您现在的位置是:Công nghệ >>正文
Bộ tứ ô tô máy xăng 2022 đáng xem tại Los Angeles Auto Show 2021
Công nghệ81人已围观
简介Sau 1 năm tạm hoãn vì dịch Covid-19,ộtứôtômáyxăngđángxemtạkết quả trận triển lãm Los Angeles Auto Sh...
Sau 1 năm tạm hoãn vì dịch Covid-19,ộtứôtômáyxăngđángxemtạkết quả trận triển lãm Los Angeles Auto Show 2021 đã trở lại với sàn diễn của hơn 30 thương hiệu sản xuất ô tô đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó ghi nhận sự tham gia đáng kể của các mẫu ô tô điện.
Bên cạnh yếu tố mới lạ, áp đảo của ô tô điện, triển lãm cũng không thể thiếu những mẫu xe truyền thống chạy xăng. Do diễn ra vào cuối năm nên đây cũng là dịp để hãng xe và người tiêu dùng có điểm chung gặp gỡ và lựa chọn cho sản phẩm “hot” nhất sau hơn 1 năm nhiều kế hoạch ra mắt bị trì hoãn. Triển lãm sẽ diễn ra từ 19 đến 28/11.
Dưới đây là những mẫu ô tô máy xăng “hot” nhất được chờ đợi ra mắt đầu năm 2022, đã sẵn sàng lên kệ tại Los Angeles Auto Show 2021.
Lexus LX 600 thay thế Lexus LX 570
Tại gian hàng của Lexus, mẫu SUV cỡ lớn thay thế LX 570 là LX 600 nhận được sự quan tâm rất lớn khi hãng xe Nhật quyết định làm mới hoàn toàn LX 570 vốn đã quen thuộc từ năm 2007.
So với Lexus LX 570, mẫu LX 600 vẫn giữ kiểu dáng vuông vức truyền thống nhưng thêm nhiều chi tiết được làm mềm đi và có lưới tản nhiệt mới với hình trục chính kiểu bảy thanh nổi với các phần rỗng ở giữa, cùng đèn pha mỏng hơn. Mâm hợp kim có nhiều tùy chọn từ 18, 20 hoặc 22 inch.
Lexus LX 600 mang phong thái SUV hạng sang cỡ lớn của hãng xe Nhật Bản. |
Bên trong, Lexus LX 600 được thiết kế hiện đại với giao diện khá giống mẫu NX đã ra mắt, cùng các chi tiết da cao cấp, trang trí gỗ và các điểm nhấn bằng kim loại. Xe sở hữu một cụm công cụ kỹ thuật số và hệ thống âm thanh cao cấp Mark Levinson 25 loa có sẵn, hệ thống thông tin giải trí có trợ lý giọng nói.
Động cơ Lexus LX 600 là loại 3,5 lít tăng áp kép V6 mới thay thế V8 5,7 lít, sản sinh công suất 409 mã lực và mô-men xoắn 649 Nm, tăng 26 mã lực và mô-men xoắn 103 Nm, kết hợp hộp số tự động 10 cấp thay cho 8 cấp trước đây. Bên cạnh hệ thống treo thích ứng, chiếc SUV này còn có một hệ thống Kiểm soát độ cao chủ động được cải tiến với các cài đặt Low, Normal, Hi1 và Hi2.
Mazda CX-50 lần đầu ra mắt
Tại Los Angeles Auto Show 2021, Mazda sẽ ra mắt mẫu SUV hoàn toàn mới mang tên CX-50. Trước khi triển lãm khai mạc, hãng xe Nhật đã giới thiệu trực tuyến mẫu xe này, nhưng các thông số kỹ thuật chưa được công khai
CX-50 là một trong 5 mẫu SUV hoàn toàn mới của Mazda, hãng xe Nhật Bản đã giới thiệu trực tuyến mẫu xe này cách đây vài ngày, và Los Angles Auto Show là địa điểm được nhiều Đáng chú ý, ngoại hình Mazda CX-50 tập trung vào khả năng di chuyển đường khó nên ngoài thiết kế gầm cao, hình ảnh chiếc xe cũng nam tính hơn CX-5 với mặt trước lớn, thân xe nhiều đường gân.
Mazda CX-50 gây ấn tượng với ngoại hình cứng cáp |
Tương tự CX-5, mẫu CX-50 dùng động cơ 2,5 lít, 4 xi-lanh, hút khí tự nhiên hoặc với sự hỗ trợ của bộ tăng áp. Bản động cơ 2,5 lít Skyactiv-G hút khí tự nhiên cho công suất 187 mã lực và mô-men xoắn 252 Nm. Bản turbo có công suất 250 mã lực và mô-men xoắn 434 Nm. Công nghệ i-Activ dẫn động 4 bánh và hệ thống lái thông minh là tiêu chuẩn trên CX-50, và sẽ hoạt động tùy tình huống tải trọng của xe nhằm kiểm soát gia tốc.
Land Rover Range Rover thế hệ mới
Ngay sau khi sự kiện Land Rover Range Rover thế hệ thứ 5 ra mắt toàn cầu kết thúc rạng sáng ngày 27/10, mẫu xe SUV hạng sang của hãng xe Anh quốc đã lên đường tới Los Angeles Auto Show 2021.
Ở thế hệ mới, Range Rover 2022 vẫn giữ những đường nét đặc trưng trước đây, nhưng đã thay diện mạo mới tập trung ở đuôi xe, mui xe thấp dần về sau, kính chắn gió thiết kế phẳng và phần đuôi kiểu du thuyền. Bên trong xe áp dụng các công nghệ mới như điều khiển bằng giọng nói trực quan với trợ lý ảo Amazon Alexa, điều hòa lọc không khí, màn hình trước mặt và trung tâm cỡ lớn, nội thất thân thiện môi trường.
Land Rover Range Rover thế hệ thứ 5 |
Range Rover phiên bản P360 và P400 trang bị động cơ xăng tăng áp I6 3.0L cùng mô-tơ điện (mild-hybrid), bản mạnh nhất là P530 với động cơ V8 4.4L tăng áp kép, cho công suất tối đa 522 mã lực và mô-men xoắn cực đại 750 Nm, cùng hộp số tự động 8 cấp và hệ dẫn động AWD.
Range Rover 2022 sẽ được bán ra với 4 phiên bản gồm SWB P360 Autobiography, SWB P400 First Edition, LWB P360 Autobiography và LWB P530 Autobiography. Nếu muốn cá nhân hóa, chủ xe sẽ phải chi thêm số tiền không nhỏ tùy trang bị đề xuất thêm.
So với thế hệ cũ đang bán ở Việt Nam có giá từ 7,985 tỷ đồng, Range Rover 2022 dự kiến về Việt Nam đầu năm sau có giá cao hơn gần 3 tỷ đồng.
Porsche Cayman GT4 RS Clubsport – xe đua đường phố mới
Được tiết lộ cùng với chiếc xe đua đường trường Porsche Cayman GT4 RS 2022 tại Los Angeles Auto Show, mẫu xe Cayman GT4 RS Clubsport sẽ tạo nên một cặp đôi xe đua đáng mơ ước cho mọi tay lái yêu thích thương hiệu Porsche.
