêm nhạc này, dấy lên nghi vấn cả hai có tình cảm quan hệ trên công việc. Dù vậy, Mỹ Tâm và Mai Tài Phến chưa từng thừa nhận yêu nhau. Mỹ Tâm còn xin lỗi bạn diễn vì hành động hồn nhiên khiến anh bị công kích.
Mỹ Tâm vốn được đánh giá là ca sĩ có giọng hát hay và tấm lòng nhân hậu khi thường xuyên làm từ thiện. Nhiều năm hoạt động nghệ thuật, Mỹ Tâm đến giờ vẫn là số ít ca sĩ có lượng fan khủng cùng những bản hit và rất nhiều giải thưởng trong nước cũng như khu vực châu Á.
Còn Mai Tài Phến giữa một thị trường mà nghệ sĩ nam có xu hướng nữ tính hóa với ngoại hình quá bóng bẩy, điệu đà trong showbiz Việt thì vẻ nam tính, chất phác, hiền lành của anh lại là "của hiếm".
Clip: Mai Tài Phến hát hit "Nơi mình dừng chân" của Mỹ Tâm:
Cẩm Loan
Fan thích thú khi Mỹ Tâm cover 'Một đêm say', 'Khoảnh khắc'
Một đêm say - sáng tác của Thịnh Suy được ca sĩ Mỹ Tâm cover khiến người hâm mộ vô cùng thích thú.
"> -
15 năm Cục Báo chí: Từ những băn khoăn đến hoàn thiện phục vụ đất nước, nhân dânNguyên Cục trưởng Cục Báo chí Hoàng Hữu Lượng. Chia sẻ về những ngày tháng đầu mới sáp nhập và thành lập, ông Lượng cho biết, đây là dấu mốc quan trọng, đánh dấu một bước phát triển mới của ngành Thông tin và Truyền thông, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thế giới. Dù ban đầu có một số ý kiến còn “băn khoăn, bỡ ngỡ” nhưng “đến bây giờ mọi người đã thấy việc sáp nhập và thành lập bộ mới – Bộ Thông tin và Truyền thông là cần thiết và hợp lý”, ông khẳng định.
Khi Cục Báo chí được chuyển sang “nhà mới”, với tổ chức mới, cùng với sự phát triển phong phú, đa dạng của báo chí thì một cục không thể làm hết được công việc như thời điểm trước, ông Lượng nhớ lại thời điểm đó Cục chỉ có 29 người với trang thiết bị còn thô sơ, quản lý tất cả loạt hình báo chí nhưng đã phải làm rất nhiều việc. Từ những ngày đầu trụ sở ở phố Ngô Quyền đến phố Hàng Chuối, phố Thi Sách, phố Lý Thường Kiệt và cho đến ngày nay ở số 7 phố Yết Kiêu, Cục Báo chí đã trải qua nhiều thăng trầm cùng báo chí nước nhà.
Năm 2007, khi mới sáp nhập, với yêu cầu thực tiễn, Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định từ Cục Báo chí đang quản lý 4 loại hình (Báo in, Báo điện tử, Báo nói, Báo hình) tách ra thêm một cục mới là Cục Phát thanh-Truyền hình và Thông tin điện tử.
Tiếp tục một thời gian do nhu cầu phát triển từ nhiệm vụ, từ một phòng Thông tin cơ sở thuộc Cục Báo chí trước đây được tách ra thêm thành Cục Thông tin cơ sở.
Trong thời đại đất nước mở cửa và hội nhập quốc tế, mảng thông tin đối ngoại chiếm một vị trí quan trọng, trước yêu cầu nhiệm vụ “đưa thông tin của ta ra với bạn bè quốc tế và đưa thông tin thế giới về Việt Nam đặc biệt khi đó Việt Nam mới gia nhập WTO (11/2007), từ Cục Báo chí tách ra thêm Cục Thông tin đối ngoại. Việc tách thành cục mới còn giúp xây dựng và đối thoại thông tin với nhiều nước trong khối ASEAN khi đó đang cùng cam kết là truyền hình số mặt đất, liên quan đến phát vệ tinh, đường truyền Internet…
Báo chí trong nước và quốc tế tác nghiệp tại SEA Games 31. Ảnh: Phạm Hải “Như vậy, từ năm 2007 khi về Bộ Thông tin và Truyền thông từ Cục Báo chí ban đầu đã hình thành lên 4 Cục giúp ‘san sẻ’ và chuyên sâu công việc, phù hợp với tình hình phát triển của thông tin như hiện nay”, ông Lượng khẳng định.
