Sứ mạng bí mật bắt cóc chuyên gia bom hạt nhân của Hitler
![]() |
Werner Karl Heisenberg,ứmạngbímậtbắtcócchuyêngiabomhạtnhâncủbxh bd nhà khoa học Đức từng đoạt giải Nobel, trở thành nhân vật chủ chốt trong dự án bom nguyên tử của Hitler. Ảnh: Wikimedia Commons |
Một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của quân Đồng minh trong Thế chiến thứ hai là Adolf Hitler và Đức Quốc xã sẽ sử dụng cái gọi là Wunderwaffen, hay “vũ khí kỳ diệu”. Một số vũ khí được đồn đại của phát-xít Đức khá kỳ quặc, như máy phát động đất và tia tử thần. Nhưng những thứ khác, như vũ khí vi trùng, tên lửa và khí độc mới, thì hoàn toàn khả thi. Và điều đáng ngại nhất là khả năng người Đức sẽ chế tạo và kích nổ một quả bom nguyên tử.
Vào đầu Thế chiến II, Đức đã vượt xa các nước khác trong nghiên cứu hạt nhân. Năm 1938, các nhà khoa học Đức phát hiện ra sự phân hạch hạt nhân. Người Đức thậm chí đã thành lập một đơn vị khoa học đặc biệt, đứng đầu là nhà vật lý lượng tử Werner Karl Heisenberg, có nhiệm vụ phát triển vũ khí hạt nhân và tích trữ kho urani cho nỗ lực này.
Để tìm hiểu sự thật, năm 1943 người Mỹ đã tổ chức một đơn vị đặc nhiệm bí mật có nhiệm vụ khám phát bí mật hạt nhân của Đức quốc xã và bắt cóc các nhà khoa học hàng đầu của họ. Đơn vị có tên Phái bộ Alsos này, được đặt mật danh là “Tia chớp A”, bao gồm các nhà khoa học và sĩ quan phản gián, đứng đầu là Đại tá Boris T. Pash. Là một sĩ quan phản gián từng phụ trách an ninh cho chương trình sở hữu vũ khí hạt nhân của Mỹ- Dự án Manhattan, ông Pash từng phát hiện ra một đường dây gián điệp tìm cách đánh cắp vũ khí hạt nhân.
Đại tá Pash và nhóm của ông ban đầu theo quân Đồng minh lên mặt trận Italy và Pháp, thẩm vấn các nhà khoa học Đức bị bắt và thu giữ tài liệu nghiên cứu. Ban đầu họ đi đến kết luận người Đức không có khả năng phát triển một vũ khí hạt nhân nhưng lại không có bằng chứng rõ ràng. Và trong khi thế giới bắt đầu manh nha một cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ, người Mỹ ngày càng lo lắng việc các nhà khoa học Đức Quốc xã và các nghiên cứu hạt nhân của Đức có thể bị Liên Xô thu giữ khi chiến tranh kết thúc.
![]() |
Phòng thí nghiệm của Werner Heisenberg (trái) được đặt bên dưới một nhà thờ thời Trung cổ ở Haigerloch, Đức, nay được biến thành Bảo tàng Atomkeller. Ảnh: Wikipedia |
Để ngăn chặn điều đó xảy ra, Pash đã lãnh đạo đơn vị “Tia chớp A” tiến hành một sứ mạng táo bạo và nguy hiểm nhất của họ: băng qua chiến tuyến và xâm nhập vào lãnh thổ Đức.
"Chiến dịch Lớn": Lùng ra phòng thí nghiệm hạt nhân của Đức Quốc xã
Khi đơn vị nhỏ của Pash xâm nhập vào lãnh thổ kẻ thù vào ngày 22/4/1945, trong một sứ mạng có tên “Chiến dịch Lớn”, họ chỉ được bảo vệ bởi hai chiếc xe bọc thép, bốn xe jeep gắn súng máy và một số vũ khí Đức thu giữ được. Mặc dù khi đó chế độ Đức Quốc xã đang trên đà sụp đổ, đơn vị này vẫn đối mặt với mối đe dọa từ những đơn vị kháng cự của Đức, được gọi là Wehrwulf, gồm những thanh niên Đức Quốc xã cực đoan.
Đi trước cả lực lượng Đồng minh, nhóm “Tia chớp A” lùng sục khắp các vùng nông thôn quanh Heidelberg, hướng tới thị trấn Haigerloch về phía Nam. May mắn cho Pash, người Đức trong thị trấn tin rằng chiến tranh sẽ sớm kết thúc nên đã chủ động đầu hàng, treo hàng loạt tờ giấy trắng từ các cửa sổ và cột điện.
Trong một cái hang cách không xa Haigerloch, Đại tá Pash đã tìm thấy "phần thưởng cho sứ mệnh để đời" của mình: một phòng thí nghiệm hạt nhân của Đức quốc xã, với một lò phản ứng đang thử nghiệm. Người Mỹ bắt đầu tháo dỡ nó ngay ngày hôm sau, rồi phá hủy địa điểm. Sau đó Pash chia nhỏ đội của mình, tiếp tục săn lùng các nhà khoa học Đức đã lẩn trốn.
