Nhận định, soi kèo U19 Pháp vs U19 Italia, 21h00 ngày 25/3: Trận chiến không khoan nhượng

Thế giới 2025-03-29 13:30:13 9
ậnđịnhsoikèoUPhápvsUItaliahngàyTrậnchiếnkhôngkhoannhượtin thể thao hôm nay   Pha lê - 24/03/2025 18:31  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://game.tour-time.com/html/%C2%A0%C2%A0%20Pha%20l%C3%AA%20-%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%2011/10/2024%2015:41%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%C2%A0K%C3%A8o%20ph%E1%BA%A1t%20g%C3%B3c
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Hàn Quốc vs Jordan, 18h00 ngày 25/3: Giành vé

{keywords}Ảnh minh hoạ

17 tuổi, tôi về Hà Nội, bước chân vào trường đại học, học một ngành khi đó đang rất “hot” nhưng cả nhà đều không thích, cả họ chẳng có ai đỡ đầu hoặc chỉ bảo theo kiểu “ngành dọc”, đơn thuần chỉ bởi là ý thích của tuổi trẻ.

Những tháng ngày đầu, biết bao khó khăn, bỡ ngỡ, lạ lẫm, thử thách, vất vả… khiến có lúc tôi đã nghĩ sẽ bỏ cuộc. Nhưng với suy nghĩ đã chọn thì không thể thất bại, tôi buộc mình thích ứng, buộc mình phải thay đổi cả về con người thể chất và tư duy để bắt nhịp.

Vốn là dân chuyên toán nhưng lại có năng khiếu về văn thơ, có vốn ngoại ngữ được bố hướng cho từ nhỏ, tôi biến đó thành lợi thế để mình bật lên và hỗ trợ, hòa đồng với các bạn.

Những giờ học trên giảng đường, những bài tập khổ cực trong võ đường, trên thao trường… cho tôi thêm rắn rỏi, bớt đi sự ngờ ngệch của cậu học trò miền núi.

Có lần tập võ thuật, thực hành đối kháng boxing, tôi sợ hãi đến mức gần như ngất xỉu khi lá thăm bốc phải đối thủ là anh chàng cao hơn 1m80, cao thủ võ thuật toàn khóa nhưng rồi cũng phải cắn răng vào võ đài. Và rồi, sự sợ hãi qua đi, vận dụng chiến thuật đã được học, mắm môi mắm lợi tôi cũng “chiến” ra trò, ra đòn quên trời đất dù cũng phải đổ vài giọt máu xuống sàn đấu.

Trường toàn nam, ít nữ, lại phải ở 100% trong ký túc xá khép kín nên văn thơ giúp tôi dốc nỗi lòng. Những bài văn, bài báo chong đèn viết khi đêm khuya được đăng trên các báo Hoa học trò, Sinh viên, Mực tím, Áo trắng… không chỉ là niềm vui của tôi mà còn là hạnh phúc của các bạn khi cùng chuyền tay nhau tờ báo biếu được gửi tới trường.

Rất nhiều thư của bạn đọc khắp nơi gửi đến, có những lá thư đến giờ tôi vẫn giữ lại với tất cả sự trân trọng.

Ở ký túc xá (KTX), anh em chúng tôi cùng ăn, cùng ở, thiếu thốn đủ thứ nhưng cùng chia sẻ, động viên nhau, chia sẻ từng mảnh cơm cháy ở nhà bếp, san cho nhau bát mì tôm “không người lái”, hay chia nhau can nước cặn bể khi trạm bơm nước ngầm của trường gặp sự cố hoặc cùng bày kế đọc trộm thư tình của anh bạn cùng phòng… Mỗi người mỗi tính, không tránh khỏi va chạm nhưng đều bảo ban nhau vượt qua những ngày gian khó.

Ngày đó, tôi có một chiếc xe đạp còn khá mới, mấy anh cùng phòng hay mượn dịp cuối tuần để chở người yêu đi chơi. Có lúc, tôi được các anh cho đi ké sang trường Sư phạm, trường Ngoại ngữ hay lặn lội sang tận trường Kinh tế để làm chân gỗ, giúp các anh cưa cẩm các bạn gái trường này hay đơn giản như các anh nói là cho đi theo mà “giải ngố, mở mang tầm mắt, học các bài tán gái kinh điển” hoặc giúp các anh làm đèn chiếu sáng kiểu “bầu trời sao” để các anh tặng bạn gái…

“Học” các anh, tôi cũng bước vào mối tình đầu sâu sắc với bao tình cảm, bao hi vọng nhưng rồi sự ngốc nghếch, nông cạn, trẻ con đã khiến mối tình đó không còn nữa và để lại cho tôi nhiều nỗi buồn và tiếc nuối. Đến giờ mỗi khi nhớ lại tôi vẫn có nhiều hoài niệm.

