Facebook bắt đầu khoá tính năng thu thập dữ liệu người dùng
Theắtđầukhoátínhnăngthuthậpdữliệungườidùtin chuyển nhượng arsenal 24ho đó, những ứng dụng không tuân thủ quy trình đánh giá, phân loại của Facebook đều sẽ bị khoá tính năng kể từ ngày 1/8.
5 cách để được nhiều Like trên Facebook(责任编辑:Thời sự)
下一篇:Nhận định, soi kèo Everton vs Leicester, 22h00 ngày 1/2: Tự tin gia tăng cách biệt
- - Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018 đã được Bộ Khoa học và Công nghệ trao cho TSKH Trần Đình Phong (Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội) Và PGS.TS Phạm Văn Hùng (Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TPHCM).
Ngày 18/5, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018. Đây là một trong các sự kiện quan trọng chào mừng ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5.
Buổi lễ có sự tham gia của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và đại diện nhiều cơ quan của Chính phủ, Quốc hội. GS Nguyễn Đức Chiến, đại diện hội đồng giải thưởng Tạ Quang Bửu 2018 đánh giá, số lượng hồ sơ đề xuất năm nay khá lớn (54) chứng tỏ kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam ngày càng có chất lượng hơn, công bố ở các tạp chí quốc tế được xếp hạng cao hơn trong từng lĩnh vực. Mặt khác, điều đó cũng cho thấy các nhà khoa học, đặc biệt các nhà khoa học trẻ, rất quan tâm đến giải thưởng Tạ Quang Bửu.
Sự kiện có sự tham gia của nhiều đại diện Bộ, ngành. Trong ảnh là 2 Thứ trưởng của Bộ GD-ĐT và Bộ Thông tin và Truyền thông. ...và có sự hiện diện của đại diện gia đình cố GS Tạ Quang Bửu. Ban tổ chức quyết định trao giải thưởng cho 2 tác giả của công trình khoa học xuất sắc là: TSKH Trần Đình Phong (37 tuổi, Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và PGS.TS Phạm Văn Hùng (44 tuổi, Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TPHCM).
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018 cho 2 cá nhân có những công trình xuất sắc. TSKH Trần Đình Phong là tác giả chính của công trình lĩnh vực Vật lý: “Cấu trúc polymer và cơ chế hoạt động xúc tác tạo H2 của molybdenum sulfide vô định hình”.
Công trình sản xuất nhiên liệu hydro từ nước với giá thành rẻ so với bằng vật liệu truyền thống. Vật liệu truyền thống để làm việc này là bạch kim (Pt), là vật liệu hiếm và đắt tiền. Để thay thế Pt, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu chế tạo những vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm, có trữ lượng lớn trên trái đất.
TS Trần Đình Phong và nhóm đã tổng hợp được chất xúc tác molybdenum sulfide vô định hình bằng nhiều phương pháp khác nhau với khối lượng lớn.
Công trình này xác định được cơ chế hoạt động xúc tác của vật liệu này một cách đầy đủ và từ đó đề xuất phương pháp thiết kế một thiết bị sản xuất tách hydro từ nước bằng năng lượng mặt trời có thể đạt hiệu suất chuẩn của cơ quan năng lượng Mỹ.
Công trình được công bố trong Nature Materials là một tạp chí khoa học hàng đầu thế giới, được SCIMAGO xếp hạng 2/1983 trong Khoa học vật liệu, 2/863 trong Hoá học và 3/4363 trong Kỹ thuật.
PGS.TS Phạm Văn Hùng là tác giả chính của công trình khoa học trong lĩnh vực Sinh học Nông nghiệp: “Khả năng tiêu hóa in vitro và sinh đường in vivo của các loại tinh bột gạo có hàm lượng amylose khác nhau và tinh bột gạo biến đổi bằng phương pháp vật lý.
Công trình của PGS.TS Phạm Văn Hùng nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc và chỉ số đường huyết của các loại tinh bột gạo ở Việt Nam khi tiến hành xử lý nhiệt-ẩm và ẩm-nhiệt. Bằng các phương pháp xử lý trong công trình này, nhóm nghiên cứu đã tạo ra được các loại tinh bột có chỉ số đường huyết trung bình và thấp. Đây là tiền đề cho các nghiên cứu ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng ở Việt Nam để phòng chống các bệnh mãn tính của con người và đặc biệt dùng cho các bệnh nhân tiểu đường và béo phì.
