当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Al Safa vs Al Adalah, 22h00 ngày 3/2: Chủ nhà ‘ghi điểm’ 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Al Masry vs Wadi Degla, 19h30 ngày 4/2: Cửa trên đáng tin
Hơn 500 tân cử nhân của Trường ĐH Văn Lang đang lo ngại về giá trị pháp lý của tấm bằng tốt nghiệp mà họ mới nhận được.
Hơn 500 bằng tốt nghiệp ký sai quy định
Tháng 10/2015, Trường ĐH dân lập Văn Lang đã hoàn thành các thủ tục chuyển đổi sang loại hình ĐH tư thục và đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận.
Đến tháng 2/2016, HĐQT nhà trường đã ra quyết định cử ông Nguyễn Đắc Tâm làm hiệu trưởng tạm quyền điều hành hoạt động nhà trường từ ngày 22/1 - 22/4. Sau đó, HĐQT cũng đã gửi công văn về UBND TP.HCM đề nghị công nhận hiệu trưởng đối với ông Tâm nhưng chưa có phản hồi. Ngày 22/4, chủ tịch HĐQT ký Quyết định số 74QĐ/VL-HĐQT tiếp tục cử ông Nguyễn Đắc Tâm làm hiệu trưởng tạm quyền từ ngày 23/4 - 22/7.
Trong quãng thời gian trên, tháng 3/2016, ông Nguyễn Đắc Tâm đã ký trên 500 bằng tốt nghiệp cho sinh viên với tư cách là quyền hiệu trưởng.
Bằng tốt nghiệp do ông Nguyễn Đắc Tâm ký |
Tuy nhiên, khi soi chiếu với Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân của Bộ GD-ĐT ban hành, thì bằng tốt nghiệp ĐH phải do hiệu trưởng trường ĐH cấp. Trường hợp người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ chưa được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận thì cấp phó được giao phụ trách cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận là người ký cấp văn bằng, chứng chỉ.
Vì vậy, nhiều sinh viên và phụ huynh băn khoăn rằng việc ông Tâm ký bằng tốt nghiệp như thế có đúng không, và tấm bằng họ vừa nhận được có giá trị không?
Ngày 14/7, ông Võ Văn Tuấn, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho VietNamnetbiết rằng việc này đã được HĐQT của trường giải thích.
Cụ thể, theo ông Bùi Quang Độ, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Văn Lang thì trong thời gian chờ UBND TP.HCM công nhận hiệu trưởng, HĐQT đã quyết định cử ông Nguyễn Đắc Tâm làm hiệu trưởng tạm quyền để điều hành các hoạt động và ký các văn bằng cho người học theo quy định. HĐQT nhà trường đã nhất trí cử ông Nguyễn Đắc Tâm ký 520 bằng tốt nghiệp đại học cho sinh viên đến hạn được cấp bằng đợt tháng 3/2016.
Trước khi cử ông Nguyễn Đắc Tâm ký bằng, Đầu tháng 2/2016, Chủ tịch HĐQT nhà trường đã có công văn gửi Vụ Pháp chế Bộ GD-ĐT hỏi về việc thẩm quyền ký bằng tốt nghiệp. Tới ngày 21/2 trường vẫn chưa nhận được văn bản trả lời.
Ngày 22/2, trường đã gọi điện trực tiếp tới Vụ Pháp chế (Bộ GD-ĐT) để xin ý kiến. Tới ngày 23/2, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế là ông Nguyễn Đức Cường gọi điện thoại lại lãnh đạo trường cho biết Vụ Pháp chế đã nhận được công văn, và ông Nguyễn Đắc Tâm có quyền ký bằng tốt nghiệp, nếu trong quyết định cử hiệu trưởng tạm quyền của HĐQT nhà trường giao cho ông Tâm thực hiện nhiệm vụ này.
Tuy nhiên, sau vài tháng, trường nhận được văn bản do bà Lê Thị Kim Dung, Vụ trưởng Vụ pháp chế ký ngày 29/6.
Văn bản này khẳng định rằng: “Bằng tốt nghiệp đại học do hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện được phép đào tạo trình độ đại học cấp. Trường hợp người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ chưa được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận thì cấp phó được giao phụ trách cơ quan có thẩm quyền cấp bằng, chứng chỉ là người ký cấp văn bằng, chứng chỉ.
