Tọa đàm 'Luật CNTT và định hướng phát triển trong thời gian tới'

 人参与 | 时间:2025-01-23 11:54:18

Tham dự tọa đàm có đại diện các đơn vị trong Bộ TT&TT,ọađàmLuậtCNTTvàđịnhhướngpháttriểntrongthờigiantớ24 giờ bóng đá Hiệp hội Internet, Hội Tin học Việt Nam, Hội Vô tuyến điện tử, Sở TT&TT TP Hà Nội và đại diện các doanh nghiệp như: Viettel, MobiFone, VNPT, FPT, CMC, VTC, DTT, VC Corp, Nhaccuatui, Next Tech, Clip TV… cùng nhiều doanh nghiệp ICT khác.

Luật CNTT được Quốc hội thông qua năm 2006 là văn bản luật đầu tiên về CNTT ở Việt Nam. Sự ra đời của Luật với các quy định rõ ràng, minh bạch đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng về quản lý nhà nước cho việc phát triển và ứng dụng CNTT thời gian qua. Với quan điểm hỗ trợ và thúc đẩy phát triển ngành, Luật CNTT đã quy định những điều kiện thiết yếu cơ bản để phát triển công nghiệp CNTT thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước.

Sau 10 năm thi hành, Luật CNTT đã bộc lộ một số bất cập trong bối cảnh CNTT là ngành phát triển nhanh, với các thay đổi có tác động mang tính đột phá. Vai trò của CNTT trong mọi mặt đời sống xã hội, kinh tế, thương mại, giáo dục, quốc phòng… ngày càng quan trọng và được nâng lên tầm cao mới. Từ một lĩnh vực kỹ thuật có tính hỗ trợ, CNTT đã trở thành một động lực phát triển có tác động lan toả, toàn diện, giúp chuyển đổi các mô hình kinh doanh, nghiệp vụ truyền thống thông qua thúc đẩy sáng tạo, đổi mới dựa trên công nghệ số. Sự chuyển dịch mạch mẽ đó đặt ra nhiều thách thức và đòi hỏi các quy định mới phù hợp trong lĩnh vực CNTT.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng nhận định, sau hơn 10 năm triển khai thi hành Luật CNTT, tình hình quốc tế, sự phát triển của Việt Nam và bản thân ngành CNTT đã có nhiều thay đổi. Tại Việt Nam, năng lực quản lý, nhu cầu ứng dụng, phát triển CNTT và trình độ dân trí cũng được nâng cao. Thế giới đã bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI với những thay đổi cơ bản về khoa học, công nghệ, mức độ cạnh tranh trên trường quốc tế. Đang có những xu hướng phát triển công nghệ mới với nhiều đột phá và sáng tạo như IoT, SMAC, AI, Robotic… tất cả các công nghệ trên sẽ là nền tảng để thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Vì vậy, việc rà soát, hoàn thiện các chính sách, pháp luật về CNTT để phù hợp với xu thế phát triển và thực tế càng trở nên cấp bách. Chính phủ đã yêu cầu Bộ TT&TT chủ trì, xây dựng Đề án sửa đổi, bổ sung Luật CNTT.

Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng bày tỏ, với sự hiện diện đông đảo của các nhà quản lý, các Hiệp hội, các doanh nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực CNTT, ông tin tưởng rằng nhiều vấn đề bức xúc, nhiều vấn đề tồn tại của ngành CNTT sẽ có được những kiến nghị, đề xuất tốt trong việc tổng kết 10 năm thi hành Luật CNTT.

“Có thể nói, việc tổng kết 10 năm thi hành Luật CNTT là rất quan trọng. Tuy nhiên, tôi cho rằng, với các doanh nghiệp, với ngành CNTT thì không chỉ chịu sự tác động riêng của Luật CNTT mà còn bị tác động bởi nhiều Luật khác. Bản thân những người kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực CNTT cũng biết rằng bên cạnh Luật CNTT còn chịu chi phối bởi nhiều Luật khác. Do đó, quan điểm của chúng tôi, khi tổng kết Luật CNTT, không chỉ là nói đến những tồn tại, những mặt được, chưa được của Luật CNTT mà cũng mong muốn các đại biểu có những đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ về những nội dung, nội hàm ở các luật khác có tác động đến ngành CNTT, tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp CNTT”, Thứ trưởng chia sẻ.

