Chiến lược tiêm vắc xin Covid
I. Sự phân bổ nguồn lây nhiễm cộng đồng không đồng đều trên thế giới Lây nhiễm cộng đồng được xác định qua chỉ số: trong 1 triệu dân có bao nhiêu người đang bị nhiễm Covid-19,ếnlượctiêmvắđội hình man city gặp man utd là nguồn lây nhiễm tiếp tục cho người khác. Những người bị nhiễm được phát hiện thì được đưa vào bệnh viện, một số chưa được phát hiện thì vẫn ở trong cộng đồng. Do thông thường số chưa được phát hiện là nhỏ và không thể biết chính xác, nên số người bị nhiễm Covid-19 đang được điều trị ở các bệnh viện được dùng để xác định mức độ lây nhiễm cộng đồng. Ngày 27/1/2020, bình quân trên thế giới chỉ có 1 người nhiễm Covid-19 đang được điều trị/1 triệu dân. Ngày 11/3/2020, khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố: lây nhiễm Covid-19 đã trở thành dịch toàn cầu, thì bình quân có 10 người nhiễm Covid-19 đang được điều trị/1 triệu dân. Từ đó đến nay, số người đang điều trị/1 triệu dân không ngừng tăng lên, phản ánh dịch Covid-19 đang lan rộng, bùng phát toàn thế giới. Ngày 24/1, làn sóng lây nhiễm toàn cầu đạt đỉnh, Hình 1, khi đó số người đang điều trị/1 triệu dân là 2.461, sau đó giảm nhẹ rồi lại tăng đạt đỉnh vào 30/4, sau đó tiếp tục giảm, song còn ở mức cao 2.003 người đang được điều trị/1 triệu dân vào ngày 23/5. Hình 1: Diễn biến dịch Covid-19 toàn thế giới Tuy nhiên có một thực tế là việc phân bổ người lây nhiễm - số người đang được điều trị trên thế giới rất không đồng đều giữa các nước và châu lục. Châu Mỹ chỉ chiếm 13,1% dân số thế giới, song lại có tới 48,7%, tức gần 50% số người nhiễm Covid-19 đang được điều trị, trong khi châu Á chiếm 58,2% dân số thế giới, song chỉ có 28,68% số người đang được điều trị. Đáng chú ý là Châu Phi có 16,9% dân số thế giới nhưng chỉ chiếm 1,9% số người đang được điều trị toàn cầu. Nếu tính chung cả châu Mỹ và châu Âu, thì hai lục địa giàu nhất này, có GDP/người bằng khoảng 2,4 - 2,5 lần bình quân của thế giới, chiếm chưa tới 1/4 dân số thế giới (23,9%) song lại chiếm gần 70% số người đang điều trị - nguồn lây nhiễm toàn cầu. Nếu phân chia các nước nhiễm Covid-19 theo mức lây nhiễm cộng đồng, ở 4 mức: nước không có dịch, có dịch nhẹ, có dịch trung bình và dịch nặng, Bảng 1, ta thấy càng rõ sự phân bổ không đồng đều nguồn lây nhiễm. Bảng 1: Phân loại mức độ lây nhiễm của thế giới ngày 12/5 ĐĐT/1TD: Đang điều trị/1 triệu dân Qua Bảng 1 ta thấy, các nước không có dịch chiếm 22,9% dân số thế giới, song chỉ có 0,01% số người đang điều trị của thế giới, 43 nước có dịch nặng, chiếm 13,7% dân số thế giới, song có đến 63% tổng số người đang điều trị. Còn 51 nước có dịch trung bình, chiếm gần 30% dân số và 32% số người đang điều trị. 100 nước dịch nhẹ, chiếm 33,3% dân số thế giới, nhưng chỉ có 4,58% số người nhiễm đang điều trị của toàn cầu. Đặc biệt ta thấy, 95,4% số người đang được điều trị - nguồn lây nhiễm toàn cầu nằm ở 94 nước có dịch trung bình và dịch nặng, với dân số chỉ là 43,4% dân số toàn cầu, còn 4,6% người đang được điều trị còn lại của thế giới nằm ở 126 nước không có dịch và dịch nhẹ, với dân số bằng hơn 56% dân số thế