Từ năm 2007 đến nay là một bước tiến dài giữa Cục Báo chí và Bộ Thông tin và Truyền thông, “khi nội dung và công nghệ đi liền với nhau”.
Quản lý báo chí phải có phương tiện, kỹ thuật
Về việc quản lý báo chí ở thời điểm những năm giữa thập niên 2000 cũng khác rất nhiều so với bây giờ nguyên Cục trưởng Báo chí cho biết, khởi đầu của báo điện tử chỉ là những trang thông tin điện tử thuộc các tờ báo in, dần dần hình thành những cơ quan báo điện tử độc lập, hoàn toàn không làm báo giấy như VietNamNet, VnExpress…và hàng loạt tờ báo điện tử ra đời sau đó.
Ông khẳng định, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta “thông tin rất cởi mở”, hiện nay hiếm ở nước nào mà thông tin đến được với người dân cởi mở như thế.
“Trước đây chủ trương của ta là ‘quản lý đến đâu thì cho mở đến đó’, từ việc cho nối mạng Internet quốc tế, cấp phép trang tin đến cấp phép cho những tờ báo điện tử độc lập thời điểm đó còn nhiều ý kiến khác nhau. Vấn đề thông tin được tạo điều kiện phát triển, Nhà nước yêu cầu một cách quản lý mới đó là ‘phát triển đến đâu thì quản lý đến đó’”, ông Lượng nói về quản lý báo chí khi hàng loạt các tờ báo điện từ ra đời.
Chủ trương quản phải theo kịp sự phát triển đã tạo điều kiện giúp cơ quan quản lý “cởi mở” về mặt thông tin, phục vụ tốt cho nhu cầu người dân và phát triển kinh tế đất nước.
Ông dẫn chứng thêm: “Hay như truyền hình, trước đây chỉ có truyền hình trong nước đến sau này ta cho rất nhiều kênh truyền hình nước ngoài phát tại Việt Nam, với hàng trăm kênh từ thời sự chính trị đến văn hóa, giải trí…Khi đó cũng mới chỉ có truyền hình analog, người dân muốn xem tivi cũng rất vất vả phải điều chỉnh cột thu sóng nhưng đến nay thì truyền hình số mặt đất, truyền hình Internet, truyền hình qua vệ tinh… đã thay đổi rất nhiều”.
Trong lĩnh vực thông tin điện tử, trước đây chỉ có trang tin của các báo rồi đến báo điện tử độc lập thì bây giờ có rất nhiều trang tin của các tổ chức, cá nhân họ cũng làm tin tức hàng ngày.
“Như vậy không chỉ các cơ quan, tổ chức làm thông tin điện tử nữa mà toàn dân đã tham gia ta hay gọi là báo chí công dân, cho nên theo nguyên Cục trưởng Cục Báo chí “quản lý thế nào, nâng cao trình độ dân trí thế nào để người dân có thể lựa chọn thông tin tốt nhất, hữu ích nhất là trách nhiệm của Bộ Thông tin và truyền thông”.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham quan gian trưng bày của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Hội Báo toàn quốc năm 2022. Từ những thực tiễn và phân tích, ông Lượng cho rằng đã đến lúc phải nghĩ đến một bộ luật về Thông tin, trong đó Báo chí chỉ là một phần.
Nếu như trước kia thông tin được hiểu như là báo chí (lực lượng chủ yếu đưa tin tức đến với người dân) nhưng ngày nay không chỉ báo chí mà cả mạng xã hội, các kênh tin tức khác.
Quản lý báo chí thời điểm nào cũng có “cái khó và cái dễ”, so với ngày nay, trước đây số lượng cơ quan báo chí ít hơn, chủ yếu chủ quản thuộc khối cơ quan Đảng, Nhà nước. Ngày nay vẫn hệ thống báo chí đó làm nòng cốt nhưng bên cạnh đó còn có các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức nghề nghiệp đề có báo, tạp chí.
