Tại điểm tiêm vắc xin Covid-19 ở khu Công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè chiều ngày 21/6.
Sau tiêm, nhiều người ở công ty chị Lý bị sốt, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi… nhưng chị chỉ đau chỗ tiêm một chút. Sáng hôm sau, chị vẫn đi làm bình thường.
Chị cho biết, tình hình dịch bệnh tại TP.HCM đang có diễn biến khó lường, với nhiều ca bệnh chưa rõ nguồn lây. Gần nơi chị sống có nhiều điểm bị phong tỏa, nhiều người phải chịu cảnh thất nghiệp, giảm thu nhập, sống trong lo lắng cho sức khỏe.
"Tôi chỉ mong rằng, tất cả mọi người dân tại thành phố và ở các nơi ai cũng được tiêm vắc xin, để đất nước ta có miễn dịch cộng đồng còn lo phát triển kinh tế", chị Lý bày tỏ.
Vừa tiêm vắc xin xong, biết mình là F1
Chị Hà Thúy (SN 1990), đang làm việc cho một ngân hàng nhà nước, chi nhánh ở Quận 1. Công việc của chị hàng ngày phải tiếp xúc với nhiều người, vì vậy, khi đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát tại TP.HCM chị rất lo lắng.
“Ngày 27/5, thành phố phát hiện ra chuỗi lây nhiễm liên quan nhóm truyền giáo Phục Hưng, cả cơ quan tôi ai cũng mong sớm có vắc xin”, chị Thúy kể.
Ngày 18/6, cơ quan chị Thúy nhận được thông báo thuộc diện ưu tiên tiêm vắc xin. 6h sáng 23/6, tại điểm tiêm Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, phường 14, Quận 6 các nhân viên y tế đã mặc sẵn bộ đồ bảo hộ, bày dụng cụ tiêm, vắc xin ra bàn sẵn.
Lực lượng hỗ trợ tiêm cũng xếp sẵn những hàng ghế cho người đến tiêm ngồi. Mấy phút sau, rất nhiều người, từ các địa phương, cơ quan khác nhau của thành phố đến ngồi xếp hàng chờ đến lượt tiêm vắc xin.
10h sáng, chị có mặt tại điểm tiêm. Sau khi đo huyết áp, được bác sĩ khám xong, chị chờ đến lượt tiêm.
Người dân ngồi chờ đến lượt tiêm tại điểm tiêm Trường THPT Mạc Đĩnh Chi.
“Tôi chỉ chờ tầm 30 phút là được tiêm. Lúc tôi tiêm, các y bác sĩ và lực lượng hỗ trợ ai cũng mệt, áo ướt đẫm mồ hôi vì làm việc từ sáng sớm. Vậy nhưng, khi “phục vụ” tôi, họ vẫn nhẹ nhàng, vui vẻ. Tôi thấy mình thật hạnh phúc và biết ơn”, chị Thúy nói với VietNamNet.
Vừa từ chỗ tiêm về đến nhà, chị Thúy nhận được thông báo khẩn của UBND phường, yêu cầu những người đến cửa hàng Co.op food, trong thời gian từ ngày 8-21/6 nhanh chóng liên hệ với cơ quan y tế. Một nữ nhân viên làm việc tại cửa hàng này có kết quả dương tính với nCoV, đã được đưa đi cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi.
Cửa hàng tiện lợi trên gần nhà chị Thúy. Chiều tối ngày 21/6, chị đến đây mua đồ dùng gia đình, thực phẩm và 2kg vải và tiếp xúc với nhân viên dương tính trên. "Nhân viên y tế ở phường thông báo tôi thuộc diện F1 nên phải khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm. Tôi đã hoàn thành hết các thủ tục rồi, giờ đang chờ kết quả. Vì chỉ tiếp xúc một lần nên tôi chưa phải đi cách ly tập trung", chị Thúy thông tin.
Dù thuộc diện có nguy cơ cao nhiễm virus SAR-CoV-2, nhưng chị Thúy không quá lo lắng vì đã được tiêm vắc xin. "Tôi đã thông báo tình trạng của mình với cơ quan và được sếp cho nghỉ việc. Giờ tôi sẽ thực hiện nghiêm việc cách ly và cố gắng ăn uống, tập thể dục đầy đủ. Tôi mong mình có kết quả âm tính để những người xung quanh không bị ảnh hưởng", chị Thúy chia sẻ.
Tú Anh
Bác sĩ ở tâm dịch gặp con gái mới sinh qua điện thoại: 'Bố xin lỗi con'
Ngày vợ sinh, bác sĩ Nghĩa đang điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 ở tâm dịch Bắc Giang nên không về được. Lần đầu nhìn con gái qua video điện thoại, anh chỉ biết nói: “Bố xin lỗi con”.
