Chiếc điện thoại 3,5G mới xuất hiện tại Việt Nam vào đầu tháng 4 nhưng đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của mọi người. N95 mở đầu cho một trào lưu điện thoại trượt hai chiều, hỗ trợ tối đa các ứng dụng đa phương tiện và định vị vệ tinh. Máy ảnh 5 Megapixel cùng ống kính Carl Zeiss không để lỡ những khoảnh khắc đáng nhớ.
GPS trên N95 chưa phát huy tác dụng của nó tại thị trường trong nước. Hiện, để sử dụng dịch vụ này trong nhà, bạn phải kết nối GPRS. Bên cạnh đó, pin của máy kém, giá còn cao.
Giá tham khảo: 13.000.000 đồng.
2. Nokia E65
Nokia E65 dành cho doanh nhân. Ảnh: Mobime.
Là mẫu máy dành riêng cho doanh nhân mà lại thích hợp với cả “sếp” nam lẫn “sếp” nữ, Nokia E65 đang là một lựa chọn đáng lưu ý cho tầm giá từ 5 – 10 triệu đồng. Sản phẩm có nhiều kết nối: mạng không dây 3G, Wi-Fi bên cạnh nhiều ứng dụng văn phòng hữu ích.
Tai nghe mono nên chất lượng âm thanh qua đó không ấn tượng lắm. Máy không được trang bị camera phụ để thực hiện cuộc gọi video, bên cạnh đó, máy ảnh chính 2 Megapixel chụp ảnh chưa rõ nét.
Giá tham khảo: 7.350.000 đồng.
3. Nokia 6300
Nokia 6300 dáng mỏng, bàn phím rộng. Ảnh: Mad4mobilephone.
Không thể tách mình khỏi trào lưu mỏng hóa mà Motorola và Samsung là những thành viên nhiệt tình, Nokia cũng thử sức với 6300. Thành công cũng đã mỉm cười với kẻ đến sau. Thiết kế của 6300 không mới mà cũng không cũ – dáng mỏng, bàn phím rộng, màn hình rõ làm nổi bật sự nhã nhặn của sản phẩm. Về tính năng, 6300 chỉ đảm bảo được những ứng dụng cơ bản, camera không có đèn flash và không hỗ trợ mạng 3G.
Giá tham khảo: 4.350.000 đồng.
4. Nokia 6288
Nokia 6288 trông không có gì nổi bật. Ảnh: Mad4mobilephone.
Việc sản phẩm này đạt tới vị trí thứ 3 và nay là thứ 4 của bảng xếp hạng là một thành công đáng kinh ngạc. Bản thân 6288 là một điện thoại dáng trượt trông rất bình thường. Phần mềm thì được nâng cấp từ phiên bản 6280, máy hỗ trợ tai nghe Bluetooth A2DP stereo. Nokia 6288 bán chạy cũng nhờ tặng kèm một thẻ nhớ 512 MB.
Giá tham khảo: 4.800.000 đồng.
5. Sony Ericsson W880i
Sony Ericsson W880i lên vị trí thứ 5 từ cuối bảng xếp hạng tháng 3. Ảnh: Mobileburn.
Canon EOS D30 sử dụng cảm biến CMOS. Ảnh: Lonestardigital.
Sự trở lại ngoạn mục của CMOS
Trước đây, chip cảm biến CMOS được trang bị trong các thiết bị rẻ tiền (điện thoại, camera kỹ thuật số, PDA ...) do độ nhạy sáng thấp, hình ảnh thu được không sắc nét... Vì vậy, trong một thời gian dài nó không được các nhà sản xuất máy ảnh số quan tâm.
Trong khi đó, mặc dù đắt tiền hơn so với chip cảm biến CMOS nhưng nhờ khả năng vượt trội về mọi mặt (độ nhạy sáng cao, tái hiện ảnh với độ phân giải lớn, sắc nét...), chip cảm biến CCD được các nhà sản xuất máy ảnh và máy quay video kỹ thuật số phát triển qua hàng loạt và giữ vai trò độc tôn về công nghệ.
Tưởng chừng chíp cảm biến CMOS sẽ rơi vào sự quên lãng, và không có khả năng chạy đua cùng CCD. Nhưng kỳ diệu thay, đến năm 2000, nó đột ngột trỗi dậy và gây tiếng vang bằng chiếc máy ảnh số chuyên nghiệp EOS D30 của hãng Canon với khả năng cảm biến đến 3,2 triệu điểm ảnh.
Tiếp đến là Canon EOS D60. Ảnh: Robgalbraith.
Hai năm sau, năm 2002, CMOS đã thật sự thể hiện được thế mạnh của mình qua phiên bản nâng cấp của EOS D30, đó là EOS D60 với cảm biến lên 6 triệu điểm ảnh. Đây là một cuộc lội ngược dòng ngoạn mục của CMOS khiến hầu hết các nhà sản xuất đang đeo đuổi CCD phải suy nghĩ.
Vài tháng sau đó, Kodak đã tung ra ngay dòng máy Kodak DSC 14n với 14 triệu điểm ảnh nhờ vào chip cảm biến CMOS thế hệ mới. Còn Canon tiếp tục phát triển chip CMOS và tung ra dòng máy Canon EOS 1Ds với 11 triệu điểm ảnh. Đến lúc này, CMOS đã vượt qua CCD về độ nhạy sáng, độ phân giải, chất lượng hình ảnh... nhưng đặc biệt là chi phí không cao đến mức như nhiều người nghĩ.