![]() |
Một bản sao lò phản ứng hạt nhân của Đức Quốc xã được quân Đồng minh phát hiện, trưng bày trong Bảo tàng Atomkeller ở Haigerloch, Đức. Ảnh: AP |
Vào ngày 24/4, nhóm của Pash đã có một phát hiện lớn khác: một nhà máy dệt và các tòa nhà xung quanh đã được chuyển đổi thành phòng thí nghiệm phục vụ các nỗ lực nghiên cứu hạt nhân của Đức. Ở đó họ đã bắt giữ được 25 nhà khoa học. Qua các cuộc thẩm vấn, Pash biết rằng các tài liệu nghiên cứu của Đức đã không bị phá hủy như các nhà khoa học tuyên bố trước đó, mà được niêm phong trong một chiếc trống, rồi đánh chìm xuống một bến tàu. Nhóm của Pash sau đó đã thu hồi được chiếc trống này.
Cuối cùng đội của ông còn phát hiện một kho urani và nước nặng (một dạng nước chứa lượng hydro lớn hơn bình thường), được chôn trong một cánh đồng gần Haigerloch. Họ thậm chí xác định được văn phòng của Heisenberg, dù nhà khoa học hạt nhân này đã biến mất. Một tuần trước đó, Heisenberg đã chạy trốn bằng tàu hỏa và xe đạp trở về nhà của mình ở vùng núi Bavaria, cách đó hơn 300 km.
![]() |
Nhóm "Tia chớp A" tháo dỡ lò phản ứng thử nghiệm của Đức quốc xã. |
Cuộc săn lùng Heisenberg
“Chiến dịch Lớn” kết thúc nhưng Pash vẫn muốn bắt được Heisenberg. Lần theo những đầu mối, ông tìm đến vùng núi Alps ở Bavaria, Đức. Sau khi lực lượng thanh niên Quốc xã Wehrulf phá hủy một cây cầu quan trọng bắc qua hẻm núi, “Tia chớp A” phải từ bỏ các phương tiện xe cộ, Pash dẫn 19 người trong đội leo bộ lên núi.
Khi đến thị trấn Urfeld gần hồ Walchen trên núi cao, họ thấy người Đức đầu hàng hàng loạt. Khoảng 700 tên lính SS nhường đường cho đội quân của Pash. Nhưng viên Đại tá chỉ quan tâm tới việc tìm ra Heisenberg. Sau khi thẩm vấn người dân địa phương, Pash đã lần ra nhà khoa học và gia đình ông ta trong một căn nhà trên núi vào ngày 2/5/1945. Chỉ hai ngày trước đó, Hitler đã tự sát trong boongke ngầm ở Berlin.
Các nhà khoa học Đức cuối cùng được đưa đến một ngôi nhà an toàn có tên Farm Hall ở Anh. Họ công khai tuyên bố đã chống lại Đức quốc xã và từng tìm cách phá hoại các nghiên cứu để Hitler không thể phát triển được bom hạt nhân.
Tình báo Anh đã bí mật cài máy nghe trộm tại Farm Hall và biết được rằng, nhóm khoa học gia Đức đã rất bất ngờ khi biết người Mỹ kích nổ thành công một quả quả bom nguyên tử ở Hiroshima. Otto Hahn, nhà khoa học đã phát hiện ra sự phân hạch hạt nhân, là người chống Đức quốc xã và không tham gia vào nỗ lực nghiên cứu hạt nhân của Hitle, cảm thấy cá nhân ông cũng phải chịu trách nhiệm khi những khám phá ban đầu của ông đã dẫn đến nhiều cái chết khủng khiếp.
Theo baotintuc.vn
(责任编辑:Thế giới)
下一篇:Nhận định, soi kèo Al Ahli vs Qatar SC, 20h30 ngày 7/2: Cửa dưới ‘ghi điểm’
Nhiều làng ở Quảng Bình mênh mông nước, người dân lo tái diễn lũ lịch sử
Tiến Thành
(Dân trí) - Đến tối 28/10, mực nước tại các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh (Quảng Bình) tiếp tục lên. Người dân ở nhiều địa phương của Quảng Bình đang thấp thỏm, lo lũ lụt lịch sử tái diễn.
Tối 28/10, mặc dù mưa ngớt dần, nhưng mực nước tại các vùng trũng của huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh vẫn tiếp tục dâng cao.
Anh Lê Văn Tuần, trú xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy cho biết, mặc dù trưa 28/10, nước lũ có dấu hiệu chững lại, nhưng cơn mưa diễn ra vào chiều tối cùng ngày khiến nước tiếp tục lên.
Mưa lớn gây ngập nhiều khu vực tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Ảnh: Tiến Thành).
"Dù nước lên chậm, nhưng ban đêm chúng tôi rất lo, chỉ sợ lũ lụt lịch sử tái diễn. Từ hôm qua (27/10), chúng tôi đã phải kê cao đồ đạc, di chuyển lên gác, và chuẩn bị lương thực, thực phẩm, đề phòng trường hợp nước ngập dài ngày", anh Tuần nói.
Theo ông Phạm Văn Linh, Chủ tịch UBND xã Liên Thủy, mực nước hiện nay tại địa phương còn thấp hơn đỉnh lũ năm 2020 khoảng 0,8m. Để chủ động ứng phó với mưa lũ, chính quyền xã Liên Thủy đã thực hiện phương châm "4 tại chỗ", di dời người dân vùng trũng thấp đến nơi an toàn. Các hộ dân có nhà cấp 4 cũng được đưa đến các nhà cao tầng để tránh trú.
