Nhận định, soi kèo Arouca vs Farense, 22h30 ngày 23/2: Khách rơi tự do

Thế giới 2025-02-24 22:33:26 4
ậnđịnhsoikèoAroucavsFarensehngàyKháchrơitựlịch thi đấu bóng đá vô địch đức   Nguyễn Quang Hải - 23/02/2025 05:35  Bồ Đào Nha
本文地址:http://game.tour-time.com/html/%C2%A0%C2%A0%20Pha%20l%C3%AA%20-%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%2006/05/2023%2004:35%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%C2%A0Nh%E1%BA%ADn%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20b%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20gi%E1%BA%A3i%20kh%C3%A1c
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo U20 Iran vs U20 Nhật Bản, 15h15 ngày 23/2: Tạm biệt ‘tiểu Samurai’

Những lần các shark bị "mắc cạn"Ninh AnNinh An

(Dân trí) - Trước shark Thủy, một số nhà đầu tư như shark Khải, shark Tam cũng vướng phải lùm xùm trong thời gian tham dự một chương trình gọi vốn trên truyền hình.

Shark Thủy bị bắt tạm giam

Thông tin tại họp báo Bộ Công an sáng 26/3, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Ngọc Thủy - Chủ tịch Công ty Giáo dục EGroup, tức shark Thủy, Đặng Văn Hiền - Trưởng ban quan hệ cổ đông Công ty EGame, về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Từ cuối năm 2022, chuỗi trung tâm tiếng Anh Apax Leaders của EGroup liên tục vướng vào lùm xùm về chất lượng dạy học, chậm trả lương, nợ lương giáo viên.

Hàng loạt phụ huynh đến Apax Leaders để khiếu nại, yêu cầu hoàn trả học phí. Có thời điểm, ông Thủy đã lên tiếng thừa nhận bế tắc, xin khất nợ cũng như giãn thời gian thu hồi vốn, lợi nhuận để Apax tập trung nguồn lực cho việc tái cấu trúc.

Theo báo cáo ngày 26/2, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM cho biết số tiền học phí phải hoàn trả cho phụ huynh trên địa bàn là hơn 108 tỷ đồng. Trong đó, Apax đã trả hơn 14 tỷ đồng, còn nợ hơn 93 tỷ đồng.

Trưa 26/3, đại diện Apax cho biết đơn vị này tạm dừng việc xác nhận học phí và công nợ học phí cho phụ huynh. Hệ thống trung tâm tiếng anh này cũng tạm ngừng việc hoàn học phí cho đến khi có kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra.

Shark Khải và lùm xùm về xuất xứ hàng hóa

Năm 2017 khi Shark tank mùa 1 diễn ra, doanh nhân Hoàng Khải với thương hiệu Khaisilk phải rút lui khỏi chương trình do liên quan đến việc gian lận xuất xứ hàng hóa. Chương trình cũng dừng phát sóng toàn bộ phần ghi hình liên quan đến ông Khải.

Cụ thể, một số người tiêu dùng phát hiện ra khăn lụa của Khaisilk có gắn tem Made in China nhưng lại được cắt đi, thay thế vào đó là mác "KHAISILK" được thêu sang bên cạnh.

Những lần các shark bị mắc cạn - 1

Khăn lụa KHAISILK từng bị người tiêu dùng tố cắt mác "Made in China" (Ảnh: IT).

Đến tháng 10/2017, Bộ Công Thương chỉ đạo kiểm tra nguồn gốc của khăn lụa "KHAISILK".

Tháng 12/2017, Bộ này kết luận Công ty TNHH Khải Đức (thuộc tập đoàn Khải Silk) có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật hình sự đối với tội buôn bán hàng giả về chất lượng, vi phạm các quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa, có dấu hiệu che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng.

Căn cứ kết luận kiểm tra, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng chuyển hồ sơ, vật chứng cho cơ quan cảnh sát điều tra xử lý theo quy định đối với các dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.