" alt="Một ngày đi tiêm vắc xin Covid" />Một ngày đi tiêm vắc xin Covid
May mắn sang ngày hôm sau, cả đội vẫn đảm bảo sức khỏe và tiếp tục công việc. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Tuy vậy, do thời tiết TP.HCM mấy hôm nay thường xuyên có mưa rào vào cuối ngày, đội của Hải đã trang bị thêm áo mưa để chủ động hơn trong việc giữ gìn sức khỏe, tránh bị cảm lạnh. Hải đã tham gia đội tình nguyện phun khử khuẩn từ ngày 7/7 đến nay. Mỗi ngày, nam sinh viên đều cùng nhóm của mình di chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau tại TP.HCM để phun khử khuẩn.
Dù nắng hay mưa, mỗi khi đi thực hiện công việc, nhóm đội của Hải cũng phải “trùm kín” bộ đồ bảo hộ ngột ngạt, vướng víu. Thế nhưng, cũng như những thành viên trong đội, nam thanh niên cho biết, anh không cảm thấy mệt mỏi.
Họ đều cảm thấy vui, hạnh phúc khi tình nguyện tham gia công tác chống dịch. (Ảnh: Facebook nhân vật).
Đặc biệt, Hải thấy mình trưởng thành thêm và đón nhận sự yêu mến từ người dân thành phố. Mỗi khi di chuyển qua những cung đường để phun khử khuẩn, người dân đều vẫy tay chào đón họ. Khi đội rời đi, bà con cũng ra hiệu cám ơn.
Cũng theo nam sinh viên, tùy khu vực và tình hình công việc cụ thể, các tình nguyện viên được sắp xếp khu vực nghỉ ngơi hoặc trở lại nhà sau mỗi ngày làm việc. Trong quá trình làm, các nhóm trưởng luôn đảm bảo việc ăn uống, nghỉ ngơi và an toàn cho các thành viên.
Nguyễn Sơn
Theo chân đội xe 0 đồng vào nơi 'ai cũng muốn đi ra'
Khoác lên người bộ đồ bảo hộ ngột ngạt, cabin xe nồng nặc mùi dung dịch sát khuẩn, nhóm tài xế đội xe chở hàng 0 đồng nổ máy, chuyển cơm, rau củ quả vào các khu cách ly, bệnh viện dã chiến...
" alt="Chia sẻ cảm động của nhân vật trong bức ảnh tình nguyện viên ôm nhau dưới mưa" />
...[详细]
Joshua Haileyesu, cậu bé 12 tuổi ở bang Colorado, cũng là nạn nhân từ thử thách Blackout Challenge. Ảnh: New York Post.
Mới đây nhất, cơ quan chức năng thành phố Bethany, bang Oklahoma (Mỹ) tìm thấy một cậu bé 12 tuổi trong trạng thái ngừng thở, có những vết hằn quanh cổ tại nhà riêng.
Nạn nhân được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng, ĐH Oklahoma nhưng mọi nỗ lực cứu chữa đều quá muộn. Sau quá trình điều tra, cảnh sát cho biết cậu bé thiệt mạng do thử nghiệm trào lưu Blackout Challenge.
Cậu bé đến từ bang Oklahoma không phải trường hợp duy nhất mất mạng vì trào lưu này. Hồi tháng 6, một gia đình ở thành phố Memphis, bang Tennessee phát hiện cậu con trai 9 tuổi bất tỉnh trong tủ quần áo với một chiếc thắt lưng quanh cổ. Họ cho rằng cậu bé đã tham gia thử thách này.
Tháng 3 năm nay, một cậu bé 12 tuổi ở bang Colorado cũng tìm thấy người em sinh đôi ngất lịm trên sàn nhà tắm sau khi thử Blackout Challenge. Dù được đưa đi cấp cứu, chữa trị trong vòng 19 ngày, nạn nhân vẫn qua đời vì vết thương nặng.
Hồi tháng 1, một bé gái 10 tuổi ở Italy tử vong sau khi tham gia thử thách, khiến quốc gia này ra quyết định chặn người dùng TikTok dưới 13 tuổi.
Sở cảnh sát Bethany khuyến cáo các bậc cha mẹ nên chú ý hơn tới hoạt động của trẻ trên mạng xã hội, đặc biệt là trong thời gian giãn cách xã hội. Ảnh: Tech Times.
"Do lệnh phong tỏa kéo dài, trẻ em dễ cảm thấy buồn chán và sẽ tìm mọi cách giết thời gian. Mạng xã hội có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của trẻ nên các bậc cha mẹ cần giám sát chặt chẽ hơn", người phát ngôn của Sở cảnh sát Bethany tuyên bố trong thông cáo báo chí.
Theo VICE, TikTok chưa trả lời yêu cầu bình luận về vụ việc.
Trả lời Washington Post, GASP - tổ chức nâng cao nhận thức về các trào lưu nguy hiểm - cho biết Blackout Challenge vốn ra đời từ những năm 1930, được cải biên theo thời gian dưới nhiều tên gọi khác nhau như "trò chơi ngạt thở" hay "California high".
