Học sinh cần được quan tâm và thấu cảm để phòng tránh tự sát học đường. Dấu hiệu nhận biết hành động tự sát ở học sinh
- Có bất ổn về tâm lý từ trước đó, không phải là hành động bộc phát phụ hunh có thể nhận biết qua các chia sẻ của trẻ.
- Luôn cảm thấy mình có lỗi, xứng đáng bị chà đạp, bỏ rơi… thể hiện thông qua cảm xúc như khó chịu, lo lắng tột độ, buồn kéo dài, khí sắc trầm buồn, cảm xúc tức giận khó chịu kéo dài, ảnh hưởng tới cuộc sống.
- Có lời nói đề cập tới chủ đề tự sát. Có trẻ nói rằng nếu trẻ chết gia đình sẽ hạnh phúc hơn, nhiều cha mẹ tưởng rằng con nói đùa nhưng thực tế đó là trẻ có hành động chuẩn bị như mua dao kéo, thuốc paracetamol, thuốc trừ sâu. Thậm chí, trẻ còn chuẩn bị cho mình chuyến đi xa.
Do đó, chuyên gia Vũ Toàn Thiện cho rằng cha mẹ, thầy cô không nên nghĩ rằng con không dám làm hay trẻ chỉ đùa giỡn, dọa người lớn. Khi đó, trẻ có thể tự sát. Một số trẻ có hành vi tự sát để người khác hối hận như cha mẹ, thầy cô giáo, trẻ thử làm hành động đó và đôi khi làm quá đà dẫn tới mất mạng.
Thực tế, nhiều trẻ tự sát được đưa vào cấp cứu thành công. Khi đó, trẻ chia sẻ rằng chỉ muốn thử, muốn cha mẹ quan tâm hơn nhưng thực tế trẻ có thể phải trả giá nặng nề.
Vì vậy, khi trẻ có biểu hiện tự sát, thầy cô, phụ huynh cần lắng nghe trẻ chia sẻ về cảm xúc, khó khăn. Người lớn cần thấu cảm, tránh lời kết án chê bai trẻ.
Khi học sinh có hành vi tự sát, cha mẹ có thể hỏi trực tiếp trẻ về động cơ tự sát. Điều đó không làm gia tăng nguy cơ tự sát ở trẻ. Qua đó, cha mẹ thầy cô có thể biết được nguy cơ tự sát ở trẻ mức độ như thế nào để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Khi trẻ có ý tưởng tự sát cần thông báo cho người có liên quan như thầy cô giáo cần báo với gia đình, ban giám hiệu để can thiệp, không nên giữ bí mật. Cha mẹ cũng nên thông báo với người khác trong gia đình, thầy cô giáo để quan tâm, loại bỏ nguy cơ tự sát. Đồng thời, đưa trẻ đưa đến các trung tâm, phòng khám có các chuyên khoa tâm thần để được điều trị sớm, tránh tình huống không thể kiểm soát được.
Chuyên gia toàn Thiện cho biết đa số học sinh khi có hành động tự sát đã trải qua biến cố lớn trong tâm trí của mình như sự cô đơn, trải qua đau khổ, không được giải tỏa, bế tắc nên các em tìm tới cái chết chấm dứt đau khổ của mình.
Khi đó, nhà trường, các chuyên gia tâm lý học đường cần giúp trẻ tập bình tĩnh, gọi tên cảm xúc. Học sinh cần thấy rõ bản thân như thế nào buồn, lo lắng, tức giận, đau khổ, sợ hãi. Việc gọi đúng tên cảm xúc sẽ giúp các em hiểu được chính mình và cảm thấy được an ủi, nâng đỡ.
Ngoài ra, các em cũng cần chuyên gia tâm lý để đồng hành. Bên cạnh đó, cha mẹ, thầy cô cần quan tâm chú ý đến con em để can thiệp kịp thời.
Bàn ghế không phù hợp, ngồi sai tư thế gây cong vẹo cột sống học sinhCong vẹo cột sống là bệnh lý khá phổ biến ở lứa tuổi học sinh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là thói quen ngồi không đúng tư thế, bàn ghế không hợp kích thước với trẻ." alt=""/>Tự sát ở học đường đừng nghĩ rằng trẻ chỉ đùa giỡn