Tôi thích học ngoại ngữ lắm. Nó như cái máu được truyền từ bố sang từ nhỏ nên dù trong trường không có nhiều điều kiện học thì tôi tìm đủ mọi cách để vùng vẫy. Từ việc kê bàn xuống gầm cầu thang KTX để luyện nghe, xin anh chủ bãi gửi xe ở trường cho mượn tạm một góc khuất của bãi để yên tĩnh học cho đến việc khi các bạn vui chơi các trò thì mình âm thầm xin được phép hằng đêm đạp xe qua con đường tối om chạy qua bãi tha ma để ra trường ngoại ngữ học văn bằng hai tiếng Anh, rồi tối khuya mưa gió rét lại lóc cóc đạp về KTX. Bạn bè nhiều người bảo hâm nhưng tôi kệ và đến giờ càng thấy mình đã nỗ lực đúng đến nhường nào.

Khi chúng tôi học năm thứ 4 đại học, tình hình an ninh trật tự ở các tỉnh Tây Nguyên có nhiều phức tạp. Lớp chúng tôi xung phong và được phân công thực tập thực tế tại tỉnh Đắk Lắk.

Lần đầu đến với Tây Nguyên xa xôi, ai cũng háo hức nhưng cũng nhiều lo lắng, hồi hộp. Tôi cứ nhớ mãi những tháng ngày đồng cam, cộng khổ cùng đồng đội, lăn lội địa bàn, chia sẻ với đồng bào, học được biết bao bài học từ thực tế.

Mê đắm mảnh đất bazan hùng vĩ và khoáng đạt với bạt ngàn hoa cà phê nở trắng núi rừng, với tình người, tình đất như thắm vào máu thịt, cảm xúc nơi ngòi bút của tôi lại luôn trào. Nhưng chính khi đó, sự thiếu chín chắn, hiếu thắng của tuổi trẻ đã khiến tôi gần như gục ngã do một sai lầm lớn trên một bài báo của mình. Rất may, nhờ sự nhận thức lại đúng đắn, sự cảm thông, giúp đỡ của thày cô, bạn bè và gia đình, tôi đã dần khắc phục được hậu quả và đứng lên, có được một bài học thấm thía.

Những ngày làm nhiệm vụ ở Tây Nguyên, lựa khi tình hình tạm yên, được sự cho phép của lãnh đạo đơn vị, mấy anh em xin nghỉ phép, dùng xe máy cùng nhau lang thang suốt cung đường dài qua Đà Lạt, xuống Nha Trang, tới Phan Rang - Tháp Chàm và lần đầu tiên được đến TP. HCM. Những bức ảnh trông rất “ngố rừng” ngày đó mấy anh em chụp ở các nơi, tôi vẫn giữ và mỗi khi giở lại, cảm xúc của tình đồng đội, của tuổi trẻ lại ùa về như ngày nào.

Hoàn thành xuất sắc đợt thực tập nhiều tháng ở Tây Nguyên với thành công “đi dân nhớ, ở dân thương”, chúng tôi trở lại Hà Nội ôn thi tốt nghiệp. Ra trường, mỗi người được phân công công tác ở các đơn vị khác nhau trên mọi miền Tổ quốc. Mỗi người một sự nghiệp, một cuộc sống gia đình riêng, trải qua thời gian mấy chục năm, người còn, người mất theo các ngã rẽ của số phận nhưng chúng tôi vẫn giữ liên lạc với nhau và cố gắng tổ chức một năm đoàn tụ một lần để cùng động viên nhau, cùng ôn lại những kỷ niệm tuổi trẻ.