Riêng với GT4 RS Clubsport, chiếc xe sẽ đáp ứng mọi nhu cầu sức mạnh mà không cần bất kỳ sửa đổi nào. Cũng giống như dòng xe đường trường, động cơ của Porsche Cayman GT4 RS Clubsport được cải tiến đáng kể. Porsche cho biết họ đã lấy sức mạnh của chiếc xe 911 GT3 Cup và chỉ cần đưa nó vào GT4, giúp mang lại công suất 500 mã lực và mô-men xoắn 465 Nm từ động cơ 6 xi-lanh 4,0 lít hút khí tự nhiên.
Porsche Cayman GT4 RS Clubsport |
Người mua Porsche Cayman GT4 RS Clubsport có thể chọn giữa hai hệ thống xả, giữa một kiểu xả êm và kiểu còn lại ồn ã như truyền thống. Mẫu xe đua này sẽ sử dụng hộp số PDK 7 tốc độ với tỷ số truyền ngắn hơn so với phiên bản 6 tốc độ trước đó.
Khả năng xử lý trên Clubsport sắp ra mắt cũng được cải thiện thông qua công nghệ van điều tiết mới của Porsche, mang lại khả năng kiểm soát thân xe tốt hơn trước. Xe cũng có các thanh chống lật mới và khả năng điều chỉnh. Người lái có thể sửa đổi chiều cao gầm, tỷ lệ góc camber, hệ thống treo lò xo ở cả phía trước và phía sau. Hệ thống kiểm soát độ ổn định cũng được cập nhật.
Về nội thất, chiếc xe mang đâm đặc không khi đường đua với một bộ khung chống lật, ghế đua Recaro có thể điều chỉnh, dây bảo hiểm 6 điểm, hệ thống bình chữa cháy chuyên dụng...
Giá bán một chiếc GT4 RS Clubsport mới sẽ từ 229.000 USD ở Bắc Mỹ.
Đình Quý(theo AutoBlog)
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Những mẫu xe điện nổi bật từng ra mắt tại Los Angeles Auto Show
Có không ít mẫu xe điện từng rất thành công sau khi ra mắt tại Los Angeles Auto Show, tiêu biểu như Audi e-tron Sportback, Ford Mustang Mach-E hay Hyundai Ioniq.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Al Wasl vs Ittihad Kalba, 22h59 ngày 30/1: Bản lĩnh lên tiếng
Công nghệPha lê - 30/01/2025 08:53 Nhận định bóng đá g ...
阅读更多Tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ”
Công nghệTọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ” nhằm tìm giải pháp thúc đẩy thị trường khoa học công nghệ Việt Nam. Với chủ đề “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ”, tọa đàm có sự tham dự của ông Trần An, đại diện Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN, Bộ KH&CN; PGS.TS Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội; ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam và đại diện một số doanh nghiệp.
Chia sẻ về lý do tổ chức tọa đàm, ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng biên tập báo VietNamNet cho biết: KHCN có vai trò rất quan trọng tạo sự bứt phá cho xã hội. Vì thế, các nước tiên tiến đều tập trung đầu tư cho KHCN để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển bền vững. Ở Việt Nam, KHCN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo những bước nhảy vọt cho sự phát triển. Vai trò này cũng được Đảng và Nhà nước khẳng định từ nhiều năm trước bằng nhiều nghị quyết, văn bản. Bên cạnh đó, việc đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng biên tập Báo VietNamNet Trong những năm qua có một thực tế rằng mỗi liên hệ giữa hoạt động nghiên cứu và thị trường, giữa nhà khoa học với doanh nghiệp chưa thực sự mạnh mẽ. Thực tế này khiến cả nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nước và người dân đều thiệt thòi, tiềm năng sẵn có không được phát huy. Nhiều sáng chế, giải pháp được nghiên cứu, nhưng gặp khó khăn về thương mại hóa.
Trước vấn đề này, Chính phủ đã nổ lực thúc đẩy kết nối giữa ba nhà gồm viện, trường - doanh nghiệp - nhà nước. Từ đó cải thiện chất lượng thị trường giao dịch, mối quan hệ cung cầu công nghệ, chuyển giao sản phẩm công nghệ mới được phát triển. Để hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, Bộ KH&CN đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ nghiên cứu KHCN. Bộ cũng thúc đẩy chuỗi phát triển thị trường KHCN phải bao gồm nghiên cứu - trung gian và chuyển giao. Trong đó, chương trình 2075 được coi là yếu tố trung gian hỗ trợ thương mại hóa các nghiên cứu trong nhà trường và của nhà khoa học.
Thời gian qua, dù thị trường KHCN đã được định hình và phát triển, nhưng nguồn cung về các giải pháp, thiết bị dịch vụ công nghệ còn hạn chế. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị giao dịch công nghệ chung toàn nền kinh tế là 20,9%. Trong đó, mức độ đóng góp những nghiên cứu từ viện, trường vào công nghệ chủ lực còn thấp. Nguồn cung thị trường KHCN chưa cao do những công trình nghiên cứu tại các trường được trải qua nhiều bước sàng lọc trước khi xem xét tới khả năng thương mại. Bởi có một số nghiên cứu dù có kết quả nghiệm thu tốt nhưng chưa sẵn sàng chuyển giao và có đủ điều kiện, yếu tố thị trường để doanh nghiệp, thị trường đón nhận.
Theo kết quả khảo sát đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp thuộc dự án FIRST-NASATI thực hiện mới đây, có tới gần 85% doanh nghiệp tự tiến hành hoạt động nghiên cứu phát triển để có được các sản phẩm mới, chỉ có gần 14% doanh nghiệp đã phối hợp với đơn vị bên ngoài triển khai nghiên cứu đổi mới sản phẩm.
"Trên tinh thần đó, báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ” với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu và doanh nghiệp để giải đáp thông tin chính sách của Nhà nước về thị trường KHCN; những thành tựu, kinh nghiệm mà doanh nghiệp và cơ quan nghiên cứu đã đạt được trong quá trình phát triển thị trường KHCN. Đây cũng là một trong những động lực và là đích đến của KHCN nước nhà, thương mại hóa và đưa các sản phẩm ra đời sống, phục vụ phát triển đất nước, phục vụ đời sống nhân dân, cũng là tự phát triển bản thân và khẳng định mình”, Phó Tổng Biên tập Võ Đăng Thiên cho biết.
Thưa ông, Bộ KHCN đã đưa ra chương trình 2075 được coi là yếu tố trung gian hỗ trợ thương mại hóa các nghiên cứu trong nhà trường và của nhà khoa học. Vậy chương trình này hoạt động đã đem lại kết quả ra sao thưa ông?