giới. II. Trong tình trạng thiếu vắc xin toàn cầu, nên tiêm chủng thế nào để hiệu quả cao Với dân số thế giới khoảng 7.713,47 triệu người, nếu tiêm chủng 70% dân số để đạt miễn dịch cộng đồng thì cần khoảng 5.400 triệu liều vắc xin mỗi lần tiêm. Nếu trong năm 2021 tiêm bình quân ít nhất 2 lần (có thể phải 3 lần ở một tỷ lệ dân cư nếu đã tiêm xong 2 lần trong 6 tháng đầu năm 2021) thì cần khoảng 10,8 tỷ liều vắc xin. Đến ngày 26/5, cả thế giới mới sản xuất và phân phối được gần 1,78 tỷ liều, chỉ hơn 23% nhu cầu nói trên. So sánh với dân số thế giới thì đến ngày 12/5, mới có 8,6% dân số thế giới tiêm đủ 2 liều vắc xin, Bảng 1. Nếu ước lượng số vắc xin được sản xuất và phân phối 6 tháng đầu năm 2021 là 2 tỷ liều và 6 tháng cuối năm 2021 tăng gấp đôi, thì cả năm 2021 thế giới có khoảng 6 tỷ liều, mới đáp ứng hơn 55% nhu cầu dự báo nói trên, tức là chỉ đủ tiêm cho 39% dân số thế giới. Vì vậy, bài toán đặt ra với thế giới là: làm sao có thể kết thúc dịch Covid-19 toàn cầu sớm nhất, khi rất thiếu vắc xin trong năm 2021 để tiêm đủ 70% dân số thế giới. Xuất phát từ thực tế là nguồn lây nhiễm Covid-19 của thế giới phân bố không đồng đều theo dân số ở tất cả các nước mà lại tập trung hơn 95% ở 94 nước chỉ chiếm hơn 43% dân số thế giới. Ngày 17/4 tôi đã đề xuất với Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới một chiến lược tiêm chủng vắc xin không dàn đều mà tương thích với sự phân bổ các nguồn lây nhiễm toàn cầu, với các nội dung chính như sau: 1. Ở tất cả các nước đều phải tiêm chủng vắc xin cho các đối tượng rủi ro lây nhiễm cao (người làm việc trong ngành y tế, hải quan, quân đội, điều khiển phương tiện vận tải, người tham gia lực lượng phòng chống dịch trực tiếp, người phải ra nước ngoài và người có bệnh lý nền có nguy cơ cao), số này ước lượng khoảng 10% dân số. 2. Ở các nước có dịch nhẹ và không có dịch cũng như các nơi chưa thể tiêm chủng ở các nước khác cần áp dụng triệt để các biện pháp phòng chống dịch không dùng vắc xin đã thể hiện hiệu quả trong thời gian qua (2020, 2021). 3. Các nước có dịch nhẹ tiêm chủng thêm 10% dân số là người ở các vùng có dịch nặng ở các nước này để giảm nhanh số người bị nhiễm ở các nước đó. 4. Các nước có dịch trung bình và nặng, tiêm chủng 70% dân số, đạt miễn dịch cộng đồng năm 2021. Với cách tiếp cận này, tương ứng với phân bổ nguồn lây nhiễm toàn cầu ngày 12/5, Bảng 1, thì nhu cầu vắc xin cho một đợt tiêm ở các nước không có dịch là: 177 triệu liều, các nước có dịch nhẹ là: 514 triệu liều, các nước có dịch trung bình là: 1.601 triệu liều và các nước có dịch nặng là: 740 triệu liều. Tổng cộng là 3.032 triệu liều. Nếu so với dân số toàn thế giới thì bằng hơn 39%. Nếu mỗi công dân tiêm đủ 2 liều thì cần khoảng 6.064 triệu liều, bằng số vắc xin dự kiến có thể sản xuất năm 2021 là khoảng 6 tỷ liều. Tức là chúng ta có thể chấm dứt dịch Covid-19 ở các nước có dịch nặng và trung bình trong năm 2021 và giảm đáng kể dịch ở các nước có dịch nhẹ và giảm lây nhiễm ở các nước không có dịch trong năm 2021 mà chỉ cần tiêm cho khoảng 40% dân số thế giới. Sang năm 2022 sẽ mở rộng tiêm chủng theo