Không gian tiệc cưới sang trọng và hiện đại tại sảnh Dom - Capella Gallery Hall, quận 10
Tiệc cưới được trang trí ấm cúng tại sảnh Mercier - Capella Gallery Hall, quận 10
Riêng tư
Tết đến - Xuân về, trăm hoa đua nở, cũng là thời điểm cưới rộn ràng cho các cặp đôi đang có ý định về chung một nhà. Tuy nhiên, để có được sảnh tiệc “riêng tư” nhưng đầy sự ấm cúng và lãng mạn không phải là chuyện dễ dàng. Thấu hiểu được điều đó, các trung tâm tiệc cưới luôn đặt tiêu chí riêng tư lên hàng đầu kết hợp cùng phong cách trang trí đẹp mắt, với mong muốn mang đến một địa điểm cưới đẳng cấp cho ngày vui ấm áp bên gia đình, người thân và bạn bè.
Không gian tiệc riêng tư theo phong cách châu Âu tại sảnh Moet tại Capella Gallery Hall, quận 10
Độc đáo
Các sảnh tiệc trong nhà vốn là ưu tiên hàng đầu cho ngày trọng đại của cô dâu - chú rể từ trước đến nay. Tuy nhiên, sang năm 2021 các sảnh tiệc ngoài trời - rooftop đang được nhiều cặp đôi “săn đón”.
Điểm cộng cho các sảnh rooftop là bởi vị trí lý tưởng, khách hàng có thể vừa tận hưởng bữa tiệc, vừa thưởng thức không gian ngoài trời thoáng đãng, với tầm nhìn bao phủ toàn cảnh thành phố về đêm.
Sảnh Gosset Rooftop với không gian mở tại Capella Gallery Hall, quận 10
Để có được một ngày vui trọn vẹn, mỗi cặp cô dâu - chú rể không thể bỏ qua 3 yếu tố: sang trọng - riêng tư - độc đáo. Những yếu tố này sẽ cùng hòa nhịp trong không khí tất bật của những ngày giáp Tết, góp phần hoàn thiện hơn khoảnh khắc lãng mạn và hạnh phúc nhất trong ngày vui của đôi lứa.
Trung tâm hội nghị tiệc cưới Capella Gallery Hall - quận 10 là một “wedding planner” chuyên nghiệp trong chuỗi hành trình tư vấn chương trình tổ chức, chọn lựa phong cách trang trí, kịch bản tiệc cưới, triển khai dịch vụ ẩm thực, chương trình lễ tiệc và đồng hành cùng cô dâu - chú rể vào ngày trọng đại.
Capella Gallery Hall
Địa chỉ: số 24, đường Ba Tháng Hai, phường 12, quận 10, TP.HCM
Hotline: 0972 04 77 88 - 0971 04 77 88
Email: [email protected]
www.capellagallery.com
Thanh Ngọc
" alt="3 yếu tố ‘vàng’ cho tiệc cưới như ý" />3 yếu tố ‘vàng’ cho tiệc cưới như ý
Pew Pew chia sẻ bức ảnh xác nhận việc cầu hôn bạn gái và thoải mái chia sẻ tin mừng với mọi người.
Nam streamer từng dẫn bạn gái tham dự hôn lễ của người bạn thân thiết hồi tháng 6/2019. Sự xuất hiện sánh đôi hiếm hoi này của cặp đôi khiến giới trẻ chú ý.
Pew Pew tên thật là Hoàng Văn Khoa, 29 tuổi, quê Hải Phòng, hiện sống ở TP.HCM. Anh là một trong những streamer nổi tiếng tại Việt Nam nhờ phong cách nói chuyện hài hước, gần gũi.
Pew Pew có sức hút không nhỏ với giới trẻ.
Anh chinh phục khán giả qua việc bình luận những game như "Dota 2", "Liên Minh Huyền Thoại" cùng một số chương trình truyền hình. Anh chàng cũng từng tham gia diễn xuất trong bộ phim “Nụ hôn ký ức”. Thu nhập của 9X không được tiết lộ cụ thể nhưng được đánh giá là hàng đầu trong giới streamer Việt.