Nhiều người dân vùng trũng thấp đã di dời đến các căn nhà cao tầng để tránh trú (Ảnh: Tiến Thành).
Xã An Thủy, là một trong những vùng "rốn lũ" của huyện Lệ Thủy, theo thống kê của chính quyền địa phương, đến chiều 28/10, toàn bộ nhà dân trên địa bàn xã đã ngập lụt.
Ông Lê Văn Quyết, Chủ tịch UBND xã An Thủy cho hay, rút kinh nghiệm của đợt lũ lịch sử năm 2020, chính quyền và người dân đã rất chủ động, sẵn sàng ứng phó với lũ lụt. Đặc biệt, trước khi nước dâng cao, người dân đã di dời tài sản đến nơi an toàn.
"Toàn xã có hơn 2.800 hộ dân, đến hết ngày 28/10 đã có 570 nhà dân bị ngập trên 1m và có hơn 2.700 hộ dân nước đã vào nhà. Địa phương đã cử cán bộ và các lực lượng công an, quân sự, dân quân túc trực, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, nhân lực, vật lực, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra", ông Quyết nói.
Người dân tại Quảng Bình đang lo lũ lịch sử sẽ tái diễn (Ảnh: Tiến Thành).
Theo thống kê, tổng số nhà bị ngập lụt tại huyện Lệ Thủy đến thời điểm hiện tại là hơn 19.100 nhà, trong đó gần 8.000 nhà ngập sâu 1m và hơn 11.500 nhà ngập dưới 1m; có 4 nhà dân ở xã Ngư Thủy Bắc bị gió giật tốc mái.
Mưa lũ cũng khiến nhiều tuyến đường vào các bản miền núi huyện Lệ Thủy, như: Tân Ly, Bạch Đàn (xã Lâm Thủy); bản Cồn Cùng, An Bai, Hà Lẹc (xã Kim Thủy) bị ngập, người, phương tiện không qua lại được.
Huyện Lệ Thủy đang tích cực chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện phương châm "4 tại chỗ" linh hoạt, hiệu quả; huy động lực lượng xung kích tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
Trước đó, huyện Lệ Thủy đã tổ chức di dời 89 hộ, 333 khẩu ở các xã Lâm Thủy, Kim Thủy, Ngân Thủy, Thái Thủy đến nơi an toàn. Ngoài ra, tại các xã, thị trấn vùng thấp trũng đã di dời nội bộ các hộ từ nhà thấp sang nhà kiên cố, cao tầng.
Mưa lũ đã khiến gần 30.000 căn nhà tại tỉnh Quảng Bình bị ngập (Ảnh: Tiến Thành).
Tại Quảng Bình, do nước lũ dâng cao, cô lập nhiều địa phương, một số gia đình tại huyện Lệ Thủy không may có người qua đời đành phải kê cao quan tài, tạm hoãn việc an táng chờ nước rút.
Chính quyền địa phương đã cử cán bộ đến thăm hỏi, chia buồn, hỗ trợ thân nhân kê cao quan tài, lo hương khói chu đáo cho người quá cố. Khi nước lũ rút, gia đình sẽ tổ chức hậu sự và an táng người quá cố.
"Hiện nay nhà tôi nước đã lên cao hơn 1m, chỉ còn cách vạch nước lũ năm 2020 khoảng 50cm. Hy vọng trời ngớt mưa, để nước rút dần. Người dân chúng tôi lại thêm một đêm thức trắng để canh lũ", anh Ngô Mậu Tình, trú tại xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, chia sẻ.
Tính đến ngày 28/10, tại Quảng Bình đã có 1 người tử vong, 1 người mất tích do nước cuốn trôi. Nước lũ dâng cao, gây ngập nhiều làng mạc khiến đời sống bà con gặp nhiều khó khăn.
Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình, tính đến 17h ngày 28/10, địa phương này đã có gần 30.000 nhà dân bị ngập lụt; 58 thôn, bản bị chia cắt; các tuyến đường giao thông bị ngập tại 84 điểm; sạt lở 13 điểm; 3 tàu cá bị chìm; sạt lở 1,5km kè biển…
" alt="Nhiều làng ở Quảng Bình mênh mông nước, người dân lo tái diễn lũ lịch sử" />Cổ phiếu nhà Cường "Đô La" cháy hàng; Vinhomes đột biến giao dịch
Mai Chi
(Dân trí) - Trong khi áp lực chốt lời mạnh khiến VN-Index lùi về dưới 1.290 điểm thì VHM vẫn tăng mạnh 4%, khớp lệnh gần 28 triệu cổ phiếu. QCG tăng trần và cháy hàng khi dư mua gấp đôi khớp lệnh.
Hoạt động chốt lời gia tăng quanh vùng 1.290 điểm của VN-Index. Mặc dù phần lớn thời gian phiên sáng nay (14/10), chỉ số VN-Index dao động trên ngưỡng tham chiếu song kết phiên vẫn ghi nhận sụt giảm 2,05 điểm tương ứng 0,16% còn 1.286,34 điểm.
HNX-Index giảm 0,66 điểm tương ứng 0,28% còn 230,72 điểm; UPCoM-Index giảm 0,22 điểm tương ứng 0,24% còn 92,38 điểm.