nhu cầu ở các nước hiện nay có dịch nhẹ và không có dịch. III. Phân bổ nguồn lây nhiễm cộng đồng ở Việt Nam hiện nay và kiến nghị chiến lược tiêm vắc xin hiệu quả cao trong điều kiện thiếu vắc xin Trong thời gian từ tháng 2/2020 đến 30/4, số người đang điều trị/1 triệu dân của Việt Nam chưa bao giờ vượt mức 3,9 người, thấp xa ngưỡng có dịch là 10 người/1 triệu dân. Vì vậy Việt Nam là nước có lây nhiễm Covid-19, đã trải qua 3 làn sóng lây nhiễm, song không có dịch. Để việc phòng dịch có hiệu quả, giải quyết hài hòa yêu cầu chống dịch và phát triển kinh tế xã hội, cần phân loại mức lây nhiễm của các địa phương để có các giải pháp phòng chống dịch hợp lí và làm công tác dự báo việc lây nhiễm ở các địa phương và cả nước. Với việc phân loại trạng thái lây nhiễm cộng đồng khi chưa có dịch thành 4 mức: - Không có người lây nhiễm (số người đang được điều trị/1 triệu dân = 0) - Lây nhiễm nhẹ, nguy cơ thấp trở thành có dịch (số người đang được điều trị/1 triệu dân không quá 5 người) - Lây nhiễm trung bình, nguy cơ ở mức trung bình trở thành có dịch (số người đang được điều trị/1 triệu dân: lớn hơn 5, đến 8) - Lây nhiễm cao, nguy cơ cao trở thành có dịch (số người đang được điều trị/1 triệu dân lớn hơn 8 đến dưới 10) thì tình hình lây nhiễm ở Việt Nam ngày 29/5 có thể tóm tắt như sau, Bảng 2: Bảng 2: Bảng tổng hợp tình hình lây nhiễm và dịch ở Việt Nam (29/5) 1. Có 18 tỉnh, thành phố có dịch, với số người điều trị/1 triệu dân từ 10,5 đến 1.121 người, trong đó có 3 tỉnh, thành phố là Bắc Giang, Bắc Ninh và Đà Nẵng là 3 địa phương có dịch, với số người đang điều trị/1 triệu dân cao nhất cả nước, tức là có lây nhiễm cộng đồng cao nhất: trên 1 triệu dân bình quân có 683 người đang được điều trị. 15 tỉnh, thành phố còn lại đang có dịch nhẹ, số người đang điều trị/1 triệu dân bình quân có gần 27 người (từ 10,5 đến 94,7 người). 2. Có 30 tỉnh, thành phố có lây nhiễm, song chưa có dịch với số người đang điều trị/1 triệu dân bình quân là gần 3 người. 3. 15 tỉnh hiện nay không có lây nhiễm. Như vậy, tương tự như phân bổ nguồn lây nhiễm Covid-19 ở trên thế giới, Bảng 1, nguồn lây nhiễm ở Việt Nam phân bổ rất không đồng đều. Từ Bảng 2 ta có sơ đồ phân bổ nguồn lây nhiễm và tương quan với dân số các tỉnh có người lây nhiễm trong Hình 3. Hình 3: Phân bố dân số và nguồn lây nhiễm ở cộng đồng ở các địa phương của Việt Nam ngày 29/5 Do tình hình thiếu vắc xin trên thế giới mà Việt Nam cũng rất thiếu vắc xin. Để tạo miễn dịch cộng đồng cần tiêm ít nhất cho 70% dân số. Tức là 1 đợt tiêm cần khoảng 68 triệu liều vắc xin và 2 đợt tiêm cần khoảng 136 triệu liều. Hiện nay hơn 1 triệu người Việt Nam đã tiêm 1 mũi, chiếm hơn 1% dân số và hơn 28.500 người đã tiêm 2 mũi (chiếm khoảng 0,03% dân số). Hiện nay số vắc xin đã về đến Việt Nam là 2,898 triệu liều. Như vậy, sau khi tiêm lần 2 cho hơn 1 triệu người đã tiêm 1 mũi thì còn khoảng 0,9 triệu liều, đủ tiêm cho 0,45 triệu người 2 mũi. Tổng số người tiêm đủ 2 mũi sẽ khoảng gần 1,5 triệu người, chiếm 1,55% dân số. Số vắc xin đang đặt hàng cho cả năm 2021 khoảng trên 100 triệu liều, song thời hạn cung cấp không