Thứ trưởng cũng cho biết, qua 10 năm thi hành Luật CNTT, những suy nghĩ, quan điểm của chúng ta về CNTT đã có nhiều thay đổi, do sự thay đổi nhanh chóng về khoa học công nghệ. Ví dụ như, khi triển khai Luật CNTT, chúng ta dựa trên nền tảng về hạ tầng, dịch vụ, công nghiệp và nguồn nhân lực. Ngay về hạ tầng, trước đây chúng ta nghĩ nhiều đến hạ tầng viễn thông, nhưng ngày nay ta đặt vấn đề về hạ tầng thiết bị và các hạ tầng khác như hạ tầng kết nối qua các thiết bị, hạ tầng thanh toán cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực nội dung số… Đó là những vấn đề nảy sinh, phát sinh chưa được thể hiện rõ trong nội hàm các văn bản pháp luật. Do vậy, trong quá trình triển khai còn gặp khó khăn.

Hay với vấn đề ứng dụng, theo cách hiểu truyền thống trước đây là ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, trong xây dựng Chính phủ điện tử nhưng mở rộng ra nói đến vấn đề ứng dụng hiện nay là hướng đến xây dựng một xã hội kết nối, thể hiện các mối quan hệ giữa Chính phủ, người dân, doanh nghiệp. Vì thế, có những vấn đề chúng ta phải xem xét, đặt vấn đề một cách nghiêm túc. Còn về Công nghiệp CNTT, mối quan tâm từ xưa đến nay, nhiều lúc chúng ta chỉ nghĩ công nghiệp làm thế nào để Nhà nước có sự quan tâm, đặt ra các chính sách ưu đãi, giảm thuế cho doanh nghiệp. Nhưng ngoài những vấn đề đó ra, hiện nay còn rất nhiều vấn đề khác mà chúng ta cần quan tâm. Đặc biệt, nguồn nhân lực là vấn đề hỗ trợ rất quan trọng cho 3 mảng trên. Thứ trưởng đề nghị, là những nhân vật chính của buổi tọa đàm, đại diện các doanh nghiệp, các nhà báo sẽ có những ý kiến đóng góp khách quan, thẳng thắn để góp phần cho tổng kết 10 năm thi hành Luật CNTT và định hướng chính sách giai đoạn tới của Bộ có thể thể hiện được phần nào mong muốn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT.

Đầu tiên, chúng tôi muốn đặt câu hỏi cho ông Bùi Quang Ngọc, Tổng Giám đốc FPT, một trong những doanh nghiệp ICT lớn với câu hỏi mang tính tổng quát.

Theo ông, hệ thống các văn bản pháp lý, chính sách về CNTT của Việt Nam hiện nay với các nghị quyết, chỉ thị, nghị định, luật và các văn bản khác như quyết định, quy hoạch đã phù hợp với sự phát triển của ngành CNTT hay chưa? Chúng ta cần điều chỉnh thế nào để đáp ứng được nhu cầu phát triển?

Ông Bùi Quang Ngọc:Câu hỏi này rất tổng quát, bởi vì các văn bản có nhiều mà cũng có rất nhiều vấn đề có thể thảo luận, tuy nhiên tôi chỉ xin nói về một số lĩnh vực khá cụ thể. Về các văn bản chính sách quan trọng nhất của một ngành công nghiệp, thúc đẩy một ngành công nghiệp phát triển là phải tạo ra Cung và Cầu cho thị trường. Trong khi đó thì các văn bản, thể chế hiện nay của mình về mặt tạo ra Cầu rất yếu. Ví dụ Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử, hiệu lực thì giao nhiệm vụ cho rất nhiều đơn vị, Bộ này phải làm thế này, UBND tỉnh kia phải làm thế kia, văn bản thì nói rất hay, Nghị quyết 36a thì nói hay lắm, nếu như theo yêu cầu của văn bản với những mục tiêu về chính quyền điện tử, giao thông thông minh thì chỉ vài năm sau là nước ta có thể sánh ngang với Singapore về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước. Nhưng có một thực tế là về tính hiệu lực thì rất yếu, thậm chí có những nơi còn chả làm gì cả.