Thanh khoản thị trường đạt 295,7 triệu cổ phiếu tương ứng 18.282,17 tỷ đồng trên HoSE và 38,4 triệu cổ phiếu tương ứng 692,77 tỷ đồng trên HNX. Thị trường UPCoM có 26,64 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 332,85 tỷ đồng.
Độ rộng thị trường nghiêng về phía các mã giảm giá. Có 433 mã giảm so với 339 mã tăng trên toàn thị trường, tuy nhiên, biên độ dao động của các cổ phiếu không lớn. Cả 3 sàn chỉ có 14 mã giảm sàn và 20 mã tăng trần.
Cổ phiếu Vinhomes vẫn giữ vai trò tích cực nhất đến VN-Index. Chỉ riêng VHM đã đóng góp 2,02 điểm cho chỉ số chính, kế đến là VIC đóng góp 0,7 điểm. Dù vậy, do áp lực bán trên thị trường mạnh hơn, chỉ có 146 mã tăng so với 222 mã giảm, nên 2 mã này vẫn không thể giúp VN-Index đóng cửa với sắc xanh.
Giao dịch tại VHM phiên 14/10 (Nguồn: VDSC).
Cụ thể, VHM tăng 4% lên 45.350 đồng, khớp lệnh cao với 20,7 triệu cổ phiếu, tính cả giao dịch thỏa thuận là 27,6 triệu cổ phiếu. Giá trị giao dịch của VHM đạt 1.246,4 tỷ đồng. VIC tăng 0,8% lên 42.150 đồng, khớp lệnh 4,3 triệu đơn vị; VRE tăng 0,8%, khớp lệnh 11,6 triệu đơn vị.
Trong nhóm ngành bất động sản, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai tích cực nhất khi tăng trần từ sớm và giữ được giá trần đến hết phiên giao dịch. Thị giá của QCG đã là 7.990 đồng/đơn vị, khớp lệnh đạt 1,2 triệu đơn vị trong khi vẫn còn 2,26 triệu cổ phiếu dư mua giá trần.
Chiều ngược lại, nhiều mã bất động sản điều chỉnh. DIG giảm 1,2%; NLG giảm 1,4%; PDR giảm 1,6%; DXG giảm 1,9%; HTN giảm 4,4%. Cổ phiếu TCH chiều nay thoát sàn nhưng vẫn giảm sâu 6,3% còn 16.450 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh lớn với 35,1 triệu đơn vị. Trong số đó, TCH được giao dịch giá sàn tới 13,5 triệu đơn vị.
Cùng "họ" Hoàng Huy, HHS vẫn trắng bên mua, giảm sàn về 7.450 đồng/đơn vị, khớp lệnh đạt 9,2 triệu cổ phiếu. Ngược lại, 2 mã cùng ngành ô tô và phụ tùng là HTL và TMT lại tăng trần và trắng bên bán.
Thanh khoản vẫn tập trung tại cổ phiếu ngân hàng, trong đó, EIB khớp lệnh mạnh nhất, đạt 42,7 triệu đơn vị; VPB khớp lệnh 22,6 triệu đơn vị; MBB khớp lệnh 15,6 triệu đơn vị; STB khớp lệnh 12,9 triệu đơn vị; TCB khớp lệnh 11,9 triệu đơn vị… Tuy vậy, phần lớn mã ngân hàng lại điều chỉnh giá, EIB giảm 4,5%; HDB, LPB, SSB giảm hơn 1%.
Nhiều cổ phiếu được xếp vào ngành hóa chất tăng trần và tăng giá tốt. RDP, DTT, TRC và VAF tăng kịch biên độ sàn HoSE, GVR tăng 2,3%, PHR tăng 2%; DPR tăng 1,8%; DGC, BRC, BFC tăng nhẹ.
Theo giới phân tích, thị trường vẫn tin vào khả năng Fed sẽ tiếp tục cắt giảm 0,25 điểm % lãi suất điều hành trong cuộc họp sắp tới. Hơn thế nữa, sự kiện bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 cũng sẽ tác động nhất định tới thị trường tài chính toàn cầu. Trong bối cảnh nhà đầu tư đang nghe ngóng và chờ đợi những diễn biến quan trọng tới đây, việc thị trường giao dịch chậm và thận trọng có thể tiếp diễn trong tuần này.
Chỉ số VN-Index được dự báo dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm. Do đó, nhà đầu tư được khuyến nghị duy trì tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục đầu tư ở mức hợp lý, có thể cân nhắc hạ tỷ trọng cổ phiếu khi chỉ số VN-Index tiệm cận vùng cận trên quanh 1.300 điểm.
Ngược lại, nhà đầu tư có thể mua vào, gia tăng tỷ trọng cổ phiếu nếu chỉ số lùi về hỗ trợ quanh 1.260 điểm, ưu tiên những nhóm ngành có triển vọng kinh doanh cải thiện trong 2 quý cuối năm, bao gồm ngân hàng, bất động sản nhà ở và nhóm xuất nhập khẩu (dệt may, thủy sản, đồ gỗ).
" alt="Cổ phiếu nhà Cường "Đô La" cháy hàng; Vinhomes đột biến giao dịch" />Cổ phiếu FPT lăm le vượt đỉnh mọi thời đại
Mai Chi
(Dân trí) - Trong khi thị trường lình xình với mức thanh khoản thấp thì cổ phiếu FPT đang bứt tốc tăng điểm trước vùng đỉnh lịch sử của mã này.