cam kết đảm bảo đúng theo kế hoạch. Như vậy bài toán đặt ra với Việt Nam là: làm sao loại bỏ dịch Covid-19 ở Việt Nam sớm nhất và đạt tác dụng tương đương như miễn dịch cộng đồng sớm nhất trong điều kiện thiếu vắc xin toàn cầu. Trên cơ sở chiến lược tiêm chủng vắc xin không dàn đều mà tương thích với phân bổ các nguồn lây nhiễm mà chúng tôi đã đề xuất với Tổ chức Y tế thế giới, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam ngày 29/5, tôi đề xuất “Chiến lược tiêm vắc xin lan tỏa từ các đối tượng và khu vực có nguy cơ cao nhất” ở Việt Nam với 5 nội dung chính và lộ trình như sau: 1. Tiêm vắc xin cho các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao của Việt Nam (nhân viên y tế, hải quan, công an, quân đội, lực lượng phòng chống dịch trực tiếp, người điều khiển phương tiện giao thông vận tải, người phải ra nước ngoài, người có bệnh lý nền phức tạp…). Ngoài ra cần tiêm chủng cho cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị (thường xuyên tiếp xúc với nhân dân) để hệ thống chính trị hoạt động hiệu quả, an toàn vì đất nước. Ở Việt Nam có thể ước nhóm đối tượng này khoảng 2 triệu người. 2. Nơi nào chưa tiêm vắc xin thì áp dụng triệt để các biện pháp phòng chống dịch không dùng vắc xin mà Việt Nam và các nước đã áp dụng hiệu quả thời gian qua. 3. Ngay bây giờ tập trung tiêm vắc xin cho Bắc Giang, Bắc Ninh và Đà Nẵng là 3 địa phương có lây nhiễm cộng đồng cao nhất cả nước (từ hơn 200 người đến hơn 1.100 người đang điều trị/1 triệu dân), với dân số chỉ chiếm 4,48% dân số cả nước, song lại có hơn 74% tổng số người đang điều trị. Nếu tiêm cho 70% dân số của 3 địa phương này thì cần tiêm cho khoảng 3 triệu người (4,307 triệu x 0,7), qua đó sẽ loại trừ ảnh hưởng của 74% nguồn lây nhiễm toàn Việt Nam. Việc tiêm cho 3 địa phương này nên làm ngay trong quý 2 và đầu quý 3/2021. 4. Sau đó sẽ tiêm vắc xin cho 15 tỉnh, thành phố hiện nay đang có dịch nhẹ, chiếm 34,46% dân số cả nước và 22,46% số người đang điều trị cả nước. Trong 15 tỉnh thành này có tất cả các địa phương của cả nước có số công nhân ở các khu công nghiệp trên 100.000 người (Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Long An, Tây Ninh, TP.HCM, Thanh Hóa, Thái Nguyên). Nếu tính cả số công nhân ở các khu công nghiệp của Bắc Giang, Bắc Ninh và Đà Nẵng thì số công nhân ở các khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao ở 12 tỉnh, thành này sẽ là khoảng 2,7 triệu người, chiếm 75% tổng số lao động trong các khu công nghiệp cả nước. 2,7 triệu lao động này ở các khu công nghiệp của 12 tỉnh, thành phố cần được ưu tiên tiêm trước ở mỗi địa phương. Lao động của các doanh nghiệp làm việc trong các văn phòng nên được ưu tiên tiếp theo. Nếu tiêm cho 70% dân số của 15 tỉnh, thành phố này thì cần tiêm cho 23,34 triệu người (33,347 triệu x 0,7). Việc tiêm này nên làm vào cuối quý 3, đầu quý 4/2021. 