Đến ngày 14/12/2017, ông Hoàng Khải đã thôi chức vụ người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Khải Đức.

Shark Tam và tranh cãi tivi "made in Vietnam"

Đến Shark Tank mùa 3, doanh nhân Phạm Văn Tam, Chủ tịch tập đoàn Asanzo gặp lùm xùm tương tự doanh nhân Hoàng Khải.

Cụ thể tháng 6/2019, tập đoàn này vướng phải lùm xùm nhập linh kiện rồi xé nhãn Trung Quốc, lột tem và dán tem nhãn "made in Vietnam" trong khi hàm lượng sản xuất ở Việt Nam rất ít.

Cuối tháng 10/2019, ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết Asanzo có nhiều vi phạm như lừa dối người tiêu dùng, vi phạm về xuất xứ hàng hóa, trốn thuế… Đơn vị sản xuất Shark tank cũng đã loại bỏ tất cả các phần ghi hình liên quan đến ông Tam.

Tuy nhiên thời điểm này nhiều chuyên gia tranh luận hệ thống pháp luật chưa có quy định xuất xứ "made in Vietnam" với hàng hóa sản xuất, tiêu thụ trong nước.

Shark Vương rút khỏi vị trí lãnh đạo của loạt doanh nghiệp

Năm 2018, sau một thời gian tham gia Shark tank, ông Trần Anh Vương (shark Vương) bất ngờ rút khỏi vị trí lãnh đạo của một số doanh nghiệp.

Cụ thể, tháng 7/2018 ông Vương đệ đơn từ chức Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam (mã chứng khoán: TH1) nhiệm kỳ 2016-2021 và được HĐQT chấp nhận.

Ngày 31/8/2018, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần SAM Holdings (mã chứng khoán: SAM) đã có nghị quyết thông qua đơn từ nhiệm chức danh Tổng giám đốc của ông Trần Anh Vương.

Ông là Tổng giám đốc SAM Holdings từ tháng 5/2016. Ngoài SAM Holdings, thời điểm này ông Vương còn là Thành viên Hội đồng quản trị HĐQT của các công ty gồm Tổng Công ty Dược Việt Nam (mã chứng khoán: DVN), Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai (mã chứng khoán: DNP), Công ty cổ phần SAMETEL (mã chứng khoán: SMT) và Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Đầu tư BVG (mã chứng khoán: BVG).

Hiện ông Vương chỉ còn đảm nhiệm vị trí Chủ tịch của Công ty cổ phần Đầu tư BVG (mã chứng khoán: BVG). Tại ngày 26/3, cổ phiếu của doanh nghiệp được giao dịch ở mức 2.500 đồng/cổ phiếu.

">

Những lần các shark bị "mắc cạn"

Điều gì khiến giá vàng thế giới thủng mốc 2.600 USD/ounce?Huỳnh AnhHuỳnh Anh

(Dân trí) - Giá vàng thế giới chính thức thủng mốc 2.600 USD/ounce. Từ mức kỷ lục 2.790 USD/ounce đạt được hồi cuối tháng 10, giá đã giảm gần 200 USD/ounce.

Chiều 12/11 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới chính thức mất mốc 2.600 USD/ounce. Kim loại quý này có thời điểm rơi xuống 2.590 USD/ounce, thấp nhất kể từ 20/9 đến nay.

Tuần trước, kim loại quý ghi nhận tuần tệ nhất 5 tháng, sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chiến thắng. Như vậy, từ mức kỷ lục 2.790 USD/ounce đạt được hồi cuối tháng 10, giá vàng giao ngay đã giảm gần 200 USD/ounce.

Đà giảm của kim quý chủ yếu do sức ép từ giá đồng bạc xanh tăng cùng kịch bản chính sách tài khóa và cắt giảm lãi suất mà Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể áp dụng khi nhậm chức tại Nhà Trắng vào tháng 1 năm sau.