Chính vì sự phát triển nhanh của mạng xã hội và các kênh thông tin nên hiện nay đã xuất hiện nhiều loại thông tin giống báo chí nhưng không phải báo chí. Ông Lượng phân tích, cả nước có hơn 20.000 nhà báo nhưng với smartphone thì toàn dân có thể tham gia vào hoạt động thông tin giống như báo chí. “Họ không phải cơ quan báo chí, họ đưa tin với tư cách cá nhân nên độ chính xác không cao. Đây như một kênh gợi ý cho báo chí để xác minh, chứng thực. Vì thế báo chí vẫn có vai trò dẫn dắt, định hướng thông tin trong xã hội”, ông đánh giá.
Với kinh nghiêm của người từng có 17 năm trong quản lý báo chí, nguyên Cục trưởng cho rằng, với các cơ quan báo chí và những người làm báo phải tuyệt đối tuân theo tôn chỉ, mục đích thì mới thành “tờ báo chuyên sâu” có ích cho người dân, xã hội. Thứ hai báo chí cần phản ánh đời sống xã hội khách quan, hiện nay có thể do “chạy theo mạng xã hội, chạy theo view” một số cơ quan báo chí đã quá sa đà vào những vụ việc tiêu cực dẫn đến việc người dân chỉ thấy cuộc sống toàn “những điều bi quan”, nhưng thực tế không phải như vậy.
“Cho nên phải cân bằng, báo chí tiếp tục đẩy mạnh cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, trung thực, minh bạch, phản ánh, tìm ra những khó khăn, vướng mắc, giải pháp cho những vấn đề thực tiễn. Phát hiện, biểu dương những nhân tố mới, người tốt, việc tốt, "lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực" để nhân dân có niềm tin vào các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước”, ông bày tỏ.
Còn đối với các cơ quan quản lý báo chí, nguyên Cục trưởng nhấn mạnh đã “quá vất vả” trong quản lý thông tin báo chí. “Tôi cho rằng phải làm rành mạch từng đơn vị phụ trách, quản lý, thực hiện nhiệm vụ gì. Rõ ràng quản lý không phải chỉ cần con người mà còn phải có phương tiện, kỹ thuật. Nếu không có phương tiện, công cụ chuyên nghiệp thì không quản lý, khó khăn hơn nhiều, nhất là trong thời đại 4.0”, ông Lượng nhấn mạnh.
Phẩm chất cách mạng là điểm riêng biệt của báo chí Việt Nam
Lớn hơn ý nghĩa thông tin thuần tuý, những tác phẩm của báo chí Việt Nam được làm ra luôn vì lý tưởng phụng sự Tổ quốc, phụng vụ nhân dân."> -
Nhiều hôm làm việc đến kiệt sức NSND Hồng Vân: Vợ chồng tôi nhắn tin cho nhau cả ngày- Dịch tái bùng phát, cuộc sống của chị vẫn ổn chứ?
Chắc Tổ thương nên tôi vẫn làm việc ào ào, không có thời giờ nghỉ ngơi. Đợt giãn cách xã hội đầu tiên, tôi bỏ hết việc đi lánh dịch. Thời gian gần đây, chúng tôi thấy tình hình không đến nỗi căng thẳng nên vẫn làm việc bình thường. Tôi đi quay suốt, không trống lịch hôm nào. Sân khấu đóng cửa, tôi vẫn đi quay gameshow, web drama, phim điện ảnh...
Tuổi này, tôi xác định nhận công việc với 2 mục đích rõ ràng: làm vì tiền hoặc làm vì tâm. Tôi nhận nhiều công việc cát-sê rất cao nhưng cũng sẵn sàng nhận các việc không được trả đồng nào nếu nó có ý nghĩa như chuốt bài, tổ chức các buổi thi cho học viên. Bạn hỏi làm việc vì cái tâm có sướng không? Xin thưa rằng rất cực! Khi chuốt bài, tôi không thấy mệt nhưng nhiều hôm về tới nhà tôi nhận ra mình hoàn toàn kiệt sức. Tôi nhận các công việc cát-sê cao một phần để lấy tiền đó nuôi ngược lại các việc làm vì tâm. Khi xác định rõ như vậy, tôi làm gì cũng dễ dàng.
NSND Hồng Vân - Thật không dám tin năm nay chị đã đóng cửa sân khấu 3 lần!