Câu nói tạo nên "trend" của 9X quê Hải Phòng.
Pew Pew còn gây chú ý khi tham gia chương trình "Mảnh ghép tình yêu"và có màn "thả thính" lãng mạn với hot girl Trâm Anh: "Anh không ngại việc ra Hà Nội, anh chỉ cần có lý do thôi".
Chính câu nói này đã tạo thành trend (xu hướng) với cư dân mạng lúc bấy giờ. Ngay sau đó, Trâm Anh đã nhận lời tìm hiểu nhưng mối quan hệ của họ không đi quá tình bạn.
Tháng 8/2019, Pew Pew bất ngờ tuyên bố về việc nghỉ làm streamer để tập trung vào kinh doanh và dành thời gian cho gia đình.
Tuy đã “nghỉ tay gác kiếm”, anh chàng vẫn có một sức hút không nhỏ đối với giới trẻ Việt.
Không phải Trâm Anh, đây mới là cô gái chiếm được trái tim Pew Pew
Hot streamer bất ngờ để chế độ hẹn hò với một cô gái lạ mặt trên Facebook.
" alt="Pew Pew cầu hôn bạn gái kém 4 tuổi" />Pew Pew cầu hôn bạn gái kém 4 tuổi
Vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2019 tại Bắc Ninh
Cùng với xây dựng nhà ở, người nghèo trên địa bàn còn được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: Y tế, giáo dục và đào tạo, nước sạch, thông tin truyền thông, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn việc làm, trợ giúp pháp lý...
Nhờ sự quan tâm, nỗ lực vì người nghèo, người nghèo ở Bắc Ninh được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: BHYT, giáo dục đào tạo, nước sạch nhà ở, thông tin truyền thông, vốn vay ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn việc làm, trợ giúp pháp lý. Đến cuối 2020, toàn tỉnh còn 3.816 hộ nghèo, bằng 1,04%; giảm 749 hộ (bằng 0,23%) so với đầu năm 2020. Hộ cận nghèo còn 5.524 hộ, giảm 1.155 hộ, hiện còn 1,50%. Trong đó, TP.Bắc Ninh là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm nhiều nhất, còn 0,09%. Huyện Gia Bình tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh, 2,10%.
Người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn cộng đồng nơi sinh sống
Thực hiện các chính sách, chế độ quy định tại Pháp lệnh ưu đãi NCC, tại tỉnh Bắc Ninh, 100% người đủ điều kiện hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi NCC được hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng. Cùng với đó, Bắc Ninh áp dụng các chính sách, ưu đãi, hỗ trợ phù hợp đối với NCC và thân nhân về phát triển sản xuất, việc làm, học nghề, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Đến năm 2020, đời sống của NCC và gia đình NCC được đặc biệt cải thiện: hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với NCC là 3.325 nhà, nâng mức hỗ trợ xây dựng nhà ở NCC từ 48 triệu đồng/hộ lên 72 triệu đồng/hộ; bảo đảm NCC và gia đình NCC có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
100% người dân được sử dụng nước sạch đạt vệ sinh
Năm 2016, thực hiện “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Sau 5 năm thực hiện, 100% người dân trên địa bàn tỉnh được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh; Tỷ lệ trường học có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 99,8%; Tỷ lệ trạm y tế khu vực nông thôn có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 100 %; Tỷ lệ hộ nông dân có chuồng trại hợp vệ sinh đạt 80%.
Năm 2020, Bắc Ninh sẵn sàng trở thành tỉnh nông thôn mới
Để người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nước sạch, Bắc Ninh còn phối hợp với báo, đài trung ương và địa phương tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn nhằm tuyên truyền để người dân thay đổi hành vi sử dụng nước sạch và ứng xử với môi trường. Kết hợp tổ chức các chương trình tuyên truyền Hưởng ứng tuần lễ Quốc gia nước sạch và VSMT năm tại các huyện, thị trong Tỉnh. Qua đó người dân hiểu, nhận thức được về nước sạch và VSMT ngày càng cao.