Còn tôi, nhiều năm sau, ngoài công việc nghiệp vụ, tôi vẫn giữ trong mình lửa đam mê ngoại ngữ, máu văn thơ và ham học hỏi như thời trẻ. Nghiệp vụ giúp tôi vững vàng ở nhiều cương vị khác nhau, kể cả giờ đây là cán bộ lãnh đạo ở một tập đoàn lớn, ngoại ngữ giúp tôi bước ra thế giới, được đi đến, học hỏi ở nhiều nước khác nhau, trong đó có thời gian ở Mỹ, được học lên các bậc học cao hơn như thạc sỹ hay nghiên cứu sinh. Máu văn thơ giúp tôi trong cả công việc và cuộc sống, cho tôi sự cân bằng, một tâm hồn không khô cứng, luôn biết yêu thương…

Cũng có lúc thăng trầm, thất bại, những lúc vấp ngã nhiều kiểu nhưng tôi đều không quản ngại gian khó để vượt qua. Bản lĩnh và kiến thức được trui rèn từ môi trường kỷ luật, khắc nghiệt và khó khăn của tuổi thanh xuân đã tạo cho tôi tiền đề để vượt lên, có nội lực để không gục ngã trước bất kỳ hoàn cảnh nào.

Giờ đây, khi đã bước vào tuổi trung niên, có khi tôi hay hoài niệm. Không luyến tiếc hay ân hận bởi tôi và các bạn đã sống trọn vẹn tuổi thanh xuân đầy hoài bão, cống hiến và tươi trẻ, dám dấn thân, phấn đấu và dám đứng lên vượt qua những vấp ngã, sai lầm, bồng bột để chín chắn và trưởng thành.

Những ký ức của thời thanh xuân luôn hiện hữu để nhắc tôi giữ đầy năng lượng trong trái tim mình, sống trọn vẹn từng phút giây hiện tại, giữ trọn yêu thương và những điều tốt đẹp để mai này khi có tuổi hơn cũng luôn tự hào khi nhớ về bây giờ như giờ đây tôi nhớ về thanh xuân…

Mời độc giả gửi bài viết chia sẻ về chủ đề "Thanh xuân của chúng ta" tới địa chỉ email: bandoisong@vietnamnet.vn. Toà soạn khuyến khích độc giả gửi kèm ảnh phù hợp. Trân trọng!

Nguyễn Hoàng Đoàn

Thanh xuân của em không phải trò đùa của anh

Thanh xuân của em không phải trò đùa của anh

Hạ Linh đã suy nghĩ rất nhiều ngày, cô triền miên mất ngủ và rơi vào những đêm trắng cùng rượu và khói thuốc khi Quốc Quân không ở đây. Cần phải nói thêm rằng, cô vốn không phải một kẻ bê tha.

">

Thanh xuân của tôi là những năm tháng dại khờ, sôi nổi

nam05397.jpg
Bà Lý Thị Thúy Hạnh - Giám đốc Trung tâm Văn hóa TP Hà Nội.

Bà Lý Thị Thúy Hạnh - Giám đốc Trung tâm Văn hóa TP Hà Nội khẳng định, cuộc thi được tổ chức với mong muốn tiếp tục khơi dậy niềm tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc và Thủ đô, tôn vinh các tổ chức, cá nhân đã và đang cống hiến trong công tác bảo tồn, kế thừa phát huy bản sắc văn hóa Việt. Qua đó, góp phần quảng bá, giới thiệu những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Đồng thời, đây cũng là dịp khích lệ phong trào quần chúng, đặc biệt để thế hệ trẻ tự nguyện tham gia gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

Sau vòng sơ khảo được tổ chức với hình thức chấm video về nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc và nghệ thuật truyền thống của Thủ đô như: hát chầu văn, hát ca trù, hát xẩm, hát dô, chèo tàu, hát trống quân, múa bài bông, múa rối... Ban giám khảo đã chấm chọn được 16 đơn vị xuất sắc nhất để tham gia chung khảo.

z4939121918999 7a1a48f1da50766ddfea4683acc17fe5.jpg
Ban tổ chức trao giải cho các đội tham gia cuộc thi trình diễn di sản văn hóa phi vật thể. 

Tại vòng chung khảo, Ban tổ chức đã trao 1 giải A, 5 giải B, 10 giải C, 10 giải Khuyến khích và 10 giải Khuyến khích chuyên đề. Trong đó, giải A thuộc về Câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống Thanh Xuân với tác phẩm Tự hào Thăng Long Hà Nội.

Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao các giải phụ như giảiCống hiến nghệ nhân cao tuổi, Chương trình đầu tư công phu, Ca trù triển vọng, giải Phong trào… 

z4939122347663 4b577ab048ed59d73f45bf7dadb0cf41.jpg
Câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống Thanh Xuân trình bày tác phẩm 'Tự hào Thăng Long Hà Nội'.