Bên cạnh đó, theo các nhà phân tích tại ngân hàng Berenberg, giá vàng cũng chịu áp lực do lập trường ủng hộ bitcoin của ông Trump, khiến loại tiền điện tử này có thể trở thành một nơi trú ẩn an toàn thay thế cho vàng.

Điều gì khiến giá vàng thế giới thủng mốc 2.600 USD/ounce? - 1

Giá vàng thế giới giảm mạnh, mất mốc 2.600 USD/ounce (Ảnh: Trading Economics).

Thị trường chịu sức ép lớn khi USD tiếp tục tăng mạnh. Theo thước đo sức mạnh đồng USD của Bloomberg, đồng bạc xanh đã đánh dấu tuần tăng thứ 6 liên tiếp, chuỗi tăng giá dài nhất của đồng tiền này kể từ hồi tháng 6.

Dollar Index hôm qua tăng 0,5% lên cao nhất kể từ đầu tháng 7. Tuần trước, chỉ số này tăng gần 2% lên 105,4 điểm, sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump giành chiến thắng.

"Sự chú ý của thị trường đang dồn vào tác động của các chính sách Tổng thống đắc cử đề xuất. Thuế nhập khẩu có khả năng tăng ngay đầu nhiệm kỳ của ông và nhu cầu USD đang mạnh lên. Lần đầu tiên sau nhiều tháng, USD mạnh đã gây sức ép lên giá vàng, vì nó làm tăng xác suất Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ghìm tốc độ nới lỏng tiền tệ", ông Daniel Ghali, chiến lược gia hàng hóa tại ngân hàng đầu tư TD Securities, chia sẻ với Reuters.

Chiến thắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng khiến Fed lo ngại do cơ quan này đang bắt đầu quá trình hạ lãi suất khi lạm phát về gần mục tiêu 2%.

Mới đây, Fed đã thông báo giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản (0,25%) về 4,5-4,75%. Các chuyên gia cho rằng lạm phát thấp có thể tăng khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 12, điều này có thể hỗ trợ giá vàng.

Tuy nhiên, sau chiến thắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump, xác suất thị trường dự đoán về việc cắt giảm lãi suất trong tháng 12 đã giảm từ khoảng 80% xuống còn 65%, theo công cụ CME FedWatch.

Theo CNBC, Reuters, Kitco">

Điều gì khiến giá vàng thế giới thủng mốc 2.600 USD/ounce?

Temu vào Việt Nam: Không biến thị trường thành bãi rác hàng giá rẻBạch Huy ThanhBạch Huy Thanh

(Dân trí) - Trước sự xuất hiện của các trang thương mại điện tử xuyên biên giới, đại biểu Quốc hội cho rằng không để biến thị trường thành bãi rác các mặt hàng giá rẻ, nhất là hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Liên quan đến sàn thương mại Temu nói riêng và các sàn thương mại điện tử nói chung, đại biểu Trịnh Xuân An (Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh) cho rằng chúng ta cần nhìn nhận đây là câu chuyện hết sức thuần túy của thị trường.

"Quản cho bằng được chất lượng, xuất xứ hàng hóa"

Theo ông, việc xuất hiện của Temu cũng là tin vui cho thị trường. Trên thế giới, Temu đã tạo ra làn sóng rất mạnh từ Trung Quốc và ngay cả Mỹ cũng như một số nước Đông Nam Á.

Ông An cho rằng Temu vào Việt Nam trước tiên sẽ tốt cho thị trường vì người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn. Về bản chất, loại hình này cũng giống như các trang thương mại điện tử thông thường khác, họ tạo ra sự tiện dụng cho người mua.

Temu vào Việt Nam: Không biến thị trường thành bãi rác hàng giá rẻ - 1

Đại biểu Quốc hội đề nghị kiểm soát chặt các trang thương mại điện tử xuyên biên giới (Ảnh: Shutterstock).