5. Năm 2022, khi ta sản xuất được vắc xin hoặc đặt hàng được nhiều hơn thì có thể tiêm đại trà cho 45 tỉnh, thành phố còn lại theo nhu cầu thực tế lúc đó. Khi tác dụng lây nhiễm cộng đồng của hơn 96% nguồn lây nhiễm của cả nước ở 18 địa phương trên đã bị loại trừ và người dân ở đây đã được tiêm vắc xin thì khả năng lây từ các địa phương này cho 45 tỉnh, thành phố còn lại đang không có dịch và không có người lây nhiễm, Bảng 3 và 4, sẽ rất thấp. Vì vậy trong năm 2021 các địa phương này hoàn toàn có thể kiểm soát tốt lây nhiễm ở quy mô nhỏ mà chưa cần tiêm vắc xin cho 70% dân cư. Như vậy, lượng vắc xin cần thực tế cho Việt Nam năm 2021 để loại bỏ dịch Covid-19 và tạo miễn dịch cộng đồng ở tất cả 18 tỉnh, thành phố hiện nay có dịch và kiểm soát, đảm bảo lây nhiễm thấp toàn quốc là: - Tiêm cho các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao: 2 triệu người (quý 2/2021) - Tiêm cho 3 tỉnh, thành phố đang có dịch nặng nhất (Bắc Giang, Bắc Ninh, Đà Nẵng): 3 triệu người (quý 2 và quý 3/2021) - Tiêm cho 15 tỉnh, thành phố đang có dịch nhẹ: 23,34 triệu người (quý 3 và quý 4/2021) Tổng cộng cần tiêm cho: 26,3 triệu người, bằng 27,4% dân số Việt Nam. Như vậy tổng số vắc xin cần mua năm 2021 khoảng: 53 triệu liều (mỗi người được tiêm 2 lần), chỉ bằng 39% nhu cầu mua cho 70% dân số Việt Nam (136 triệu liều). Một chiến lược tiêm vắc xin lan tỏa từ các đối tượng và khu vực có nguy cơ cao nhất như trên sẽ giúp chúng ta nhanh chóng dập được dịch trong cả nước, tạo được miễn dịch cộng đồng ở tất cả các địa phương đang có dịch, kiểm soát, đảm bảo lây nhiễm thấp trong cả nước 6 tháng cuối năm 2021, đồng thời tiết kiệm được kinh phí và tránh được áp lực phải tìm mua một lượng lớn vắc xin đang rất khan hiếm trên thế giới hiện nay. Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM có bài viết chia sẻ về đại dịch Covid-19. Một năm và 50 ngày đại dịch Covid-19: Diễn biến, kinh nghiệm và bài học
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Monchengladbach vs Frankfurt, 0h30 ngày 9/2: Khách lấn chủ
-
Khi Jordan Spieth kết thúc mùa giải PGA Tour 2017-18, anh đứng vị trí thứ 10 thế giới. Đó cũng là lần gần nhất anh hiện diện trong top 10 bảng xếp hạng chính thức của golf nam thế giới.
Mặc dù không thi đấu ở Bermuda cuối tuần qua, Spieth vẫn cải thiện được 3 vị trí.
Jordan Spieth trở lại top 10 thế giới sau 3 năm Trong 3 năm qua, sự nghiệp của Spieth gặp nhiều khó khăn và có thời điểm anh đối mặt nguy cơ bị văng khỏi danh sách 100 tay golf giỏi nhất.
Theo đó, sau khi không vượt qua được cắt loại ở sự kiện Farmers Insurance Open cuối tháng Giêng năm nay, anh rơi xuống hạng 92.
Spieth nhấn phanh và thực hiện cú quay 180 độ ngoạn mục.
Ở 4 trong 5 sự kiện PGA Tour liên tiếp sau đó mà Spieth tham dự, có đến 3 lần anh lọt vào top 5.
Đồng thời, hồi tháng Tư vừa qua, Spieth đăng quang ở Valero Texas Open, kết thúc 4 năm không có danh hiệu PGA Tour.
Những dấu ấn này giúp anh lọt vào top 50 rồi top 25, trước khi trở lại danh sách 10 tay golf xuất sắc nhất thế giới.
Jon Rahm hiện vẫn đang dẫn đầu bảng xếp hạng, trong khi Collin Morikawa giữ vị trí thứ hai và Dustin Johnson xếp thứ ba.
TT
Lucas Herbert kiếm triệu USD ở Bermuda Championship
Lucas Herbert bỏ túi khoản tiền thưởng hơn 1 triệu USD, sau chiến thắng ở Bermuda Championship, danh hiệu PGA Tour đầu tiên trong sự nghiệp.