Tại lễ trao giải, PGS. TS Trần Thị An, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội, Trưởng Ban giám khảo cho biết, cuộc thi có rất nhiều nét đặc biệt bởi suốt 3 tiếng của vòng chung khảo, khách tham dự như được trở về với quá khứ, không gian văn hoá truyền thống "dù có gì đó rất cổ xưa nhưng lại mang sự tươi mới của sắc màu đương đại".

"Các phần thi năm nay rất đa dạng, khiến Ban giám khảo khó chấm điểm và lựa chọn người nhận giải. Tôi thực sự xúc động khi xuất hiện trên sân khấu những nghệ nhân đã hơn 80 tuổi cho tới các em bé  đang học Tiểu học và cả những nghệ nhân khiếm thị. Điều này cho thấy Người giữ màu dân tộcthực sự là một dòng chảy chưa bao giờ mất đi, chưa bao giờ đứt đoạn trong đời sống văn hoá của dân tộc nói chung và Thủ đô nói riêng", PGS. TS Trần Thị An bày tỏ.

Câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống Thanh Xuân với tác phẩm 'Tự hào Thăng Long Hà Nội': 

Tìm cách bảo vệ 'di sản văn hoá sống'Các chuyên gia cho rằng bảo vệ "di sản văn hóa sống" - người nắm giữ di sản là điều quan trọng để xây dựng, phát triển đời sống văn hóa bền vững.">

Tôn vinh những người giữ hồn dân tộc

Nhận định, soi kèo Singapore vs Hong Kong, 19h30 ngày 25/3: Khó phân thắng bại

Cử tri đề nghị di dời cơ sở sản xuất giấy gần lăng vua Thiệu Trị - 1

Ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trả lời các vấn đề cử tri quan tâm (Ảnh: Vi Thảo).

Theo ông Phan Quý Phương, sau khi có ý kiến phản ánh của cử tri, UBND thành phố Huế đã kiểm tra thực tế về công tác bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất giấy Thủy Bằng.

"Cơ sở sản xuất giấy Thủy Bằng được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cấp giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Qua kiểm tra thực tế không phát hiện cơ sở này xả thải ra sông Hương, nước thải được sử dụng tuần hoàn trong nội bộ phục vụ việc sản xuất.

Về nguồn khí thải, năm 2024, Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế) đã lập đoàn giám sát. Kết quả phân tích mẫu khí ống lò hơi, so sánh với quy chuẩn về khí thải công nghiệp đối với bụi khí thải tại thời điểm quan trắc, giám sát đều đạt quy chuẩn kỹ thuật", ông Phương trả lời cử tri.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh đã có kế hoạch xử lý, di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Huế giai đoạn 2022-2030. Theo kế hoạch, cơ sở sản xuất giấy Thủy Bằng buộc phải di dời đến các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hoặc tự tìm kiếm địa điểm phù hợp quy hoạch được phê duyệt.

"Theo quy hoạch của UBND tỉnh, tại xã Thủy Bằng sẽ xây dựng một cụm công nghiệp, khi hoàn thành sẽ di dời cơ sở sản xuất giấy Thủy Bằng vào đó", ông Phương cho hay.

Ngoài ra theo ông Phan Quý Phương, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiếp nhận, nghiên cứu và giải quyết hơn 70 vấn đề được cử tri quan tâm, liên quan các lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng dân sinh, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công tác quy hoạch, đền bù, quản lý đất đai, môi trường, y tế, văn hóa, chế độ, chính sách,…

">

Cử tri đề nghị di dời cơ sở sản xuất giấy gần lăng vua Thiệu Trị

Anh_1a.jpg
 27 thí sinh đến từ nhiều tỉnh thành rạng rỡ chuẩn bị phần thi tại Vòng chung kết. Ảnh: ảnh: My Chinese

Ban tổ chức đặc biệt của cuộc thi Ngôi sao Tiếng Trung

Nói về lý do tạo nên một sân chơi học tập cho học sinh yêu tiếng Trung, bà Phạm Kim Thiền Vân - Giám đốc Công ty cổ phần giáo dục My Chinese, Trưởng Ban tổ chức chia sẻ: “Tôi luôn mong mỏi tạo ra 1 cuộc thi thuyết trình tiếng Trung nhằm đem lại cho học sinh tiểu học, THCS tại Việt Nam cơ hội thử thách bản thân và làm nền tảng cho các em có thể tham gia các cuộc thi tiếng Trung lớn quy mô toàn cầu”.