Trong bối cảnh thanh khoản thị trường co hẹp, tâm lý nhà đầu tư đẩy lên cao thì việc các chỉ số tăng đầu phiên rõ ràng là một yếu tố bất lợi. VN-Index mở cửa nhảy điểm lên vùng 1.130 điểm nhưng ngay lập tức quay đầu.
Tạm đóng cửa phiên sáng 12/12, VN-Index điều chỉnh 1,28 điểm tương ứng 0,11% còn 1.124,22 điểm; HNX-Index tăng 0,19 điểm tương ứng 0,08% và UPCoM-Index giảm 0,23 điểm tương ứng 0,26%.
Thanh khoản toàn sàn HoSE suốt phiên sáng mới chỉ đạt 303 triệu cổ phiếu tương ứng 6.560 tỷ đồng trong khi con số này trên HNX là 43 triệu cổ phiếu tương ứng 801 tỷ đồng và trên UPCoM là 12 triệu cổ phiếu tương ứng 153 tỷ đồng.
Độ rộng thị trường nghiêng nhẹ về phía các mã giảm với 410 mã giảm giá, 18 mã giảm sàn so với 347 mã tăng, 14 mã tăng trần trên cả 3 sàn.
Phần lớn cổ phiếu ngân hàng phủ sắc đỏ trên bảng điện tử, kìm hãm VN-Index, dù vậy, các mã này chỉ dao động trong biên hẹp. BID, LPB, STB là những mã hiếm hoi tăng giá.
Giữa lúc thị trường lình xình, cổ phiếu ngành tài nguyên cơ bản tiếp tục gây chú ý. POM có lúc tăng trần lên 5.810 đồng trước khi hạ độ cao xuống 5.650 đồng, tăng 4,1%. TTP tăng 3%; HAP tăng 3%; DLG tăng 2,5%; PTB tăng 1,7%; NKG, HSG và TLH cũng đều tăng giá.
Cổ phiếu HPG gây chú ý với diễn biến tăng 1,6% lên 27.950 đồng, khớp lệnh dẫn dầu thị trường, đạt xấp xỉ 20 triệu đơn vị.
Cổ phiếu ngành công nghệ thông tin sáng nay khá tích cực, phần lớn tăng giá. FPT tăng 1,4% lên 96.300 đồng. Cổ phiếu FPT hiện giao dịch tích cực trước vùng đỉnh cũ xấp xỉ 100.000 đồng.
Lịch sử giá cổ phiếu FPT (Nguồn: Tradingview).
Mới đây, trong hai buổi làm việc với Chủ tịch kiêm CEO của Nvidia, Jensen Huang, Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Trương Gia Bình cho biết, công nghệ AI, chip, điện tử là một trong những yếu tố then chốt để Việt Nam đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới.
Ông Bình bày tỏ mong muốn sẽ đồng hành cùng với Nvidia đưa Việt Nam thành cứ điểm thu hút nhân tài AI và bán dẫn trên khắp thế giới để góp phần phát triển hệ sinh thái bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, thúc đẩy các công ty khởi nghiệp, thiết kế, phát triển các siêu máy tính...
Ngành bất động sản không có sự phân hóa nhất định. Trong khi HAR tăng 5,9%; DXS, DXG, SZC, SCR, QCG tăng tốt hơn 1% thì TN1, FIR, ITA, NBB, TDH lại giảm giá khá mạnh. VIC tăng 0,1% lên 44.100 đồng.
Như vậy, VIC đã có 3 phiên liên tục tăng giá trong khi FPT diễn biến tích cực trước vùng đỉnh cũ.
" alt="Cổ phiếu FPT lăm le vượt đỉnh mọi thời đại" />Giá vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt đi xuống
Nhật Quang
(Dân trí) - Sau 1 tuần, giá vàng miếng SJC giảm 1,2 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Giá vàng nhẫn cũng ghi nhận giảm 1,8 triệu đồng/lượng so với trước đó.
Kết thúc giao dịch tuần qua (30/11), giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 83,3-85,8 triệu đồng/lượng (mua - bán). Chênh lệch giữa giá mua và bán là 2,5 triệu đồng/lượng.
Mặt hàng này "khởi động" đầu tuần ở vùng giá 85-87 triệu đồng/lượng, song liên tục sụt giảm theo diễn biến của thị trường quốc tế.
Giá vàng nhẫn tròn trơn hiện được niêm yết tại 82,8-84,7 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 2,2 triệu đồng/lượng ở chiều thu mua và giảm 1,8 triệu đồng ở chiều bán ra so với giá mở phiên đầu tuần trước (25/11).
Tại Bảo Tín Mạnh Hải, giá vàng miếng chốt tuần được niêm yết tại 83,3-85,8 triệu đồng/lượng (mua - bán), còn vàng nhẫn tại đây được giao dịch tại 83,68-84,78 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Trên thế giới, giá vàng chốt tuần ở mức 2.649 USD/ounce, tăng 12 USD trước khi đóng cửa tuần vừa rồi và cũng là mức giá chốt phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11. Đầu tuần, vàng thế giới giảm giá liên tục song đến 2 phiên cuối tuần bất ngờ bật tăng nhờ được thúc đẩy bởi sự suy yếu của đồng USD và lực cầu trú ẩn an toàn do lo ngại căng thẳng địa chính trị dai dẳng.