Mặt khác, theo ông An, sự xuất hiện của Temu khiến thị trường cạnh tranh hơn, không phụ thuộc vào kênh độc quyền nào. Đứng ở góc độ người tiêu dùng, chúng ta phải ủng hộ điều này.

"Chúng ta cần phải bình tĩnh nhìn nhận, đánh giá khách quan, xem cái được là gì, nguy cơ rủi ro là gì... để từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp", vị đại biểu nói.

Qua tìm hiểu, ông An cho biết dòng tiền của Temu trong năm qua khoảng 20 tỷ USD là con số rất lớn. Cần xác định thị trường nào tiềm năng với khoảng 100 triệu dân như Việt Nam, họ sẽ hướng tới. Đặc biệt, họ sử dụng biện pháp cạnh tranh cực kỳ quyết liệt, thậm chí có phần tiêu cực khi dùng biện pháp giảm giá sâu, tập trung vào mặt hàng giá rẻ, thông dụng.

Theo ông, vấn đề đặt ra là họ có tuân theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam không? Chúng ta đã có quy định, họ vào bằng con đường nào, chất lượng và xuất xứ hàng hóa ra sao?

"Các cơ quan cần phải quản cho bằng được về chất lượng, xuất xứ hàng hóa, không để người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Đặc biệt, không để biến thị trường trở thành bãi rác các mặt hàng giá rẻ, nhất là hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ", ông An nêu.

Cần xử lý nghiêm nếu vi phạm

Câu chuyện về thị trường, "cá lớn nuốt cá bé", hàng nội trước nguy cơ thua ngay trên sân nhà, ông An cho rằng về lâu dài đây chính là mối lo lắng.

Theo ông, Temu phục vụ các "thượng đế" rất nhanh vì họ tạo ra những kho hàng khổng lồ ngay biên giới, có thể nhanh chóng đưa hàng vào trong nước để chiếm lĩnh thị trường. Khi đã tràn ngập hàng, đảm bảo được cả phần hậu cần thì chắc chắn họ sẽ đánh bại các hàng khác vì họ nhanh hơn, nhiều hàng hơn và rẻ hơn.

Về sâu xa, ông An cho rằng lý do nhiều nước phản ứng mạnh có lẽ vì họ cho rằng nếu để các trang thương mại điện tử như Temu chiếm lĩnh thị trường thì doanh nghiệp nội địa của mình sẽ chết.

Vị đại biểu nhấn mạnh phải xử lý ngay về mặt thu thuế với Temu. Ngay cả với các mặt hàng giá trị nhỏ 200.000 đồng hay 500.000 đồng cũng cần phải áp thuế.

Theo ông, Quốc hội đang xem xét sửa Luật Thuế giá trị gia tăng, trong đó có quy định về thương mại điện tử, mua bán qua biên giới, đặc biệt hàng giá trị thấp dưới 1 triệu đồng. "Chúng ta cần phải cho phép thực hiện điều này. Việc thu thuế không chỉ góp phần tăng thu ngân sách mà còn giám sát được nguồn hàng, quản lý được nguồn tiền và đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng", ông An nói.

Ngoài ra, theo ông An, chúng ta cũng không khuyến khích các sản phẩm kém chất lượng mà phải đa dạng sản phẩm, đa dạng nguồn cung cấp và tránh việc thiết lập hệ thống sản xuất khi họ đã chiếm lĩnh được thị trường.

Ông nhấn mạnh việc cần kiểm soát chặt chẽ về mặt chất lượng sản phẩm, nếu xảy ra trường hợp vi phạm về chất lượng, phải xử lý nghiêm để cảnh tỉnh, yêu cầu họ thực hiện nghiêm theo quy định của mình.

"Indonesia cấm luôn, bởi vì họ cho rằng Temu quảng cáo không đúng, chất lượng kém, không rõ xuất xứ, rồi liên quan đến vấn đề thuế", ông An nêu ví dụ.

