TS. Nguyễn Đình Quyền, giảng viên Khoa học máy tính, Trường Đại học Tân Tạo cho biết.
![]() |
TS Nguyễn Đình Quyền |
Đào tạo tràn lan, chương trình rập khuôn
So với nhiều ngành khác việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, chương trình đào tạo, và nhân sự của ngành này tương đối dễ thực hiện nên dẫn tới tình trạng đào tạo tràn lan. Ví dụ, với 225 cơ sở GDĐH công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016, có đến hơn một nửa (123 trường) có tuyển sinh viên nhóm ngành này (trong số đó có đến 49/52 trường ngoài công lập). Đây là con số đáng xem xét.
Nhìn ra thế giới, các trường đại học lớn và được xếp hạng cao trên thế giới đều coi Khoa học máy tính (KH MT) là trọng tâm ở nhóm ngành MT&CNTT. KHMT là cốt lõi, hướng sinh viên tư duy giải quyết vấn đề trên máy tính. Trong số đó, nhiều trường ĐH đào tạo KHMT trên nền tảng giáo dục khai phóng (liberal arts) với việc phát triển tư duy và kỹ năng có được từ các môn khoa học cơ bản.
Còn ở Việt Nam thì khác, chúng ta hiện có các ngành như Khoa học máy tính, Truyền thông & mạng máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, và Công nghệ thông tin - theo danh mục các ngành do Bộ GD&ĐT công bố năm 2014. Nhưng tại 123 trường có đào tạo nhóm ngành MT&CNTT, có đến 117 trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin, và chỉ 24 trường có ngành Khoa học máy tính, 19 trường có ngành Kỹ thuật phần mềm, 16 trường có ngành Hệ thống thông tin, và 13 trường có ngành Truyền thông và mạng máy tính.
Như vậy, chúng ta chỉ xem Công nghệ thông tin là trọng tâm. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo ở nhiều trường ĐH Việt Nam thiết kế rập khuôn của nhau, có chăng chỉ khác cái tên!
Cập nhật theo thực tế thị trường
TS. Quyền đưa ra một số giải pháp cho ngành này tại Việt Nam. Thứ nhất, chúng ta cần có chính sách thu hút các tiến sỹ và các chuyên gia MT&CNTT Việt Nam từ nước ngoài về.
Thứ hai, cần phát triển các cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo xoay quanh ngành Khoa học &Kỹ thuật máy tính tương tự như ở Mỹ, Châu Âu, hay gần nhất là Singapore theo định hướng nghiên cứu khoa học.
Thứ ba, với đặc thù ở Việt Nam nếu sinh viên muốn chọn đại học định hướng ứng dụng như các ngành Công nghệ thông tin, Kỹ thuật phần mềm, hay Hệ thống thông tin thì các trường phải liên kết chặt chẽ với các công ty, mời các chuyên gia từ các công ty phần mềm giảng dạy, giảm thiểu các môn học lý thuyết, tập trung các môn thực hành, và cập nhật theo thực tế thị trường.
Ngành Khoa học máy tính tại Đại học Tân Tạo
TS. Quyền cho biết, ngành KHMT tại ĐH Tân Tạo áp dụng mô hình giáo dục khai phóng của Đại học Rice Hoa Kỳ, theo đúng xu hướng phát triển của ngành này trên thế giới. Để đảm bảo chất lượng đầu ra, ĐH Tân Tạo luôn phải thực hiện theo các tiêu chí: sinh viên được học những gì? được học với ai? và được học như thế nào?
Cuối năm 2015, ngành Khoa học máy tính của Đại học Tân Tạo được Scientometrics for Vietnam xếp hạng thứ 9/15 trường đại học Việt Nam có nhiều công trình khoa học ISI nhất.
Xếp thứ 9/15 (xem thêm tại: http://scientometrics4vn.com/top-university-in-research-phan-9-phan-nganh-khoa-hoc-may-tinh-sinh-hoc-hoa-sinh/) nhưng điều đáng nói là Đại học Tân Tạo là một trường đại học tư thục mới thành lập được 5 năm trong khi các trường nằm trong top đầu đã có tuổi đời vài chục năm. Điều này cũng chứng tỏ Đại học Tân Tạo đầu tư rất mạnh cho ngành này.