Từ năm 1995 đến 2007, ước tính có 82 trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi 6-19 tử vong vì trò chơi này, theo báo cáo năm 2010 từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh.
Ngoài Blackout Challenge, giới trẻ cũng đối mặt với nhiều hiểm nguy từ một số trào lưu khác trên mạng xã hội những năm gần đây, điển hình như thử thách tự thiêu (tự dùng chất đốt gây hại cho cơ thể) hay TidePod Challenge (ăn viên nước giặt).
Theo Zing
'Hot mom' dạy con trên mạng - vỏ bọc hào nhoáng để kiếm tiền
Nhiều phụ huynh bị hấp dẫn bởi thành tích học tập xuất sắc của những đứa trẻ "con nhà người ta", vì thế mê muội đi theo phương pháp giáo dục của bố mẹ chúng mà không hề biết đằng sau là đầy rẫy những giả dối.
" alt="Bắt chước thử thách trên TikTok, 3 trẻ em Mỹ tử vong vì ngạt thở" />
...[详细]
Trong một tuần trở lại đây, là một người quan sát truyền thông, tôi nhận thấy rằng cộng động mạng của nước ta đăng tải hai luồng chủ yếu là hào hứng được tiêm ngừa vắc xin và mệt mỏi chờ đợi lấy mẫu xét nghiệm trong khu vực có ca nhiễm mới hoặc tầm soát.
Những tưởng hai trào lưu đăng tải này không liên quan nhưng thật ra nó đang mâu thuẫn với nhau. Một bên tiêu cực cực độ, một bên sung sướng cực độ.
Trào lưu khoe ảnh đã được tiêm chủng vắc xin có thể kéo những suy nghĩ lệch lạc cho một bộ phận cư dân còn lại về chính sách của nhà nước hiện tại. “Tại sao người đó được tiêm mà không phải tôi?”. Những câu hỏi kiểu như vậy đã bắt đầu xuất hiện.
Điều này gây chia rẽ giữa nhóm được tiêm và chưa được tiêm vắc xin Covid-19. Những người chưa được tiêm có thể cảm thấy bị phân biệt đối xử. Tồi tệ hơn là đối diện với tâm lý tiêu cực vì vắc xin vẫn đang được tuyên truyền là giải pháp cuối cùng cho sức khỏe nhân dân. Câu hỏi quẩn quanh trong nhóm chưa được tiêm có thể là: Tôi sẽ chết nếu nhiễm SARS-CoV-2 vì chưa được tiêm vắc xin chăng?
Ngoài ra, việc chụp ảnh trong lúc nhân viên y tế đang tác nghiệp gây ảnh hưởng tiêu cực đến họ. Việc thăm khám sức khỏe thường và chỉ diễn ra trong không gian kín để đảm bảo sự riêng tư cho cả nhân viên y tế lẫn bệnh nhân. Trong môi trường đó, y-bác sĩ, điều dưỡng hoàn toàn chủ động trong công việc của mình.
Giờ đây, trong một môi trường xa lạ hơn, chắc chắn họ sẽ bỡ ngỡ và cảm thấy không an toàn. Do đó, họ mất một khoảng thời gian để tìm kiếm lại sự bình tâm. Bỗng nhiên ai đó giơ thiết bị ghi hình lên thì cảm giác mất an toàn có thể trở lại. Chính vậy, hãy để họ tự tin nhất, để họ hoàn thành tốt công việc của mình và sức khoẻ của chính bạn.
Chúng ta luôn sợ bị lộ thông tin cá nhân nhưng gần đây, trong trào lưu này, tôi lại cảm thấy mọi người khá thờ ơ với chính thông tin sức khỏe của mình. Ở Mỹ, khá nhiều trường hợp thừa cân khi đăng tải hình ảnh tiêm vắc xin đã bị chế giễu vì hình thể bề ngoài.
Còn tại Việt Nam tình trạng chế giễu này chưa diễn ra nhưng đã có manh nha. Trong đó, một nam nhân viên mặc sơ mi tay dài buộc phải tháo khuy áo, để lộ da thịt đã trở thành đề tài bàn tán của một nhóm bạn bè.
Chưa hết, các thông tin trên giấy xác nhận tiêm chủng với đầy đủ thông tin cá nhân có thể trở thành mục tiêu tấn công của các đối tượng xấu. Cạnh đó, tác dụng phụ của vắc xin luôn tồn tại, việc công khai từng được tiêm có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cá nhân khi có bất trắc xảy ra.
Hành động văn minh trong đại dịch cũng là cách để cộng đồng lành mạnh hơn. Đừng để các chủ đích hồn nhiên xâm hại đến quyền bình đẳng với người khác.
Chúng ta nên lường trước những bất trắc để tránh sự tiếc nuối và hối hận. Dù đã được chủng ngừa thì vẫn duy trì thực hành thông điệp 5K là điều cần thiết.
Dy Khoa
Độc giả có thể gửi bài về địa chỉ email: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin chân thành cảm ơn!" alt="Tiêm vắc xin Covid" />
...[详细]