Bảo đảm thông tin: Thêm 400.000 thuê bao điện thoại di động
Thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tỉnh đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, mở rộng đa dạng các loại hình dịch vụ với hệ thống tổng đài kỹ thuật số hiện đại, tuyến truyền dẫn giữa các huyện, thành phố trong tỉnh đã được cáp quang hóa, sử dụng công nghệ tiên tiến và đấu vòng riêng. Mạng ngoại vi đã từng bước được quy hoạch xây dựng ngầm hóa trên phạm vi toàn tỉnh. Mạng điện thoại di động đã phủ sóng đến tất cả các xã…
Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Ninh, năm 2020 toàn tỉnh đã phát triển thêm khoảng 400.000 thuê bao điện thoại di động, tăng 7% so với năm 2019.
Đến nay, tỉnh Bắc Ninh có gần 2,2 triệu thuê bao điện thoại, đạt tỷ lệ mật độ 156 thuê bao/100 dân. Thuê bao sử dụng internet đạt mật độ 73 thuê bao/100 dân. Tổng số thuê bao truyền hình trả tiền trên địa bàn tỉnh là 130.000 thuê bao, đạt mật độ 9 thuê bao/100 dân.
Hạ tầng viễn thông - CNTT tiếp tục được đầu tư xây dựng đồng bộ, trong năm 2020, tỉnh triển khai Đề án tái cấu trúc mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ chính quyền điện tử và thành phố thông minh tỉnh Bắc Ninh; triển khai thí điểm 5G tại Khu công nghiệp Yên Phong I; lắp đặt gần 300 camera tại các điểm trọng yếu, cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, các trường học, địa điểm công cộng và điểm nút giao thông quan trọng. Công tác an toàn, an ninh thông tin mạng được đảm bảo, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh.
Đình Sơn
" alt="Đảm bảo an sinh xã hội, Bắc Ninh không để ai ‘bị bỏ lại phía sau’" />
...[详细]
Phố đi bộ quanh Hồ Gươm là nơi tụ họp rất nhiều hoạt động văn hoá, giải trí của người dân Thủ đô, đặc biệt là các bạn trẻ. Vào ngày Halloween, chắc chắn sẽ không thể thiếu những bộ trang phục kinh dị, ấn tượng dạo quanh bờ hồ, cộng thêm các hoạt động vui chơi thú vị khác.
3. Rạp chiếu phim
Nếu bạn không thích những nơi ồn ào, bạn có thể chọn đi xem một bộ phim kinh dị ở các rạp chiếu. Đây cũng là một lựa chọn không kém phần đáng nhớ trong mùa Halloween.
4. Công viên Yên Sở
Có nhiều hoạt động ma quái được tổ chức ở công viên Yên Sở trong ngày Halloween mà bạn sẽ vô cùng ấn tượng. Ngoài ra, ở đây còn có lễ hội âm nhạc điện tử với sự xuất hiện của nhiều ca sĩ và DJ nổi tiếng.
5. Công viên Thống Nhất
Halloween ở công viên Thống Nhất được tổ chức với quy mô lớn, tuy nhiên bạn phải trả tiền vé để được vào tham dự. Giá vé này đã bao gồm việc tham quan nhà gương kinh dị, gọi một món đồ ăn nhanh, thưởng thức một vại bia Đức… và nhiều hoạt động khác.
Ngoài ra, khi vào đây, bạn còn được trải nghiệm cảm giác rùng rợn trong không gian ma mị, những tiếng la hét, hù doạ, đôi khi còn có cả những “bóng ma” lao tới bạn…
5 món ăn truyền thống không thể thiếu trong lễ hội Halloween
Trong ngày lễ Halloween, chắc chắn không thể thiếu những món ăn dưới đây.
