Ngoại Hạng Anh

Ngày này năm xưa: Chiến tranh Vùng Vịnh bùng nổ

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-02-07 00:57:21 我要评论(0)

Động thái đánh dấu giai đoạn bùng nổ của Chiến tranh Vùng Vịnh (1990 - 1991),àynàynămxưaChiếntranhVùmike tysonmike tyson、、

Động thái đánh dấu giai đoạn bùng nổ của Chiến tranh Vùng Vịnh (1990 - 1991),àynàynămxưaChiếntranhVùngVịnhbùngnổmike tyson khi Iraq phải đương đầu với lực lượng liên quân gồm hơn 30 nước, do Mỹ đứng đầu. Đây là cuộc xung đột lớn đầu tiên trên thế giới kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Chính Iraq là nước châm ngòi nổ chiến tranh khi đưa quân tiến đánh Kuwait, quốc gia láng giềng nhỏ bé nhưng giàu tài nguyên dầu mỏ, vào ngày 2/8/1990. Chính quyền Tổng thống Iraq khi đó, Saddam Hussein cáo buộc Kuwait đã khai thác dầu trái phép ở mỏ Rumaila vẫn đang tranh chấp giữa hai nước, đồng thời sản xuất nhiên liệu vượt hạn mức, góp phần dẫn đến tình trạng sụt giảm mạnh giá dầu thô thế giới, gây thiệt hại nghiêm trọng cho Baghdad.

{ keywords}
Quân Iraq tràn sang Kuwait năm 1990. Ảnh: Word Press

Tuy nhiên, động thái của Iraq đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Ngày 29/11/1990, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA) đã thông qua Nghị quyết 678, yêu cầu Iraq đến ngày 15/1 năm sau phải rút hết quân khỏi Kuwait. Sau thời hạn trên, các nước khác có quyền sử dụng “tất cả các phương tiện cần thiết” để chấm dứt sự chiếm đóng của các lực lượng Baghdad ở quốc gia láng giềng.

Trên tinh thần nghị quyết HĐBA, một liên minh chống Iraq gồm 34 nước, trong đó có cả Mỹ, Anh, Pháp, Australia, toàn bộ các quốc gia Ảrập ngoại trừ Jordan và một số nước Đông Âu, được thành lập. Liên Xô không tham gia liên minh này vì muốn giải quyết xung đột bằng các giải pháp chính trị và ngoại giao, dưới sự chủ trì của các cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc.

Với lí do chính quyền Saddam phớt lờ hạn chót của HĐBA, đúng nửa đêm ngày 16/1/1991, liên quân do Mỹ đứng đầu chính thức xúc tiến chiến dịch mang mật danh "Bão táp Sa mạc" chống Iraq.

{ keywords}
Sơ đồ các mũi tấn công của liên quân trong Chiến dịch Bão táp sa mạc. Ảnh: Britannica

Mờ sáng ngày 17/1, các máy bay tiêm kích đầu tiên đã cất cánh từ Ảrập Xêút và các hàng không mẫu hạm Mỹ và Anh ở Vịnh Ba Tư để thực hiện sứ mệnh ném bom Iraq. Mở màn chiến dịch dưới sự chỉ huy của Đại tướng Mỹ Norman Schwarzkopf, dàn chiến đấu cơ liên quân đã đồng loạt không kích các mục tiêu trọng yếu bên trong và xung quanh thủ đô Bagdad. Cả thế giới nín thở theo dõi các diễn biến được phát sóng trực tiếp trên các mạng lưới truyền hình vệ tinh toàn cầu.

Hai giờ đồng hồ sau các vụ oanh tạc đầu tiên, từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã đọc diễn văn trên truyền hình quốc gia tuyên chiến với Iraq và chính thức thông báo về chiến dịch của liên quân nhằm đánh đuổi các lực lượng Iraq đang chiếm đóng Kuwait.

{ keywords}
 

Trong các tuần sau đó, Mỹ và lực lượng đồng minh đã tiến hành đợt không kích tổng lực nhằm vào các cơ sở quân sự và dân sự ở Iraq, bao gồm cả các trung tâm thông tin, căn cứ không quân, trận địa tên lửa, các địa điểm được tin là "nhà máy nguyên tử và hóa học" cũng như các cơ quan chính phủ.

Do bị đánh phủ đầu và tương quan lực lượng yếu hơn, nên hệ thống phòng không Iraq bị thiệt hại nặng nề và gần như bị vô hiệu hóa trong giai đoạn này. Biện pháp trả đũa đáng kể duy nhất của quân đội Iraq là nã các quả tên lửa Scud (loại vũ khí do Liên Xô phát triển từ thời Chiến tranh Lạnh) vào Israel và Ảrập Xêút. Tổng thống Saddam hy vọng, các vụ tấn công tên lửa như vậy sẽ kích động Israel tham chiến, từ đó làm tiêu tan sự ủng hộ của khối Ảrập, vốn "không đội trời chung" với Nhà nước Do Thái, đối với chiến dịch của liên quân.

