Nhận định, soi kèo Tokyo Verdy vs Montedio Yamagata, 13h00 ngày 22/4
(责任编辑:Thời sự)
下一篇:Nhận định, soi kèo Al Wasl vs Ittihad Kalba, 22h59 ngày 30/1: Bản lĩnh lên tiếng
- Đoạn video về một người cha cho phép cô con gái mới 9 tuổi của mình tự láixe tới trường đã gây xôn xao cộng đồng mạng tại Thái Lan trong thời gian gần đây, Asiaone đưa tin.
TIN BÀI KHÁC:
Cảnh sát chân trần rượt ôtô như phim" alt="Sốc với bé gái 9 tuổi tự lái xế hộp tới trường" /> - Vụ scandal của Ngô Diệc Phàm ảnh hưởng đến nhiều nghệ sĩ trong showbiz. Tối 3/8, các diễn đàn mạng xã hội rộ tin đồn Phạm Băng Băng và Tỉnh Bách Niên là người giới thiệu các cô gái trẻ cho Ngô Diệc Phàm, dẫn đến những vụ cưỡng hiếp và lạm dụng tình dục do tài tử gây ra.
Phạm Băng Băng phủ nhận có dính líu đến scandal của Ngô Diệc Phàm.
Theo Sina, đại diện Phạm Băng Băng vừa lên tiếng phủ nhận thông tin trên. Vị quản lý cho biết tin đồn thất thiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tên tuổi của nghệ sĩ. Họ quyết định nhờ luật sư thu thập hồ sơ và cảnh sát vào cuộc điều tra.
Trong khi đó, tài tử Tỉnh Bách Niên lại bị đồn vướng vào đường dây sử dụng ma túy, tìm phụ nữ cho Ngô Diệc Phàm và cùng sex tập thể. Nam diễn viên đã cùng quản lý đến đồn cảnh sát trình báo về vụ việc.
Vụ bê bối của tài tử họ Ngô kéo theo nhiều đồng nghiệp thân thiết của anh bị vạ lây.
Trước đó, hai nghệ sĩ Đài Loan là Phan Vỹ Bá và Lâm Tuấn Kiệt cũng khổ sở vì liên quan đến vụ tai tiếng của Ngô Diệc Phàm. Một tờ báo chia sẻ cả hai là người được tài tử họ Ngô nhắc đến trong lời khai với cảnh sát về việc tụ tập ăn chơi, sử dụng ma túy và cưỡng hiếp phụ nữ.
Ngô Diệc Phàm chính thức bị cảnh sát ra lệnh giam giữ hình sự từ tối 31/7. Tài tử hiện bị điều tra với loạt cáo buộc hiếp dâm trẻ vị thành niên, cưỡng dâm tập thể, sử dụng ma túy, quay trộm video đồi bại, môi giới mại dâm, lừa đảo các cô gái trẻ. Với những tội danh nhạy cảm và phức tạp trên, anh bị tạm giam 4 ngày qua để tiến hành lấy lời khai.
Vụ scandal của Ngô Diệc Phàm được đánh giá nghiêm trọng và phức tạp nhất trong showbiz từ trước tới nay. Nhiều cơ quan thuộc giới chức Trung Quốc đồng loạt lên tiếng; các đối tác, đồng nghiệp hủy quan hệ hợp tác để tránh dính líu đến anh. Một số nghệ sĩ hạng A vướng tai tiếng trong quá khứ như: Lưu Hiểu Khánh, Trịnh Sảng, Phạm Băng Băng... liên tục bị công chúng réo tên, kêu gọi tẩy chay.
Thúy Ngọc
Phạm Băng Băng kinh doanh giữa lúc chật vật tìm lại hào quang
Chật vật tìm lại hào quang trong showbiz, Phạm Băng Băng lựa chọn phát triển kinh doanh làm đẹp và thu được kết quả khả quan.
" alt="Phạm Băng Băng bị ‘vạ lây’ vì scandal của Ngô Diệc Phàm" /> Bằng Kiều tích cực tập luyện cùng ban nhạc và nhạc sĩ Dương Cầm.
Bằng Kiều, Quang Dũng và 2 nghệ sĩ trẻ Lân Nhã, Hà Nhi lần đầu tiên xuất hiện trên sân khấu đêm nhạc Cảm ơn tình yêu diễn ra vào 20h ngày 14/2 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội.
Bằng Kiều và Quang Dũng rất hào hứng bởi đây không chỉ là show diễn đầu tiên của năm 2023 trên sân khấu lớn tại Hà Nội sau 2 năm gián đoạn do Covid-19, mà còn bởi họ cùng được hát vào đúng ngày lễ tình nhân. Bằng Kiều và Quang Dũng đang tập luyện để gây bất ngờ cho khán giả bằng một tiết mục chưa từng được dàn dựng trên sân khấu.
Bằng Kiều cùng các nghệ sĩ đang tích cực chuẩn bị cho đêm nhạc tới.