" alt="Jordan Spieth trở lại top 10 golf thế giới sau 3 năm">Jordan Spieth trở lại top 10 golf thế giới sau 3 năm
-
MU đàm phán ký Lautaro Martinez Tương lai của Lautaro Martinez tiếp tục nóng lên sau chuỗi trận thất vọng mà Inter trải qua, và mới nhất là sự xuất hiện của MU.
MU bước vào cuộc liên hệ với Lautaro Martinez Báo chí Italy đưa tin, MU muốn chiêu mộ chân sút người Argentina để tăng cường hàng công cho mùa giải mới.
Lautaro Martinez ghi 12 bàn trên các mặt trận mùa này và đây là hiệu suất không cao. Trong đó, anh chưa có pha lập công nào trên mặt trận Champions League.
Gần đây, có nhiều thông tin cho rằng Tottenham của người quen Antonio Conte và Barcelona muốn có chữ ký của Lautaro Martinez.
Corriere dello Sport cho biết, MU có thể đưa Anthony Martial - người đang được cho mượn ở Sevilla - vào điều khoản chuyển nhượng để thuyết phục Inter nhả Lautaro.
Liverpool chào mời Brozovic
Liverpool vừa tiếp cận với Marcelo Brozovic - cầu thủ bóng đá quốc tếngười Croatia của Inter Milan - theo dạng chuyển nhượng tự do.
Liverpool chào mời Brozovic Brozovic hết hợp đồng với Inter vào cuối mùa giải và có vẻ như anh sẽ rời sân San Siro.
HLV Jurgen Klopp rất muốn có Brozovic để tăng cường thêm nhân sự cho tuyến giữa, khi anh có thể giúp linh hoạt nhiều hệ thống chiến thuật khác nhau.
Ngoài Liverpool, ngôi sao 29 tuổi này còn được HLV Antonio Conte rủ rê về Tottenham. Barca cũng không dưới một lần liên hệ với anh.
Tuy vậy, Liverpool hy vọng có thể thuyết phục được Brozovic bởi dự án hấp dẫn mà Klopp triển khai.
Chelsea liên hệ Verratti
Sau Real Madrid, đến lượt Chelsea được cho là đang liên hệ đưa Marco Verratti gia nhập bóng đá Anh.
HLV Tuchel muốn kéo Verratti về Chelsea Verratti có vai trò quan trọng với PSG. Đội bóng thủ đô Paris đã nhiều lần từ chối các đề nghị chuyển nhượng nhà vô địch EURO 2020 với Italy.
HLV Thomas Tuchel hiểu rõ về Verratti. Đây là lý do ông đề xuất BLĐ Chelsea kéo tiền vệ 29 tuổi này về sân Stamford Bridge.
Verratti có thể đá rất nhiều vai trò khác nhau trong hệ thống 3-4-3 mà Tuchel xây dựng. Anh đặc biệt ăn ý bên cạnh Jorginho.
Một số phương tiện truyền thông từ Pháp cho biết, Verratti đang cân nhắc tương lai sau 10 năm khoác áo PSG. Giá chuyển nhượng của anh vào khoảng 60 triệu euro.
Kim Ngọc
MU đấu Liverpool, Real Madrid cảnh báo gắt Mbappe
MU đấu Liverpool, Real Madrid cảnh báo gắt Mbappe, Arsenal tranh Morata với Juventus là những tin chuyển nhượng mới nhất hôm nay, 21/2.
" alt="Tin bóng đá 21/2: MU ký Lautaro Martinez, Chelsea mua Verratti">Tin bóng đá 21/2: MU ký Lautaro Martinez, Chelsea mua Verratti
-
Ảnh minh họa: Hoàng Hà. Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Giáo dục địa phương là môn học bắt buộc. Từ năm học 2020-2021, TP Hà Nội đưa môn này vào dạy thí điểm, sau đó dạy chính thức cho học sinh phổ thông.
Dù đã biên soạn xong tài liệu Giáo dục địa phương và bước đầu đưa vào giảng dạy, hiện nay Hà Nội chưa có đội ngũ giáo viên chuyên biệt để dạy môn này.
