Bộ đội Sư đoàn 2 (Quân khu 5) hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.
Bên những kệ trưng bày, xếp sách nghệ thuật được thực hiện công phu, khéo léo, Trung tá QNCN Mai Thu Hương, nhân viên Thư viện Quân khu 5, cho biết: “Các ấn phẩm sách, báo, video clip, hình ảnh trình chiếu, trưng bày tại triển lãm được chúng tôi nghiên cứu, chọn lọc kỹ càng nhằm quảng bá, tuyên truyền đậm nét về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình, sáng suốt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh; ca ngợi truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc ta; đồng thời giới thiệu về Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam với các thông điệp: “Sách hay cần bạn đọc”, “Sách quý tặng bạn”, “Tặng sách hay, mua sách thật”, “Sách hay-mắt đọc, tai nghe”. Ngoài sự tham gia, hưởng ứng của cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị, sau hai tuần tổ chức, triển lãm lưu động còn phục vụ hàng nghìn cựu chiến binh, giáo viên, học sinh, người dân đến tham quan, tìm hiểu”.
Do tính chất, yêu cầu nhiệm vụ đặc thù, cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị thuộc Lữ đoàn Công binh 270 thường xuyên ăn núi, ngủ hầm để đẩy nhanh tiến độ rà phá bom mìn, thi công xây dựng các công trình. Trong những dãy nhà tranh, vách liếp đơn sơ nằm bên khe suối, sườn đồi, các chế độ sinh hoạt ngày, tuần, trật tự nội vụ, vệ sinh được cấp ủy, chỉ huy các cấp quan tâm, duy trì nghiêm túc.
Đều đặn mỗi tháng một lần, các chi đoàn sắp xếp thời gian tổ chức “Ngày hội văn hóa ẩm thực và đọc sách, báo”, tạo sân chơi bổ ích, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia, hưởng ứng. Sau khi thưởng thức bữa sáng tự chọn với nhiều món ngon, hấp dẫn, điểm hẹn quen thuộc của bộ đội là khu vực trưng bày sách, báo, tạp chí được Ban Chấp hành chi đoàn kỳ công xếp đặt, bố trí dưới những tán cây xanh mát.
Theo lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, việc thường xuyên đọc sách, nghiên cứu tài liệu vừa giúp bộ đội nâng cao trình độ hiểu biết, kỹ năng, vốn sống, vừa như liệu pháp tinh thần hữu hiệu để giảm bớt căng thẳng sau một tuần lao động, học tập.
Gần 20 năm công tác tại Lữ đoàn Công binh 280 là ngần ấy thời gian Thiếu tá Cao Bá Oánh, Chính trị viên phó Tiểu đoàn 1 tạm xa gia đình, ngày đêm rong ruổi, gắn bó với bộ đội trên các công trường xây dựng. Hiểu rõ nhu cầu của bộ đội, mỗi lần có dịp về Lữ đoàn giao ban, hội họp, anh đều liên hệ mượn thư viện nhiều sách, báo, tài liệu để “chở lên rừng, mang ra đảo” cho anh em cùng đọc.
Tuy công việc vất vả, bận rộn, điều kiện ăn ở dã ngoại còn nhiều khó khăn, song sách, báo luôn hiện hữu trong cuộc sống, sinh hoạt của những người lính công binh.
Thiếu tá Cao Bá Oánh cho biết: “Ngày nghỉ, giờ nghỉ, ngoài hoạt động thể dục-thể thao, văn hóa-văn nghệ, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị rất hay tìm đọc những tác phẩm văn học, hồi ký, tiểu thuyết, truyện ngắn về đề tài LLVT, chiến tranh cách mạng, những tấm gương bình dị mà cao quý, chuyện tình dưới đáy ba lô... Để phát huy rộng rãi văn hóa đọc của bộ đội, công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về những cây viết trẻ, đầu sách mới luôn được cấp ủy, chỉ huy các cấp quan tâm làm tốt”.
Mỗi dịp cuối tuần, Thư viện Sư đoàn 2 luôn là điểm hẹn lý tưởng của bộ đội. Trong không gian thoáng mát, rộng gần 100 m2, các loại sách, báo, tạp chí được phân loại, xếp đặt khoa học, gọn gàng theo từng chủ đề, thể loại, giúp bộ đội dễ dàng tìm được những tác phẩm hay và phù hợp.