Cách đây 2 năm, tôi từng muốn buông sân khấu này (Sân khấu kịch Phú Nhuận TP.HCM - PV) vì quá mệt mỏi. Năm nay dịch bệnh như thế, thử hỏi làm sao không nản? Vậy mà chính tôi là người được các học trò vực dậy. Mỗi lần nhìn các bạn trẻ, tôi lại tự trấn an: Không được! Mình phải giữ sân khấu. Ngày xưa, nghệ sĩ thế hệ chúng tôi học chuyên nghiệp 3 năm diễn viên và 2 năm đạo diễn. Các em chỉ có một năm nếu không vừa học vừa hành không phát triển nổi. Thế là, tôi tìm mọi cách để tồn tại.
Hiện tại, doanh thu mỗi đêm diễn có thể chi trả tiền thuê rạp, diễn viên đêm đó dù hàng tháng vẫn lỗ tiền lương nhân viên hai sân khấu khoảng 60-70 triệu đồng. Thời còn làm rạp Superbowl (TP.HCM), tôi thuê khoán nên tháng nào diễn ít hay nhiều đều phải trả đúng mức tiền thuê mặt bằng trên hợp đồng.
Đến bây giờ, tôi thấy nhẹ gánh áp lực hơn. Sân khấu Phú Nhuận thuê ngày nào đóng tiền ngày đó, những ngày đóng cửa mùa dịch không phải trả tiền. Với Sân khấu Chợ Lớn, tôi được đơn vị cho thuê áp dụng mức phí cực kỳ ưu đãi. Đầu tháng 8 vừa qua, chúng tôi đóng cửa sân khấu và đơn vị cho thuê không hề thu tiền. Đợt giãn cách xã hội tháng 4, họ cũng chủ động giảm 50% phí thuê. Vì vậy tôi hiện chỉ còn lỗ tiền lương nhân viên. Chúng tôi chủ trương anh em có nghỉ dịch vẫn phải có lương.
Minh Dũng, Ốc Thanh Vân, Xuân Nghị (ảnh)... và nhiều diễn viên thành danh từ 2 rạp kịch của Hồng Vân. Lê Tuấn Anh đưa hết tiền cho vợ, chỉ giữ một ít tiêu xài
- Ông xã Lê Tuấn Anh giải nghệ hơn 20 năm, vì sao vẫn đồng hành sát sao trong từng chặng đường sự nghiệp của chị?
Trong công ty, anh là Chủ tịch Hội đồng quản trị - người định hướng mọi hoạt động cho tôi. 20 năm trước, khi đặt Sân khấu kịch Phú Nhuận tại đây, chính anh định hướng nơi này sẽ là rạp kịch Bắc ở miền Nam hay việc đi tiên phong dòng kịch kinh dị cũng là ý tưởng của anh.
Khi tôi cần sản phẩm giới thiệu kênh Youtube chính thức, anh lại bày tôi làm web drama đầu tay: Mẹ đừng làm cái gì xa hoa, cao sang. Mẹ hãy chọn đề tài về giới lao động, làm cái gì bình dân nhất, đời nhất và thế là"Đại Kê chạy đi"ra đời. Anh định hướng, tôi triển khai mấy chục năm qua. Đến bây giờ, có những chuyện rất nhỏ, tôi vẫn tham khảo qua ý kiến ông xã.
Anh là người đọc nhiều hiểu rộng, sách từng đọc không đếm xuể. Bí Ngô (Lê Ngô Bảo Châu, con gái Hồng Vân và Lê Tuấn Anh – PV) thường nói: Ba là kho tàng lịch sử sống. Tôi thử hỏi vài triều đại, giai đoạn lịch sử bất kỳ, anh đều trả lời ngay. Ở lĩnh vực địa lý cũng vậy, bé Bí đi học không cần tra cứu nhiều, chỉ cần hỏi ba. Thời nhận đóng Phượng Khấu, tôi lên mạng tra thông tin bà Phương Nhậm toàn ra mấy bà Lệnh phi nào ở bên Tàu. Tôi bèn hỏi chồng thì anh vừa kể chuyện, vừa đưa sách cho tôi tự nghiên cứu thêm. Thành quả của tôi hôm nay chắc phải có 40% công sức của chồng.
- Anh kinh doanh giỏi, hỗ trợ chị làm sân khấu nhiều chứ?