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Chương trình phát triển thị trường KH và CN đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 8-11-2013 và bắt đầu triển khai từ năm 2015, Chương trình đã đạt được một số kết quả như sau:
Tổ chức trung gian có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường khoa học và công nghệ vì vậy thông qua Dự án “Xây dựng hệ thống liên kết các sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực tuyến vùng duyên hải Bắc Bộ nhằm thúc đẩy thị trường công nghệ tại Việt Nam” đã góp phần kết nối 05 sàn giao dịch công nghệ của 05 tỉnh/thành Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình ứng dụng CNTT trong việc kết nối mua bán công nghệ, đẩy mạnh quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ.
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN (Bộ KHCN) Đối với tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, đã có hơn 25 sản phẩm được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt từ dự án thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ của Chương trình, đã góp phần nhằm làm tăng số lượng sản phẩm công nghệ được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và tạo động lực gia tăng giá trị giao dịch mua bán tài sản trí tuệ bao gồm (giải pháp, quy trình, bí quyết công nghệ).
Hàng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức các sự kiện về xúc tiến chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ; phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Chợ chợ công nghệ và thiết bị; Trình trình diễn kết nối cung - cầu công nghệ; ngày hội khởi nghiệp công nghệ và các sự kiện về đổi mới sáng tạo; triển lãm sáng chế, triển lãm sản phẩm khoa học và công nghệ tiềm năng thương mại hóa ở trong nước và nước ngoài. Các sự kiện này tổ chức hàng năm quy mô vùng, quốc gia và quốc tế đã thúc đẩy hoạt động giao dịch công nghệ và thiết bị, tạo được hiệu ứng tích cực đối với thị trường KH&CN.
Có một thực trạng là việc liên kết giữa nghiên cứu và thị trường, giữa nhà khoa học và doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Vậy chúng ta đã có những giải pháp gì để giải quyết bài toán này?
Ông Trần An: Việc thúc đẩy liên kết và chuyển giao công nghệ giữa viện, trường với doanh nghiệp vẫn là một bài toán khó. Chỉ 5,7% doanh nghiệp được hỏi cho biết tìm đến viện, trường khi có nhu cầu ứng dụng đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy cần tập trung hoàn thiện thể chế chính sách để phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong bối cảnh mới; phát triển các tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển hạ tầng quốc gia của thị trường khoa học và công nghệ; thúc đẩy phát triển nhu cầu về hàng hóa khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ, tiếp thu, làm chủ và áp dụng công nghệ tại các doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển nguồn cung hàng hóa khoa học và công nghệ trên thị trường khoa học và công nghệ; tăng cường các hoạt động xúc tiến thị trường khoa học và công nghệ; đẩy mạnh việc xã hội hóa các sự kiện thúc đẩy kết nối cung - cầu công nghệ với sự tham gia của khu vực tư nhân…
Tôi muốn đặt câu hỏi cho ông Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Bách Khoa HN). Theo đánh giá của ông thì các mô hình mà nhà nước hỗ trợ cho việc nghiên cứu KHCN và thương mại nó ra sao?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Để hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu trở nên hiệu quả thì có mấy vấn đề. Một là: ta phải có kết quả nghiên cứu tốt, có thể giải quyết được bài toán thị trường. Hai là đôi khi chúng ta nghĩ mọi nghiên cứu phải đi đến thị trường ngay song thực ra nghiên cứu có nhiều sứ mệnh. Nếu nghiên cứu cơ bản, nó để phát triển tri thức, các nhà khoa học luôn phải làm để đóng góp cho kho tàng tri thức nhân loại, ngoài ra các nhà khoa học còn có thêm nhiệm vụ đào tạo. Nghiên cứu cơ bản đóng góp rất tốt cho tri thức và đào tạo, nếu đi tới thị trường cần quá trình dài.
Về nghiên cứu ứng dụng, phải định hướng thị trường. Chúng ta mong muốn từ một đề tài ra thẳng thị trường, các nước cũng không làm được điều đó.
Do đó, đầu tiên, chúng ta phải xác định rõ vai trò và sứ mệnh của nghiên cứu khoa học. Thứ hai, chất lượng chúng ta không thể nào chuyển giao và doanh nghiệp không tìm đến nếu chất lượng không đáp ứng được.
Khi có quản lý tốt rồi mới nghĩ tới sự hỗ trợ của bước đi ra thị trường. Nhà nước nên đầu tư mạnh hơn nữa cho nghiên cứu vì bao giờ cũng thế, lượng đổi chất sẽ đổi đặc biệt trong bối cảnh chất lượng còn tương đối thấp. Tuy nhiên, hiện tại, làn sóng các bạn trẻ trở về nước, cung cấp đủ kinh phí họ làm nghiên cứu để từ đó ra sản phẩm… Cần trợ lực hơn nữa để có thể bùng nổ.
Ông Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Bách Khoa HN) Chương trình sẽ tốt hơn nếu doanh nghiệp đặt hàng cho các nhà khoa học. Vấn đề đến từ hai phía nhưng chúng ta có vẻ đang tập trung vào phía đưa nghiên cứu từ ngăn tủ ra thị trường. Vấn đề ngược lại là từ doanh nghiệp đến nhà khoa học, tôi kỳ hơn vào chiều này.
Các chương trình hỗ trợ chỉ có thể đến điểm bùng nổ nếu kết quả đủ tốt. Hai bên không có gì để gặp nhau, nếu ép gặp cũng khó. Nếu sản phẩm đủ tốt, thị trường có nhiều quỹ, doanh nghiệp, tập đoàn, cá nhân sẵn sàng bỏ tiền vào làm.
Thưa ông, tại Viện Công nghệ thông tin và truyền thông của ông có gặp phải khó khăn nào khi nghiên cứu và thương mại hóa các sản phâm công nghệ?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Chúng tôi có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường nhưng quy mô còn hạn chế. 3 năm gần đây, tình hình khởi sắc hơn nhiều vì đầu tư của nhà nước gửi anh em đi học nước ngoài, nhiều người trở về.
Trình độ phát triển cũng có sự thay đổi về bản chất, chúng ta dần nhận ra câu chuyện nền công nghiệp chỉ dựa vào gia công không còn nhiều dư địa phát triển, do đó phải đầu tư nghiên cứu khoa học. Khi đầu tư chắc chắn sẽ có thành quả. Khi có kết quả tốt, lại có câu chuyện các bạn tự tìm tòi đưa sản phẩm đến thị trường.
Chúng tôi chưa có dự án nào dựa vào hệ thống hỗ trợ của nhà nước mà đa phần các bạn tự triển khai. Ví dụ, các bạn đi thi các giải thưởng như Nhân tài Đất Việt, sau đó các bạn đi gặp quỹ đầu tư hoặc quỹ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lập nhóm để startup hoặc spinoff. Tôi thấy có 4, 5 nhóm như vậy và họ có sản phẩm độc đáo.
Cái hay là để một doanh nghiệp đầu tư cho R&D để nuôi được 5 tiến sĩ từ nước ngoài về như vậy, mỗi tháng phải bỏ ra tối thiểu 1 tỷ, 1 năm chưa ra được gì mất khoảng 12 tỷ. Song, chỉ mất khoảng 2 tỷ nếu hợp tác với các trường. Đó là vì anh đến, nhìn kết quả của họ có phù hợp với bài toàn hay không, anh đặt hàng chỉnh sửa cho phù hợp. Tôi cho rằng việc doanh nghiệp tìm đến trường đã xảy ra chính vì nhu cầu tự thân của doanh nghiệp, chi phí đỡ tốn kém hơn.