Khi Trường ĐH Văn Lang chưa có hiệu trưởng, để đảm bảo hoạt động bình thường của trường, HĐQT có thẩm quyền cử một phó hiệu trưởng phụ trách điều hành các hoạt động của nhà trường và ký cấp bằng.
Việc cử ông Nguyễn Đắc Tâm làm hiệu trưởng tạm quyền theo quyết định của HĐQT Trường ĐH Văn Lang và việc ông Nguyễn Đắc Tâm ký cấp bằng tốt nghiệp ĐH cho sinh viên với chức danh “Q.Hiệu trưởng” là không phù hợp. Vì không có văn bản pháp luật nào quy định về chức danh “Hiệu trưởng tạm quyền” và “ Quyền hiệu trưởng””.
Bà Dung đề nghị, Trường ĐH Văn Lang sửa tên và nội dung của quyết định của HĐQT thành: “Cử ông Nguyễn Đắc Tâm - Phó hiệu trưởng phụ trách điều hành hoạt động của Trường ĐH Văn Lang trong khi Trường chưa có hiệu trưởng.
Khi ký cấp bằng tốt nghiệp đại học cho sinh viên, ông Nguyễn Đức Tâm ký với chức danh “KT. Hiệu trưởng - Phó hiệu trưởng”.
Trong văn bản này, bà Dung cũng đưa ra quan điểm về việc HĐQT Trường ĐH Văn Lang đề nghị UBND TP.HCM công nhận ông Nguyễn Đức Tâm chức danh hiệu trưởng.
Bà Dung cho rằng, “Theo Điểm b Khoản 2 điều 20 Luật GDĐH quy định tiêu chuẩn hiệu trưởng ĐH, giám đốc học viện, đại học phải có trình độ tiến sĩ. Khoản 1, Điều 25 quyết định 70 của Thủ tướng Chính phủ cũng quy định hiệu trưởng trường tư thục phải đảm bảo tiêu chuẩn điều 20 Luật Giáo dục Đại học.
Theo báo cáo của Trường ĐH Văn Lang, ông Nguyễn Đắc Tâm có bằng tiến sĩ do Trường ĐH Nam Califonia cấp, hiện đang đề nghị Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục xem xét công nhận văn bằng.
Vì vậy trong khi bằng tiến sĩ của ông Tâm chưa được công nhận thì ông Tâm chưa đủ tiêu chuẩn làm hiệu trưởng theo quy định. Việc HĐQT bầu ông Tâm làm hiệu trưởng và đề nghị UBND TP.HCM công nhận hiệu trưởng đối với ông Tâm là chưa đúng quy định”.
Trường ĐH Văn Lang |
Trường có trách nhiệm cấp lại bằng tốt nghiệp
Chiều ngày 14/7, trả lời VietNamNet về việc xử lý số văn bằng do ông Nguyễn Đắc Tâm ký, bà Lê Thị Kim Dung, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ GD-ĐT cho biết điều này đã có Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp quy định. Cụ thể là “Trường hợp văn bằng, chứng chỉ đã cấp cho người học nhưng phát hiện bị viết sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ thì cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm cấp lại cho người học”.
Bà Kim Dung khẳng định “Trường ĐH Văn Lang có trách nhiệm cấp lại văn bằng cho người học theo quy định”.
Trước những băn khoăn về việc trong trường hợp bằng tiến sĩ của ông Nguyễn Đắc Tâm không được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục công nhận thì những văn bằng do ông Nguyễn Đắc Tâm ký tên cấp cho sinh viên có giá trị pháp lý không, bà Dung cũng viện dẫn Thông tư số 19/2015/TT-BGDĐT ngày 8/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân để giải thích.
Theo đó, Điểm c khoản 1 Điều 19 và khoản 2 Điều 23 của quy chế này quy định: “Bằng tốt nghiệp đại học do hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện được phép đào tạo trình độ đại học cấp”; “Trường hợp người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ chưa được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận thì cấp phó được giao phụ trách cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ là người ký cấp văn bằng, chứng chỉ”.
