Nhận định, soi kèo Al

Nhận định 2025-02-24 23:56:48 73
ậnđịnhsoikèlịch thi đấu ngoài hạng anh   Pha lê - 21/02/2025 08:30  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://game.tour-time.com/html/%C2%A0%C2%A0%20Nam%20Phong%20-%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%2023/01/2022%2017:20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%C2%A0Nh%E1%BA%ADn%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20b%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20gi%E1%BA%A3i%20kh%C3%A1c
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Soi kèo phạt góc Empoli vs Atalanta, 0h00 ngày 24/2

Từ ngày 1 đến 6/12, thí sinh có nguyện vọng thi đánh giá tư duy (TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội đăng ký tại địa chỉ: https://tsa.hust.edu.vn/. Lệ phí thi là 500.000 đồng.

Các thí sinh đăng ký đợt này sẽ thi vào ngày 18-19/1/2025, tức trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Nhà trường lưu ý thí sinh sử dụng trình duyệt Chrome của Google khi thao tác, để quá trình đăng ký diễn ra thuận lợi.

Hướng dẫn đăng ký thi đánh giá tư duy 2025

Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy trong tháng 1-4/2025 với khoảng 75.000 lượt, tăng 25.000 so với năm nay.

Ngoài 12 tỉnh, thành như năm qua là Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, trường mở thêm điểm thi ở tỉnh Lào Cai để thí sinh ở các tỉnh Tây Bắc di chuyển thuận tiện hơn.

Lịch thi đánh giá tư duy 2025 như sau:

Đợt thiLịch mở đăng kýLịch thi
11-6/12/202418-19/1/2025
21-6/2/20258-9/3/2025
31-6/4/202526-27/4/2025

Đề thi đánh giá tư duy TSA gồm ba phần: Tư duy Toán học (60 phút), Tư duy Đọc hiểu (30 phút) và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề (60 phút). Đây là ba phần thi độc lập, câu hỏi tập trung vào đánh giá năng lực tư duy của thí sinh, không kiểm tra trực diện kiến thức của môn học nào.

Hình thức thi là trắc nghiệm trên máy tính. Tổng điểm 100. Kết quả thi sẽ có giá trị trong hai năm để thí sinh đăng ký xét tuyển đại học (tùy trường).

ĐH Bách khoa Hà Nội mở cổng đăng ký thi đánh giá tư duy từ 1/12">

Hướng dẫn đăng ký thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949 tại Quảng Bình, sống cùng chồng - nhà văn, nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường tại Huế. Bà là hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm 1978, từng học Trường viết văn Nguyễn Du; tham gia khóa đào tạo tại Học viện Gorki (Liên Xô cũ), Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam khóa III và IV.

Bà từng giành giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1971-1973; Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơBài thơ không năm tháng;Giải A thơ của Ủy ban toàn quốc các Hội Liên hiệp VHNT Việt Nam năm 1999; Giải A thơ Giải thưởng văn học Nghệ thuật Cố đô (1998-2004) của UBND tỉnh và Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế.

Năm 2007, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với 3 tập thơ: Trái tim sinh nở(1974), Bài thơ không năm tháng (1983), Đề tặng một giấc mơ(1988). Năm 2005, tập thơ Cốm non(Green rice) của bà được dịch ra tiếng Anh, in và phát hành tại Mỹ.

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ từng tâm sự về hành trình sáng tạo: “Ngày xưa khi còn rất trẻ, chỉ cần gọi một tiếng là tôi có thể lao vào nơi nguy hiểm, đó là vùng đất rất ác liệt, con đường loang lổ vết đạn bom... Tôi đã sống với những thực tế mà chính nó đã là bài thơ hùng tráng mà không cần phải lao động, sáng tạo nhiều.

Còn bây giờ khi đã thành một người vợ, người mẹ, người làm thơ thì tôi không còn sống cho riêng thơ được nữa. Làm vợ, làm mẹ đã khó mà làm thơ lại càng khó hơn. Cái khổ của người làm vợ, làm mẹ là cái khổ của thân xác đồng hành cùng hạnh phúc, là cái khổ, niềm hạnh phúc có thể chia sẻ được. Còn cái khổ cũng như hạnh phúc của người làm thơ là mình tự biết mình, không ai chia, không ai gánh...”. 