Ngoài ra, Bằng Kiều sẽ gửi tặng khán giả những ca khúc hit được yêu thích như: Lại gần hôn anh, Thao thức vì em, Anh sẽ nhớ mãi…và có phần song ca đặc biệt với nữ ca sĩ Hà Nhi - hiện tượng âm nhạc của năm 2022.
Hà Nhi được biết đến với các ca khúc: Lâu lâu nhắc lại(đạt hơn 2,5 triệu view), Chưa quên người yêu cũ, Ai rồi cũng khác… Khi được mời biểu diễn cho show Cảm ơn tình yêu vào đúng ngày Valentine, cô chia sẻ rất muốn gửi những bản tình ca thay lời trái tim để tặng khán giả.
Bằng Kiều hát 'Nàng thơ' trong buổi tập trước đêm diễn
Quỳnh An
Ca sĩ Bằng Kiều: Bạn gái tôi làm trong ngành phụ sảnBằng Kiều có con với bạn gái mới, em bé hơn 1 tuổi được anh khoe suốt trên trang cá nhân nhưng bạn gái thì nhất định không." alt="Bằng Kiều hát 'Cảm ơn tình yêu' đúng ngày tình nhân cùng Hà Nhi" />- - Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) đã đưa ra điểm chuẩn dự kiến, với mức điểm cao nhất là 22.Các đại học y dược dự kiến điểm chuẩn" alt="Điểm chuẩn dự kiến, chỉ tiêu NV2 trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn" />
- - Tọa đàm góp ý dự thảo quy chế thi THPT quốc gia diễn ra chiều 22/1 với sự chủ trì của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cùng sự tham gia của nhiều trường ĐH, các sở GD-ĐT phía Nam.
Trường ĐH băn khoăn về kĩ thuật, chính sách
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT tham dự tọa đàm TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM băn khoăn nếu cụm thi có nhiều tỉnh hoặc địa phương tham gia như TP.HCM, trưởng ban chỉ đạo là lãnh đạo TP.HCM, còn các phó ban chỉ đạo phải là đại diện các tỉnh, giám đốc Sở GD-ĐT các địa phương. Như vậy, ban chỉ đạo cụm thi ở các thành phố quá lớn, có đến vài chục người.
Ngoài ra, việc dồn phòng thi, đánh số báo danh thế nào, đặc biệt đối vớicác môn tự chọn để giúp thí sinh và các trường thuận tiện hơn trongkhâu tổ chức. Thẻ dự thi cũng phải quy định chi tiết hơn. Một vấn đềkhác cần phải qui định rõ hơn: Thí sinh tự do đăng ký dự thi ở đâu? Hiệncó nhiều phát biểu khác nhau về vấn đề này.
TS Nguyễn Đức Nghĩa TS Nghĩa cho rằng, theo dự thảo, ngoài ba môn bắt buộc, cần phải nói rõ môn tự chọn các em có thể đăng ký để xét tốt nghiệp ngay từ đầu ,chứ không phải đăng ký thi nhiều môn tự chọn khi có kết quả lấy môn cao nhất xét tốt nghiệp.
Theo ý kiến của PGS.TS Mai Hồng Quỳ, hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, cần làm rõ sự khác nhau về giá trị giữa kỳ thi ở tỉnh và liên tỉnh.
Ngoài ra, cần đặc biệt quan tâm tới các thông tin về ưu tiên khu vực, đối tượng, điểm cộng… vì trường ĐH rất bị động về vấn đề này. Cần cân nhắc việc một phiếu có thể đăng kí vào 4 ngành học tại 1 trường.
Quan điểm của đại diện Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cho rằng hai cụm thi tỉnh và liên tỉnh đều thi như nhau và do các trường ĐH chủ trì thì không nên giữ cụm thi tỉnh làm gì, chỉ có cụm thi liên tỉnh.
Sở GD-ĐT đề xuất giữ lại thang điểm 10
Đại diện nhiều Sở GD-ĐT phía Nam xuất nên giữ lại thang điểm 10, thay thang điểm 20 theo dự thảo quy chế ban hành của Bộ.
Đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai đề xuất nên tiếp tục duy trì thang điểm 10, vì hiện nay thang điểm này đang áp dụng trong trường phổ thông. Ngoài ra, nên giãn thời gian nộp hồ sơ đăng kí dự thi đến hết tháng 4 thay vì đầu tháng 4. Duy trì hai cụm song song gồm cụm thi liên tỉnh và cụm thi tỉnh.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu cũng cho rằng, thang điểm 10 hay 20 đều giống nhau, nhưng về mặt tâm lý, thang điểm 10 sẽ tạo sự đồng thuận nhiều hơn thang điểm 20.
Vị phó giám đốc này cũng bày tỏ, theo thông lệ ngày 30/5 là kết thúc chương trình. Trong 1 tháng từ lúc đó đến khi thi, nếu để học sinh chơi thì thầy cô không yên tâm. Nếu các trường tự tổ chức sẽ vi phạm vì đây là thời gian nghỉ hè. Bộ cần có văn bản chỉ đạo tổ chức cho học sinh ôn tập trong thời gian này.