Đối với trường hợp của Trường ĐH Văn Lang, bà Dung giải thích rằng trong khi Trường ĐH Văn Lang chưa có hiệu trưởng, để bảo đảm hoạt động bình thường của nhà trường, hội đồng quản trị nhà trường đã cử ông Nguyễn Đắc Tâm phó hiệu trưởng phụ trách điều hành các hoạt động của nhà trường và ký cấp văn bằng. “Do đó, các văn bằng do ông Nguyễn Đắc Tâm ký với chức danh phó hiệu trưởng ở thời điểm nhà trường chưa có hiệu trưởng là có giá trị pháp lý”.
Giải thích về câu trả lời của ông Nguyễn Đức Cường, bà Kim Dung cho rằng: "Trường ĐH Văn Lang hỏi ông Nguyễn Đắc Tâm được giao quyền hiệu trưởng có được ký bằng không, nhưng trường lại không hỏi việc phải ký với chức danh nào. Vì vậy câu trả lời của Phó vụ trưởng Nguyễn Đức Cường với nhà trường như vậy là đúng, vì một phó hiệu trưởng được giao quyền thì được ký cấp bằng tốt nghiệp”. |
Lê Huyền – Ngân Anh
" alt="Trường đại học phải cấp lại hàng trăm bằng tốt nghiệp"/>Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương vừa thông tin việc chương trình Ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất ASEAN mùa 3 – “ASEAN Online Sale Day” 2022 chính thức khởi động, nhận đăng ký trực tuyến của các doanh nghiệp trên trang web của chương trình tại địa chỉ onlineasean.com.
Chương trình ASEAN Online Sale Day năm nay sẽ do Campuchia - Chủ tịch năm ASEAN 2022 cùng Singapore và Việt Nam đồng chủ trì, tổ chức.
“ASEAN Online Sale Day” 2022 dự kiến tiếp tục có 2 nhóm hoạt động chính gồm mua sắm thương mại điện tử trong nước và mua sắm thương mại điện tử xuyên biên giới.
Trong thời gian diễn ra chương trình, người tiêu dùng của Việt Nam hay các nước ASEAN có thể mua sắm trên nền tảng số của các doanh nghiệp, sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước với những ưu đãi dành riêng cho sự kiện “ASEAN Online Sale Day” 2022.
Bắt đầu từ năm 2020, Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN đã thu hút sự quan tâm lớn từ doanh nghiệp và người tiêu dùng tại nhiều quốc gia không chỉ trong khối ASEAN.
Theo thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, từ 0h ngày 8/8/2021 đến 24h ngày 10/8/2021, website chương trình Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN 2021 tại địa chỉ onlineasean.com ghi nhận 9.300 người dùng và 35.000 lượt truy cập, tăng hơn 400% so với chương trình thử nghiệm vào năm 2020. Trong đó, lượng người dùng tại Philippines chiếm tới 50,17%, tiếp đến là người dùng tại các quốc gia Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Singapore.
Đại diện Ban tổ chức nhấn mạnh, sự kiện “ASEAN Online Sale Day” hướng tới mục tiêu khuyến khích, thúc đẩy lĩnh vực thương mại điện tử và thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực ASEAN, góp phần thực thi Hiệp định ASEAN về thương mại điện tử; mang đến môi trường mua sắm trực tuyến an toàn, lành mạnh cho người tiêu dùng.
Đặc biệt, trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau đại dịch và tham gia vào các FTA (Hiệp định thương mại tự do – PV) thế hệ mới, chương trình “ASEAN Online Sale Day” 2022 sẽ là bước đi quan trọng để khối ASEAN thể hiện sự đoàn kết, đẩy mạnh tiềm năng phát triển thương mại điện tử và các giao dịch trực tuyến, tiếp cận những chính sách mới thuận lợi, nâng cao giá trị sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và quốc gia.
Vân Anh
Trong chương trình Ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất ASEAN năm 2021 diễn ra từ 0h ngày 8/8 đến 24h ngày 10/8, Việt Nam triển khai hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến xuyên biên giới.
" alt="Khởi động chương trình mua sắm trực tuyến lớn nhất ASEAN năm 2022"/>Khởi động chương trình mua sắm trực tuyến lớn nhất ASEAN năm 2022
Theo tính toán, tính đến tháng 6/2022, tỷ lệ giá trị Make in Vietnam trong cơ cấu doanh thu công nghiệp ICT đạt 26,72% với giá trị ước đạt khoảng 19,4 tỷ USD. Dự kiến đến hết năm 2022, tỷ lệ giá trị Make in Vietnam sẽ tăng lên 27% tương đương giá trị 41,4 tỷ USD.