Cuối cùng vẫn là câu chuyện chất lượng nghiên cứu, đầu bài, mọi thứ phát triển hơn sẽ bảo đảm.
Tôi được biết Viện CNTT - TT có được nhận nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học các quỹ trong đó có Vingroup. Ông có so sánh gì từ việc hỗ trợ của các tổ chức này và nguồn vốn của nhà nước?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Tôi về nước năm 2011 có gần 10 năm làm KHCN trong nước, đã nhìn thấy sự thay đổi ấn tượng trong 10 năm nay. Trước đây 10 năm, ở trong trường, hồi đó đi dạy mới có thu nhập. Để apply một đề tài nhà nước chắc 2-3 năm mới được 1 đề tài, khi được phê duyệt cũng hết vấn đề nóng. Các bạn trẻ khả năng tiếp cận đề tài nhà nước gần như không có.
Gần đây, chúng tôi thấy sự tiếp cận mạnh và nhanh chóng của các quỹ, tập đoàn nước ngoài như Samsung, IBM, Naver… họ có cách tiếp cận rất hiện đại. Để xin một đề tài của nhà nước, từ lúc đề xuất đến lúc ký hợp đồng mất khoảng 1 tới 1,5 năm. Nếu apply đề tài từ quỹ của Vingroup chỉ mất 3,4 tháng để ký hợp đồng tài trợ… Cách tiếp cận từ lúc nộp hồ sơ, xét duyệt, ký hợp đồng, hỗ trợ… rất hiệu quả.
Nhà khoa học chỉ chuyên tâm nghiên cứu thay vì phải làm nhiều câu chuyện liên quan tới quản lý, dự án, đề tài, giải ngân và thủ tục hành chính khác. Đang có xu hướng trong đơn vị là bỏ qua nguồn kinh phí của nhà nước vì quá phức tạp và bất cập, chỉ tập trung vào quỹ nước ngoài và tập đoàn trong nước. Tôi nghĩ rằng đây là xu hướng hay và cơ quan quản lý sẽ phải nhìn lại cách đánh giá, vận hành chương trình của mình nếu không các nhóm nghiên cứu trẻ, năng động sẽ dồn hết sang quỹ nước ngoài.
Theo ông, Nhà nước nên làm gì trong việc hỗ trợ đề tài khoa học trước bối cảnh như vậy?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Câu chuyện tự chủ đại học, nhiều người cho rằng cái gì cũng nên xã hội hóa, dựa vào nguồn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân. Song, khi tìm hiểu, kể cả ở Mỹ, nguồn đầu tư cho nghiên cứu khoa học nhiều nhất vẫn là từ nhà nước. Riêng đối với trường đại học, thống kê của họ cho thấy nhà tài trợ lớn nhất là nhà nước. Vì có những nghiên cứu không ra sản phẩm trực tiếp, các quỹ tập đoàn sẽ không tài trợ, họ chỉ tài trợ cho dự án nào gắn bó chặt chẽ với hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Còn nhà nước vẫn phải làm vai trò nghiên cứu khoa học cơ bản, mang tính chất định hướng, dự báo, kể cả không "hot". Do vậy, nhà nước không thể nào bỏ qua việc tài trợ.
Nhưng chúng ta phải thay đổi hệ thống đánh giá, xét duyệt, vận hành quy trình để các quỹ mang tính chất dài hơi hơn, hiệu quả hơn. Ví dụ, để một nhà khoa học đề xuất đề tài, họ phải đề xuất chủ đề nghiên cứu, lại có hội đồng xét duyệt chủ đề ấy rồi mang đi đấu thầu. Như vậy là không đúng vì chưa chắc người đề xuất đề tài ấy được thực hiện dự án đó. Nhà nước đã lấy cái đó làm đầu bài của nhà nước.
Tại sao không kết hợp hai cái làm một là đề xuất luôn chủ đề nghiên cứu và đề xuất luôn tôi sẽ làm dự án đó. Quy trình ấy nhiều năm nay vẫn tồn tại. Chính vì năng lực ra đầu bài không tốt nên huy động các nhà khoa học ra đầu bài. Đáng lẽ người ra đầu bài thực hiện luôn lại dùng nó để đi đấu thầu, tôi thấy chưa hợp lý. Tôi đề nghị nên thay đổi.
Ngoài ra, nhà nước cố gắng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khi nhà khoa học chuyển giao lo ngại nhất là mất quyền sở hữu trí tuệ. Họ sẽ phải đi đăng ký bằng sáng chế nhưng hiện tại do số lượng chuyên gia xét duỵet chưa được nhiều, thời gian lâu. Thời gian sau xảy ra tranh chấp, nên có hệ thống hỗ trợ họ.
Thêm nữa, làm thế nào để câu chuyện sử dụng hàng Make in Vietnam thực chất hơn thì doanh nghiệp tìm đến nhà khoa học nhiều hơn.
Tôi muốn đặt câu hỏi cho ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam - một công ty chuyên về thiết bị chiếu sáng thông minh. Khi phát triển các sản phẩm công nghệ của mình Lumi có tiếp cận được có được tiếp cận các nguồn lực từ phía nhà nước như vốn đầu tư, cơ chế hỗ trợ khoa học công nghệ… hay không?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Lumi ra đời từ năm 2012 tự lực là chủ yếu, Bộ KH&CN cũng có một số hỗ trợ như về sản phẩm đưa ra thị trường, hỗ trợ quảng bá ở các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Lumi đánh giá sự hỗ trợ này khá là thiết thực.
Ngoài ra việc đăng ký sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghệ, Lumi cũng có sự hỗ trợ từ Viện Sáng chế. Chúng tôi cũng được hỗ trợ bảo hộ sở hữu trí tuệ để đảm bảo không có xung đột với nước ngoài.
Năm nay, Lumi còn được chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, đây là vinh dự rất lớn để Lumi có nguồn lực tốt hơn đầu tư mạnh cho nghiên cứu & phát triển (R&D).
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam Vậy ông đánh giá sản phẩm ra thị trường hiện gặp vấn đề gì?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Chúng tôi gặp nhiều khó khăn ở chỗ ý tưởng này có chưa, có xung đột về mặt sở hữu trí tuệ hay không. Chúng tôi đánh giá phải có thông tin về việc này nếu không sẽ rất rủi ro cho doanh nghiệp.
Bởi khi dành nhiều công sức cho sản phẩm, các nguồn lực khác sẽ bị hạn chế. Bộ KH&CN có thể hỗ trợ được nhưng một sản phẩm công nghệ phải đủ nhanh để ra thị trường (thông thường 6 tháng đến 1 năm), mất 2-3 năm xin tài trợ là quá muộn. Ngoài ra, Bộ có thể hỗ trợ doanh nghiệp mang sản phẩm công nghệ ra nước ngoài, được lắng nghe, phản hồi cải tiến đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là những khó khăn mà chúng tôi đánh giá Nhà nước có một phần hỗ trợ được.