Anh_2_.jpg
Trưởng Ban tổ chức - bà Phạm Kim Thiền Vân. (Nguồn ảnh: My Chinese)

Bà Thiền Vân cho biết, dù được Trường Đại học Sư phạm Liêu Ninh (Trung Quốc) mời về giảng dạy, bà vẫn từ chối các cơ hội này để ở lại Việt Nam, cống hiến và truyền cảm hứng học tập cho học sinh. Bà cho rằng việc trẻ hoá độ tuổi học tập tiếng Trung hiện nay ở Việt Nam đang là 1 xu thế mới và quan trọng; việc đào tạo các đội ngũ giảng dạy tiếng Trung cho trẻ em có trình độ chuyên môn cao là nhiệm vụ cấp thiết. 

Anh_3.jpg
 Vòng chung kết Cuộc thi đã diễn ra thành công tốt đẹp. Ảnh: My Chinese

Cuộc thi khiến cha mẹ và thí sinh đều hạnh phúc

Bà Trần Ngọc Anh (phụ huynh đến từ Hải Phòng) cho biết, khi cô Thiền Vân lên sân khấu động viên các con không được giải, là 1 người mẹ bà đã rất xúc động. Gửi lời cảm ơn Ban tổ chức đã tạo 1 sân chơi rất lý thú cho học sinh, bà nói: “Là người đưa con đi tham gia khá nhiều cuộc thi, tôi thấy Ban tổ chức cuộc thi này rất chuyên nghiệp, tâm huyết và chu đáo. Các thí sinh tham gia không phải đóng 1 khoản phí nào cho chương trình, nhưng lại được tham dự thi ở 1 không gian sang trọng”.

Là thí sinh đạt giải Quán quân của cuộc thi, Nguyễn Huy Hải Anh (12 tuổi, trường TH &THCS Sốp Cộp, Sơn La) chia sẻ: “Con rất vui khi được tham dự 1 cuộc thi lớn và chuyên nghiệp như thế này. Con cũng rất biết ơn bố vì đã đồng hành cùng con từ những ngày đầu tiên con bắt đầu học tiếng Trung Quốc”.

Anh_4.jpg
Các thí sinh được thử sức tại cuộc thi chuyên nghiệp. Ảnh: My Chinese
Anh_5.jpg
 Hai quán quân xuất sắc được chọn từ hàng trăm thí sinh trên cả nước. Ảnh: My Chinese

Cuộc thi Ngôi Sao Tiếng Trung 2024 khép lại, góp phần tạo dựng thế hệ trẻ tự tin, năng động và hội nhập quốc tế.

Cuộc thi Ngôi Sao Tiếng Trung

Đơn vị Tổ chức: Công ty Cổ phần Giáo dục My Chinese

Địa chỉ: 368B Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Email: ngoisaotiengtrung@gmail.com

Hotline: 032.888.3775/0395.999.505/0389.15.16.15

Website: https://tiengtrungtreem.vn/ 

Minh Hòa

">

Ngôi Sao Tiếng Trung

Đang học sĩ quan dự bị được một tuần, Nguyễn Vĩnh Phúc (21 tuổi, Quận 10, TP.HCM) bị lây nhiễm Covid-19 từ các học viên khác. Lần ấy, cả đại đội của Phúc đều được đưa vào Bệnh viện dã chiến phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do nCov (huyện Củ Chi, TP.HCM) cách ly, điều trị.

Khi các đồng đội của Phúc đã được xuất viện, anh vẫn bị những cơn ho khan, nặng ngực hành hạ. Phúc buộc phải lưu lại bệnh viện để tiếp tục điều trị.

Những ngày nằm trên giường bệnh, thở oxy, Phúc cảm nhận rõ sự vất vả, lo toan của các y bác sĩ trong việc giành giật lại sự sống cho mình. Cũng trong thời gian này, Phúc thấy một người bạn của mình tất tả chăm sóc các bệnh nhân yếu hơn.

{keywords}
Vừa vượt qua Covid-19, Nguyễn Vĩnh Phúc tình nguyện hỗ trợ y bác sĩ chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện dã chiến.