Trước làn sóng chuyển dịch đầu tư, Việt Nam đang là điểm đến thu hút đầu tư của nhiều tập đoàn công nghệ lớn và nằm trong nhóm các quốc gia dẫn đầu trong sản xuất điện thoại, máy tính hay các sản phẩm điện tử.
Cơ cấu doanh thu cho thấy, khối FDI vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của ngành công nghiệp ICT. Tuy nhiên, tỷ lệ giá trị Việt Nam trong cơ cấu doanh thu ngành đang tăng theo từng năm. Theo số liệu của Bộ TT&TT năm 2021, tỷ lệ giá trị Việt Nam trong doanh thu ngành đạt 24,65%.
Nửa đầu năm 2022 cũng cho thấy sự tăng trưởng mạnh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ số. Hiện Việt Nam có khoảng 67.300 tăng 3.422 doanh nghiệp so với tháng 12/2021, đạt tỷ lệ xấp xỉ khoảng 0,69 doanh nghiệp/1.000 dân.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang có một số bước tiến trong việc nghiên cứu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Tính đến tháng 7/2022, thiết bị 5G do doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu, sản xuất đã đầy đủ ở các phân lớp hệ thống mạng 5G (mạng lõi, mạng truyền dẫn, mạng truy cập) và đã được triển khai lắp đặt trên mạng lưới để cung cấp dịch vụ ở một số khu vực diện rộng với tốc độ download 1.5 Gbps, upload 60Mbps.
Hiện nay, đang tiếp tục triển khai nghiên cứu, phát triển các sản phẩm có công suất và tính năng kỹ thuật cao hơn; đồng thời triển khai thực hiện hoạt động sản xuất lô lớn để đáp ứng mục tiêu kế hoạch triển khai diện rộng trong năm 2023.
Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá các kết quả thử nghiệm thiết bị 5G trên mạng lưới cũng sẽ được triển khai. Theo đó, sơ bộ đánh giá kết quả chất lượng dịch vụ mạng và chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị 5G gNodeB trong nước sản xuất cơ bản đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn quốc gia.
Theo thông tin, hiện đã tiến hành đặt hàng các nhà cung cấp nguyên liệu, vật tư linh kiện để sản xuất lô lớn 300 trạm Marco 8T8R. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, tối ưu tính năng kỹ thuật các thiết bị đã sản xuất; nghiên cứu - phát triển 5G gNodeB 32T32R và 64T64R.
Theo kế hoạch trước đó, năm 2022, Bộ TT&TT sẽ tham mưu xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp công nghệ số.
Xây dựng và bảo vệ được không gian tăng trưởng và phát triển kinh tế số dựa trên các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, sản xuất, cung cấp, ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Định hướng đến năm 2025, ngành công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông với tầm nhìn và sứ mệnh mới là dịch chuyển từ gia công, lắp ráp sang Make in Vietnam, làm sản phẩm tại Việt Nam, làm chủ công nghệ, sáng tạo công nghệ, trong đó tỷ trọng Make in Vietnam vào năm 2025 đạt trên 45%.
Phát triển 4 loại hình doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đạt số lượng 100.000 doanh nghiệp vào năm 2025. Hình thành ít nhất 10 doanh nghiệp công nghệ số đóng vai trò dẫn dắt, có năng lực cạnh tranh quốc tế với doanh thu trên 1 tỷ USD.
Duy Vũ
Xuất khẩu điện thoại và các loại linh kiện mang về cho Việt Nam 29,17 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2022. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng mạnh so với cùng kỳ.
" alt="Tỷ lệ giá trị Make in Vietnam có thể đạt 41,4 tỷ USD trong năm 2022"/>Tỷ lệ giá trị Make in Vietnam có thể đạt 41,4 tỷ USD trong năm 2022
Nhận định, soi kèo Rio Ave vs Porto, 03h45 ngày 4/2: Khách thắng chật vật
Theo website Grab, phụ phí xe chờ có mặt từ khoảng tháng 12/2016. Ban đầu, các khoản phí được tài xế Grab tự cộng vào khi hết thời gian chờ. Tuy nhiên, từ tháng 1/2020, Grab tính toán tự động và cộng thêm phí vào cước xe của khách hàng.