Cụ thể Nhà nước phải hỗ trợ như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Về phần công nghệ lõi sâu, các nhà trường và Viện nghiên cứu nắm khá sâu, Lumi hay các doanh nghiệp dành thời gian nghiên cứu là rất khó khăn do bị hạn chế về nguồn lực và thời gian. Việc giúp Lumi kết nối các Viện, đứng vai trò doanh nghiệp như Lumi cần gì, hỗ trợ nguồn lực nghiên cứu sâu. Đây là những việc mà viện nhà trường nghiên cứu có thể làm được để kết nối.
Để một sản phẩm thương mại hóa ra thị trường, về mặt phần cứng, ví dụ như khuôn, chi phí là rất cao. Vì thế rất mong Bộ KH&CN có phương pháp giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường nhanh nhất.
Ngoài ra, hỗ trợ doanh nghiệp chứng thực đây là sản phẩm công nghệ Make in Vietnam, từ đó tạo được niềm tin cho người tiêu dùng.
Ngoài ra Bộ KH&CN tổ chức các sự kiện truyền thông online/offline giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, kết nối các đối tác và doanh nghiệp nước ngoài.
Hỗ trợ đánh giá về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, bởi các thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật Hàn không quá quan tâm về thuế mà phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, những việc này doanh nghiệp như Lumi không nắm đầy đủ. Đây là việc mà các Viện nghiên cứu tư vấn đầu mối có thể hỗ trợ được doanh nghiệp khi đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
Mục đích cuối cùng là hỗ trợ để tạo ra thành quả tốt nhất, sản phẩm bán được ra thị trường thì tất mọi người hỗ trợ trong các khâu đều được hưởng lợi.
Tôi quay trở lại câu hỏi với đại diện Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN, với các đề xuất của các doanh nghiệp và viện nghiên cứu như trên thì Bộ KHCN hiện nay có thể hỗ trợ được thế nào để có thể thúc đẩy việc thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm.
Ông Trần An: Về phía Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai chương trình phát triển thị trường khoa học công nghệ đến năm 2030 với mục tiêu chính: Tiếp tục triển khai bên cung bên cầu để chuyển hóa kết quả nghiên cứu thành sản phẩm. Chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát kiện toàn chính sách có liên quan về thị trường KHCN để có sự đồng bộ thống nhất khi triển khai. Bên cạnh đó, sẽ phát triển các công cụ hỗ trợ phát triển công nghệ trong đó tập trung các tổ chức trung gian với vai trò kết nối bên cung bên cầu không chỉ chương trình 2075 và một số chương trình khác như 592, 68, đặc biệt quan tâm đến hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ. Thực tế bản thân các doanh nghiệp đã chủ động tham gia hoạt động KH&CN nhưng cũng có hạn chế khi chưa có bộ phận nghiên cứu chuyên ngiệp. Vì vậy doanh nghiệp gặp nhiều rào cản khi tham gia các chương trình KHCN theo quy định pháp luật. Vì vậy chưa tiếp cận được nên nhiều sự hỗ trợ của nhà nước.
Trong thời gian tới, trọng tâm của chương trình là: Tiếp tục thúc đẩy tăng giá trị giao dịch trên thị trường KHCN từ kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ; Kết nối thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam với thuế giới, thúc đẩy tính sẵn sàng chuyển giao của công nghệ Việt Nam ra nước ngoài, vào thực tiễn; Gia tăng sự tham gia của các hiệp hội ngành nghề đặc biệt là nhóm ngành có giá trị cao có đóng góp cao cho nên kinh tế.
Thưa ông Nguyễn Tuấn Anh, ở góc độ doanh nghiệp, ông đánh giá chính sách mà Bộ KHCN đưa ra hiện nay như thế nào?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Cần phải đưa ra chính sách rất nhanh bởi công nghệ rất dễ lạc hậu, đứng vai trò Bộ KH&CN cần giúp giải quyết vấn đề thực sự nhanh và hiệu quả, ví dụ như trình đề án cần rút xuống một quý để các nhà khoa học như Lumi nộp dự án. Nếu để 6-7 tháng thì mọi thứ đã thay đổi, thành sản phẩm mới mất rồi.
Vậy Lumi cũng đã được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ, điều này sẽ tác động như thế nào đến công ty thưa ông?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Lumi được nhận hỗ trợ về thuế rất lớn, ví dụ có lợi nhuận không phải nộp lại nhiều. Nhờ đó Lumi có thể đầu tư lại cho nghiên cứu & phát triển (R&D) hay hợp tác với trường hay Viện nghiên cứu, giúp Lumi tiếp cận nhanh và đi nhanh với sản phẩm công nghệ. Giải pháp mới cung cấp cho khách hàng, sản phẩm công nghệ phải đưa ra kịp thời đến khách hàng, nếu không chậm chân sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường.
Tôi làm việc tại một Bộ ở Hà Nội, tôi thấy trong cơ quan tôi có rất nhiều đề tài khoa học nghên cứu nhận tiền xong thì cất ngăn kéo. Vậy Bộ KHCN có biện pháp gì để giải quyết vấn đề này? ( Độc giả Nguyễn Nam – Hà Nội)
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước. Nghị định đã quy định phương án xử lý tài sản sau khi nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Vì vậy, các kết quả sau khi kết thúc nhiệm vụ mà phải có phương án xử lý nhất định như tiếp tục nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ, ứng dụng, thương mại hóa.
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN. Tôi là một nhà khoa học độc lập và sính sống tại Việt Nam, vậy tôi có thể tiếp cận với nguồn kinh phí hỗ trợ nghiên cứu KHCN hay không, nếu có thì làm cách nào? (Độc giả Bình Minh – TP.HCM)
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 đã quy định chính sách khuyến khích cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chương trình, đề án hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cá nhân tham gia hoạt động khoa học và công nghệ.
Độc giả quan tâm đến vấn đề này xin gửi câu hỏi theo địa chỉ [email protected]
Nhóm PV
">...
阅读更多Cách hành xử của người đàn ông sau khi con gái bị xe tông gây ngỡ ngàng
Công nghệTheo đó, một vụ tai nạn giao thông đã xảy ra tại bang Sao Paulo (Brazil), khi cô bé Haghatta, 10 tuổi, bất ngờ chạy băng ra đường để đuổi theo quả bóng mà cô bé làm rơi.
Một tài xế, với danh tính không được tiết lộ, khi nhìn thấy cô bé Haghatta lao ra trước mũi của mình đã lập tức phanh gấp, nhưng tình huống diễn ra quá nhanh và khoảng cách quá gần nên chiếc xe của tài xế này đã tông phải cô bé.
Sau cú đâm, cô bé Haghatta đã bị ngã xuống đường và phải đưa vào bệnh viện để cấp cứu. May mắn cô bé không bị thương nặng nên không nguy hiểm đến tính mạng. Khi nhìn thấy cô bé nằm trên cáng để đưa vào bệnh viện cấp cứu, người tài xế gây ra tai nạn đã gục xuống và không cầm được nước mắt vì lo lắng cho cô bé và cảm thấy có tội.