Tôi cho rằng, khi nhà nước xây dựng văn bản thì phải có tính khả thi, chú trọng tính hiệu lực, tính khả thi và có chế tài đi kèm nếu không thực hiện. Văn bản chính sách trong chừng mực nào đấy cần thúc đẩy mạnh vai trò của cơ quan nhà nước, mà ở tất cả quốc gia thì nhà nước là người tạo Cầu lớn nhất, nhà nước phải đi tiên phong, xong mới đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tự thân vận động vì nhu cầu cạnh tranh họ phải bắt buộc tin học hóa. Còn nhà nước phải tạo Cầu kích thích sự phát triển, Cầu nhà nước trong văn bản ra không rõ. Chính quyền với ngân sách của mình rất khó khăn, khi cắt giảm ngân sách thì ngân sách dành cho tin học bị cắt đầu tiên. Các cơ quan nhà nước nếu trụ sở làm việc chật hay thiếu ô tô còn băn khoăn, chứ nếu thiếu tiền thì thiết bị về tin học đang dùng rồi cứ để nguyên đấy. Để thúc đẩy ngành công nghiệp CNTT phát triển phải tạo được Cầu từ phía nhà nước, phải nêu rõ được trong các chính sách của nhà nước, nhà nước cần phải tạo Cầu cho việc phát triển tin học hóa, sau đó mới đến chính sách thúc đẩy khác.

Ví dụ về thuế, VINASA đã chủ động làm việc với Chính phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân ngành phần mềm cũng bắt đầu được hưởng từ chính sách thuế nhưng không nhiều. Chỉ có những doanh nghiệp, khu công nghệ cao thì được hưởng, nhưng còn với các starup, cá nhân người Việt đang ngồi ở Việt Nam làm việc cho nước ngoài thì chưa có chính sách ưu đãi họ, thúc đẩy họ quay trở về làm việc cho Việt Nam. Do đó phải có chính sách thuế thu nhập cá nhân rất rõ để thúc đẩy, Bộ TT&TT khi xây dựng chính sách rất cần chú trọng phát triển nhân lực. Mục tiêu huy động nguồn lực xã hội cũng phải có chính sách thúc đẩy, ví dụ việc áp dụng thuế điện tử, hải quan điện tử làm tốt rồi, nhà nước cần có thêm những thể chế thúc đẩy việc điện tử hóa để tạo nguồn Cầu cho ngành CNTT, tạo yêu cầu cho xã hội phải tuân thủ, ngân sách nhà nước phải đổ tiền vào để ứng dụng CNTT.

Nhà nước cũng phải gỡ bỏ những chính sách quy định cản trở, hạn chế, ví dụ như chính sách về phí với dịch vụ Internet. Nói về Cầu Chính phủ, Chính phủ điện tử và hoạt động khác dùng ngân sách nhà nước, Nghị định 102 hướng dẫn lập dự án CNTT sử dụng vốn nhà nước quá phức tạp. Vì Nghị định 102 được xây dựng dựa trên cách thức của làm dự án xây dựng cơ bản. Một cách thức “đầy mùi công trường” áp dụng cho chi phí CNTT đầy trí tuệ. Ví dụ, chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, được áp cho CNTT, chi phí đào tạo phần mềm, được áp vào chi phí thiết bị, việc áp dụng này rất méo mó, cực kỳ khó triển khai, không thể làm được. Bộ Tài chính 2 năm chuẩn bị xong 1 dự án, có dự án 3 năm, có dự án CNTT ngân sách tỷ lệ chi 85% phần cứng, 15% dịch vụ, chi phí này là méo mó, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Bây giờ chúng tôi muốn nghe thêm một ý kiến nữa của doanh nghiệp cũng có nhiều đóng góp về chính sách trong thời gian qua. Xin mời ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch CMC.

Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch CMC: Đến với tọa đàm, CMC đã chuẩn bị báo cáo 5 trang khá đầy đủ các kiến nghị. Chúng tôi sẽ chuyển lại cho lãnh đạo Bộ. Tuy nhiên, nếu để phát biểu ngắn tôi xin có mấy ý. Luật CNTT ra đời năm 2006 thì CMC đã được hưởng lợi đầu tiên. Là doanh nghiệp viễn thông tư nhân duy nhất cho đến thời điểm hiện tại được làm trong lĩnh vực viễn thông. Luật 200 cho tư nhân được phát triển trong các ngành nghề pháp luật không cấm, như trong đầu tư hạ tầng. Khi có Luật Viễn thông, trước đây các quan hệ trong lĩnh vực viễn thông được thực hiện bằng các chỉ thị, Nghị quyết, nhiều vấn đề dựa trên hệ thống về quy hoạch, nghị định. Khi có Luật thì tốt hơn rất nhiều, có cơ sở pháp lý khá đầy đủ cho hoạt động phát triển. Luật có những điểm thuận lợi, tích cực cho sự phát triển của CNTT là cơ bản.

Tuy nhiên đi tiếp những văn bản dưới luật, những nội dung còn rơi rớt lại của quá trình trước khi có văn bản Luật cũng như quá trình thực hiện, có nhiều văn bản đôi khi thậm chí trái lại tinh thần của Luật, hạn chế những điều Luật đã cho phép. Rất nhiều Thông tư, Nghị định đưa ra gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Ví dụ ngay như với Nghị quyết 36a cũng bị vướng câu chuyện là có sự phân biệt giữa các thành phần nhà nước, tư nhân. Tôi tin các doanh nghiệp nhà nước cũng không thích bị phân biệt đối xử. Họ cũng thích một môi trường, một thể chế, một luật chơi cho các thành phần. Nhà nước mong muốn được các điều kiện như tư nhân, còn ngược lại tư nhân cũng mong muốn những gì rào cản, mình không được tiếp cận thì rất khó khăn. Thậm chí có những quyết định của Chính phủ có điểm rất khó khăn. Như quy định về quỹ Viễn thông công ích bắt đầu từ Luật, sau đó Luật đưa ra quy định không có tính thị trường lắm khi Thủ tướng chính phủ sẽ quyết định mức phí và cách thu. Quyết định đó nếu không có những dự báo thuộc thuế hay phí, bản chất của phí là gì, cách thu, cách chi phải rất rõ ràng. Đôi khi kể cả quyết định của Thủ tướng cũng gây ra khó khăn nhất định. Nhìn chung, mức độ khó khăn của văn bản dưới luật rất nhiều và điều này chúng tôi đã liệt kê trong bản kiến nghị. Về vấn đề làm thế nào thúc đẩy nền kinh tế số phát triển: lĩnh vực CNTT đóng góp, là động lực quan trọng để phát triển kinh tế số. Để phát triển thì dịch vụ Internet, thoại, kết nối, dữ liệu… phải phát triển, phải làm thế nào ngày càng rẻ để khả năng tiếp cận dễ dàng, bình đẳng cho tất cả các đối tượng liên quan.

Gần đây có phát biểu của Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ TT&TT trên báo chí về mạng xã hội: Tôi cho rằng cách phát biểu như thế có cảm giác là mọi người không nhìn thấy các mặt tích cực. Đi ngược lại tư tưởng nền kinh tế số là có một trong những chức năng cơ bản là chia sẻ tri thức. Mà không có gì tốt bằng công cụ mạng xã hội để chia sẻ tri thức thì anh lại nhìn thấy đó như một nguy cơ lớn. Đó là tư tưởng cần xem xét lại.

Chúng tôi cũng nêu nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi. Tuy nhiên mình không đưa ra bàn cân so sánh. Ví dụ Việt Nam, Singapore hay Campuchia. Thủ tướng một đất nước như Campuchia cũng dùng mạng xã hội để lắng nghe các phản hồi rất tích cực của doanh nghiệp, người dân.

Xin mời ông Nguyễn Thế Trung, Giám đốc Công ty DTT trả lời câu hỏi này.