" alt="Địa điểm đi chơi Halloween thú vị nhất tại Hà Nội" />
...[详细]
Mặc dù cà rốt có thể được nấu chín và làm nóng trong lò vi sóng nhưng cà rốt sống, đặc biệt là những loại vẫn còn vỏ, có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Nếu không được rửa đúng cách và còn cặn bẩn, các khoáng chất trong đất có thể gây ra tia lửa trong lò vi sóng - hay còn gọi là phóng điện hồ quang. Phóng điện hồ quang có thể gây hư hỏng lò nếu nó liên tục xảy ra.
3. Thịt đã chế biến
Trước tiên, thịt đã chế biến sẵn không phải là loại thực phẩm bỗ dưỡng nhất vì chúng chứa nhiều muối, chất phụ gia, hóa chất và chất bảo quản.
Và khi bạn thêm bức xạ vi sóng vào các loại thịt nguội và đồ hộp, mức cholesterol của bạn có thể tăng lên - nguyên nhân gây ra các vấn đề tim mạch.
Cách an toàn nhất để làm nóng dăm bông hay xúc xích là nướng trên bếp.
4. Nước
Làm nóng nước nghe có vẻ đơn giản, nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều trường hợp bỏng nước xuất phát từ việc làm nóng nước trong lò vi sóng, đặc biệt là khi trẻ em cầm nắm chúng.
Sóng điện từ trong lò vi sóng có thể làm cho nước bị quá mức nhiệt, khiến các phân tử nước không ổn định và có thể gây sôi dữ dội, thậm chí gây nổ.
5. Ớt
Ớt, đặc biệt là những loại cay, chứa hàm lượng capsaicin cao và dễ cháy. Khi capsaicin tiếp xúc với sóng điện từ trong lò vi sóng, nó bắt đầu bốc khói và có thể dễ bị bắt lửa. Lửa và khói tỏa ra từ lò vi sóng có thể gây kích ứng da và cảm giác bỏng rát.
6. Thịt gà
Thịt gà là một trong những thủ phạm phổ biến làm lây lan vi khuẩn salmonella, đặc biệt là khi nó không được nấu chín đúng cách. Khi bạn nấu một miếng gà sống trong lò vi sóng, cơ hội đã nấu chín đều và kỹ là rất thấp, vì vậy nó có nguy cơ nhiễm vi khuẩn.
Tốt nhất là nên nấu thịt chín kỹ trên nhiệt trực tiếp như trong chảo, trên vỉ nướng hoặc trong lò nướng.
7. Cà chua
Cũng giống như trứng luộc, cà chua có thể nổ tung trong lò vi sóng.
Dùng lò vi sóng có lợi hay hại cho sức khỏe, lý giải từ tạp chí ĐH Havard
Một số người vẫn nghi hoặc về việc liệu thực phẩm trong lò vi sóng có an toàn cho sức khỏe không.
" alt="7 loại thực phẩm không bao giờ được quay trong lò vi sóng" />
...[详细]
Trong ký ức ít ỏi, bà Hợp chỉ nhớ bà là con gái út trong gia đình có anh hai (anh cả) tên Sơn, hai chị gái tên Lệ và Linh. Nhà bà trước đây ở gần nơi ở của một trạm lính Mỹ. Đường vào nhà là đường đất, nhỏ hẹp. Quanh nhà có nhiều cát trắng và cây xanh. Bà chỉ nhớ có mẹ tên là Mai, còn bố là lính ngụy trước 1975.
“Lâu lâu, ba tôi mới về nhà một lần. Mỗi lần về, ba mặc đồ rằn ri, đội mũ cối, đi trên xe jeep và mua quà bánh cho anh em tôi. Có lần ba chở tôi trên xe jeep về thăm nội, đường đi cũng không xa lắm”, bà Hợp hồi tưởng về quá khứ.