{ keywords}
Chiến hạm Mỹ USS Wisconsin tham gia chiến dịch Bão táp sa mạc. Ảnh: Rex Features

Song, các nỗ lực phản kích của Iraq tỏ ra không hiệu quả trước hỏa lực phòng thủ mạnh của liên quân. Hơn thế nữa, theo yêu cầu của Washington, Israel vẫn giữ thế trung lập, đứng ngoài cuộc xung đột.

Ngày 24/2/1991, liên quân khởi động giai đoạn hai của chiến dịch Bão táp sa mạc - một đợt tổng tấn công quy mô lớn trên bộ, nhắm vào các lực lượng vũ trang đã lỗi thời và thiếu trang bị của Iraq.

{ keywords}
Xe quân sự Mỹ và xe tăng Ảrập Xêút tiến về thủ đô Kuwait. Ảnh: Time

Hai tiểu đoàn thuộc Sư đoàn đổ bộ đường không số 82 của Lục quân Mỹ đã bí mật tiến vào khu vực phía nam thủ đô Kuwait đang nằm dưới sự kiểm soát của quân Iraq. Cùng lúc đó, các đơn vị khác của liên quân đổ bộ bằng đường biển vào các đảo và một số khu vực duyên hải phía đông Kuwait.

Sang ngày hôm sau, liên quân đã xuyên thủng các vị trí phòng thủ của quân đoàn 3 và 7 của Iraq tại Kuwait, rồi thiết lập một cầu hàng không bằng trực thăng để đẩy mạnh cuộc tấn công sang bên kia biên giới.

{ keywords}
Quân Iraq đầu hàng. Ảnh: Corbis

Ngày 26/2, liên quân tái chiếm được thủ đô Kuwait và một ngày sau giải phóng toàn bộ nước này. Phần lớn các lực lượng Iraq phải đầu hàng, tháo chạy về nước hoặc bị tiêu diệt.

Ngày 28/2, Tổng thống Mỹ Bush tuyên bố ngưng chiến dịch quân sự chống Iraq. Chính quyền Saddam cũng khẳng định sẽ tuân thủ mọi nghị quyết của LHQ liên quan đến cuộc xung đột. Một thỏa thuận ngừng bắn được chính thức ký kết vào ngày 6/3/1991, đánh dấu việc Kuwait khôi phục chủ quyền hoàn toàn.

Như vậy, với ưu thế áp đảo về khí tài quân sự hiện đại cùng chiến thuật hợp lý, liên quân do Mỹ đứng đầu nhanh chóng giành chiến thắng trong cuộc chiến với Iraq chỉ sau 41 ngày. Theo các tài liệu, Mỹ và lực lượng đồng minh đã điều động khoảng 600.000 sĩ quan và binh lính, trên 4.000 xe tăng, hơn 3.700 pháo mặt đất và súng cối, khoảng 2.000 máy bay cánh cố định và trên 100 chiến hạm tham chiến. Trong đó, riêng Mỹ đóng góp tới 74% tổng số nhân lực và vũ khí.

{ keywords}
Một căn cứ của liên quân trúng tên lửa Scud của Iraq, khiến 28 binh sỹ thiệt mạng. Ảnh: History.com

Báo cáo của Lầu Năm Góc cho hay, 149 binh sĩ Mỹ đã chết trận, bao gồm cả 35 trường hợp thiệt mạng do trúng đạn lạc của quân đồng minh. Ngoài ra, Anh có 24 binh sĩ, Pháp 2 binh sĩ, và các quốc gia Ảrập có 39 binh sĩ tử trận. Số quân nhân bị thương là 776 người, trong đó có 467 binh sĩ Mỹ.

Ở phía bên kia chiến tuyến, dù chính thể của Tổng thống Saddam và tiềm lực quân đội Iraq gần như vẫn còn nguyên vẹn, nhưng theo một số thống kê, ước tính có tới 60.000 lính Iraq tử trận, bị thương hoặc bị bắt làm tù binh. Nước này cũng tổn thất khoảng 3.800 xe tăng, hơn 1.400 xe thiết giáp chở quân và xe chiến đấu bộ binh, khoảng 2.900 khẩu pháo và gần 360 máy bay cánh cố định.

{ keywords}
 Một khu dân cư ở thủ đô Baghdad, Iraq bị tàn phá sau một đợt pháo kích trả đũa của liên quân năm 1991. Ảnh: Rex Features

Tuy nhiên, theo hãng thông tấn Sputnik, thiệt hại từ các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc với Iraq còn lớn hơn cả tổn thất nước này phải gánh chịu do giao tranh trực tiếp gây ra. Trong 13 năm bị áp đặt cấm vận kinh tế, Iraq ước tính đã mất tới hơn 200 tỉ USD vì xuất khẩu dầu giảm. Một số nguồn tin quả quyết, người dân nước này cũng chỉ nhận được 10% tổng số lương thực và thuốc men cần thiết để duy trì cuộc sống.