Công trình được công bố trong Food Chemistry là một tạp chí khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Nông nghiệp và Sinh học, được SCIMAGO xếp hạng 9/273 trong Công nghệ thực phẩm.
2 nhà khoa học này được nhận bằng chứng nhận giải thưởng của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và tiền thưởng 200 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công Nghệ Chu Ngọc Anh tặng hoa cho 3 nhà khoa học. Ngoài ra, ban tổ chức cũng trao giải thưởng nhà khoa học trẻ cho TS Đỗ Quốc Tuấn (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) là tác giả công trình khoa học trong lĩnh vực Vật lý: “Lý thuyết hấp dẫn phi tuyến nhiều chiều có khối lượng”. Công trình được công bố trong Physical Review D, tạp chí khoa học uy tín hàng đầu trong lĩnh vực Vật lý. Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ là 50 triệu đồng.
Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng thường niên của Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Giải thưởng góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản nói riêng, khoa học và công nghệ Việt Nam nói chung. Các nhà khoa học đoạt giải thưởng phải có những đóng góp chủ đạo trong quá trình nghiên cứu khoa học tại Việt Nam và công bố các kết quả thu được trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín.
Thanh Hùng
" alt="2 nhà khoa học được trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018" /> Quốc Tuấn có chặng đường 22 năm đồng hành cùng con trai chữa bệnh. Quốc Tuấn xác định ngay từ đầu rằng mình phải hy sinh cuộc sống của bản thân để toàn tâm toàn ý đồng hành với con. "Nhiều đêm tôi nằm nghĩ, con thiệt thòi là do mình chứ không phải do con. Nếu tôi được sống với đam mê nhưng con không vui vẻ, hạnh phúc thì cuộc sống của tôi không còn ý nghĩa gì cả. Ngược lại, nếu con vui và từng bước trưởng thành, tôi thấy mình đang làm đúng", nam diễn viên chia sẻ với VietNamNet.
Thời gian đầu, nhiều tiên lượng rằng khả năng chữa thành công rất thấp. Thế nhưng, bằng niềm tin, tình yêu vĩ đại của người cha, Quốc Tuấn vẫn luôn sát cánh bên con từng ngày qua nhiều cuộc phẫu thuật trong và ngoài nước. Không phụ sự chăm sóc, hy vọng của bố và mọi người, Bôm ngày càng có tiến triển tốt về sức khỏe sau hơn 10 cuộc phẫu thuật. Cậu không chỉ kiên cường vượt qua nghịch cảnh mà còn hoàn thành hệ trung cấp Jazz 7 năm tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam mới đây.
Câu chuyện diễn viên Quốc Tuấn và những cuộc hành trình ngàn dặm đưa con trai đi khắp nơi để phẫu thuật căn bệnh hiểm nghèo khiến nhiều người cảm động và khâm phục. Trên hành chính đó, diễn viên Quốc Tuấn gặp không ít khó khăn, trải qua nhiều sóng gió. Anh tâm sự có những lúc bản thân trầm cảm vì quá mệt mỏi. Tuy nhiên, anh luôn phải tự dặn mình tỉnh táo, cân bằng cảm xúc của bản thân để có thể làm chỗ dựa vững chắc cho con trai.
"Nói thật là có lúc tôi cảm thấy mình bị trầm cảm. Tôi luôn phải kiểm soát bản thân xem đang ở ngưỡng nào để điều chỉnh. Tôi dặn mình phải nỗ lực tối đa để định hướng, tạo nền tảng để con tự lập với cuộc sống", nghệ sĩ Quốc Tuấn tâm sự.
Dần hái trái ngọt
Diễn viên Quốc Tuấn đã nghỉ hưu từ năm 2021. Cuộc sống tuổi hưu của anh không phải là nghỉ ngơi mà nam diễn viên vẫn đam mê công việc và tập trung chăm lo cho bé Bôm. Nhìn con trai mới ngày nào còn đỏ hỏn giờ đã 22 tuổi, cao lớn và chững chạc hơn nhiều, diễn viên Quốc Tuấn phần nào đó cảm thấy an tâm và hãnh diện. Những nỗ lực của hai cha con dần được đền đáp.