Chuyện tình lãng mạn của nhà thơ Đặng Nguyệt AnhCâu chuyện của nhà thơ Đặng Nguyệt Anh được ví như bản tình ca bất hủ cho nhiều thế hệ - một tình yêu cháy bóng da diết được chuyển hóa thành thơ.">

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời

Hoạ sĩ trẻ Phan Anh Thư.

Triển lãm trưng bày 50 tác phẩm được chọn lọc từ hơn 500 bức tranh của họa sĩ Phan Anh Thư. Mỗi tác phẩm mang một câu chuyện và ký ức riêng, tái hiện những cảnh vật đa dạng từ thành thị đến nông thôn, trải theo chiều dài đất nước. Mỗi câu chuyện gắn cùng các địa danh như: Tây Bắc, Hà Nội, Huế, Hội An, TP.HCM...

Tại triển lãm, người tham gia không chỉ cảm nhận cảnh vật qua những bức tranh mà còn đắm chìm trong giai điệu riêng biệt của những nơi mà họa sĩ Phan Anh Thư đã trực hoạ từng bức tranh. Phần âm thanh này do nhà sản xuất âm nhạc VRT (Lê Võ Việt Trường) sáng tác.

Top 3 Miss World Việt Nam: Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi, Á hậu 1 Đào Thị Hiền, Á hậu 2 Huỳnh Minh Kiên tham dự triển lãm.

Chia sẻ về hành trình thực hiện hàng trăm bức tranh trên khắp mọi miền đất nước, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, Phan Anh Thư cho biết cô đã được chứng kiến công cuộc “tìm chữ” cùng cuộc sống khó khăn của các em nhỏ ở vùng cao, đa số là người dân tộc thiểu số và nghèo. Các em không thể đến trường hằng ngày vì ở xa, một số phải nghỉ học, một số ở lại nhà nội trú. 

“Tuy nhiên, nhà nội trú ở những miền đất này nhỏ và không đáp ứng đủ số lượng các em. Các điều kiện sống trong nhà nội trú cũng rất khó khăn. Nhiều nhà nội trú làm bằng tre nứa tạm bợ không thể chắn gió Lào vào mùa hè và không ngăn được sương muối vào mùa đông. Các em thiếu vật dụng sinh hoạt, thức ăn hằng ngày chủ yếu là rau dại và măng rừng”, Phan Anh Thư tâm sự.

Chia sẻ thêm về nguồn động lực cho dự án, Phan Anh Thư cho biết: “Động lực lớn nhất để tôi thực hiện dự án lần này chính là các em nhỏ. Không mơ mộng gì quá to lớn, tôi chỉ mong những "câu chuyện" và khoản quỹ của mình sẽ có thể giúp các em được phần nào trong chặng đường tương lai phía trước”.

Doanh thu thu được từ triển lãm, hoạ sĩ Phan Anh Thư dành xây dựng trường nội trú cho các em nhỏ ở vùng núi Tây Nguyên.

Trong suốt 4 năm qua, Phan Anh Thư cũng đã làm nên những chuyến Art-tour - trao những hộp màu đã được quyên góp đến tay các em và kết hợp tổ chức cuộc thi vẽ Ước mơ của em cho các em nhỏ tại một số khu vực vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn trên khắp đất nước như: Lào Cai, Huế, Gia Lai, Lâm Đồng... 

Tác phẩm trưng bày trong triển lãm.

Phan Anh Thư sinh ra tại Huế, học và làm việc tại TP.HCM. Anh Thư được nhiều người biết đến khi cô thử sức trong các cuộc thi nhan sắc và tài năng. Anh Thư từng xuất sắc giành được ngôi vị Hoa khôi trong cuộc thi Nữ sinh thanh lịch trường THPT Nguyễn Huệ - Huế. Sau đó, cô thử sức mình tại cuộc thi Miss World Việt Nam 2019.