Kết quả bước đầu khảo sát ở một số trường cho thấy, giáo viên đang lúng túng về phương pháp lên lớp do thiếu tài liệu và đặc biệt chưa có kiến thức chuyên sâu về Hà Nội để chủ động dạy các đối tượng học sinh khác nhau.
Trường ĐH Thủ đô Hà Nội đã đề xuất đề án này, nhằm trang bị cho giáo viên kiến thức cơ bản trên mọi lĩnh vực của Hà Nội, qua đó truyền cảm hứng, khát vọng và tình yêu Hà Nội đến thế hệ trẻ, giúp các em hình thành ý thức trách nhiệm công dân với Thủ đô và đất nước.
Thời gian thực hiện đề án từ nay đến năm 2025, đối tượng là toàn bộ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các trường phổ thông của Hà Nội và sinh viên các ngành sư phạm đang học ở Trường ĐH Thủ đô Hà Nội.
Tổng kinh phí thực hiện đề án là hơn 16 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách TP và các nguồn hợp pháp khác.
Hà Nội cho 200 giáo viên từ 24 đến 53 tuổi đi Úc bồi dưỡng
UBND TP Hà Nội vừa có quyết định tổ chức các lớp bồi dưỡng giáo viên ngắn hạn tại nước ngoài của Sở GD-ĐT theo chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng được UBND TP giao năm nay." alt="Chi hơn 16 tỷ đồng bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên thủ đô">Chi hơn 16 tỷ đồng bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên thủ đô
-
Soi kèo phạt góc Bayern Munich vs Bremen, 02h30 ngày 8/2
-
Van de Beek mong thoát khỏi ‘ác mộng’ MU ỏi Van de Beek muốn nhanh chóng thoát khỏi 'ác mộng' Old Trafford Tờ Manchester Evening News cho biết, có 3 đội bóng muốn mượn Van de Beek của MU, ngoài Crystal Palace thì 2 cái tên còn lại là Newcastle và Dortmund.
Van de Beek đang nỗ lực để có thể thoát khỏi ‘ác mộng’ Old Trafford trong thời gian ít ỏi còn lại của chuyển nhượngmùa Đông.
Những ngày gần đây, cựu tiền vệ Ajax được cho nhắc lại mong muốn ra đi sau khi cả Solskjaer và giờ Rangnick hứa nhưng chẳng thấy đâu, trong khi anh cần được ra sân thường xuyên để có thể giữ suất ở tuyển Hà Lan.
Theo nguồn trên, quyết định lựa chọn bến đỗ mới giờ MU dành cho Van de Beek. Tuy nhiên, anh phải thuyết phục được CLB đó trả toàn bộ khoản lương cũng như khoản phí từ yêu cầu của Quỷ đỏ!
HLV Pochettino mua nhà ở Paris
Pochettino gây bất ngờ lớn giữa tin đồn gia nhập MU bằng việc tậu nhà ở Paris Tờ L’Equipe loan báo, HLV Mauricio Pochettino đã tậu một ngôi nhà ở Paris. Điều này như cho một câu trả lời rõ hết về kế hoạch và tương lai của thuyền trưởng PSG.
Trước đó, chiến lược gia người Argentina vẫn ở khách sạn từ lúc được PSG bổ nhiệm ngồi ‘ghế nóng’ vào đầu tháng 1 năm ngoái. Chính điều này dẫn đến những suy đoán ông không gắn bó với đội bóng Paris lâu dài mà chọn lựa công việc ưu tiên cả vấn đề gia đình (còn ở London).
Thời gian qua, HLV Pochettino liên tục được đồn đại là ứng viên số 1 dẫn dắt MU lâu dài khi Ralf Rangnick hết thời gian tạm quyền vào cuối mùa.
Trong khi đó, PSG cũng được cho là tìm mọi cách thuyết phục Zinedine Zidane về Paris. Nhưng với việc, Pochettino mới tậu nhà ở thủ đô nước Pháp thì dường như đang cho câu trả lời ngược lại.
Raheem Sterling đàm phán gia hạn Man City
Pep Guardiola và Sterling giải quyết những khúc mắc đôi bên và tuyển thủ Anh thấy hạnh phúc, sẵn sàng gia hạn Man City Theo ESPN, tuy chưa đôi bên chưa có ấn định ngày cụ thể nhưng Man Citycó kế hoạch sớm nối lại các cuộc đàm phán gia hạn hợp đồng với Raheem Sterling.