Dù con trai đã dần trưởng thành, có định hướng nghề nghiệp tốt nhưng nghệ sĩ Quốc Tuấn chia sẻ, chặng đường anh đồng hành cùng con trai vẫn còn rất dài phía trước. Anh luôn đau đáu làm sao để khi mình không còn sức khỏe đồng hành cùng con, Bôm vẫn sẽ có một nghề nghiệp để tự nuôi sống bản thân mình.
Hiện tại, có nhiều người gửi lời mời công việc tới Bôm. Tuy nhiên, NSƯT Quốc Tuấn chia sẻ, anh muốn con trai học càng nhiều kiến thức càng tốt để có một nền tảng vững chắc trước khi bắt đầu làm nghề. Vì thế, Bôm sẽ tiếp tục theo học hệ đại học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Cũng theo tiết lộ của nghệ sĩ Quốc Tuấn, sắp tới Bôm sẽ có kế hoạch phẫu thuật hàm để thuận lợi hơn trong việc nói chuyện. Về Quốc Tuấn, nam diễn viên hiện tại đã nghỉ hưu. Gần đây, khi sức khỏe của con trai tiến triển tốt, anh dần trở lại đóng phim.
Clip Bôm chơi đàn trong buổi thi tốt nghiệp:
Thu Hà
Diễn viên Quốc Tuấn: Có lúc tôi hoảng loạn, không dám sống cho mìnhNghệ sĩ Quốc Tuấn thừa nhận có những lúc anh bị trầm cảm, hoảng loạn nhưng luôn phải tự kiểm soát tình trạng của bản thân để có thể đủ sức đồng hành bên con trai Bôm." alt="Hành trình đáng khâm phục của 'ông bố quốc dân' Quốc Tuấn" />- "Em không bất ngờ với kết quả bởi đã dự đoán từ khi thi xong, nhưng lúc xem điểm cũng rất hồi hộp. Em hơi tiếc vì bài thi môn Sinh bị sai mất 2 câu dù không quá khó, mỗi câu 0,25 điểm" - Phúc chia sẻ.
Với kết quả này cộng với 0,5 điểm ưu tiên khu vực, Phúc tự tin đăng ký vào Trường ĐH Y Hà Nội.
Nguyễn Đăng Phúc (Đức Thọ, Hà Tĩnh) giành 2 điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 Phúc sinh ra trong gia đình có hai anh em, bố mẹ làm nghề nông, vất vả quanh năm với ruộng đồng. Ý thức sớm điều này, từ nhỏ Phúc đã cố gắng học tập, mong muốn sau này có công việc ổn định để đỡ đần bố mẹ.
Từ những ngày đầu bước chân vào cấp 3, Phúc đã ước mơ làm bác sĩ để sau này giúp đỡ mọi người và có thể thỏa sức nghiên cứu về sinh vật.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, suốt 3 năm phổ thông, Phúc đạt học sinh giỏi toàn diện và đạt giải Ba kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán.
“Từ khi lên cấp 3, em đã từ bỏ thói quen dành thời gian lướt Facebook. Thay vào đó, em tập trung đọc sách, đặc biệt là những cuốn liên quan đến khoa học, phát triển tư duy. Em rất thích môn Sinh học" - Phúc nói.
Phúc "nghiện" đọc sách Chia sẻ kinh nghiệm học tập và đi thi, Phúc nói rằng muốn học tốt thì đừng để bản thân quá lo lắng, tự tạo áp lực, nhất là đừng vội vàng khi làm bài.
“Ngoài việc học trên trường và đọc sách thì em thường xuyên học online. Gần 1 tháng trước khi kỳ thi diễn ra, em đã tập trung giải hết tất cả các đề thi minh họa. Môn Toán đạt điểm 10 bởi em làm từ bài dễ đến bài khó - câu nào dễ em làm trước, câu nào khó sẽ tìm cách giải sau”.