Ảnh: Tô Minh Hoàng - Khoa Phạm

Dạo bước qua vùng đất của sơn màiNgày 2/8 tới, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, The Muse Artspace tổ chức khai mạc triển lãm 'Dạo bước qua vùng đất của sơn mài'.">

Phan Anh Thư bán tranh gây quỹ giúp trẻ em vùng cao

Nhận định, soi kèo Arsenal vs West Ham, 22h00 ngày 22/2: Chiến thắng thuyết phục

Fang Fang, 30 tuổi, một người mẫu chuyên mặc thử quần áo cho người chết, tới từ Đại Liên (tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc) đang phá vỡ những điều cấm kị và hứng chịu nhiều lời chỉ trích từ dư luận.

Công việc của cô là mặc thử trang phục mai táng để giúp người thân của người đã khuất chọn một bộ trang phục phù hợp để mai táng.

Gắn bó với công việc này từ khi tốt nghiệp đại học vào năm 2013, Fang thử tất cả các loại quần áo được thiết kế cho người chết và đăng chúng trên Douyin, TikTok.

Cô cho rằng đây là một công việc có giá trị bởi vì người chết cũng xứng đáng được đối xử bằng sự tôn trọng giống như người còn sống, nếu không muốn nói là còn hơn cả người sống.

{keywords}
Fang đăng những bức ảnh mặc thử quần áo dành cho người chết lên mạng xã hội.

“Nhiều khách hàng đến cửa hàng chúng tôi thậm chí còn không dám chạm vào bộ quần áo vì đó là điều cấm kị”, Fang nói.

“Phải có ai đó xử lý những bộ trang phục này. Tôi mặc thử chúng để gia đình có thể đưa ra quyết định xem chúng có vấn đề gì không. Họ cũng có thể tìm ra những sai sót để chúng tôi cải thiện cho lần sau”.

Không giống như nhiều người khác, bắt buộc phải làm công việc này khi không tìm được việc làm, Fang quyết tâm gắn bó với nó ngay từ ngày rời trường đại học, nơi cô theo học chuyên ngành Quản lý tang lễ.

“Bố tôi đã cảnh báo khi tôi quyết định làm một người bán áo quan. Bố nói: ‘Đừng hối tiếc đấy’. Tôi trả lời ông rằng: "Không, con sẽ không bao giờ hối tiếc”, Fang nhớ lại.

Một ngày điển hình của Fang thường bao gồm các công việc: làm sạch cơ thể, trang điểm và mặc quần áo cho người chết. Cô thích công việc này vì nó mang lại sự thoải mái cho mọi người.

“Một số người chết với khuôn mặt cay đắng. Khi tôi dùng bàn tay mình làm cho họ trông an yên hơn, tôi thấy rất vui và hài lòng vì gia đình họ sẽ rất biết ơn”, cô nói.

Nhưng quyết định gần đây của Fang về việc mặc mẫu những bộ trang phục đã khiến cô bị chỉ trích nặng nề trên mạng.

Một số người đã nói những câu khó chịu như: “Bạn nên nằm xuống, sẽ trông giống người chết hơn”. “Cô thực sự không còn giới hạn nào”, một người khác nhận xét.

Nhưng Fang chỉ cười: “Họ có thể nói bất cứ điều gì họ thích. Tôi sẽ chỉ là chính mình”.

Ở Trung Quốc có một định kiến nhiều năm nay rằng những công việc liên quan tới cái chết sẽ mang lại những điều không may mắn. “Một số bạn cũ của tôi rất ngạc nhiên khi tôi nói về công việc của mình. "Tại sao bạn lại làm việc này? Tại sao bạn không chọn việc khác?", họ hỏi tôi như thể công việc này khiến tôi thua kém người khác”.

Fang thừa nhận, những ngày đầu tiên cô có sợ hãi, ngay cả khi đã có một người khác đi cùng cô.