Tuy nhiên, người tài xế này đã nhận được sự an ủi từ một người mà anh không ngờ đến. Cha của cô bé Haghatta đã chứng kiến vụ tai nạn xảy ra với con gái của mình và mặc dù rất lo lắng cho cô bé, người đàn ông này không hề trách móc hay tức giận với tài xế đã gây ra tai nạn, vì ông biết rằng chính con gái của mình mới là người có lỗi vì đã bất ngờ chạy lao ra đường.
Người đàn ông này đã ôm lấy tài xế gây ra tai nạn, an ủi và nói với anh này rằng anh không hề có lỗi trong vụ việc, trước khi lên xe cấp cứu để đi cùng con gái của mình.
Sau vài tuần phải nằm việc, cô bé Haghatta đã bình phục hoàn toàn. Cha của cô bé đã mời người tài xế gây ra tai nạn cho con gái của mình đến nhà để ăn tối, nhằm thể hiện rằng ông không hề trách móc gì người tài xế này.
Đoạn clip ghi lại khoảnh khắc người cha ôm lấy tài xế gây ra tai nạn cho con gái của mình để an ủi đã "gây sốt" sau khi được đăng tải lên mạng xã hội. Nhiều cư dân mạng đã bày tỏ sự thán phục với lòng bao dung và vị tha của người cha trong tình huống này.
Nhiều cư dân mạng cũng cho rằng đây là bài học đáng nhớ cho các bậc phụ huynh, hãy luôn để mắt đến con nhỏ của mình để đề phòng những tai nạn bất ngờ có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Một số cư dân mạng khác cũng đã gửi lời chúc sức khỏe đến cô bé Haghatta và cho rằng cô bé thật may mắn vì có một người cha giàu lòng vị tha.
Theo Dân trí
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim hay hành động đẹp khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Xe Porsche bị phóng hoả khi đang đổ xăng, nữ tài xế nhanh chân thoát nạn
Chiếc xe Porsche đang đổ xăng thì bất ngờ một người đàn ông tiến đến rút súng bơm xăng rồi bật lửa đốt xe một cách có chủ đích.
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Perez Zeledon vs Herediano, 09h00 ngày 31/1: Lấy lại ngôi đầu
- BMW trình làng mẫu xe có khả năng biến đổi màu sơn tại triển lãm CES 2022
- Mạng xã hội phải chuẩn bị cho làn sóng tin giả vaccine Covid
- Cô gái bị côn đồ cắt tóc, đánh đập trong trụ sở Công an tỉnh Thái Bình
- Nhận định, soi kèo Newcastle vs Fulham, 22h00 ngày 1/2: Hướng về Top 4
- Bắc Ninh khẩn tìm người đến khu chợ liên quan ca Covid
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Al Jazira Club vs Baniyas Club, 23h00 ngày 31/1: Chiến thắng thuyết phục
-
Solforest là toà tháp xanh 41 tầng, cao hơn 150m, được phát triển theo mô hình vertical forest (rừng thẳng đứng) với hơn 400 khu vườn nhiệt đới. Các khu vườn này thu khút khách hàng nhờ sở hữu tầm nhìn cảm xúc, ngắm trọn vịnh đảo rộng 54ha và sông Hồng.
“Bài toán khó” của Ecopark
Đại diện chủ đầu tư Ecopark cho hay, mô hình “vertical forest” còn khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng đã xuất hiện ở nhiều quốc gia phát triển, nổi bật như toà tháp: Bosco Vertical (Milan, Italy) quy mô 21 tầng, cao 110m; Nanjing Vertical Forest chiều cao 108m; One Central Park (Sydney, Australia) cao 117m.
Ở Việt Nam, hiện tại cũng có một số dự án phát triển theo mô hình này, tuy nhiên, các dự án có quy mô hạn chế cao từ 42 - 65m. Đại diện chủ đầu tư Ecopark chia sẻ, với chiều hơn 150m, khi hoàn thành, Solforest được kỳ vọng trở thành một trong những toà tháp xanh cao nhất thế giới.
Chia sẻ về lý do hiếm chủ đầu tư Việt Nam, đặc biệt tại khu vực phía Bắc phát triển các dự án theo mô hình “vertical forest”, ông Nghiêm Văn Nam, kĩ sư cây xanh và chuyên gia cảnh quan của Ecopark cho biết: “Tại miền Bắc Việt Nam, phát triển hệ thống hàng trăm khu vườn trên độ cao cả trăm mét là một kỳ công rất lớn. Cụ thể, miền Bắc Việt Nam là nơi có khí hậu khắc nghiệt, mùa hè trời nóng lên tới 50 độ, mùa đông nhiệt độ xuống tới 10 độ. Chênh lệch nhiệt độ tới 40 độ giữa 2 mùa, cộng thêm nắng gắt hướng Tây vào mùa hè và gió Đông Bắc thổi mạnh trên cao vào mùa đông, sẽ tạo ra một kỳ công lớn để phát triển các khu vườn xanh trên cao.
Nếu chủ đầu tư không có một đội ngũ chuyên gia cây xanh cảnh quan có kinh nghiệm dày dặn, sẽ rất dễ xảy ra tình trạng cây xanh khó phát triển trước tình trạng thời tiết khắc nghiệt, chủ căn hộ mất nhiều thời gian chăm sóc khu vườn căn hộ, các khu vườn không đồng bộ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, lá cây tắc nghẽn ống dẫn nước, dột nước tại khu ban công.”
Ông Nam cho biết thêm: “Tại Ecopark, khi thiết kế Solforest, nhóm chuyên gia cây xanh của Ecopark đã phải nghiên cứu, thử nghiệm hàng tháng trời mới tìm ra loại cây, loại giá thể và phương án chăm sóc 400 khu vườn trên cao của 2 toà tháp vertical forest Solforest.”
Các nghiên cứu này được thực hiện bởi đội ngũ hàng chục các kĩ sư cây xanh và chuyên gia cảnh quan kì cựu của Ecopark, có kinh nghiệm dày dặn, là các nhân sự chính kiến tạo không gian xanh 500ha ấn tượng của Ecopark. Các kĩ sư này là những người có đóng góp lớn giúp Ecopark giành giải “Khu đô thị có thiết kế cảnh quan đẹp nhất thế giới” năm 2015 từ IPA.
Giải pháp kiến tạo “vertical forest” Solforest
Theo đại diện Ecopark, sau hàng chục lần nghiên cứu và thử nghiệm, đội ngũ cây xanh của Ecopark đã tìm ra được loạt cây phù hợp với cường độ nắng, cường độ gió của mỗi hướng căn hộ. Đặc biệt, các loài cây này có khả năng thích nghi được với sự thay đổi thời tiết khắc nghiệt của miền Bắc, chịu được sức gió và áp suất trên độ cao hàng trăm mét. Các loại cây cây này thuộc dòng xanh quanh năm, ít rụng lá.