Khoe với chúng tôi cuốn tiểu thuyết nổi tiếng“Thép đã tôi thế đấy”, Binh nhất Trần Mạnh Hùng (Trung đoàn 1) thổ lộ: “Lý tưởng cách mạng cao đẹp cùng triết lý sống của nhân vật chính đã góp phần truyền lửa, thôi thúc chúng tôi không ngừng nỗ lực, cống hiến, quyết tâm hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Mỗi tuần, tôi đều dành 2-3 giờ lên thư viện đọc sách, báo, nghiên cứu tư liệu. Với những sách, truyện dài, tôi đăng ký mượn về đơn vị để đọc trong giờ nghỉ”.
Theo Thiếu tá QNCN Lê Thị Hoa, nhân viên Thư viện Sư đoàn 2, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, bạn đọc có rất nhiều kênh để đọc sách. Tuy nhiên, do tính chất, nhiệm vụ đặc thù của một đơn vị chủ lực đủ quân, các ấn phẩm sách, báo truyền thống vẫn là người bạn đồng hành hữu ích, không thể thiếu đối với bộ đội, nhất là đối tượng hạ sĩ quan, chiến sĩ.
Hiện nay, mỗi năm, đơn vị tiếp nhận khoảng 400-500 đầu sách (mỗi đầu sách từ 10 đến 50 cuốn) thuộc nhiều thể loại, đề tài khác nhau. Phần lớn sách, báo được phân bổ về các trung đoàn, tiểu đoàn trực thuộc để bộ đội nghiên cứu, tìm hiểu. Những cuốn sách về đề tài chiến tranh cách mạng, ca ngợi tình quân dân cá nước, tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng, tình cảm lứa đôi trong sáng... có ngôn từ mạch lạc, dễ hiểu, bố cục trình bày đẹp mắt, nhiều hình ảnh minh họa đi kèm thường được bộ đội đăng ký mượn đọc rất nhiều.
Trò chuyện với cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Sư đoàn 315 tại buổi trưng bày sách của đơn vị nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, chúng tôi được biết, những năm gần đây, trong các hội nghị, sự kiện tập trung đông người, Thư viện Sư đoàn và các trung đoàn đều chủ động liên hệ, đề nghị lồng ghép tổ chức các gian trưng bày, giới thiệu, quảng bá sách, đưa sách đến gần hơn với bạn đọc.
Các chiến sĩ trẻ đều thích đọc sách, song vì điều kiện công tác, thời gian đến thư viện không nhiều, bởi vậy, mong muốn lớn nhất của bộ đội là được cấp trên quan tâm đầu tư xây dựng thêm các phòng đọc điện tử, để họ có thể tra cứu thông tin, tài liệu dễ dàng, thuận lợi hơn.
Đóng quân phân tán trên xã đảo gần bờ, được sự quan tâm đầu tư của cấp trên, đến nay, các trung đội, đại đội trực thuộc của Tiểu đoàn Hỗn hợp 70 (Bộ CHQS tỉnh Quảng Nam) đều có tủ sách, báo riêng để cán bộ, chiến sĩ tìm đọc mỗi khi rảnh rỗi. Mở ba lô lấy quyển thơ Tố Hữu nhỏ bằng bàn tay đưa chúng tôi xem, Trung sĩ Võ Văn Nhân, Khẩu đội trưởng Khẩu đội 1 (Trung đội Pháo 85, Đại đội Pháo mặt đất, Tiểu đoàn Hỗn hợp 70) bộc bạch: “Trong các đợt hành quân diễn tập, tuy quân tư trang đã nặng nhưng cậu nào cũng cố mang theo một vài quyển sách, truyện để thư giãn, giải mỏi khi được dừng chân. Nhờ thói quen đọc sách mà chúng tôi học hỏi, lĩnh hội được rất nhiều điều bổ ích”.
Theo chia sẻ của Thiếu tá Dương Quốc Đức, Chính trị viên Tiểu đoàn Hỗn hợp 70, từ kinh nghiệm thực tế đúc rút sau nhiều năm, cán bộ, chiến sĩ trên đảo thường mách nhau chọn những cuốn sách, truyện, tài liệu “ngắn, mỏng, ít trang” để đọc trước, khi trời đang nắng đẹp; còn những cuốn “dày, dài, nhiều chữ” thì để dành đến khi biển động, bão vào, tàu thuyền dừng hoạt động, sóng ti vi, điện thoại chập chờn mới lấy ra đọc, bởi lúc đó “đói” thông tin, tài liệu lắm.