Ngoài ra, Grab cũng giảm thời gian hủy chuyến sau khi tài xế nhận cuốc từ 5 phút xuống 3 phút. Khách hàng vẫn phải trả phí hủy 4 SGD (hơn 66.000 đồng). Chính sách cũng có hiệu lực từ 18/7.
Tại Việt Nam, Grab áp dụng phí “Xe chờ quá 05 phút” từ ngày 10/10/2019 nhằm “hỗ trợ và giảm thời gian chờ khách cho đối tác tài xế, trong trường hợp Khách hàng đặt xe nhưng không xuất hiện hoặc xuất hiện trễ hơn 05 phút sau khi đối tác tài xế đã tới điểm đón mà khách hàng đã đặt trên ứng dụng Grab, khiến đối tác tài xế phải huỷ chuyến và không thể thực hiện cuốc xe”.
Đối thủ của Grab, Gojek, không thu phí chờ nhưng hành khách phải trả 4 SGD phí hủy chuyến trong một số trường hợp nhất định. Đó là nếu họ hủy chuyến 5 phút sau khi tài xế nhận cuốc; hủy ngay khi tài xế tới điểm đón; hoặc hủy sau hơn 5 phút kể từ khi tài xế thông báo đã đến nơi.
Một dịch vụ gọi xe khác là Ryde tính phí hủy 5,3 SGD nếu khách hủy chuyến 4 phút sau khi gọi xe. Tài xế cũng có thể tính phí chờ 5,3 SGD nếu họ phải chờ hơn 4 phút.
Tài xế và hành khách phản ứng ra sao?
Theo tờ TodayOnline của Singapore, tài xế Grab hoan nghênh động thái này của Grab. Một trong số họ, Alan Chee, 59 tuổi, nói rằng giảm thời gian chờ sẽ có lợi cho tài xế. “Nó không phải điều xấu nhưng sẽ gây thêm áp lực cho hành khách”. Dù vậy, người đàn ông này cho biết ông thường trả lại 3 SGD cho hành khách, trừ phi họ từ chối. Ông không thường phải chờ khách, nếu có, nó thường xảy ra tại các khu phức hợp nơi điểm đón cách xa chỗ ở của khách.
Tài xế Grab Avery Hoo, 41 tuổi, nói ông nằm trong nhóm tài xế phản hồi về thời gian chờ lên Grab. Gần như tất cả đều muốn giảm thời gian chờ vì ít nhất một nửa khách hàng của họ đều chỉ đến điểm đón sau 4 phút hoặc hơn. “Với chúng tôi, thời gian là tiền bạc. Grab cũng đồng tình”.
Trong khi đó, hành khách Renee Koh lại cho biết chính sách mới của Grab sẽ ảnh hưởng đến quyết định đặt xe cho mẹ của mình, người có vấn đề về đi lại. Cô thường gọi xe cho mẹ 1 lần mỗi 2 tuần. Nữ giáo viên 32 tuổi nói thêm: “Tôi hiểu vì sao thời gian chờ lại giảm nhưng hi vọng tài xế sẽ thấu hiểu. 5 phút chờ là vừa vặn với chúng tôi”. Cô dự định từ nay sẽ xuống sảnh rồi mới gọi xe.
Mohamed Khairul Ismail, 27 tuổi, người thường đi Grab khoảng 2-3 lần/tuần, nói điều này không ảnh hưởng đến mình vì anh thường có mặt trong vòng 3 phút và theo dõi ứng dụng để đảm bảo đúng giờ. Tuy nhiên, do thời gian chờ rút ngắn, có lẽ anh sẽ chỉ đặt Grab nếu không có các phương tiện công cộng như xe buýt hay tàu điện.
Du Lam (Theo Todayonline)
Grab mới đây thông báo tăng phụ phí với lý do "thời tiết nắng nóng gay gắt" dành cho khách hàng đi xe 2 bánh và nhận về nhiều phản ứng trái chiều của mọi người.