“Lần đầu tiên được cử đi, tôi đã suy nghĩ rất nhiều trong suốt chặng đường. Trước đó, tôi chưa từng chạm tay vào một người chết. Tôi tự hỏi mình những suy nghĩ điên rồ như liệu ông ấy có đột nhiên bật dậy không… nhưng tôi đã gặp may.

Hoá ra đó là một cụ bà trông rất hiền lành và tôi không thấy sợ hãi chút nào. Đến lần thứ 2 và thứ 3 thì tôi không còn sợ hãi nữa”, cô nói.

{keywords}
Fang hi vọng việc mặc thử sẽ giúp gia đình người đã khuất dễ dàng chọn trang phục phù hợp hơn.

Fang đã từng chứng kiến rất nhiều cái chết nhưng tồi tệ nhất vẫn là cái chết của trẻ con và của những người trẻ chết trước cha mẹ họ.

Cô cũng không cố kìm nén cảm xúc của mình. Một lần, cô phải chuẩn bị cho một bà mẹ trẻ khoảng 30 tuổi chết vì ung thư, bỏ lại một đứa con gái mới 3 tuổi.

“Lúc bước vào, tôi thấy người chồng đang khóc nhưng bé gái chỉ chào tôi một cách rất điềm nhiên và lễ phép. Cô bé đề nghị tôi ngồi xuống để chơi cùng… Nó không biết chuyện gì đang xảy ra. Tôi đã bật khóc”, Fang kể.

Những năm gần đây, sự kỳ thị với những người làm tang lễ đã giảm bớt nhiều và có nhiều người trẻ hơn gắn bó với ngành công nghiệp truyền thống này, Fang nói.

So với với các nghi lễ truyền thống, những người trẻ tuổi có xu hướng khiến những giây phút tiễn biệt mang tính riêng tư hơn cho gia đình người đã khuất.

“Ví dụ như trước kia chúng tôi chỉ sử dụng nhạc lễ truyền thống để tiễn đưa người chết. Nhưng khi thế hệ trẻ tham gia vào lĩnh vực này, những người thân được đề nghị chọn loại nhạc người đã khuất yêu thích”.

“Nó không nhất thiết phải là nhạc tang lễ buồn. Nó có thể là bất cứ loại nhạc nào người đã khuất thích hoặc người thân của họ thích. Nó làm cho buổi lễ trở nên ấm áp hơn, chứ không chỉ có sự ai oán”.

{keywords}
Fang tư vấn cho gia đình người đã khuất chọn trang phục phù hợp.

Mạng xã hội phát triển mạnh mẽ cũng giúp nhiều người có cơ hội tìm hiểu và đánh giá công việc của những người như Fang hơn.

Luo Liang, một trong những người hâm mộ Fang trên Douyin, nói rằng cô tôn trọng Fang vì thái độ sống của cô ấy. “Cô ấy làm cho chúng ta trân trọng cuộc sống và yêu thương những người xung quanh mình”.

“Những gì cô ấy làm khiến những người còn sống trân trọng cuộc sống của mình, còn những người chết sẽ ra đi một cách nhẹ nhàng”, một người hâm mộ khác chia sẻ.

Dân số có xu hướng già đi khiến số người chết ở Trung Quốc tăng lên nhanh chóng mỗi năm. Theo số liệu chính thức, số người chết năm 2013 là 9,72 triệu người đã tăng lên 9,98 người vào năm 2019.

Do đó, thị trường dịch vụ tang lễ ngày càng được mở rộng. Tổng doanh thu ngành này tăng gần gấp đôi - từ 21,6 tỷ USD vào năm 2013 lên 40,8 tỷ USD vào năm 2020.

Với Fang, việc giúp mọi người vượt qua thời khắc khó khăn nhất trong cuộc sống của họ lại chính là mong muốn của cô.

“Thực tế là càng làm nghề này lâu, tôi càng thấy thích thú với nó”.

Đăng Dương(Theo SCMP)

Lạnh người với 'nghề trang điểm cho xác chết'

Lạnh người với 'nghề trang điểm cho xác chết'

Có những nghề chỉ nói tới thôi đã khiến nhiều người rùng mình, nổi da gà hoặc thậm chí ám ảnh. Nghề 'nghề trang điểm cho xác chết' tại Nhà tang lễ TP Hà Nội cũng là một nghề như vậy.