Ngoài ra, Bộ nên sớm công bố cấu trúc đề thi cho từng môn để học sinh và giáo viên yên tâm ôn tập.
Cùng quan điển này, nhiều đại diện các sở GD-ĐT và hiệu trưởng các trường cũng đề xuất giữ lại thang điểm 10, không nên sử dụng thang điểm 20 bởi học sinh vốn quen với thang điểm này.
“Nếu chấm thang 20 chắc chắn sẽ chấm rất chính xác hơn, nhưng GV chấm cũng rất mệt. Không nên có sự thay đổi về tâm lý trong bối cảnh thay đổi toàn diện, nên giữ nguyên những gì ổn định trước đây như thang điểm, đối tượng, khu vực…” TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng đào tạo ĐH Nông lâm TP.HCM cho biết.
Những điểm chốt quan trọng về kì thi quốc gia
Chủ trì tọa đàm, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chốt lại 10 điểm quan trọng như sau:
1. Kỳ thi THPT quốc gia nằm trong 2 lộ trình đổi mới thi cử và kiểm tra, nhằm thay đổi cách dạy cách học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Đây là hình hài cho phương án học sinh học chương trình sách giáo khoa mới (2018); vì vậy sẽ giữ cách làm này đến năm 2021 mới thay đổi.
3. Về thang điểm 10 hay 20: Bộ tiếp thu việc giữ nguyên thang điểm 10 như cũ.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luân 4. Thí sinh tự do đăng ký thi ở đâu cũng được, miễn thuận lợi cho các em, không bắt buộc phải đăng ký theo nơi cư trú.
5. Về cấu trúc đề thi, sẽ có những câu dành cho học sinh giỏi, xuất sắc.
6. Đối với việc không sử dụng Atlas trong môn Địa lý: Thông tin trên Atlas địa lý sẽ được ghi trên đề thi.
7. Về xét tuyển, tất cả các trường đều có quyền xét đợt 1, trường nào thiếu mới xét các đợt tiếp theo. Các trường tuyển vượt chỉ tiêu vài phần trăm cũng có thể chấp nhận được. Nếu cố ý tuyển vượt chỉ tiêu thì sẽ kỷ luật.
8. Các trường ĐH xếp phòng và chuyển dữ liệu cho các sở GD-ĐT in giấy báo dự thi.
9. Thời gian công bố quy chế chính thức trong 10 ngày đầu của tháng 2/2015.
10. Về cụm thi, tổ chức thi tỉnh và liên tỉnh: Mỗi cụm thi liên tỉnh phải bao gồm ít nhất 2 tỉnh cùng tổ chức. Duy trì cụm tỉnh để giúp thí sinh khó khăn và chỉ muốn xét tốt nghiệp THPT. Cả hai cụm thi đều do các trường ĐH chủ trì.
- Lê Huyền
- 2017, GS Việt kiều Trương Nguyện Thành rần rần "nổi trên mạng" với biệt danh "giáo sư quần đùi". 2018, ông bất đắc dĩ nổi tiếng với việc không được công nhận làm hiệu trưởng một trường đại học tư thục.
"Tôi không nuối tiếc điều gì"
Nhiều người hỏi rằng sự việc ở Trường ĐH Hoa Sen không thành (việc ông Thành không được công nhận hiệu trưởng - PV) có làm tôi tiếc nuối điều gì không? Xin thưa rằng không. Có lẽ, tôi là người sống tích cực nên nhìn tất cả những sự kiện xảy ra trong cuộc sống ở khía cạnh tích cực nhiều hơn.
Hơn một năm làm việc ở trường đại học này, tôi học hỏi được rất nhiều điều mà không mấy giáo sư Việt kiều có cơ hội. Tôi hiểu được mọi quy trình từ quản lý đào tạo đến cơ sở vật chất, từ phát triển nhân sự đến hoạt động sinh viên… của một trường đại học ở Việt Nam. Điều này giúp tôi khi trở lại Mỹ có cơ hội nhìn nhận và đánh giá tính hiệu quả những gì mình đã làm.
Khi mới trở về, tôi mang theo phong cách làm việc dựa trên tính hiệu quả. Nhưng bây giờ, tôi hiểu được trong môi trường ở Việt Nam, điều ấy chưa hẳn tốt nhất.
GS Trương Nguyện Thành trong chuyến đạp xe xuyên Việt Tôi từng chia sẻ với giảng viên và nhân viên của Trường ĐH Hoa Sen rằng: “Sửa một chiếc xe cũ trong điều kiện phải duy trì tốc độ đang chạy của nó là một điều không đơn giản tí nào”. Và cũng vì thế mà tôi thấu cảm cho những thử thách mà Chính phủ đang phải đối đầu. Những thảo luận ở Quốc hội cũng như thay đổi trong Luật Giáo dục Đại học mới là sự phát triển tích cực.