" alt="Singapore: Từ 18/7, Grab phạt khách hàng nếu đến chậm hơn 3 phút"/>Singapore: Từ 18/7, Grab phạt khách hàng nếu đến chậm hơn 3 phút
Mối tình đầu tiên của Huỳnh Anh được công chúng biết đến là với Kỳ Hân. Cả hai hẹn hò khi mới chập chững bước chân vào showbiz.
|
Trong suốt thời gian bên nhau, Huỳnh Anh – Kỳ Hân thường xuyên xuất hiện tay trong tay tại các sự kiện. Cả hai cũng không ngần ngại chia sẻ chuyện tình cảm với công chúng.
|
Hiện tại, Kỳ Hân đã kết hôn cùng cầu thủ Mạc Hồng Quân và có cuộc sống viên mãn cùng chồng và con trai gần 4 tuổi.
|
Sau khi Huỳnh Anh và Hoàng Oanh công khai tình cảm, khán giả và người hâm mộ đã dành cho họ nhiều lời chúc phúc. Không chỉ tương xứng về ngoại hình, Huỳnh Anh và Hoàng Oanh còn được nhiều người ngưỡng mộ bởi tình yêu ngọt ngào.
|
Thế nhưng sau 3 năm bên nhau, năm 2017, cặp đôi tuyên bố "đường ai nấy đi" khiến nhiều người vô cùng tiếc nuối. Sau chia tay, Huỳnh Anh và Hoàng Oanh vẫn giữ mối quan hệ bạn bè. Mới đây, vào ngày Hoàng Oanh kết hôn, Huỳnh Anh cũng gửi lời chúc phúc đến tình cũ.
|
Tháng 7/2018, Huỳnh Anh bất ngờ công khai mối quan hệ tình cảm với Y Vân – một cô gái bằng tuổi, làm ngoài ngành giải trí. Bạn gái cũ Huỳnh Anh sinh ra và lớn lên tại Bỉ, sử dụng thành thạo bốn thứ tiếng, có hai bằng Thạc sĩ tại Bỉ, Trung Quốc và làm quản lý dự án quan hệ quốc tế tại Bỉ. Bên cạnh đó, Y Vân cũng sở hữu nét đẹp "lạ" cùng phong cách thời trang cá tính nhưng cũng không kém phần thu hút.
|
Gia đình 2 bên cũng biết và ủng hộ mối quan hệ của hai người. Huỳnh Anh chia sẻ anh đã lên kế hoạch về một đám cưới trong tương lai khi anh và Y Vân có sự nghiệp vững vàng.
|
Sau vài tháng chia tay bạn gái nước ngoài, Huỳnh Anh có tin đồn đang hẹn hò với 'mẹ một con' Hồng Quế. Chia sẻ với truyền thông, anh cho biết mối quan hệ của hai người chỉ mới bắt đầu, “nếu mình có thể là người yêu của Quế cũng là một điều tuyệt vời" và hy vọng cộng đồng mạng không bàn luận quá sâu. |
Linh Thuỳ
- Sau nhiều đồn đoán, nam diễn viên Huỳnh Anh chính thức lên tiếng nói về mối quan hệ với người mẫu Hồng Quế.
" alt="Đường tình ồn ào của Huỳnh Anh trước khi hẹn hò 'gái một con' Hồng Quế"/>Đường tình ồn ào của Huỳnh Anh trước khi hẹn hò 'gái một con' Hồng Quế
Hiện thực đời sống trong lĩnh vực an ninh trật tự đã được tôi văn học hoá, điện ảnh hoá. Chẳng hạn như việc đánh án, những sự sa ngã, mưu hèn kế bẩn, hay chiến công… đều phảng phất điều đã xảy ra. Thậm chí các nhân vật trong phim cũng được tôi dựa trên những nguyên mẫu có thật. Ở đây tôi xin tiết lộ một chi tiết khá buồn cười là nhân vật Thiếu tướng Hoạch - Giám đốc Công an tỉnh Hưng Hoà và Thượng tá Tuất chỉ là 1 người. Ở nguyên mẫu này có sự đa nhân cách. Các thái cực đối lập trong nhân cách người này đều điển hình đến mức có thể bóc lớp làm thành một nhân vật hoàn chỉnh. Hiện nguyên mẫu đang ở tù bởi những sai phạm do mặt đối lập tiêu cực trong người đó gây ra.