Một ngày, ba bà về nhà giữa khuya, mua cho các con ổ bánh mì to. Do chưa ngủ nên bà nghe được ba mẹ nói chuyện với nhau. “Tôi nghe ba nói, bằng giá nào cũng phải lo cho các con, nhất là bé Hợp. Sau đó, ba đi”, bà Hợp nhớ lại.
Sáng hôm sau, một chiếc xe không có mui, chỉ có hai hàng ghế dài hai bên đến nhà (loại xe nhà binh - lời bà Hợp). “Mẹ lấy theo ít vật dụng rồi đưa 4 anh em tôi ra xe. Sau đó, có mấy gia đình khác cũng lên xe”, bà Hợp kể.
Trên đường đi, chiếc xe bất ngờ phát ra tiếng nổ lớn rồi lật nhào. Tỉnh dậy, bà thấy mình nằm trong khu lều bằng dù trắng, toàn thân đau đớn, cánh tay phải đã bị mất. Trong lều còn có nhiều người bị thương, người bê bết máu.
Sau khi hồi phục sức khỏe, bà được một người phụ nữ ở vùng cầu Giồng Ông Tố (nay là đường Nguyễn Thị Định, Quận 2) nhận nuôi.
Bà hợp cho biết, từng trải qua ba lần bệnh thập tử nhất sinh, giờ đây, bà chỉ mong mình có sức khỏe để được gặp lại người thân.
15 tuổi bị bán đi làm vợ
Ở với mẹ nuôi, bà đi mót lúa, chăn vịt. Một lần đi chăn vịt để vịt đi lạc, bà bị mẹ đánh nên bỏ nhà đến sống ở khu vực chợ Thủ Thiêm (nay là quận 2).
Nhìn thấy bé gái tội nghiệp, bị cụt một tay các dì, các tiểu thương ở chợ cho ăn, mua quần áo cho mặc. Họ cũng đặt tên cho bà là Hợp.
Một lần, bà leo lên phà qua quận 1 chơi rồi bị thu hút bởi đèn đường sáng rực về đêm, các hàng quán bày biện đẹp mắt, người, xe cộ đi lại nhộn nhịp. Chỉ có bộ quần áo trên người, ban ngày bà Hợp lang thang xin ăn, chiều xuống bến Bạch Đằng tắm, tối thì đến gầm cầu, leo lên các sạp bán hàng ở chợ ngủ.
“Có những đêm sốt cao, tôi chỉ biết nằm co ro chịu đựng. Tôi còn bị đánh, hắt hủi, may mắn không bị xâm hại”, giọng bà Hợp lắng lại.
Những năm sau đó, bà lang thang khắp Sài Gòn, leo lên xe khách, lên tàu hỏa đến nhiều tỉnh khác nhau. Vì vậy, mẹ nuôi không tìm được bà.
Chồng bà Hợp đã bỏ đi khi vợ nằm viện điều trị. Giờ đây, trong căn nhà chỉ có ba mẹ con bà ở. Vì vậy, bà càng khát khao tìm được gia đình để hai con trai biết nhà ngoại như thế nào, ở đâu.
Một lần nữa, bà Hợp được một người phụ nữ đưa về nhà nuôi. Ở với người này, bà phải đi xin tiền đưa về cho mẹ. “Hôm nào tôi xin được nhiều còn có cơm ăn. Hôm nào tôi xin được ít tiền sẽ bị mẹ đánh”, bà Hợp nhớ lại.
15 tuổi, bà Hợp bị mẹ nuôi bí mật bán cho một người đàn ông. Làm vợ người đàn ông được một tuần, bà bỏ trốn, tìm về nhà mẹ nuôi thì người phụ nữ này đã chuyển đi nơi khác. Vậy là, một lần nữa, bà lại phải sống cảnh lang thang. “Có mấy lần, tôi được đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội, nhưng bỏ trốn ra ngoài. Không hiểu sao lúc đó tôi lại làm như vậy”, bà Hợp giải thích.