ISI là viết tắt của Institute for Scientific Information - Viện Thông tin Khoa học nơi chuyên đánh giá chất lượng của các bài báo khoa học. Thuật ngữ ISI được dùng để chỉ những công trình nghiên cứu được viện công nhận. TS. Nguyễn Đình Quyền tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Đồ họa máy tính tại Đại học Rostock, CHLB Đức, và thạc sĩ Trực quan máy tính tại Đại học Magdeburg, CHLB Đức. |
Sinh viên tham gia Triển lãm Giáo dục Trung Quốc 2015 diễn ra ở Bắc Kinh hồi tháng 10/ 2015
Tính đến cuối năm 2014, Trung Quốc có tổng số 305 vườn ươm doanh nghiệp “start-up” được thiết kế đặc biệt dành cho các sinh viên đi du học về. Cái được gọi là “công viên dành cho những người đi tiên phong” này là ngôi nhà của 22.000 “start-up”, tuyển dụng 63.000 du học sinh từ nước ngoài trở về - báo cáo cho hay.
Từ năm 2008 tới năm 2015, “Chương trình tuyển dụng chuyên gia toàn cầu” của Trung Quốc đã giới thiệu được 5.208 tài năng từ nước ngoài trở về. Kế hoạch này cũng rót vốn cho 307 người trở về khởi nghiệp ở các doanh nghiệp công nghệ cao, với số vốn dao động từ 29.000 USD tới 74.800 USD mỗi doanh nghiệp và tổng số 70 triệu nhân dân tệ từ năm 2009 tới năm 2014.
Tính riêng năm 2014, đã có 29.000 dự án liên quan được cấp vốn – gấp 4 lần so với năm trước đó.
![]() |
Số du học sinh trở về quê hương làm việc đạt con số kỷ lục trong những năm gần đây – ông Wang Huiyao, giám đốc Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa chia sẻ với tờ People.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục nước này, có 523.700 sinh viên Trung Quốc học tập ở nước ngoài trong năm 2015 – tăng 14% so với cùng kỳ năm trước đó. Trong khi đó, có 409.100 sinh viên trở về trong năm ngoái – tăng 12% so với năm 2014.
Bộ này cũng cho biết, một xu hướng đáng chú ý khác là tỷ lệ sinh viên đi du học so với sinh viên trở về đã thu hẹp từ 3,15 vào năm 2006 xuống còn 1,28 vào năm 2015.
Những doanh nghiệp “start-up” được gây dựng bởi người trở về thường tập trung vào các ngành: kỹ thuật dược phẩm và sinh học mới, công nghệ thông tin thế hệ mới, thương mại, bán buôn, bán lẻ, sản xuất thiết bị công nghệ cao, ngành công nghiệp sáng tạo văn hóa, bảo vệ môi trường và bảo tồn năng lượng.
Theo một báo cáo được đưa ra trong một hội thảo quốc gia về những đãi ngộ dành cho du học sinh trở về vào năm 2011, khoảng 80% doanh nghiệp về công nghệ cao nằm trong danh sách Nasdaq được gây dựng bởi những người trở về.
Hơn nữa, khoảng 72% nhà lãnh đạo có dự án nghiên cứu trọng điểm quốc gia và hơn một nửa học giả ở Viện Khoa học Trung Quốc và Viện Kỹ thuật Trung Quốc – 2 viện nghiên cứu công nghệ và khoa học hàng đầu của nước này – từng học tập ở nước ngoài.
Lee Young Ae là một trong những viên ngọc quý của nền điện ảnh Hàn Quốc. Cô được nhiều khán giả chú ý, biết đến qua vai chính trong phim “nàng Dae Jang Geum”. Nữ diễn viên đã giành được nhiều giải thưởng danh giá về diễn xuất và những đóng góp của mình trong việc quảng bá hình ảnh đất nước Hàn Quốc ra thế giới. Bên cạnh đó, với vẻ đẹp tinh khôi, dịu dàng Lee Young Ae được coi những tượng đài về sắc đẹp tại xứ sở Kim Chi.
Lee Young Ae đã dần trở thành một trong những nữ diễn viên quyền lực nhất. Năm 2005, tại Liên hoan phim Rồng Xanh, cô được trao tặng Giải Điện ảnh Rồng Xanh cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Cùng với đó, Lee Young Ae thành gương mặt được nhiều thương hiệu săn đón.
Ngày 24/8/2009, Lee Young Ae đã chính thức kết hôn với Jeong Ho Young, một doanh nhân người Mỹ gốc Hàn. Đám cưới được hai bên gia đình tổ chức kín đáo tại Hawaii, bang Honolulu, Hoa Kỳ.
Ngày 20/2/2011, cô đã sinh đôi một trai, một gái là Jeong Seung-bin và Jeong Seung-kwon tại bệnh viện Jeil, Seoul. Có chồng giỏi, con ngoan, Lee Young Ae còn khiến nhiều người phải ngưỡng mộ vì cuộc sống đầy đủ.