Trước đó, nguyên mẫu là một anh hùng lực lượng vũ trang. Nói dễ hiểu là anh ấy rất giỏi, có thể nói là một “cao thủ” trong nghề điều tra, nhưng “ngã ngựa” bởi không kiểm soát được lòng tham khi có quyền hành trong tay nên đã phải trả giá. Trường hợp khác đó là nhân vật Đào Hải Triều. Trong số phận, cá tính của nhân vật này có một phần của chính tôi. Bởi vì tôi đã từng là một trinh sát hình sự trong nhiều năm, đã làm những việc như Hải Triều nên mới có chất liệu và cảm xúc thật để viết ra nhân vật này.
Chuyện người lính đứng trước sự lựa chọn, ranh giới đúng sai cũng là những điều chính bản thân tôi từng trải qua. Hồi tôi còn làm việc ở đội điều tra trọng án, phòng CSHS Hà Nội, có thời gian phải đi thuê nhà vì rất nghèo không có tiền mua nhà riêng. Ngôi nhà chừng 20 m2 cho 3 người, nhiều đêm tôi phải thức viết báo để có thêm thu nhập trả tiền nhà. Khi đó tôi là điều tra viên thụ lý một vụ trọng án, người nhà bị can thông qua một người bạn của tôi “bắn tiếng” rằng nếu con họ thoát án tử thì sẽ sang tên cho tôi ngôi nhà trên phố Bạch Mai. Tất nhiên tôi từ chối thẳng thừng vì lương tâm nghề nghiệp không cho phép làm sai lệch hồ sơ. Nhưng quyết định ấy cũng phải trải qua nhiều suy tư. Trải qua cung bậc cảm xúc đắn đo, lựa chọn, nên tôi mới viết về cuộc đấu tranh tư tưởng trong nội tâm người lính khi phải lựa chọn trung thành hay phản bội, phụng công hay tư lợi, thông qua nhân vật Thiếu uý Vũ Hạ Lam.
- Phim 'Bão ngầm' mô tả nhiều hiện tượng trần trụi, trong đó có những tình tiết nhạy cảm về nghề công an, lý do gì tiến sĩ ‘dám’ đưa những sự thật ấy lên phim?
Trong phim Bão ngầm, mặc dù với tư tượng chủ đề là tôn vinh người lính trinh sát với chiến công và hy sinh thầm lặng của họ. Nhưng tôi đã không mô tả người chiến sĩ công an như những ông thánh, không cố gắng tô vẽ, thần thánh hoá họ vì nhiều lẽ.
Thứ nhất, tôi cũng chính là người lính, với đầy đủ các sắc thái tâm lý ái ố hỷ nộ như bất kỳ con người nào. Bên cạnh những ưu điểm, cũng có nhiều hạn chế, hàng ngày chính bên trong tôi cũng xảy ra những cuộc đấu tranh giữa tốt và xấu, thiện và ác. Đồng đội tôi cũng vậy, có người thành anh hùng nhưng cũng có người bị khởi tố. Hiện tượng hơn 40 tướng lĩnh lực lượng vũ trang bị khởi tố hình sự trong những năm qua, thậm chí đến tầm thứ trưởng cũng bị xử lý trong công cuộc chỉnh đốn Đảng, bài trừ tham nhũng, tiêu cực… là minh chứng thuyết phục nhất cho vấn đề này. Nếu tả họ như thánh thì làm gì có chuyện đó. Và tả như thánh thì ai tin vào câu chuyện tôi kể.
Thứ hai, ngay trong mỗi người cũng đã chứa đựng những mặt đối lập thì trong nội bộ cơ quan tổ chức đương nhiên tồn tại điều này. Nếu không có ác, sẽ không có thiện và cuộc đấu tranh giữa chúng để kể. Cái ác càng dữ dội thì cái thiện càng mạnh mẽ và tạo nên sức hấp dẫn của xung đột.
Thứ ba, tôi hiểu trong thời kỳ bùng nổ thông tin như hiện nay, người dân với nền tảng dân trí ngày càng cao, sẽ không còn dễ dãi tin vào những thứ mà họ thấy trong văn học, điện ảnh, nếu không thấy đúng như hiện thực đang diễn ra trong cuộc sống. Kể một câu chuyện thuyết phục là phải dám đối mặt, dám đối kháng với những quan niệm chật hẹp, phải sáng tạo với biên độ tư duy rộng hơn, chân thực với đời sống hơn, thì mới có tính thuyết phục.