Các kĩ sư cây xanh và chuyên gia cảnh quan của Ecopark cũng đã nghiên cứu được loại giá thể phù hợp để trồng cây trên cao. Theo đó, loại giá thể này sạch, có khả năng giữ ẩm lâu mỗi lần tưới, nước được giữ ở giá thể mà không chảy ra ngoài, tránh được hiện tượng nước và đất chảy ra gây ẩm thấp như khi trồng trên đất thịt thông thường.
Vấn đề có thể phát sinh côn trùng và muỗi tại các vườn cây được chủ đầu tư Ecopark chú trọng. Ban Cây xanh Ecopark sẽ phụ trách chăm sóc định kỳ giúp các khu vườn luôn xanh tươi. Đồng thời, các kĩ sư cây xanh sẽ trồng hàng loạt các cây tinh dầu chống muỗi và côn trùng trong các khu vườn này.
Đại diện chủ đầu tư cam kết, toàn bộ ban công đều được hoàn thiện sân vườn, chủ đầu tư cũng sẽ bàn giao cho cư dân công nghệ chăm sóc. Cùng với đó, các khu vườn được bảo trì và duy tu định kì, được lắp đặt hệ thống tưới nước dinh dưỡng tự động theo giờ, phù hợp với nhịp sinh trưởng của các loại cây. Hệ thống kỹ thuật của toà nhà cũng được thiết kế phù hợp với các khu vườn trên cao: mỗi khu vườn đều có hệ thống phễu gom lá cây rụng, các đường ống thoát nước cũng được thiết kế to hơn bình thường để không xảy ra tắc nghẽn trong trường hợp lá cây có rơi vào.
Hồ Vũ
" alt="Kỳ công vận hành ‘rừng thẳng đứng’ Solforest ở Ecopark">Kỳ công vận hành ‘rừng thẳng đứng’ Solforest ở Ecopark
-
Vốn vay sẽ được học sinh, sinh viên sử dụng để mua máy tính, thiết bị đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu học tập trực tuyến (Ảnh minh họa) Quyết định 09 nêu rõ, học sinh, sinh viên phải đáp ứng các điều kiện vay vốn gồm: Là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật hoặc hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (có bố hoặc mẹ hoặc bố và mẹ mất do dịch Covid-19); Không có máy tính, thiết bị đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu học tập trực tuyến và chưa được hưởng chính sách hỗ trợ máy tính, thiết bị học tập trực tuyến dưới mọi hình thức.
Về phương thức cho vay, theo quyết định, việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình của học sinh, sinh viên là người đứng tên vay và giao dịch với Ngân hàng Chính sách xã hội.
Trường hợp đối tượng là học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp đã đủ 18 tuổi thì được trực tiếp đứng tên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cư trú hoặc nơi nhà trường đóng trụ sở, nếu hộ gia đình không còn thành viên nào đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Việc cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng ủy thác hoặc trực tiếp cho vay đến người vay.
Vốn vay sẽ được học sinh, sinh viên sử dụng để mua máy tính, thiết bị đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu học tập trực tuyến bao gồm: máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và các thiết bị ghi hình kỹ thuật số (webcam), thiết bị thu thanh (microphone).
Mức vốn cho vay tối đa là 10 triệu đồng/học sinh, sinh viên.Thời hạn cho vay tối đa 36 tháng. Với trường hợp sinh viên đứng tên vay vốn, tại thời điểm vay vốn nếu thời gian dự kiến kết thúc khóa học còn từ 24 tháng trở lên thì thời hạn cho vay tối đa được tính từ ngày vay đến hết 12 tháng sau thời điểm dự kiến kết thúc khóa học; thời điểm dự kiến kết thúc khóa học của sinh viên được xác định theo giấy xác nhận của nhà trường.
Quyết định 09 cũng quy định, lãi suất cho vay là 1,2%/năm. Lãi suất nợ quá hạn bằng lãi suất cho vay hộ nghèo tại thời điểm vay vốn.
Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm hướng dẫn về hồ sơ vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ, gia hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện và tuân thủ quy định của pháp luật.
Vân Anh
Hỗ trợ giá cước viễn thông, Internet cho học sinh vùng khó khăn học trực tuyến
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông hỗ trợ giá cước viễn thông, Internet cho học sinh, sinh viên vùng khó khăn để tham gia học trực tuyến trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
" alt="Chính sách tín dụng với học sinh, sinh viên khó khăn để mua thiết bị học trực tuyến">Chính sách tín dụng với học sinh, sinh viên khó khăn để mua thiết bị học trực tuyến
-
The Rockhouse Retreat, Worcester (Anh) là ngôi nhà điêu khắc bằng tay từ đá sa thạch 800 năm tuổi.
Chủ sở hữu Angelo Midentietro đã chi 179.000 bảng Anh (230.000 USD) để cải tạo thành không gian hiện đại. Phòng ngủ có giường cỡ lớn, phòng tắm và phòng thay quần áo có hệ thống sưởi sàn sang trọng trong mùa đông.
Các tiện nghi khác trong nhà còn có wi-fi, loa nghe nhạc và bếp nướng ngoài sân.
Nhìn từ bên ngoài, căn nhà Chulo Canyon ở Brisbee (Arizona, Mỹ) giống như một cabin nhỏ nhưng bên trong là không gian rộng 538m2 được xây dựng vào sâu bên trong sườn núi.
Lối vào trang trí đẹp mắt với nhiều cây xanh.
Nhà bếp gồm tất cả các tiện nghi như tủ lạnh, bếp nấu ăn và máy rửa bát.
Ngoài ngôi nhà chính, Chulo Canyon còn có một nhà kháchhai tầng, một hội thảo, phòng trò chơi và một thư viện.
Các vách đá của Santorini xuất hiện rải rác những ngôi nhà trong hang động, nhiều trong số đó đã có người sinh sống hàng trăm năm.
Căn nhà hoàn hảo như một bức tranh ở Santorini (Hy Lạp) này được cải tạo với trần và tường cong tự nhiên. Các ô cửa và vách ngăn cắt theo hình dạng giống nhau để giữ cảm giác mềm mại xuyên suốt.
Phòng tắm cắt từ đá và có tầm nhìn tuyệt đẹp ra vịnh. Từ cửa sổ, bạn có thể nhìn thấy núi lửa Caldera và bên kia bờ biển của hòn đảo.
Phòng ngủ có view tuyệt đẹp hướng ra đại dương mênh mông. Nguồn ảnh: Loveproperty.
Theo Kiến thức
Ngôi nhà nhỏ gần gũi với thiên nhiên của người phụ nữ độc thân
Có diện tích và quy mô không lớn, đầu tư cũng khiêm tốn; song ngôi nhà vẫn là một không gian sống tiện nghi và đặc biệt gần gũi, hài hòa cùng thiên nhiên.
" alt="Choáng ngợp kiến trúc đỉnh cao những ngôi nhà trong hang động">Choáng ngợp kiến trúc đỉnh cao những ngôi nhà trong hang động
-
Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Western Sydney, 15h35 ngày 31/1: Khó cho chiếu trên
-
Những người ghen tuông, lo lắng bị bỏ rơi, bất an với người yêu càng có xu hướng công khai tình trạng mối quan hệ của mình trên Facebook. Ngược lại, những người có phong cách né tránh gắn bó - nhóm không thoải mái khi phụ thuộc vào người khác và ưu tiên duy trì sự độc lập của mình - không thích thể hiện tình yêu đôi lứa trên mạng xã hội.