Tôi xin hoài ấy chứ! (cười)Hàng tháng anh chỉ giữ một ít tiền xài, còn lại đưa hết cho tôi giữ. Khi cần tiền, tôi sẽ xin anh, ví dụ như: Ba ơi, mẹ đang cần làm sân khấu nhưng bị kẹt. Mẹ lấy một ít ra làm tiếp nha. Anh tin tưởng tuyệt đối vào vợ cũng như việc chi tiêu, quản lý ngân sách của tôi. Anh đưa tiền nhưng không bao giờ hỏi tôi trong két còn bao nhiêu. Dù vậy tôi là vợ, làm gì đều phải hỏi qua chồng một tiếng. Xài tiền của chồng, chúng ta phải lịch lãm chút xíu chứ sao thô lỗ được! Lần nào hỏi, anh cũng kêu lên: Mẹ cứ lấy xài đi, tùy mẹ chứ.
Chúng tôi là một phần cuộc đời của nhau
- 33 năm quen nhau, trong chị, là gì?
Tôi không biết mô tả sao cho đúng nhưng chúng tôi không giống như vợ chồng nữa mà là một phần cuộc đời của nhau. Chúng tôi ở bên nhau quá lâu để cân đo đong đếm thời gian nữa.
Mỗi sáng, chúng tôi mở mắt ra phải nhìn thấy nhau. Tôi nhìn anh và thầm nghĩ: Đây là người mình phải nhìn thấy đầu tiên, không thấy không được. Sáng nào mở mắt ra mà không thấy anh là tôi khó chịu và anh cũng vậy! Tôi đi làm suốt nhưng không bao giờ cảm thấy xa cách chồng. Anh nhắn cho tôi cả ngày, hỏi tôi đi đâu, làm gì. Hôm nào anh nhức đầu, tôi cứ rảnh việc là nhắn tin hỏi tình hình của anh. Tóm lại chúng tôi không thể sống thiếu người còn lại được.
Hồng Vân và Lê Tuấn Anh từng 10 năm "lỡ hẹn" để có nhau trọn vẹn. - Hồng Vân ra xã hội làm tướng, "thét ra lửa" sau cánh gà ai cũng sợ về nhà làm vợ làm mẹ không biết thế nào?
Ở nhà tôi hoàn toàn là osin đầu tắt mặt tối. Mỗi sáng bước ra khỏi nhà, tôi phải chu toàn việc ba mẹ ăn gì; Bí Ngô tan học mấy giờ, ăn gì; ông xã ngủ dậy có bị nhức đầu không; người giúp việc nấu gì cho bữa sáng, nấu nước mát cho anh uống chưa…
Đi làm về nhà, tôi vẫn giữ thói quen chào ba mẹ. Hôm nào về trễ, tôi sẽ nhắn tin để không phiền ba mẹ ngủ. Với chồng cũng vậy, tôi luôn đợi anh về mới đi ngủ, hôm nào quá đuối mới nhắn xin phép anh ngủ trước. Mỗi tối, chúng tôi thường xem bộ phim trước khi ngủ. Nếu anh mệt, tôi cạo gió cho anh. Tuổi này, ai mà không có bệnh tuổi già! Vợ chồng tôi đều bị máu nhiễm mỡ. Anh huyết áp cao, tôi huyết áp thấp.
Tôi tự mình quán xuyến nhà cửa, sắp xếp phòng ốc và nếu có thời gian sẽ xuống bếp nấu nướng. Ngày nghỉ, tôi mang lũ chó, mèo và khỉ đi tắm cho chúng. Người vợ, người mẹ phải tự mình bao quát nhà cửa, nắm chế độ ăn uống của các thành viên trong gia đình. Người giúp việc không chu đáo như mình được. Tôi thường xuyên phải kiểm tra tủ lạnh, vứt bớt đồ hư, đồ cũ đi, nếu không chúng cứ nằm ở đấy hoài thôi. Phận osin là vậy đó bạn ạ!
Gia Bảo
NSND Hồng Vân từng khóc cả tuần vì bị đạo diễn mắng
Diễn tập không đạt vai Thị Bình trong vở kịch Lôi vũ, NSND Hồng Vân từng bị đạo diễn Hoa Hạ mắng nặng lời đến bật khóc năm 22 tuổi.
">