Khi rời đi, điều tôi tiếc nhất là tình cảm chân thành mà giảng viên và sinh viên của trường này đã dành cho, và tôi không còn cơ hội được làm việc với họ. Tuy nhiên, tôi nghĩ mọi chuyện tùy duyên. Duyên đến và duyên đi.
Còn biệt danh "Giáo sư quần đùi" có khiến tôi phiền lòng không ư? Thú thực, tôi không thấy phiền với biệt danh ấy mà có phần nào tự hào, vì chính nó nói lên xã hội Việt Nam không phong kiến và bảo thủ như nhiều người nghĩ. Khi chưa hiểu rõ vấn đề thì có nhiều ý kiến phản đối, nhưng khi đã hiểu ra thì đa số chấp nhận được. Điều đó nói lên tính cầu tiến của người Việt.
Món quà Tết là chiếc kính tôi đeo nhìn có vẻ tri thức hơn
Tôi sống xa quê hương đã gần 40 năm rồi. Ở Mỹ không có nghỉ Tết (Lunar New Year) nên những ngày này ai cũng phải đi làm bình thường. Cuối tuần thì có thể tụ họp gia đình và bạn bè, chia sẻ những món ăn truyền thống để có chút hương vị ngày Tết. Thật sự cái không khí chuẩn bị Tết mới hào hứng, còn ba ngày Tết thì chỉ mấy đứa trẻ chờ tiền lì xì mong đợi. Nhưng cái không khí ấy hoàn toàn thiếu vắng ở nước ngoài. Với tôi, Tết là dịp cùng với mấy con gói bánh tét, làm mâm cỗ cúng ông bà để các con học một tí nét văn hóa người Việt.
Khi gần Tết, trẻ con Việt Nam đều háo hức chờ cha mẹ sắm cho bộ quần áo mới. Ngày còn nhỏ, tuy sống với ông bà nội ở Bồng Sơn, Bình Định nhưng hàng năm tôi cũng chờ món quà này từ cha mẹ.
Năm 1968, tôi lên 7 tuổi, không biết sao chờ hoài không thấy quà từ cha mẹ gửi qua xe đò về quê (sau này tôi mới biết vì chiến tranh nên giao thông không thuận tiện). Cô chú trong nhà biết tôi chờ nên chiều về không thấy quà đến thì chọc “Ba mẹ không còn thương cháu nữa, quên cháu rồi, thôi đừng chờ mất công”. Tôi ức quá nên bật khóc. Hơn một tuần trôi qua, vừa chờ, vừa tủi… Một ngày trước Tết thì món quà đến. Ôi, tôi vui quá chừng và cười tươi như chưa từng.
Ngoài bộ quần áo mới, ba mẹ còn gửi cho cặp mắt kính để đeo cho có vẻ thông minh (chứ không có bị cận). Chú Út chụp lại tấm hình để gửi lại cho ba mẹ.
Món quà tết là chiếc kính đeo trông thông minh hơn (Ảnh: NVCC) Thời gian ở Lái Thiêu (1976-1980) có thể nói là những năm khốn khó nhất đời tôi và cho cả gia đình. Ba thì bị liệt nửa người, mẹ thì bán nhu yếu phẩm như đường, bột ngọt, thuốc lá... trong một thúng nhỏ ở góc đường gần chợ Bà Chiểu. Còn tôi thì lo cho 5 em sống trên mảnh ruộng nhỏ ở Lái Thiêu.
Tết không vào mùa cày nên không kiếm được tiền từ cày mướn. Tôi trồng khoai, đậu, sắn để bán vụ mùa Tết. Từ 2-3 giờ sáng, tôi phụ hai em gái gánh hàng ra chợ Lái Thiêu để bán cho các lái buôn kiếm tiền giúp mẹ mua sắm Tết, cho các em và chi tiêu trong nhà.
Những năm ấy, Tết mang đến nhiều nỗi lo hơn là niềm vui. Nên sau này, khi qua Mỹ, tôi chỉ mang theo mình một suy nghĩ: “Khi bạn ở dưới đáy của xã hội, trừ khi bạn chấp nhận số phận, mọi phấn đấu ở bất kỳ hướng nào đều giúp bạn đi lên”.
Nếu nghĩ chạy xe ôm vài năm rồi mở công ty là ảo tưởng
Thời gian gần đây, báo chí nêu lên hiện tượng ngày càng nhiều bạn trẻ ở Việt Nam có bằng đại học nhưng chọn nghề chạy xe ôm. Nhiều bạn tự hào rằng, thu nhập còn nhiều hơn nếu đi làm đúng nghề.