Cuộc hội ngộ bất ngờ
Cuộc đời bà Hợp chỉ bắt đầu bình yên khi lấy chồng và sinh lần lượt hai con trai.
Năm 1999, được sự giúp đỡ của một người phụ nữ người nước ngoài cùng sự chắt chiu trong thời gian đi làm giúp việc, lao công, bà mua được căn nhà để ổn định chỗ ở.
Cuối năm 2019, bà được nhà hàng xóm cho chiếc tivi kết nối được internet. Một lần mở tivi lên, bà Hợp xem được chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly. Nghe những câu chuyện của người thất lạc gia đình đi tìm nhau, nhìn thấy người ta tìm được người thân, ôm nhau hạnh phúc, nước mắt bà rưng rưng.
Bà Hợp gặp lại gia đình ông Đúng đã cưu mang bà năm xưa. Ảnh: NVCC.
“Từ khi lạc bố mẹ, các anh chị, tôi nhớ họ lắm. Có lúc, tôi rất buồn, tự hỏi sao số phận mình cực khổ vậy. Nước mắt lúc đó cứ chảy ra, muốn đi tìm gia đình nhưng không biết làm sao”, mắt ngấn lệ, bà Hợp nói.
Xem xong chương trình, bà cùng con trai đến ban tổ chức nhờ tìm gia đình giúp.
Đọc được thông tin, nhìn hình ảnh của bà Hợp, ông Võ Văn Đúng, 61 tuổi, ở phường Cát Lái, Quận 2 nhận ra ngay cô bé mất cánh tay từng được mẹ và chị đem về nuôi 50 năm trước.
Ông Đúng kể, ông còn nhớ thời điểm đó vào khoảng năm 1968. Lúc đó, ông khoảng 9-10 tuổi. Khi đi học về, ông thấy trong nhà có bé gái cụt tay, khoảng 5 tuổi bị lạc gia đình và được bà Chín Ốm (con gái nuôi của mẹ ông Đúng) đưa về nuôi.
Ngay lập tức, ông gọi cho bà Hợp theo số điện thoại mà người đăng tin cung cấp.
Được gặp lại gia đình đã cưu mang mình năm xưa, bà Hợp mừng khôn xiết. Vừa ngắt điện thoại, bà nói con trai lớn chạy xe máy từ quận Thủ Đức sang Quận 2 gặp gia đình ông Đúng ngay. "Tôi vui lắm. Mẹ nuôi tôi (bà Chín Ốm) đã đi đâu không ai biết, nhưng từ nay tôi còn có một nơi nữa gọi là gia đình", bà Hợp nói.
Bà Hợp cho biết, bà từng trải qua 3 lần bệnh tưởng như không còn sống được nữa vì vậy, sức khỏe bà ngày càng yếu. Chồng bà thì đã bỏ đi khi vợ đang nằm viện điều trị bệnh. Điều bà mong bây giờ là có thể tìm lại được người thân.
"Tôi đã làm xong thủ tục giấy tờ tùy thân cho các con rồi. Căn nhà này, tôi cũng sẽ làm thủ tục cho hai con trai. Bây giờ, tôi chỉ mong được ôm bố mẹ, các anh chị trong tay, để hai con tôi còn có người thân khi mẹ có mệnh hệ gì", bà Hợp nói, nước mắt cứ thế lăn dài trên má.
Độc giả có thông tin về người thân của bà Hợp vui lòng liên hệ trực tiếp hoặc gọi về số điện thoại 0989167408 (anh Tài - con trai bà Hợp) hoặc 0372909874 (bà Hợp). Trân trọng cảm ơn.
Người mẹ miền Tây khóc cạn nước mắt tìm con mất tích suốt 6 năm
Suốt 6 năm qua, người mẹ miền Tây rong ruổi khắp nơi kiếm tìm đứa con trai mất tích. Hành trang của bà là nước mắt và tấm chăn bị cháy thủng.
" alt="Người phụ nữ lạc gia đình từ nhỏ, mong mỏi tìm được cha mẹ" />