Những hình ảnh ấy khiến Phúc cảm động. Anh quyết định sau khi bệnh tình thuyên giảm sẽ xin được hỗ trợ lực lượng y tế trong việc chăm sóc bệnh nhân. Nam sĩ quan chia sẻ: “Tôi thương bệnh nhân đặc biệt là những cô chú lớn tuổi”.

“Vào viện điều trị, nhiều cô chú không có người thân, gia đình bên cạnh. Vốn đã hiu quạnh nay họ càng cô đơn hơn. Các y bác sĩ, điều dưỡng dù nỗ lực hết mình nhưng cũng không thể nào sâu sát được hết vì bệnh nhân quá đông. Thấy vậy, tôi xin chăm sóc các cô chú như chăm người nhà của mình”, anh nói thêm.

{keywords}
Khu cách ly nơi Vĩnh Phúc điều trị bệnh.

Khi bệnh tình thuyên giảm, có thể cai máy thở, Phúc được người bạn của mình hướng dẫn một số việc giản đơn để chăm sóc bệnh nhân. Sau đó, anh tiếp tục được lực lượng y tế tại đây tập huấn, hướng dẫn thêm một số kỹ năng chăm sóc bệnh như: lắp máy HF, siêu âm, đo chỉ số SP02, đo huyết áp…

Mỗi ngày, Phúc đo sinh hiệu, huyết áp, quay clip bệnh nhân thở... rồi gửi cho bác sĩ. Thông qua các clip này, lực lượng y tế có thể kiểm tra xem nhịp thở của bệnh nhân có gì bất ổn hay không để đưa ra những chỉ định kịp thời.

Công việc của nam sĩ quan trẻ đã giảm tải, hỗ trợ không ít cho các y bác sĩ trong những thời điểm bệnh viện tiếp nhận nhiều ca bệnh mới.

{keywords}
Hằng ngày, Phúc đo sinh hiệu, huyết áp… cho các bệnh nhân.

Ngồi phơi nắng cùng đứa con mới 7 tháng tuổi, chị Đặng Mộng Thúy (29 tuổi, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) luôn miệng khen “các bác sĩ và chú bộ đội tại bệnh viện rất tốt và nhiệt tình”. Một mình xa quê, nhập viện chăm sóc đứa con út nhiễm bệnh suốt gần 1 tháng qua, chị Thúy trải qua mọi sự vất vả, cực nhọc.

May mắn thay, ngoài các bệnh nhân cùng phòng, chị Thúy còn nhận được sự hỗ trợ từ những người như Phúc. Chị nói: “Một mình tôi chăm con 7 tháng tuổi nên rất cực. Đã thế, tôi xa quê, xa đứa con mới 2 tuổi suốt 2 tháng qua nên nhớ nhà, nhớ con lắm”.

{keywords}
Chị Thúy và đứa con 7 tháng tuổi của mình tại bệnh viện.

“Nhớ con, đêm nào tôi cũng khóc. May mắn là ở đây, ai cũng thương mẹ con tôi. Khi bé còn chưa đỡ, những tình nguyện viên và cả F0 như Phúc đều cố gắng hỗ trợ mẹ con tôi. Khi bé khóc, các anh cũng thay nhau ẵm bồng, dỗ cho nín. Thậm chí, lúc tôi bận, các anh còn chơi cùng mấy bé nữa”, chị nói thêm.

“Phao cứu sinh” gần nhất của bệnh nhân

Công việc của Vĩnh Phúc kéo dài từ sáng sớm đến đêm khuya. Không lúc nào anh cho phép mình ngơi nghỉ. Sáng, sau khi bệnh nhân ăn uống, anh đến đo huyết áp, kiểm tra nhịp thở… 

Trưa, Phúc tiếp tục rảo qua những giường bệnh có bệnh nhân phải thở máy để đo sinh hiệu, quay clip bệnh nhân thở và hỏi xem người bệnh có cần hỗ trợ gì hay không.

Khi mọi chỉ số của các bệnh nhân đều ổn định, anh đến bên cạnh những người không có người thân để hỏi thăm, trò chuyện… Những cuộc trò chuyện có nam sĩ quan trẻ tham gia đều rất thân tình, vui vẻ. Các bệnh nhân có tuổi tại khu cách ly đều rất yêu quý và xem Phúc như một người con, cháu trong nhà.

{keywords}
Trong lúc đo sinh hiệu, huyết áp, chỉ số SP02, Phúc luôn tranh thủ thăm hỏi, động viên người bệnh.