Thầy Phan Đăng Nhân, giáo viên dạy môn Toán của Phúc, rất tự hào về cậu học trò của mình. “Phúc là cậu học trò mà thầy rất mến bởi sự chăm ngoan, thông minh và chịu khó. Ngoài 3 môn Toán, Hóa, Sinh thì những môn khác em ấy cũng học tốt. Thầy mong em sẽ thành công trên chặng đường sắp tới và trưởng thành, đạt được giấc mơ làm bác sĩ giỏi”.
Thiện Lương
Ngã rẽ của đôi bạn 10 năm cõng nhau đến trường ở Thanh Hóa
Ngô Minh Hiếu - người 10 năm cõng bạn đi học đang làm phụ hồ trước khi nhập học với mơ ước trở thành bác sĩ. Còn Minh mong sẽ theo ngành IT, nhưng sẽ xoay xở ra sao khi không còn Hiếu ở bên hàng ngày?
" alt="Nam sinh trường huyện ở Hà Tĩnh giành 2 điểm 10, đạt 29,5 điểm xét đại học" /> Hình ảnh Thạch Linh mặc bộ áo dài độc đáo được ghi lại tại phố đi bộ ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Bộ áo dài do chính cô thiết kế với những chi tiết đặc biệt mang dấu ấn và tinh thần Việt Nam: Hình ảnh cờ đỏ sao vàng, chiến sĩ đang bảo vệ vùng biển đảo Tổ quốc và nổi bật nhất là bản đồ Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa rõ nét. Sống động biểu tượng 12 con giáp trên trang phục Thạch LinhLấy cảm hứng từ các linh vật, NTK Thạch Linh đã sáng tạo BST thời trang 12 con giáp.
" alt="Thạch Linh gây ấn tượng với áo dài in hình bản đồ Việt Nam tại Trung Quốc" />- Công văn nêu rõ, việc kiểm tra, đánh giá học sinh được thực hiện theo quy định hiện hành, đảm bảo đánh giá đúng chất lượng học tập của người học, linh hoạt trong tổ chức thực hiện khi ứng phó với dịch Covid-19.
Về đánh giá thường xuyên, đối với hình thức học tập qua truyền hình, Bộ GD-ĐT hướng dẫn các nhà trường, giáo viên thực hiện giao nhiệm vụ học tập thông qua các hình thức linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế.
Các thầy cô hướng dẫn, hỗ trợ học sinh tự học, tự hoàn thành nhiệm vụ học tập gắn với nội dung dạy học trên truyền hình; tổ chức thực hiện phiếu học tập để hướng dẫn học sinh tự học, hoàn thành nhiệm vụ học tập theo yêu cầu cần đạt của từng môn học và hoạt động giáo dục.
Phối hợp với gia đình học sinh, các giáo viên thực hiện đánh giá học sinh trong quá trình học tập với hình thức phù hợp, hướng dẫn các em phản hồi thông tin qua phiếu học tập. Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin để giao bài và nhận bài làm, sản phẩm học tập của học sinh qua các ứng dụng phần mềm phổ biến, thuận tiện trong sử dụng như zalo, facebook, email.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng Đối với hình thức dạy học trực tuyến (hoặc trực tiếp kết hợp với trực tuyến), trong quá trình giảng dạy, giáo viên chú trọng việc giao nhiệm vụ học tập cho học sinh; thực hiện linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật đánh giá thường xuyên theo quy định. Thầy cô tăng cường khuyến khích, động viên, hướng dẫn, hỗ trợ học trò tự học, tự hoàn thành nhiệm vụ học tập, hoàn thành phiếu học tập, thu thập thông tin phản hồi qua các buổi học trực tuyến để đánh giá học sinh.
Nhà trường, giáo viên hướng dẫn để cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình đánh giá người học. Trong đó, phụ huynh cần khuyến khích, hỗ trợ học sinh tự học, luyện tập, thực hành, vận dụng và trải nghiệm kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống để hình thành các phẩm chất, năng lực theo yêu cầu cần đạt của từng môn học, hoạt động giáo dục. Cha mẹ quan sát các biểu hiện theo yêu cầu cần đạt của một số phẩm chất, năng lực ở học sinh thông qua trò chuyện, tương tác và giao nhiệm vụ cho học sinh ở nhà, để phản hồi thông tin, trao đổi cùng giáo viên trong quá trình đánh giá.