Nghề chạy xe ôm thật sự không cần trình độ đại học. Vậy phải chăng, bạn đã bỏ phí 4-5 năm tuổi trẻ và tiền của từ cha mẹ trong thời gian học đại học đấy sao? Nếu 5-10 năm nữa nghề xe ôm không còn, bạn sẽ làm gì và giá trị của bạn là gì? Xe hơi không người lái đã có, không lâu nữa sẽ có xe xích lô không người lái - tôi đảm bảo với bạn là ở đâu đấy có người đang phát triển xe này.
Nhiều bạn nghĩ rằng mình chạy xe ôm vài năm, dành mớ tiền để làm chuyện khác như mở công ty.
Đây là một trong những ảo tưởng của giới trẻ. Một khi bạn có tiền thì sẽ có nhu cầu hưởng thụ. Khi nhu cầu hưởng thụ tăng lên thì khó mà cưỡng lại những việc làm theo kiểu mì ăn liền.
Khoa học đã chứng minh “trì hoãn hưởng thụ’ là một trong những tính cách cần thiết giúp con người thành công. Bạn muốn thành công trong tương lai nhưng lại không muốn trì hoãn hưởng thụ là điều bất khả thi.
Những ngày ở Việt Nam, tôi đã có cơ hội cùng con trai đạp xe xuyên Việt. Chuyến đi thực sự rất khó khăn nhưng hai ba con tôi đã hoàn thành rất tốt. Sau chuyến đi này, có người hỏi điều tôi muốn dạy con là gì?
Trong cuộc sống, ai cũng phải đối diện với nhiều thử thách từ công việc, tình cảm, gia đình, các mối quan hệ. Tâm thế và tính kiên trì sẽ giúp mình vượt qua để có cuộc sống bình an và hạnh phúc.
Qua chuyến đi, con trai tôi đã học được nhiều bài học quý giá: Bạn không cần phải cố gắng để vượt qua ai khác mà hãy tập trung để vượt qua chính mình. Khi bạn đã kiệt sức thì lúc ấy, ý chí mới định nghĩa được con người bạn. Điểm đích không quan trọng và quý giá bằng trải nghiệm dọc đường, vì đó mới là thứ giúp mình vượt qua những thử thách trong cuộc sống tương lai.
Lê Huyền (ghi)
Đề nghị công nhận "giáo sư quần đùi" là Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen
Ông Trương Nguyện Thành được 16/18 thành viên HĐQT Trường ĐH Hoa Sen đề cử giữ chức hiệu trưởng nhiệm kỳ 2017-2022.
" alt="Món quà tết ý nghĩa của giáo sư Trương Nguyện Thành là chiếc kính đeo thông minh" />
- ·Nhận định, soi kèo Queretaro vs Pachuca, 08h00 ngày 30/1: Ai cũng có điểm
- ·9 câu nói hữu hiệu thay vì nói “không” với trẻ
- ·2015: Sẽ miễn thi ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT
- ·Doanh nghiệp bán dẫn Nhật Bản mù mờ về lệnh cấm xuất khẩu sang Trung Quốc
- ·Nhận định, soi kèo Neftchi Baku vs Samaxi, 21h30 ngày 31/1: Đối thủ khó nhằn
- ·15 câu cha mẹ nên hỏi con mỗi ngày để rèn luyện tư duy cho trẻ
- ·Du học Nhật Bản: Bắt vịt bơi ở công viên ăn, thực tập sinh người Việt bị cảnh sát Nhật điều tra
- ·Á hậu Hong Kong chuyển nghề làm giáo viên thể dục
- ·Nhận định, soi kèo Bochum vs Freiburg, 21h30 ngày 1/2: Khách thất thế
- ·Leonardo DiCaprio 'Titanic': 19 cuộc tình và U50 vẫn độc thân
- ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An đã công bố điểm trúng tuyển, trong khi một số trường không tổ chức thi công bố điểm xét tuyển vào trường.
Điểm trúng tuyển đại học hơn 110 trường" alt="Điểm xét tuyển ĐH Nam Cần Thơ, Võ Trường Toản" />- “Em thật may mắn được làm thành viên của gia đình MIE. Khi mới tham gia cộng đồng, “mắt chữ A - mồm chữ O”, em đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, vì trong gia đình mình nhiều thầy cô giỏi quá. Ở đây, em học hỏi được rất nhiều từ quý thầy cô về công nghệ, được làm bạn, chia sẻ cùng nhau trong chuyên môn cũng như trong cuộc sống.
Trong thời gian qua, em đã học được cách sử dụng phần mềm Skype trong lớp học từ cộng đồng MIE. Em đã vận dụng cho gia đình và lớp học của em. Em nhận thấy con gái em tự tin hơn, kĩ năng giao tiếp tốt hơn. Học sinh em rất thích thú khi được trò chuyện với các bạn trong và ngoài nước.
Nhưng nói thật với quý thầy cô, em rất “gà mờ” tiếng Anh. Người ta nói 10 câu, em biết được 2 câu. Câu hoặc từ nào không hiểu em phải nhờ con gái hoặc dùng công cụ hỗ trợ để giao tiếp. Quả là khó khăn cho bản thân em mỗi khi kết nối. Nhưng vì niềm đam mê, vì con gái, vì học sinh thân yêu, em đã “uống thuốc liều” tìm mọi cách để kết nối.