Tối đến, Phúc đi từng phòng bệnh để thăm bệnh nhân, xem nước tại các giường bệnh đang phải thở HFNC (thở oxy lưu lượng cao) có thiếu, hụt hay không, bình oxy đã cạn chưa… Mỗi khi có bệnh nhân buồn, nhớ nhà, anh ngồi lại trò chuyện, chia sẻ để họ vơi đi nỗi hiu quạnh.

Ông T.B.M. (72 tuổi, Quận 12, TP.HCM) phát hiện mình nhiễm Covid-19 sau lần đến quán cà phê quen uống nước, đánh cờ tướng. Sống một mình, khi vào Bệnh viện dã chiến phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do nCov, ông trông chờ sự hỗ trợ đến từ lực lượng tình nguyện viên và những F0 như Phúc.

{keywords}
Người phụ nữ này cũng rời quê Bến Tre lên chăm cháu nhiễm bệnh. Tại bệnh viện, ngoài lực lượng tình nguyện viên, bà cũng được Phúc hỗ trợ trong việc chăm cháu, điều trị bệnh.

Ông nói: "Tôi nhớ lần tôi nặng ngực, khó thở trong đêm thứ 3 vào viện. Đêm đó, may mà có cháu Phúc hướng dẫn tôi nằm nghiêng cho dễ thở và gọi bác sĩ đến hỗ trợ".

"Mấy hôm sau, đêm nào cháu Phúc cũng đến thăm hỏi, trò chuyện với tôi rất thân tình. Tôi có yêu cầu gì, cháu Phúc đều cố gắng giúp cả", ông M. nói thêm.

Tại khu cách ly, đêm là thời gian Phúc lo lắng và cần phải tỉnh táo hơn cả. Thời điểm này, bệnh nhân trở nặng thường có dấu hiệu khó thở, hụt hơi. Người bệnh dễ rơi vào trạng thái hoang mang tột độ.

Nếu không có người bên cạnh, kịp thời trấn an, thực hiện các thao tác sơ cứu, bệnh nhân sẽ trở nặng bất ngờ. Những lúc như thế, Phúc trở thành “phao cứu sinh” gần nhất của người bệnh nặng.

Anh gọi báo tổng đài, đảm bảo họ cảm thấy có người bên cạnh, hỗ trợ mình trong lúc khó khăn nhất. Phúc thực hiện công tác tư tưởng, ổn định tâm lý, giúp người bệnh bình tĩnh rồi hướng dẫn họ nằm nghiêng để thở dễ dàng hơn.

Sau đó, Phúc quay clip bệnh nhân thở, gửi cho bác sĩ và thực hiện theo sự hướng dẫn của lực lượng này. Công việc trên đảm bảo người bệnh được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất trong lúc chờ đợi bác sĩ có mặt.

{keywords}
Lúc rảnh rỗi, Phúc đến trò chuyện với bệnh nhân cao tuổi, neo đơn để họ vơi bớt nỗi buồn.

Với những trường hợp như thế, Phúc phải thức trọn đêm. Có hôm, 1-2h sáng, khi đảm bảo mọi bệnh nhân đều ổn định, anh mới tranh thủ chợp mắt. Tuy vậy, nam sĩ quan trẻ vẫn chưa một lần cho rằng công việc trên khiến mình mệt mỏi.

Phúc luôn cảm thấy rất vui khi được các bệnh nhân nặng nở nụ cười với mình. Anh nói: “Giúp được bệnh nhân, đặc biệt là các cô chú có tuổi, tôi vui lắm dẫu làm đến 1-2h sáng tôi cũng không thấy mệt”.

“Các cô chú hết bệnh, tôi vui như người thân mình khỏi bệnh vậy. Mỗi ngày, tôi luôn hi vọng, cố gắng làm sao để người thở máy sẽ cai được máy thở, người bệnh nhẹ sẽ được ra về”, Phúc nói thêm.

Bài, ảnh, clip: Nguyễn Sơn

Bức thư đáng yêu bé gái gửi chú bộ đội cổ vũ tinh thần chống dịch

Bức thư đáng yêu bé gái gửi chú bộ đội cổ vũ tinh thần chống dịch

Những ngày qua, hình ảnh các chú bộ đội đi chợ mua nhu yếu phẩm thay người dân, hỗ trợ công tác phòng chống dịch… đã nhận được nhiều tình cảm của người dân và cộng đồng mạng.

">

Chàng sĩ quan được cả bệnh viện dã chiến yêu quý

友情链接