Học sinh lớp 1, 2 làm bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tiếp
Đối với hoạt động đánh giá định kỳ, Bộ GD-ĐT hướng dẫn chỉ thực hiện khi học sinh đã được học nội dung chương trình các môn học/hoạt động giáo dục tương ứng; đã được giáo viên tổ chức thực hiện đánh giá thường xuyên trong quá trình học tập và được tổng hợp kết quả đánh giá tại các thời điểm theo quy định (giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học).
Các nhà trường có thể tổ chức đánh giá định kỳ linh hoạt vào các thời điểm phù hợp với từng đối tượng và điều kiện tổ chức dạy học thực tế tại địa phương.
Theo đó, đối với lớp 1 và lớp 2, việc tổ chức bài kiểm tra định kỳ được tổ chức bằng hình thức trực tiếp. Điều này nhằm đánh giá thực chất kết quả học tập của học sinh và tăng trách nhiệm quản lý của các cấp. Trong điều kiện phòng chống dịch Covid-19, cơ sở giáo dục thực hiện các giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực tế và đảm bảo an toàn trong phòng dịch.
Cụ thể, nhà trường cần lập kế hoạch thời gian thực hiện bài kiểm tra định kỳ; tổ chức họp với cha mẹ học sinh để phổ biến, hướng dẫn, tạo sự đồng thuận về phương án thực hiện. Các trường chia nhỏ số học sinh/lớp để tổ chức hướng dẫn, ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức, định hướng nội dung “cốt lõi” trước khi thực hiện bài kiểm tra định kỳ đối với môn Toán, môn Tiếng Việt để đánh giá học sinh cuối học kỳ I và cuối năm học.
Trong trường hợp bất khả kháng, tại thời điểm kiểm tra định kỳ, học sinh không thể đến trường để làm bài kiểm tra bằng hình thức trực tiếp, cơ sở giáo dục báo cáo phương án, điều kiện tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tuyến về Phòng GD-ĐT để được kiểm tra các điều kiện đảm bảo theo quy định trước khi thực hiện. Ở trường hợp này, theo quy định trong Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT về Quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến, thì người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông sẽ quyết định lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá định kỳ theo quy định của Bộ GD-ĐT, bảo đảm việc kiểm tra, đánh giá, chính xác, công bằng, khách quan, trung thực.
Đối với lớp 3, lớp 4 và lớp 5, bài kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I và cuối năm học được tổ chức linh hoạt bằng các hình thức trực tiếp, trực tuyến khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định và phù hợp với tình hình phòng dịch Covid-19 tại địa phương vào thời điểm tổ chức đánh giá. Các nhà trường thực hiện bài kiểm tra định kỳ đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc. Riêng lớp 4, lớp 5 có thêm bài kiểm tra định kỳ vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II đối với môn Toán, môn Tiếng Việt.
Bộ GD-ĐT yêu cầu việc tổ chức bài kiểm tra định kỳ phải được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, đánh giá đúng chất lượng học tập của người học. Nội dung đề kiểm tra phù hợp với yêu cầu cần đạt về nội dung học tập và các thành phần năng lực của môn học. Câu hỏi, bài tập kiểm tra phải được thiết kế đảm bảo các mức theo quy định, tập trung vào nội dung học tập “cốt lõi” theo công văn “Hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19” mà Bộ đã ban hành ngày 10/9/2021.
Thanh Hùng
Học sinh lớp 9, 12 TP.HCM không đến trường sẽ chưa được thi học kỳ I
Ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay khoảng 88.000 em học sinh lớp 9 và 66.000 học sinh lớp 12 được sự đồng tình của phụ huynh đi học trực tiếp.
" alt="Bộ Giáo dục: Học sinh lớp 1, 2 phải đến trường thi học kỳ trực tiếp" /> - - Việt Nam hoan nghênh mọi động thái tiến tới hòa giải giữa Mỹ và Triều Tiên, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết.Tuyên bố chung Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN - Australia" alt="Việt Nam hoan nghênh mọi động thái tiến tới hòa giải Mỹ" />