Về chiến lược, vị đại biểu cho rằng các trang thương mại điện tử ở trong nước cũng phải có biện pháp để phát triển, đủ sức cạnh tranh.

Thực tế theo ông An, một vài thương hiệu lâu nay của chúng ta đã lụi dần. Nhà nước cần có các cơ chế phù hợp, trong đó cần ưu đãi về thuế để đẩy họ lên.

">

Temu vào Việt Nam: Không biến thị trường thành bãi rác hàng giá rẻ

Nhận định, soi kèo Beroe vs Hebar, 20h15 ngày 21/2: Cửa trên đáng tin

Nhận định Thanh Hóa vs Bình Dương, 15h00 ngày 21/2 (V

Nhận định Quảng Ninh vs TP HCM, 18h00 ngày 17/5 (VĐQG Việt Nam)

Ví Moca thông báo dừng hoạt động sau 5 năm về tay GrabNinh AnNinh An

(Dân trí) - Ngày 31/5, ví điện tử Moca gửi thông báo về việc ngừng dịch vụ tới người dùng trên ứng dụng Grab.

Công ty vận hành ví điện tử cho biết "đã có những đánh giá cẩn trọng và đưa ra quyết định thực hiện chiến lược tái cấu trúc nhằm hướng đến tăng trưởng bền vững". Công ty ngừng cung cấp dịch vụ ví điện tử Moca từ ngày 1/7.

Công ty này cho biết khách hàng nếu còn số dư trong ví có thể chi tiêu cho các dịch vụ hoặc rút tiền về tài khoản/thẻ ngân hàng liên kết còn hoạt động từ nay cho đến hết ngày 30/6.

Từ ngày 1/7, Moca sẽ tiến hành hoàn tiền cho người dùng vẫn còn số dư trong tài khoản. Thông báo cho biết để tiếp tục trải nghiệm sự tiện lợi của thanh toán không dùng tiền mặt, đơn vị này hy vọng người dùng sẽ cân nhắc chuyển sang các hình thức khác đang khả dụng trên ứng dụng Grab.

Trước đó hồi đầu tháng 4, công ty vận hành Moca cũng thông báo đổi địa chỉ trụ sở chính. Công ty có tên đầy đủ là Công ty cổ phần Công nghệ và dịch vụ Moca, được thành lập năm 2013.

Ví Moca thông báo dừng hoạt động sau 5 năm về tay Grab - 1

Thông báo dừng hoạt động của ví điện tử Moca (Ảnh chụp màn hình).

Ví điện tử này được phát triển bởi nhóm chuyên gia và kỹ sư Việt Nam làm việc tại Microsoft, Google. Trong đó, nổi bật nhất là ông Trần Thanh Nam và ông Nguyễn Quang Dũng.

Ông Nam là nhà đồng sáng lập Mobivi - ví điện tử đầu tiên ở Việt Nam sau khi rời vị trí Giám đốc Sản phẩm tại Microsoft ở Mỹ. Còn ông Dũng được xem là người Việt Nam đầu tiên làm việc cho Google.

Ngày 25/2/2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho Công ty cổ phần Công nghệ và dịch vụ MOCA.

Năm 2018, thông tin từ DealstreetAsiacho biết Grab mua lại 3,523% cổ phần Moca từ quỹ Access Venture Capital. Ví điện tử này trở thành phương thức trung gian thanh toán duy nhất trên ứng dụng Grab.

Tuy nhiên tháng 3/2023, Grab mở rộng phương thức thanh toán cho ví điện tử Zalopay. Đến tháng 11/2023, ứng dụng mở thêm phương thức thanh toán qua MoMo. Từ con cưng của Grab, Moca buộc phải chia sẻ thị phần với 2 ví điện tử khác.

">

Ví Moca thông báo dừng hoạt động sau 5 năm về tay Grab

友情链接