Trước đó, cầu thủ chạy cánh 27 tuổi tạm dừng các cuộc đàm phán để đảm bảo là một phần trong kế hoạch dài hạn của Pep Guardiola.
Hợp đồng hiện tại của Sterling tại Etihad có thời hạn đến hè 2023. Hồi hè năm ngoái liên tục xuất hiện tin đồn tuyển thủ Anh có thể rời Man xanh.
Tuy nhiên, những khúc mắc giữa Sterling và Pep Guardiola được giải quyết và chân sút này hiện thấy hạnh phúc, sẵn sàng ở lại.
Dù vậy, Barca, PSG, Real Madrid vẫn theo sát tình hình của Raheem Sterling.
L.H
Huyền thoại Arsenal nhờ ‘giải cứu’ con rể Van de Beek khỏi MU
Dennis Bergkamp quá sốt ruột vì con rể tương lai Van de Beek bị ‘bỏ rơi’ ở MU, đã gọi điện cho Patrick Vieira đang dẫn dắt Crystal Palace ra tay giúp.
" alt="Tin chuyển nhượng 30/1: Van de Beek trốn MU, Pochettino gây sốc">Tin chuyển nhượng 30/1: Van de Beek trốn MU, Pochettino gây sốc
- 最近发表
-
- Nhân định, soi kèo Valencia vs Leganes, 22h15 ngày 9/2: Bầy dơi hồi sinh
- Nhà giàu vung tiền, Chelsea hét giá Kepa cao ngất
- Những ứng viên nặng ký thế chỗ Chuck Hagel
- Bayern thua liền 3 trận, sếp lớn nói rõ tương lai Thomas Tuchel
- Soi kèo phạt góc RB Leipzig vs St Pauli, 23h30 ngày 9/2
- Tin bóng đá 5/2: MU chờ Pogba gia hạn, Liverpool lấy Saka
- IS vươn 'vòi bạch tuộc chết chóc' khắp khu vực
- Xét tặng danh hiệu 12 nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú
- Nhân định, soi kèo Cagliari vs Parma, 21h00 ngày 9/2: Bổn cũ soạn lại
- Kết quả bóng đá Thanh Hóa 1
- 随机阅读
-
- Siêu máy tính dự đoán Lazio vs Monza, 21h00 ngày 9/2
- Tâm sự của người thầy ở ngôi trường 17 năm không có giáo viên nữ
- Kết quả Brazil 2
- Lịch thi đấu Olympic Tokyo 2021 hôm nay ngày 3/8
- Nhận định, soi kèo Freiburg vs Heidenheim, 21h30 ngày 8/2: Nhảy vọt trên BXH
- Kết quả bóng đá MU 1
- Ukraine phá hủy cường kích Su
- Tin bóng đá 14/2: Tielemans trên đường đến MU, Liverpool bán Salah
- Nhận định, soi kèo Hà Tĩnh vs Công an Hà Nội, 18h00 ngày 10/2: 3 điểm nhọc nhằn
- Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 18/2/2024
- Đề thi cuối học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn trường THPT Lý Tự Trọng (Khánh Hòa)
- Xóa 100% phòng học nhờ, học tạm ở trường mầm non vùng khó khăn
- Nhận định, soi kèo Lamphun Warrior vs Sukhothai, 18h00 ngày 9/2: Khó cho cửa trên
- Harry Kane ép Chủ tịch Tottenham chi tiền hậu thuẫn Conte
- US Open 2021: Jack Sock dâng vé vòng 4 cho Alexander Zverev
- Bảng tổng sắp huy chương Olympic Tokyo 2021 hôm nay ngày 6/8
- Nhận định, soi kèo Bilbao vs Girona, 22h15 ngày 8/2: Dồn lực trở lại
- Tuyển Việt Nam sẵn sàng đấu Son Heung
- Tin chuyển nhượng 1/3 MU rủi ro Ten Hag Man City dứt điểm Haaland
- Xin Bộ Giáo dục đổi cách đánh giá để không còn học sinh mang tiếng 'dốt'
- 搜索
-
- 友情链接
-