Nghiên cứu chỉ ra 3 lý do khiến mọi người thích công khai và tô hồng tình yêu, hôn nhân của mình trên không gian mạng.
Đầu tiên, nhiều người thích nói về người yêu/bạn đời của mình vì họ thực sự cảm thấy gắn kết, nhìn nhận đối phương như một phần của chính mình. Mạng xã hội là không gian chia sẻ không thể thiếu trong cuộc sống của nhóm này.
70% người dùng Facebook đang trong các mối quan hệ công khai việc "đang hẹn hò", "đã đính hôn", "đã kết hôn" trong phần tiểu sử. Ảnh: Nathan Dumlao/unsplash.
Thứ hai, một số người công khai hình ảnh người yêu/bạn đời trên mạng vì muốn bảo vệ mối quan hệ của mình khỏi rủi ro từ người thứ ba.
Cuối cùng, làm nổi bật chuyện tình yêu, hôn nhân hạnh phúc trên mạng xã hội giúp một số người cảm thấy được "nâng cao lòng tự trọng".
Theo một cuộc khảo sát từ tổ chức Relate, hơn một nửa Millennials (thế hệ Y, sinh năm 1981-1996) cảm thấy mối quan hệ được miêu tả trên mạng xã hội hạnh phúc hơn so với thực tế. 42% sử dụng mạng xã hội để tạo ấn tượng về một "mối quan hệ hoàn hảo", trong khi ngoài đời không giống như vậy.
"Nhưng có vẻ như chúng ta đều đang cảm thấy mệt mỏi với kiểu tô hồng tình yêu này. Đại đa số người Anh (92%) cảm thấy tốt hơn nếu mọi người cởi mở với nhau về các vấn đề trong mối quan hệ của họ", Relate cho biết.
51% Millennials cảm thấy mối quan hệ được miêu tả trên mạng xã hội hạnh phúc hơn so với thực tế. Ảnh: Scott Broome/unsplash.
Các vấn đề trong hôn nhân có thể nảy sinh nếu các cặp vợ chồng đang tìm kiếm sự thừa nhận từ người khác. Thay vì tập trung chú ý vào nhau, họ có thể chỉ cảm thấy hạnh phúc nếu những người khác nhìn thấy bức ảnh cuộc sống gia đình hoàn hảo của mình trên mạng xã hội.
Không chỉ vậy, điều này có thể trở thành một vòng lặp. Mọi người muốn người khác ghen tị với cuộc sống của họ, trong khi liên tục nhìn vào bài viết của người khác và cố gắng cạnh tranh.
Trong một bài báo trên Business Insider, nhà trị liệu tâm lý Allison Abrams cho biết chỉ có con người mới so sánh mình với người khác và mạng xã hội là phương tiện hoàn hảo để làm điều này ở mức độ khốc liệt hơn.
"Cuộc sống của những người khác ở ngay trên màn hình điện thoại mà chúng tôi xem mỗi ngày. Hầu như không ai đăng những bức ảnh kém hấp dẫn hoặc những khoảnh khắc kém vui mà tất cả chúng ta đều phải trải qua trong cuộc sống thường ngày", Abrams nói.
Cách công khai chuyện ly hôn
Khi cố gắng tô hồng tình yêu trên mạng xã hội, mọi người thường có xu hướng tránh đề cập đến chuyện chia tay, ly hôn, những điều bị coi là cái kết buồn, bi kịch.
Thế nhưng, trong trường hợp là người nổi tiếng, công chúng luôn tò mò và đòi hỏi biết về mọi thứ. Nếu các ngôi sao từng chia sẻ ảnh hẹn hò, cầu hôn, đính ước, đám cưới, chào đón con đầu lòng, cuộc sống gia đình hạnh phúc, họ có thể bị chỉ trích nếu cố tình che giấu chuyện ly dị.
Trước đây, việc chia tay của người nổi tiếng thường gắn liền với những ồn ào, lùm xùm đời tư, tranh cãi xem ai đúng, ai sai, đâu là kẻ phá hoại hạnh phúc.
Tuy nhiên, những năm gần đây, xu hướng ly hôn đã hoàn toàn thay đổi. Nhiều người cho rằng chia tay không phải là thất bại cũng không phải là điều gì đó khó tha thứ, mà đó là thực tế cuộc sống. Các ngôi sao bắt đầu thông báo chấm dứt cuộc sống hôn nhân mà không còn ngần ngại hay xấu hổ, theo The Washington Post.
Năm 2014, khái niệm "ly hôn thân thiện" được biết đến rộng rãi sau tuyên bố chia tay của nữ diễn viên Gwyneth Paltrow và Chris Martin, trưởng nhóm Coldplay.
Gwyneth Paltrow và Chris Martin tham dự một buổi dạ tiệc chưa đầy 3 tháng trước khi chia tay vào năm 2014. Ảnh: Colin Young-Wolff/Invision/AP.
Ly hôn thân thiện là cách chia tay ít ồn ào, không cần phân định người đúng, người sai. Sau khi đường ai nấy đi, mọi người vẫn dành sự tôn trọng, lời tốt đẹp để nói về vợ/chồng cũ.
Đầu năm nay, diễn viên Jason Momoa và Lisa Bonet cũng đã chọn cách chia tay như vậy sau 5 năm chung sống và 16 năm bên nhau.
"Chúng tôi đang chia rẽ trong hôn nhân. Tôi chia sẻ thông tin này không phải vì nó cần được lan truyền mà muốn sống một cách đường hoàng và trung thực. Tình yêu của chúng tôi vẫn vẹn nguyên. Chúng tôi trả tự do cho nhau để mỗi người được trở thành phiên bản mà mình đang muốn hướng tới", cả hai cùng chia sẻ trên trang cá nhân.
Sharon Marcus, tác giả cuốn sách The Drama of Celebrity, cho rằng ly hôn luôn là một điểm sáng để suy nghĩ về ý nghĩa của hôn nhân và nó đang trở nên ngày càng ít ồn ào hơn, trừ những trường hợp đặc biệt. Cô gọi đây là "sự tiến hóa" của chia tay.
"Chúng ta đã bắt đầu làm cho việc ly hôn trở nên bớt kiêng kỵ và xấu xí hơn. Mọi người ít nhìn nhận 'đây là một sự thất bại' hơn. Tuyên bố chung trên mạng xã hội theo cách thân thiện là một phần của xu hướng văn hóa đó", Marcus nói.
(Theo Zing)
Bạn dùng mạng xã hội ‘ô nhiễm’ đến đâu?
Bạn có thể tính toán lượng phát thải carbon khi sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok mỗi ngày.
" alt="Áp lực phải công khai tỏ tình, ly hôn trên mạng xã hội">Áp lực phải công khai tỏ tình, ly hôn trên mạng xã hội