">

Làm nghề thử đồ cho người chết, cô gái trẻ bị dèm pha

Phần trình diễn Cô gái gen Z của Han Sara tại chương trình The Heroes lên sóng tối 6/11. Đến khi phần nhảy của Han Sara lan truyền trên mạng xã hội TikTok, nhiều khán giả bắt đầu quan tâm và đặt vấn đề về tiết mục này.

Cụ thể, trong tiết mục Cô gái gen Z, Han Sara hát một số đoạn trong bài Cô gái mở đường(nhạc sĩ Xuân Giao) kết hợp rap trên nền nhạc EDM. Việc nhảy, hát bài Cô gái mở đườngtrên nền nhạc dance sôi động được cho là chưa đúng tinh thần của một nhạc phẩm cách mạng. Chưa kể, Han Sara mặc váy ngắn, các vũ công nữ mặc gợi cảm trình diễn không phù hợp với bài hát ca ngợi lý tưởng cao đẹp của lực lượng thanh niên xung phong.

Trình diễn xong, Han Sara nói rõ việc chọn ca khúc Cô gái mở đườngvà viết thêm phần rap chủ đề nữ quyền nhằm truyền thông điệp khuyến khích phụ nữ noi gương các anh hùng trong sử sách, tự tin vào bản thân.

Các giám khảo nhận xét khác nhau về tiết mục của Han Sara. Nguyễn Hải Phong và Hà Lê khen ngợi nữ ca sĩ. Riêng Nguyễn Hải Phong - HLV của Han Sara - còn gọi học trò mình là "cô gái mở đường" trong âm nhạc. Nhạc sĩ Lưu Thiên Hương nhận xét rằng tiết mục này bị gượng ép, chưa liên kết giữa hát và rap. 

Sau khi lên sóng, nhiều người bình luận trên YouTube rằng họ không hiểu Han Sara muốn truyền tải gì sau khi xem tiết mục Cô gái gen Z. Các tranh luận xoay quanh việc làm mới bài Cô gái mở đườngkhá gay gắt, có khán giả còn cho rằng Han Sara đã "phá nát" nhạc phẩm bất hủ. 

Sáng 11/11, Han Sara chính thức lên tiếng xin lỗi. Cô đại diện team T-Sa xin lỗi khán giả vì "khiến mọi người phiền lòng" bởi tiết mục Cô gái gen Zlên sóng tối 6/11. Sau khi nhận đề tài, cô đã cùng team quyết định chọn làm mới Cô gái mở đườngvới mong muốn truyền tải thông điệp nữ quyền của những cô gái thế hệ mới, tiếp bước và “mở đường” cho những điều mới mẻ trong cuộc sống, sự nghiệp.

{keywords}
Ca sĩ Han Sara.

"Tuy nhiên, sau khi lên sóng, team T-Sa nhận được nhiều ý kiến cho rằng sự sáng tạo lần này chưa phù hợp với nguyên bản của ca khúc Cô gái mở đường. Đây là một thiếu sót lớn của team nên rất mong quý khán giả thông cảm và bỏ qua. Team T-Sa và chương trìnhThe Heroes cũng xin phép tháo gỡ tất cả dữ liệu của tiết mục", Han Sara chia sẻ.

Hiện, video tiết mục Cô gái gen Zcủa Han Sara và producer T.R.I đã bị ẩn trên YouTube.

Cẩm Loan

Han Sara xin lỗi sau phát ngôn của nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong

Han Sara xin lỗi sau phát ngôn của nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong

Việc Nguyễn Hải Phong nói Han Sara tự hòa âm cho tiết mục trong The Heroes gây tranh luận. Sau đó, nhà sản xuất Huỳnh Quang Tuấn yêu cầu chương trình đính chính.

">

Han Sara lên tiếng xin lỗi vì 'phá nát' nhạc phẩm Cô gái mở đường

友情链接