Ông Nguyễn Thế Trung: Chúng ta chuyển sang giai đoạn mới là nền kinh tế số, nền công nghiệp lần thứ 4 trong đó có nội hàm quan trọng nhất là một nền kinh tế mới với tài sản mới là tài sản số. Tài sản mới này đi kèm toàn bộ luật lệ chính sách mới để xác định rằng thế nào là tài sản số và ai được sở hữu tài sản số này? Điều này cũng kiến tạo ra các giai đoạn mới của nền kinh tế số. Theo tôi, nếu không có khái niệm tài sản số chúng ta sẽ không làm được gì cả. Ý tưởng tôi muốn truyền đạt ở đây là nếu chúng ta hình dung có môi trường mới trong đó có rất tài sản số thì việc giao tài sản này cho ai? Ai là người có quyền sử dụng nó sẽ là một vấn đề rất lớn mà Luật CNTT phải thay đổi, phải vượt lên các vấn đề về công nghệ và viễn thông đã từng có.

Từ góc độ kiến tạo, dữ liệu cực kỳ quan trọng. Như anh Quang Ngọc FPT có nói, Chính phủ là nhà đặt hàng cho các doanh nghiệp CNTT. Tuy nhiên, theo tôi đó lại chưa chắc đã quan trọng bằng số liệu, các dữ liệu CNTT. Sự đầu tư của Nhà nước hấp dẫn nhưng chưa hấp dẫn thực sự. nếu chúng ta mở ra câu chuyện số vừa là tài sản số, kiến tạo số rất quan trọng. nếu Chính phủ quy định rõ các dữ liệu của mình. Dữ liệu nào là mật, dữ liệu nào có thể công bố thì doanh nghiệp, thậm chí là người dân có thể khai thác và tạo ra rất nhiều lợi ích khác cho đất nước. Chẳng hạn, trong lĩnh vực du lịch thông minh, các doanh nghiệp có dữ liệu về du lịch thì có năng suất tăng gấp 3 lần các doanh nghiệp khác kể cả sử dụng nền tảng công nghệ. Trong các lĩnh vực khác cũng vậy. Nếu chúng ta tính đến sự thay đổi trong các giai đoạn tiếp theo thì cần đi đầu trong việc này.

Thực tế, trong giai đoạn số, doanh nghiệp rất cần các cơ quan nhà nước công khai minh bạch trong chính sách và triển khai các chính sách này. Việc công khai thông tin là để có thể nhìn thấy các bất cập, Nếu cứ để mờ ảo thế này thì chúng ta có thể đánh mất thị trường vào tay doanh nghiệp nước ngoài. Dù là chúng ta có bao nhiêu Nghị quyết, chính sách đi nữa thì cũng quay về mua sản phẩm của họ. Do đó, theo tôi, trong quản lý cần minh bạch các chỉ số. Chúng ta quyết liệt dành bao nhiêu phần trăm cho doanh nghiệp Việt Nam. Đặt ra chỉ tiêu cụ thể, các chỉ số và các doanh nghiệp Việt Nam có thể theo dõi. Đồng thời, chúng ta phải có chính sách bảo vệ cho doanh nghiệp Việt Nam, nhân rộng các mô hình thành công. Việc Bộ TT&TT có thể làm tốt hơn nữa là kiến tạo ra kinh tế số cho dân CNTT bằng câu chuyện về dữ liệu công. Hiện nay có xu hướng chính quyền số dữ liệu mở. Có thể đưa ra quy hoạch sử dụng dữ liệu của chính phủ. Nếu làm được điều đó nó sẽ tạo ra vô số các mô hình kinh doanh mới, các ứng dụng tạo ra giá trị mới mà không cần đến nguồn chi ngân sách. Bộ TT&TT nên dẫn đầu về việc đo đạc, kiểm tra dữ liệu về số hóa. Sau đó có những quy định, quy hoạch để các doanh nghiệp, cá nhân có thể sử dụng, khai thác nguồn dữ liệu này trong giai đoạn tới.

Chuyển sang lĩnh vực công nghiệp CNTT, hiện nay có đánh giá quy mô phát triển ngành công nghiệp CNTT còn nhỏ, năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới chưa cao. Với VNPT, công nghiệp CNTT được coi là một lĩnh vực trụ cột.