Thứ tư, nếu tả người lính như thánh, thì đương nhiên anh ta phải làm được việc của thánh thần. Ở đây tôi tả họ là người, nhưng nhiều người đã vượt lên cám dỗ, thử thách và làm được việc của thánh thần, đó là bảo vệ bình yên cuộc sống cho nhân dân. Đó mới là thứ tôi muốn nói, muốn kể.
Sau khi phim được chiếu, nhiều người phê phán phim làm xấu đi hình ảnh người lính. Tôi thấy phản ứng này rất có thể đi ra từ quan niệm mang tính khuôn mẫu xưa nay. Có thể thấy văn học nghệ thuật về đề tài người lính vẫn theo lối mòn xưa cũ, vẽ họ toàn thiện, toàn mỹ. Vì vậy khi thấy những sự thật trần trụi, sự khó chịu xảy ra như một lẽ đương nhiên.
Tuy nhiên, tôi xin nhắc lại tư tưởng chủ đề của phim Bão ngầmlà tôn vinh người chiến sĩ công an, vì đó là bạn bè, đồng đội và là chính tôi những năm tháng đã qua.
Chủ đề tư tưởng của bộ phim là tôn vinh chiến công của lực lượng công an trong đấu tranh tội phạm và trong sạch nội bộ, hoàn toàn không có mục đích móc máy, bóc mẽ ai đó hay chuyện gì đó. Những nhân vật tốt trong phim rất nhiều, như thiếu tướng Hoạch, đại tá Hà, Thiếu tá Thắng, Đại uý Triều… là gương công an tốt, là chủ đạo trong ngành công an. Phim có phản ánh các hiện tượng tiêu cực trong ngành nhưng đó chỉ là thiểu số. Những nhân vật như Tuất, Lâm chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Nhưng tôi phải kể về họ mới có cớ kể về cuộc đấu tranh làm trong sạch nội bộ.
- Đây là bộ phim có tính hiện thực nên sẽ khó chiều theo lòng của khán giả?
Đây không phải thể loại phim sitcom mà có thể sửa kịch bản sau khi được khán giả phản hồi. Tôi mong muốn kể một câu chuyện thật nhất có thể về cuộc chiến đấu với tội phạm hiện nay. Tôi không dừng lại ở cuộc chiến đấu với nguy hiểm của tội phạm, mà còn có cuộc chiến đấu trong sạch nội bộ và cuộc chiến đấu nội tâm mỗi người lính đứng trước tư lợi. Những điều đó đang diễn ra hàng ngày hàng giờ, tôi chỉ đơn giản là một người kể hiện thực, không đặt ra cho mình trách nhiệm phải tô màu hiện thực hay sai lệch hình ảnh nào đó theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.
- Nhưng nếu làm phim mà không chiều lòng khán giả thì 'gạch đá' nhận về sẽ nhiều vô cùng. Những ngày qua có lẽ anh cũng thấy được điều đó?
Phim có rất nhiều lời khen chê, chứng tỏ đang thu hút được sự quan tâm đông đảo của khán giả xem truyền hình cả nước. Chỉ số rating đạt 5.3 trong nhiều tháng là minh chứng cho điều này.
Về lời khen, nhiều người đánh giá bộ phim đã góp một tiếng nói trung thực, thẳng thắn về hiện thực đời sống. Xúc động nhất là có nhiều anh em, đồng đội, cán bộ chiến sĩ trong lực lượng công an gọi cho tôi và nói họ thấy có mình trong phim. Với tôi đây là lời khen quan trọng nhất. Bởi vì tôi viết kịch bản này là thay đồng đội kể lại những câu chuyện của họ. Có anh vẫn chê, bảo tôi mới mon men hiện thực. Điều ấy đúng, vì những điều tôi kể chỉ là chấm phá, không thể nói thật, kể hết hiện thực.
Tôi cũng không cầu danh lợi, chỉ làm những việc tôi cho là đúng, tốt cho xã hội, tốt cho nhiều người. Những người đang có dấu hiệu suy thoái đạo đức cũng có thể nhìn thấy kết cục của người khác mà rút ra bài học. Tôi hoàn toàn bám sát chủ trương của Đảng, Nhà nước và ngành công an.
Hàn Triệt
" alt="Tác giả 'Bão ngầm': Hãy khen chê một cách thuyết phục, có văn hoá."/>Tác giả 'Bão ngầm': Hãy khen chê một cách thuyết phục, có văn hoá.