Phục hồi trong 2 phiên giao dịch cuối của tuần, nhưng kim loại quý này vẫn ghi nhận tháng hoạt động tồi tệ nhất kể từ tháng 9/2023.
Giá thu mua vàng miếng giảm 1,7 triệu đồng/lượng sau 1 tuần (Ảnh: Bảo Tín Mạnh Hải).
Theo khảo sát của Kitco News, đa phần dự đoán giá vàng của các chuyên gia là tăng hoặc đi ngang. Theo đó, 14 nhà phân tích tham gia khảo sát có 6 chuyên gia kỳ vọng giá tăng, 7 người dự đoán giá đi ngang và chỉ có 1 người dự báo giá giảm.
Trong khi đó, từ 199 phiếu bầu trực tuyến của nhà đầu tư cá nhân, 48% kỳ vọng vàng tăng giá, 31% cho rằng kim loại quý sẽ giảm và 21% dự đoán giá đi ngang trong ngắn hạn.
Các nhà phân tích tại CPM Group khuyến nghị nên mua vàng ở mức giá hiện tại với dự đoán giá sẽ đạt 2.700 USD/ounce trong tháng 12.
'Theo CPM Group, giá vàng giảm hồi đầu tuần là do căng thẳng ở Trung Đông giảm và thị trường kỳ vọng Scott Bessent, người được ông Donald Trump đề cử làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ, sẽ có chính sách thuế quan mềm mỏng hơn. Việc bổ nhiệm Bessent đã làm giảm bớt lo ngại về lạm phát và suy thoái kinh tế do thuế quan gây ra, nhưng những rủi ro này vẫn còn hiện hữu.
Tuần này, nhà đầu tư chờ đợi các báo cáo về dữ liệu việc làm tại thị trường Mỹ và chỉ số PMI trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Đồng thời, Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ có phát biểu tại hội nghị New York Times DealBook Summit.
Giá USD liên tục giảm
Ngân hàng Nhà nước kết thúc tuần này niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.251 đồng, tiếp tục giảm 20 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.037-25.463 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.130-25.463 đồng (mua - bán). Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.135-25.463 đồng. Các ngân hàng điều chỉnh giá giao dịch USD giảm theo Ngân hàng Nhà nước song giá bán vẫn ở mức kịch trần.
Trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh được giao dịch tại 25.630-25.730 đồng (mua - bán), giảm 60 đồng so với trước đó.
" alt="Giá vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt đi xuống" />Masan sẽ đầu tư 105 triệu USD vào công ty có trụ sở ở Singapore
Việt Đức
(Dân trí) - Masan được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để rót 105 triệu USD vào công ty mẹ của Trusting Social. Trước đó, hồi tháng 4/2022, một khoản đầu tư giữa 2 đơn vị này cũng được công bố.
Ngày 10/2, Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (mã chứng khoán: MSN) thông báo công ty con The Sherpa đã nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư tại Singapore.
Khoản đầu tư của Masan có giá trị lên đến 105 triệu USD, tương ứng với 25% cổ phần sở hữu tại Trust IQ Pte. Ltd, công ty có trụ sở chính tại Singapore. Như vậy, công ty này được định giá 420 triệu USD.
Theo Masan, Trust IQ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phát triển phần mềm, công nghệ và ứng dụng ở quy mô toàn cầu, trong đó bao gồm phát triển các phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng chính xác, toàn diện dựa trên công nghệ AI, khoa học máy tính. Trust IQ cũng là công ty mẹ của Trusting Social - doanh nghiệp công nghệ có trụ sở tại Việt Nam. Tháng 4/2022, chính Masan đã đầu tư 65 triệu USD để mua lại 25% cổ phần tại Trusting Social.
Theo thông tin giới thiệu trên website của công ty, Trusting Social được nhà sáng lập Nguyễn An Nguyên, hiện là CEO, thành lập năm 2013 tại Mỹ. Công ty này giới thiệu đã đánh giá rủi ro tín dụng đối với hơn 1 tỷ khách hàng tại Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Philippines. Một số quỹ đầu tư lớn đã rót vốn vào Trust IQ gồm Sequoia Capital, Beenext, Tanglin Ventures, 500 Startups và Genesis Alternative Ventures. Công ty này cho biết hiện có 250 nhân sự làm việc tại 11 văn phòng trên thế giới, bao gồm trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Ấn Độ và Việt Nam.
Tổng giám đốc Masan Danny Le nhận giấy chứng nhận đầu tư từ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng ngày 10/2 (Ảnh: MSN).
Tại họp đại hội cổ đông thường niên của Masan được tổ chức tháng 4/2022, ông Nguyên cũng xuất hiện trên sân khấu chính và thuyết trình về dự án hợp tác giữa Trusting Social và Masan sau khi công ty công nghệ này nhận khoản đầu tư từ tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.
Các mục tiêu quan trọng trong hợp tác giữa hai doanh nghiệp này là xây dựng nền tảng khách hàng thân thiết, mục tiêu phát hành thẻ tín dụng cho nhóm khách hàng bình dân không cần chứng minh thu nhập.
Tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang là một trong những doanh nghiệp hoạt động sôi nổi nhất trên thị trường M&A. Năm 2022, Masan đạt doanh thu thuần hơn 76.000 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế hơn 4.700 tỷ đồng, thấp hơn 50% so với 2021.