Hiện tại em cũng quyết tâm học tiếng Anh: Ở nhà em nhờ con gái hỗ trợ, hằng ngày lên lớp em nhờ một học sinh giỏi tiếng Anh viết lên bảng 3 từ vựng cho cả lớp và cô giáo học.
Nhờ vậy, em thấy mình cũng tiến bộ hẳn lên. Nhưng vì tuổi đã lớn nên việc “hấp thụ” không hề đơn giản. Em nhớ câu nói của anh Ngô Thành Nam: “Anh phải tự tin vào bản thân mình, thử thách bản thân, và đẩy mình đến tận cùng. Đó là cách duy nhất để anh thành công.” Em đã áp dụng điều đó cho bản thân mình. Em tin rằng dù không thành công trong xã hội nhưng ít nhất em đã chiến thắng bản thân mình”.
Đó là những dòng tâm sự của cô giáo Nguyễn Thị Duyên – giáo viên Trường Tiểu học Hàm Nghi, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị - với cộng đồng giáo viên sáng tạo Microsoft (MIE Experts Việt Nam) về những ngày tháng nỗ lực học hỏi, tìm tòi để đưa phương pháp, công cụ học tập mới đến với học sinh.
Bằng công cụ Skype, lớp học của cô Duyên hiện đã kết nối được với rất nhiều lớp học trong và ngoài nước, trong đó có các lớp học ở 27 quốc gia trên thế giới.
Như những dòng tâm sự trên, cô Duyên tự nhận mình chẳng có gì ngoài “máu liều”.
“Mình không thông minh nhưng có đam mê. Cứ thấy nhóm nào có ứng dụng công nghệ vào dạy học là mình lao vào liền”.
Đến nay, cô Duyên hiện là “admin” (quản trị viên) của 3 trang ứng dụng CNTT dành cho giáo viên và là thành viên của hàng chục hội nhóm, diễn đàn với mục đích học hỏi, chia sẻ kiến thức chuyên môn, ứng dụng công nghệ, sáng tạo vào dạy học.
Những lớp học kết nối nhờ Skype
Với công cụ Skype, ban đầu tiếp xúc, cô Duyên còn rất nhiều bỡ ngỡ cộng thêm sự ngưỡng mộ, tò mò, sau đó là mày mò, học hỏi để tự làm.
Cô “thử nghiệm” ở con mình trước. Sau 2 tháng, thấy con phát triển tốt kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, mạnh dạn, tự tin hơn, cô giáo bắt đầu đưa công cụ vào lớp học.
“Ban đầu các em thích, nhưng vẫn không tự tin. Bản thân mình cũng không giao tiếp được bằng tiếng Anh, phải dùng công cụ hỗ trợ, nhưng mình vẫn cứ liều”.
Những giờ ra chơi, nghỉ trưa, cô Duyên tranh thủ kết nối với các lớp học trong và ngoài nước để học sinh làm quen dần. Những cuộc trò chuyện có khi theo chủ đề được 2 giáo viên sắp xếp trước, nhưng cũng có khi chỉ là những cuộc trò chuyện chia sẻ về văn hoá đất nước, phong tục tập quán… của nhau.
Mô hình lớp học với công cụ Skype cũng là sản phẩm được cô giáo tiểu học mang đi đăng ký chiến sĩ thi đua cấp tỉnh và đạt chuẩn.
Cô Duyên cũng là đại diện duy nhất của tỉnh Quảng Trị tham gia vòng chung kết cuộc thi Diễn đàn giáo dục Việt Nam – Đổi mới sáng tạo trên nền tảng CNTT 2019. Sản phẩm mà cô cùng các học trò mang ra Hà Nội những ngày đầu năm 2019 là dự án “Hành trình giải cứu nhựa chết”, với mục tiêu tái chế nhựa phế thải thành những vật dụng hữu ích hằng ngày.
Trong suốt cuộc trò chuyện, cô Duyên liên tục tự nhận mình là người vô cùng nhút nhát, không thông minh và không còn năng động như lớp trẻ. Vì thế, để đạt được những thành tựu nho nhỏ như ngày hôm nay, cô giáo với 20 năm kinh nghiệm đứng lớp đã phải nỗ lực rất nhiều, đam mê rất nhiều và quan trọng nhất là phải chiến thắng bản thân.
“Mình gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học hỏi và sáng tạo, trong đó ngoại ngữ là cản trở nhất, vì mình không phải giáo viên tiếng Anh, tuổi cũng lớn rồi. Có một câu mà học xong lại quên, không nhanh như các em học sinh được. Nhưng bù lại, mình liều và kiên trì” – cô Duyên nói vui.