Tuấn Anh

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
 - Lợi dụng người phụ nữ mắc bệnh và tin vào chuyện bùa ngải, 4 đối tượng người Trung Quốc đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Ngày 20/12, TAND TP.HCM đã xét xử và tuyên phạt Guan Zao (46 tuổi), Ke Qin Ying (52 tuổi), Xie Yu Qiong (44 tuổi), Zhang Hua Mei (47, đều quốc tịch Trung Quốc) mức án 9 tháng tù cùng về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo cáo trạng, ngày 19/6/2016, Guan Zao cùng 3 bị cáo trên đến Việt Nam du lịch. Tại sân bay Quảng Đông (Trung Quốc), Guan Zao và các đối tượng gặp 1 thanh niên người Việt Nam có tên là Châu(chưa rõ lai lịch). Sau đó, Châu làm quen và rủ cả 4 người đến Việt Nam thực hiện hành vi lừa đảo bằng hình thức chữa bệnh.

{keywords}
Các bị cáo tại tòa.

Theo đó, Châu phân công Zhang Hua Mei tìm cách tiếp cận người bị bệnh để làm quen. Ke Qin Ying, Xie Yu Qiong sẽ làm “cò” giới thiệu “thầy trị bệnh” còn Guan Zao sẽ theo dõi phản ứng của người bệnh để nắm tình hình.

Khoảng 8g ngày 25/6/2016, biết chị N. (ngụ quận 5) đang bị bệnh, Zhang Hua Mei giả vờ làm quen và hỏi có biết ông thầy nào chữa bệnh giỏi không? Đúng lúc này, Ke Qin Ying và Xie Yu Qiong xuất hiện và giới thiệu có “ông chú” chữa bệnh bằng phép rất giỏi nhưng không lấy tiền. Ying và Qiong còn nói rằng “thầy không lấy tiền công nhưng phải đem theo một số tài sản của mình để thầy làm phép rồi trả lại”.

Tin lời, chị N. mang 5 triệu đồng, 3 miếng vàng SJC và một số tài sản bỏ vào túi nylon đến gặp “thầy” để được cứu giúp. Tại đây, nhóm này đã đánh tráo tài sản của chị N. rồi biến mất. Phát hiện mình bị lừa, nạn nhân làm đơn tố cáo.

M.Phượng

" alt="Tin phép thuật, ‘quý bà’ sập bẫy 4 người Trung Quốc" width="90" height="59"/>

Tin phép thuật, ‘quý bà’ sập bẫy 4 người Trung Quốc

Vụ tai nạn thót tim này xảy ra trên một con đường ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc vào ngày 9/6 vừa qua. Vụ việc được camera giám sát ghi lại.

Video cho thấy, một chiếc ô tô màu trắng đã cán qua người một bé trai 2 tuổi đang chơi giữa đường. Dường như, cậu bé đã rơi vào điểm mù của xe ô tô và tài xế ô tô đã không quan sát thấy.

Sau đó, tài xế xe ô tô nhận ra có điều gì đó không ổn nên đã dừng lại và ra ngoài kiểm tra.

Thật kỳ diệu, ngay sau khi ôtô di chuyển qua, cậu bé bỗng lồm cồm bò dậy. Sau đó, cậu bé được gia đình đưa đến bệnh viện để kiểm tra. May mắn, thương tích của cậu bé không nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên, vụ việc này cũng là một bài học cảnh giác cho các bậc phụ huynh khi trông con, đừng để con chơi ngoài đường và phải theo sát con vì trẻ em thường hiếu động, chỉ cần một chút sơ sẩy là tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Đồng thời, các tài xế khi lái xe trên đường cần chú ý quan sát và phản xạ nhanh để tránh những sự cố không mong muốn.

Phương Linh (Theo Newsflare)

Bạn đã từng chứng kiến những khoảnh khắc va chạm đánh cảnh báo trên đường phố? Hãy chia sẻ video từ camera hành trình và tin bài cộng tác về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn. Xin trân trọng cảm ơn!

Màn phản ứng cực nhanh của người đàn ông lọt gầm xe bồn

Màn phản ứng cực nhanh của người đàn ông lọt gầm xe bồn

Người đàn ông đi xe máy đã tránh thảm kịch cuốn vào gầm xe bồn nhờ phản xạ cực nhanh.

" alt="Bị ôtô cán qua người, bé 2 tuổi thoát chết thần kỳ" width="90" height="59"/>

Bị ôtô cán qua người, bé 2 tuổi thoát chết thần kỳ