Có những quyển sách hay, cán bộ, chiến sĩ trên đảo đọc đi đọc lại vài lần, thậm chí thuộc cả lời văn, câu chữ. Trong những lần hành quân dã ngoại làm công tác dân vận ngoài doanh trại, nhờ năng khiếu bình thơ, kể chuyện mà nhiều đồng chí tìm được người thương.
Với những cách làm sáng tạo, đồng bộ và hiệu quả, văn hóa đọc đã và đang lan tỏa trong đời sống quân ngũ của cán bộ, chiến sĩ LLVT Quân khu 5.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>Đưa văn hóa đọc thấm vào đời sống bộ độiNgày 29/7, Tổng cục Chính trị Công an nhân dân (CAND) đã công bố điểm trúng tuyển vào các học viện, trường đại học CAND năm 2017.
" alt=""/>Điểm chuẩn Học viện An ninh hệ dân sự năm 2017Mai Phương Thúy ở thời điểm đăng quang Hoa hậu Việt Nam năm 2006.
Bắt đầu từ đây, Mai Phương Thúy bước chân vào làng giải trí và 17 năm sau, cô vẫn là gương mặt đắt show trong nhiều sự kiện. Thời gian qua bước sang tuổi 35, Hoa hậu Việt Nam 2006 có những quãng trầm nhất định.
Mới đây khi trả lời báo chí về cuộc sống hiện tại, Mai Phương Thúy cho biết cô không còn sở thích với hàng hiệu. "Tôi vẫn yêu thích hàng hiệu, nhưng đơn giản là nhà chật chội, không còn chỗ chứa nữa. Tôi thích một căn nhà nhỏ nhắn vừa phải, không muốn cơi nới thêm. Không thể vì mua thêm quần áo giày dép mà tôi mua thêm một căn nhà được", cô trả lời báo chí.
Mai Phương Thúy cho biết thời gian hiện tại cô chỉ muốn tập trung vào việc học, nghiên cứu để hoàn thiện bản thân hơn nữa. Người đẹp không muốn chưng diện quá nhiều, cô hài hước nói rằng "biết đâu 40-45 tuổi sẽ 'bung lụa' lần nữa".
Mai Phương Thúy không còn muốn mua hàng hiệu vì sợ chật nhà.
Hoa hậu Việt Nam 2006 cũng tâm sự ở tuổi 35 cô không chọn những trang phục khoe da thịt mà lựa những kiểu đơn giản, nền nã. "Trước đây, tôi thường chọn những trang phục gợi cảm, tôn dáng một chút khi đi sự kiện. Tuy nhiên khi tuổi càng cao, tôi bắt đầu cảm thấy ngại với việc khoe da thịt", Mai Phương Thúy tâm sự.
Với người đẹp gốc Hà thành, cô giờ chỉ tập trung vào những kế hoạch mang hiệu quả kinh tế cao. Được biết, Hoa hậu Mai Phương Thúy kinh doanh từ nhà hàng cho đến bất động sản và đầu tư chứng khoán. Cô cũng là người đẹp duy nhất trong dàn Hoa hậu Việt Nam dám "mạnh miệng" về tiền bạc. Phát ngôn nổi bật về tiền bạc chính là: "Tôi không nghèo vì tôi đầu tư theo cách tiền phải đẻ ra tiền, nếu có nguy cơ thất bại tôi không làm và tôi cũng không để chuyện đó xảy ra".
Người đẹp muốn diện những đồ kín đáo, không khoe da thịt.
Trước đó, người đẹp cũng có phát ngôn khá tự tin về tiền bạc rằng: "Tôi không thích chạy theo tiền bạc. Vì thế, tôi để tiền bạc chạy theo tôi". 35 tuổi có trong tay tài sản khổng lồ nhờ kinh doanh đúng cách nhưng đường tình duyên của Mai Phương Thúy vẫn là ẩn số. Cô không công khai chuyện riêng tư và thời điểm hiện tại, Mai Phương Thúy chưa sẵn sàng cho chuyện lấy chồng. Dù kín tiếng trong chuyện đời tư nhưng khi bị truy hỏi về bạn trai, cô cũng tiết lộ đôi chút. Bạn trai của cô hiện tại là người mà cô quen từ năm 20 tuổi. Tính đến nay, hai người đã có hơn 10 năm ở cạnh nhau. Dù vậy, cả hai vẫn chưa có kế hoạch kết hôn.
(Theo GĐ&XH)
" alt=""/>Mai Phương Thúy tuổi 35: Ngại khoe da thịt, không mua hàng hiệu vì chật nhà