Rụt rè trước những cái mới
Một giờ giảng của cô Duyên Những việc mà cô Duyên âm thầm làm cho học trò của mình, trong một thời gian dài chẳng được ai ghi nhận. Nhưng cô giáo tiểu học xác định, học hỏi trước hết là để cho chính bản thân mình, thay vì để nhận một giải thưởng hay tấm bằng khen.
“Đến lúc mình lọt vào top 50 sáng kiến, ra Hà Nội tham gia vòng chung kết, các đồng nghiệp, lãnh đạo cũng không biết mình đã làm gì để đi được đến đây. Khi biết, mọi người rất ngạc nhiên và tạo điều kiện”.
Là giáo viên đi tiên phong của trường trong việc “khai phá” CNTT trong lớp học, và cũng là một trong những giáo viên tích cực hiếm hoi của Quảng Trị tham gia các khoá học của cộng đồng giáo viên sáng tạo, cô Duyên luôn mong muốn lan toả tinh thần học tập, cập nhật kiến thức chuyên môn mới tới đồng nghiệp ở quê nhà.
“Tham gia vào cộng đồng này, mình thấy nhiều người giỏi quá, dám nói dám làm, dám sáng tạo. Mình ngưỡng mộ ‘dữ’ lắm. Các đồng nghiệp ở quê thấy mình làm được thì rất thích, rất muốn làm nhưng lại chưa dám bước ra khỏi vùng an toàn của mình”.
“Đầu năm, mình có ý tưởng đăng ký chuyên đề cấp tỉnh là dạy học có kết nối qua Skype để lan tỏa đến giáo viên trong tỉnh. Ban giám hiệu nhà trường đã đồng ý cho mình thử nghiệm nhưng Phòng không đồng ý. Họ bác bỏ ý tưởng vì chưa hiểu về nó, chưa dám để giáo viên đột phá. Mình cũng hiểu vấn đề đó và chấp nhận. Bởi vì, những kiến thức đó không áp dụng trong chương trình và có lẽ mình chưa biết cách để truyền lửa, để thuyết phục được mọi người”. Cô hi vọng trong tương lai, khi chương trình mới thay đổi, những gì cô tiên phong đi trước sẽ được giáo viên tỉnh nhà đón nhận.
Thất bại nhiều hơn thành công, nhưng vẫn thử
Cô Duyên và các học trò ra Hà Nội tham gia vòng chung kết cuộc thi Diễn đàn giáo dục Việt Nam – Đổi mới sáng tạo trên nền tảng CNTT 2019. Ảnh: Nguyễn Thảo Bản thân cô Duyên có quan điểm rằng: CNTT là công cụ để tiết học diễn ra hiệu quả, không nên lạm dụng nhưng cũng rất cần thiết, đặc biệt là với chương trình phổ thông mới.
“Việc đưa công nghệ vào lớp học tạo động lực cho học sinh rất nhiều, gợi sự tò mò cho các em. Thậm chí, có những lúc mình không làm thì học sinh lại nhắc cô. Các kỹ năng công nghệ mình học được trên cộng đồng đều cho học sinh thử hết. Thất bại nhiều hơn thành công nhưng mình vẫn làm. Không bắt buộc, không có trong sách giáo khoa, chỉ là muốn học sinh được trải nghiệm thì mình làm. Họp phụ huynh mình cũng chia sẻ điều này và nhận được sự đồng tình”.
Niềm vui của cô Duyên bây giờ là phụ huynh đã thay đổi tư duy. Tất nhiên vẫn có những phụ huynh con đi học cả năm không biết tên cô giáo chủ nhiệm, nhưng theo cô Duyên, nhìn chung phụ huynh đã tiến bộ và cởi mở hơn rất nhiều.
“Ngay như chuyến ra Hà Nội tham gia cuộc thi hồi giữa tháng 11, nhiều phụ huynh cũng xin cô đưa con đi theo, sẵn sàng trả mọi chi phí để con được trải nghiệm môi trường mới”.
“Phụ huynh bây giờ quan tâm tới con cái nhiều hơn, yêu cầu ở giáo viên nhiều hơn. Chính vì thế, người thầy phải đổi mới mình. Ngoài truyền đạt kiến thức còn phải rèn luyện kỹ năng cho học sinh”.
Hiện tại, khao khát lớn nhất của cô Duyên là lan toả tinh thần học tập, lan toả kiến thức, địa chỉ hữu ích tới những đồng nghiệp Quảng Trị, đặc biệt là những giáo viên ngay trong chính thành phố của mình.
“Mình chỉ mong một ngày nào đó, giáo viên quê mình cũng nhiệt huyết, tự tin, có tinh thần học hỏi và đổi mới như những giáo viên ở thành phố lớn” – cô Duyên nói.
Nguyễn Thảo
Cô giáo đưa sách 3D, kết nối lớp học quốc tế...lên non
Sau một lần tình cờ nhìn thấy tấm thiệp 3D do Trung Quốc sản xuất, cô Quyên nảy ra ý tưởng làm những cuốn sách 3D cho học sinh của mình.