" alt="Masan sẽ đầu tư 105 triệu USD vào công ty có trụ sở ở Singapore" />
- ·Nhận định, soi kèo Rajasthan United vs Aizawl FC, 18h00 ngày 6/2: Tin vào chủ nhà
- ·Vàng nhẫn lập kỷ lục mới 89,2 triệu đồng/lượng
- ·Văn Thanh tiết lộ bất ngờ về bàn thắng đầu tiên tại V
- ·Tin vui với bưởi Việt Nam
- ·Nhận định, soi kèo Valencia vs Barcelona, 3h30 ngày 7/2: Nhọc nhằn hạ Bầy dơi
- ·Cổ phiếu nhà Cường "Đô La" ra sao sau một tháng cựu CEO bị bắt?
- ·Cổ phiếu HAGL Agrico lao dốc, chuẩn bị hủy niêm yết
- ·Văn Toàn lý giải sự sa sút của HAGL ở đầu V
- ·Nhận định, soi kèo Young Boys vs Yverdon
- ·Tiền gửi của người dân vào ngân hàng đạt kỷ lục gần 7 triệu tỷ đồng
Chứng khoán vượt 1.300 điểm
Mai Chi
(Dân trí) - Thị trường chứng khoán trong nước khởi đầu tháng 10 thuận lợi với việc chinh phục thành công mốc 1.300 điểm ngay trong phiên sáng.
Thị trường mở cửa phiên giao dịch sáng nay (1/10) với những cú "nhảy gap" của các chỉ số. Lực cầu tích cực cùng nguồn cung được tiết chế đã giúp các chỉ số tăng ổn định, đồ thị leo dốc.
VN-Index tạm kết phiên sáng tăng 13,29 điểm tương ứng 1,03% lên 1.301,23 điểm, một lần nữa chinh phục thành công cao độ 1.300 điểm - ngưỡng tâm lý rất quan trọng đối với cộng đồng đầu tư. HNX-Index tăng 2,24 điểm tương ứng 0,95% và UPCoM-Index tăng 0,19 điểm tương ứng 0,21%.
Sắc xanh bao phủ thị trường với tổng cộng 521 mã tăng giá so với 206 mã tăng trần. Tuy vậy, số lượng mã tăng trần vẫn rất khiêm tốn. Sàn HoSE chỉ có 1 mã tăng trần trong số 292 mã tăng, sàn HNX có 10 mã tăng trần và UPCoM có 10 mã tăng trần.
VN-Index lấy lại ngưỡng 1.300 điểm (Nguồn: DNSE).
Cổ phiếu lớn trong rổ VN30 phát huy tốt vai trò dẫn dắt với 27 trên 30 mã tăng, VN30-Index tăng 16,04 điểm tương ứng 1,19%, tăng mạnh hơn VN-Index. Riêng 30 mã thuộc rổ này đã chiếm một nửa tổng giá trị giao dịch HoSE, đạt 5.006,49 tỷ đồng.
VHM tăng 2,8% lên 44.000 đồng, dẫn đầu mức tăng trong VN30. Các cổ phiếu khác như STB, HPG, GVR, BID,MSN, TCB, ACB cũng tăng giá tích cực. Một số mã có khớp lệnh cao: HPG tăng 2,1%, khớp hơn 25 triệu đơn vị; TCB tăng 1,7%, khớp 19,3 triệu đơn vị; MBB tăng 1,4%, khớp 10,5 triệu đơn vị.
Vốn là nhóm rất "nhạy" với xu hướng thị trường, cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính khởi sắc với giao dịch sôi động. ORS tăng trần sớm nhất, khớp lệnh đạt 15,8 triệu đơn vị và dư mua giá trần 1,2 triệu cổ phiếu. BSI tăng 4,6%; VIX tăng 4,2%, khớp lệnh 35,2 triệu cổ phiếu; TVB tăng 3,3%; VDS tăng 2,7%; AGR tăng 2,6%; CTS tăng 2,6%; TCI tăng 2,5%; VND tăng 2,3%; HCM tăng 2,1%...
Thanh khoản có sự nới rộng đáng kể, cho thấy sự ủng hộ của dòng tiền khi chỉ số đại diện sàn HoSE "công phá" 1.300 điểm. Theo đó, sáng nay khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 466,33 điểm tương ứng 10.699,75 tỷ đồng; con số này trên HNX là 45,55 triệu cổ phiếu tương ứng 750,21 tỷ đồng và trên UPCoM là 29,77 triệu cổ phiếu tương ứng 379,78 tỷ đồng.
Hầu hết cổ phiếu bất động sản tăng giá. Cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai tăng mạnh nhất, tăng 6,8%, có thời điểm được giao dịch giá trần. FDC tăng 5,6%; LDG tăng 2,8%; KDH tăng 2,3%; NTL, NVL cùng tăng 1,8%.
Theo các thống kê, trong vòng 30 tháng, VN-Index đã có 7 lần chạm hoặc áp sát 1.300 điểm, trong đó chỉ tính từ đầu năm 2024, vùng kháng cự trên đã 5 lần làm khó chỉ số. Vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm là xu hướng chỉ số sẽ ra sao sau khi vượt qua mốc 1.300 điểm.