Xin hỏi ông Đỗ Vũ Anh, Thành viên HĐTV Tập đoàn VNPT, ông đánh giá như thế nào về công nghiệp CNTT Việt Nam và thời gian tới chúng ta cần tập trung vào nhóm lĩnh vực nào để có thể thúc đẩy công nghiệp CNTT phát triển?

Ông Đỗ Vũ Anh: Tham dự tọa đàm, VNPT mang đến nhiều ý kiến đóng góp. Trước khi đi vào câu hỏi của Ban tổ chức, chúng tôi muốn góp ý về 3 vấn đề: Thứ nhất, tôi nghĩ rằng các Nghị định, văn bản, chính sách rất quan trọng, giúp định hướng cho các doanh nghiệp, nhất là với các doanh nghiệp nhà nước, giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt được các cơ hội, thách thức; lên được kế hoạch để có thể sẵn sàng đáp ứng được những yêu cầu của thị trường. Thực chất, các văn bản, chính sách của Nhà nước đặt ra một con đường cho các doanh nghiệp thấy cơ hội cho đơn vị mình. Hơn thế, VNPT đang triển khai rất nhiều dự án về chính quyền điện tử, cổng thông tin hành chính một cửa… Trong quá trình thực hiện các dự án phục vụ cho các cấp chính quyền, chúng tôi thấy rằng nhiều tỉnh làm rất tốt, nhẹ nhàng nhưng nhiều tỉnh triển khai có vấn đề.

Tôi muốn nêu một số bất cập như: Cổng thông tin hành chính một cửa với 4 cấp độ, xuống đến các cấp độ phía dưới gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn như về quản lý đất, liên quan đến sổ đỏ và nhiều vấn đề khác… Sổ đỏ có 3 người, 1 trong 3 người đi vắng, rất khó để giải quyết. Đây là thực tế, cũng không phải là không giải quyết được nhưng không giải quyết nhanh như doanh nghiệp kỳ vọng. Vấn đề nữa liên quan đến các Luật, chúng tôi cho rằng cần có kế hoạch để đồng bộ hóa các Luật của mình khi có sự thay đổi. Chẳng hạn như cụ thể hóa tối đa theo các quy chế hướng dẫn. Ví dụ như tại Điều 48 về chính sách phát triển công nghiệp CNTT có nêu: “Nhà nước có chính sách ưu đãi, ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp CNTT, đặc biệt chú trọng công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung để trở thành một ngành kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế quốc dân”, nhưng tới năm 2016, Chính phủ mới ban hành Nghị quyết 41 của Chính phủ về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTT. Như vậy, là từ Luật cho đến Nghị định hướng dẫn cũng có độ trễ nhất định.

Hay như việc đồng bộ thông tin giữa các Luật, xác định trọng tâm nội dung của từng Luật. Ví dụ như Điều 74 của Luật CNTT quy định một số nội dung khuyến khích hỗ trợ người tàn tật có ghi “Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng và ưu đãi khác cho hoạt động: Nghiên cứu - phát triển các công cụ và ứng dụng nhằm nâng cao khả năng của người tàn tật trong việc truy nhập, sử dụng các nguồn thông tin và tri thức thông qua sử dụng máy tính và cơ sở hạ tầng thông tin; Sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, dịch vụ, ứng dụng CNTT và nội dung thông tin số đáp ứng nhu cầu đặc biệt của người tàn tật”. Bên cạnh đó, Luật Người khuyết tật năm 2010 cũng có quy định “Nhà nước có chính sách miễn, giảm thuế cho cơ sở sản xuất dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng, trợ giúp sinh hoạt, học tập và lao động cho người khuyết tật”. Tuy nhiên, triển khai thực tế những quy định này chưa có hướng dẫn. Do đó, với những Luật ban hành ra chúng tôi cho rằng cần sớm có hướng dẫn để quy định của Luật sớm đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả hơn.

Ông Trần Hữu Quyền, Tổng Giám đốc VNPT Tech cũng tham gia thảo luận về sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

顶: 1踩: 21