" alt="Cô giáo Quảng Trị kết nối lớp học 27 quốc gia: Chẳng có gì ngoài “máu liều”" /> - Theo Trung tâm dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương, khả năng trong những ngày sắp tới Hà Nội sẽ có những ngày rét đậm, rét hại.
Để đảm bảo sức khỏe và phòng chống rét cho học sinh, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các trường cho học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ dưới 10 độ C. Học sinh THCS nghỉ học nếu nhiệt độ dưới 7 độ C.
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đề nghị phụ huynh học sinh cần theo dõi thông tin về nhiệt độ ngoài trời của khu vực Hà Nội được phát tại Bản tin dự báo thời tiết của Đài Truyền hình Việt Nam (chương trình “Chào buổi sáng”) hoặc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (chương trình “Hà Nội buổi sáng” vào 6h sáng hàng ngày).
Căn cứ vào thông tin này, các phòng GD-ĐT quận, huyện, thị xã và các trường được phép quyết định cho học sinh nghỉ học.
Các nhà trường chủ động thông báo cho học sinh nghỉ học khi nhiệt độ xuống quá thấp. Ảnh minh họa: Thanh Hùng Trong thời gian rét đậm, rét hại, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đề nghị lãnh đạo phòng GD-ĐT các quận, huyện, thị xã và thủ trưởng các đơn vị kiểm tra và sửa chữa kịp thời các phòng học, phòng học chức năng, phòng bán trú, phòng ăn… đảm bảo tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh. Đặc biệt, các trường mầm non cần đảm bảo có nước ấm để chăm sóc và phục vụ các cháu.
Đối với các trường có tổ chức bán trú, cần đảm bảo đủ thức ăn và thực phẩm sạch, chế độ ăn hợp lý; cơm, thức ăn, nước uống nóng sốt, chỗ nghỉ trưa ấm áp; chuẩn bị các loại thuốc men phục vụ công tác y tế học đường.
Các trường không tổ chức những hoạt động tập trung học sinh ngoài trời; nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm và không bắt buộc phải mặc đồng phục trong những ngày giá rét.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT cũng lưu ý quy định về nghỉ rét phải được thông báo rõ tới tất cả các học sinh và phụ huynh qua các phương tiện (trên Cổng thông tin điện tử của trường; hệ thống tin nhắn; sổ liên lạc điện tử; loa truyền thanh của nhà trường; in và có thông báo ngoài cổng trường). Cùng đó, các nhà trường hướng dẫn cho học sinh tự học, ôn tập tại nhà trong thời gian nghỉ rét.
Trong trường hợp học sinh vẫn đến trường, nhà trường phải bố trí cho các cháu vào một phòng để giữ ấm và quản lý cho đến khi phụ huynh đón về. Các trường không được để học sinh đứng ngoài cổng trường vì nghỉ rét.
Trong những ngày rét đậm, căn cứ điều kiện thời tiết mỗi vùng, các phòng GD-ĐT chỉ đạo các trường có thể điều chỉnh thời gian học, để học sinh không phải đến trường quá sớm. Trường hợp học sinh đến muộn vì lý do thời tiết, cần thu xếp để học sinh vẫn vào được lớp học.
Trong những ngày học sinh nghỉ do rét đậm, rét hại, các nhà trường vẫn phải bố trí lực lượng trực để đảm bảo mọi hoạt động hành chính của trường diễn ra bình thường.
Thanh Hùng
Gần 140.000 học sinh Lạng Sơn nghỉ học do rét đậm
Hôm nay 12/12, gần 140.000 học sinh thuộc 438 trường học mầm non và tiểu học trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã nghỉ học vì rét đậm ở mức dưới 10 độ C.
" alt="Học sinh Hà Nội được nghỉ học nếu rét dưới 10 độ C" /> - - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vừa công bố phương án tuyển sinh năm 2015 của trường với nhiều điểm mới so với năm trước.‘Các phương án thi đang tiệm cận thế giới’" alt="ĐH Sư phạm Hà Nội công bố các tổ hợp môn thi" />
- ·Nhận định, soi kèo Prachuap vs Buriram United, 18h00 ngày 29/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- ·Ngắm đội nữ phi công xinh đẹp của TQ
- ·Khán giả tát sao Bollywood vì ăn mặc hở hang
- ·Sao việt hôm nay 5/8: Lý Hùng vẫn phong độ, độc thân ở tuổi 52
- ·Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Bologna, 3h00 ngày 30/1: Tự quyết số phận
- ·Victoria's Secret 2016: Ngơ ngẩn trước đường cong bỏng mắt của Irina Shayk trong Victoria's Secret
- ·'See tình', 'Ca sĩ mặt nạ' trượt đề cử Giải Cống hiến 2023
- ·'Đổi mới giáo dục phải dám chấp nhận mạo hiểm một chút'
- ·Siêu máy tính dự đoán FCSB vs MU, 03h00 ngày 31/1
- ·Cảnh sát chân trần rượt ôtô như phim