Lần gần nhất thị trường chứng khoán tăng mạnh mẽ từ mốc này đã từ cuối tháng 8/2021, sau đó tiếp tục chinh phục các mốc quan trọng khác là 1.400 điểm và 1.500 điểm trước khi quay đầu rơi vào "down-trend" vào tháng 4/2022.
" alt="Chứng khoán vượt 1.300 điểm" />Mỹ lên tiếng về kịch bản Ukraine nhượng bộ lãnh thổ với Nga
Minh Phương
(Dân trí) - Quan chức Mỹ nhấn mạnh, quyết định có nhượng bộ lãnh thổ cho Nga hay không là phụ thuộc vào Ukraine.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan (Ảnh: Reuters).
"Theo tôi, điều quan trọng là Ukraine tự quyết định vận mệnh của mình, chứ không bị áp đặt bởi các cường quốc bên ngoài, kể cả Mỹ", Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn ABC Newsngày 1/12.
Ông nói thêm: "Về lãnh thổ, an ninh hay các yếu tố khác, tôi sẽ không bàn công khai về vấn đề đó. Tôi nghĩ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nên là người nói về điều đó bởi vì cuối cùng, chúng ta đang đề cập đến đất nước của ông ấy".
Theo ông Sullivan, Kiev hiểu rằng cuộc xung đột cuối cùng sẽ được giải quyết thông qua đàm phán.
"Trong suốt năm 2024, chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với Tổng thống Zelensky và đội ngũ của ông ấy về hình thức của các cuộc đàm phán như vậy. Điều quan trọng trong năm nay là chúng tôi cố gắng cung cấp cho Ukraine càng nhiều công cụ càng tốt để họ có thể tham gia đàm phán và cảm thấy có thể đạt được kết quả mà họ mong muốn", ông cho hay.
Bình luận trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Zelensky bất ngờ để ngỏ ký thỏa thuận ngừng bắn với Nga.
Trong cuộc phỏng vấn với Sky News hôm 29/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky được đề nghị bình luận về thông tin gần đây cho rằng đội ngũ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang cân nhắc cho phép Nga giữ lại lãnh thổ đã kiểm soát ở Ukraine để đổi lấy việc Ukraine trở thành thành viên NATO.
Ông nói: "Nếu muốn chấm dứt giai đoạn nóng của cuộc chiến, chúng tôi cần đưa lãnh thổ Ukraine mà chúng tôi đang kiểm soát vào chiếc ô bảo trợ của NATO. Chúng tôi cần phải làm điều đó nhanh chóng. Sau đó Ukraine có thể lấy lại các vùng lãnh thổ mà Nga đã kiểm soát bằng con đường ngoại giao".
Đây là lần đầu tiên kể từ khi xung đột nổ ra cách đây gần 3 năm, ông Zelensky phát tín hiệu sẵn sàng chấp nhận một thỏa thuận ngừng bắn với Nga, đổi lại, NATO sẽ bảo trợ các vùng lãnh thổ hiện do Ukraine kiểm soát.
Trong suốt cuộc xung đột kéo dài gần 3 năm qua, chính quyền của ông Zelensky luôn tuyên bố hòa đàm chỉ diễn ra khi Nga rút hết quân và khôi phục lại đường biên giới năm 1991 cho Ukraine.
Theo giới quan sát, những bước lùi trên chiến trường của Kiev cũng như việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump theo đuổi giải pháp nhằm nhanh chóng chấm dứt xung đột Nga - Ukraine là hai trong số các lý do khiến Ukraine thay đổi lập trường.
Giới chức Kiev gần đây phát đi tín hiệu rằng họ ưu tiên đạt được các đảm bảo an ninh, hơn là vấn đề lãnh thổ, để chắc chắn Nga không thể mở rộng quyền kiểm soát lãnh thổ ở Ukraine cũng như không thể tiến hành các chiến dịch tấn công quân sự vào Ukraine sau này.
Tổng thống Zelensky hôm qua cho biết, Kiev cần gia nhập NATO và cần được trang bị thêm vũ khí trước khi đồng ý ngồi vào bàn đàm phán với Nga. Tuy nhiên, đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy NATO sẽ chấp thuận sớm kết nạp Ukraine.
Theo TASS" alt="Mỹ lên tiếng về kịch bản Ukraine nhượng bộ lãnh thổ với Nga" />
- ·Nhận định, soi kèo Valencia vs Barcelona, 3h30 ngày 7/2: Nhọc nhằn hạ Bầy dơi
- ·Lộ lý do giá xăng ngừng tăng
- ·Xe máy va chạm với ô tô, hai học sinh lớp 9 tử vong
- ·Chứng khoán sẽ tăng tiếp hay điều chỉnh trong tháng 3?
- ·Soi kèo góc Valencia vs Barcelona, 3h30 ngày 7/2
- ·Giao dịch bứt phá, du lịch thả ga cùng Chứng khoán KIS
- ·PJICO đồng hành cùng khách hàng vượt bão Yagi
- ·Văn Toàn thừa nhận chưa đủ tầm nối gót Công Phượng, Xuân Trường
- ·Nhận định, soi kèo Mohun Bagan Super Giant vs Punjab, 21h00 ngày 5/2: Niềm vui đứt đoạn
- ·Quế Ngọc Hải trở lại, lái trưởng Viettel lên cơn đau đầu 'dễ chịu'