Dở cuốn album đã ngả vàng, người đàn ông tóc muối tiêu buồn bã chỉ cho chúng tôi xem những “chiến tích” làm kinh tế oanh liệt của một thời tuổi trẻ nhiều nhiệt huyết, nhất là khi cái đói nghèo của người dân gặp được chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế của Nhà nước đầu những năm 90 của thế kỷ trước.
Năm 1993, ông Nguyễn Đình Dũng ở thôn 5, xã Tân Xã, huyện Thạch Thất rời quân ngũ. Đây đúng thời điểm Nhà nước thực hiện chủ trương giao đất khai hoang khu kinh tế mới, ông Dũng đã được Ban Dự án Kinh tế mới Hòa Lạc, UBND huyện Thạch Thất giao 3 ha tại khu Khoang Ấp - Khoang Nhện để phát triển kinh tế. Không dừng lại ở đó, ông Dũng còn xin cha thế chấp căn nhà đang ở để có tiền mua thêm khoảng 3 ha phần đất mà các hộ dân khác trong xã cũng được giao làm kinh tế, nhưng không có vốn nên chuyển nhượng lại. Với diện tích đất đã có, ông Dũng mạnh dạn ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Thủy lợi Sông Tích thuê diện tích khoảng 100 ha mặt nước hồ Tân Xã, huyện Thạch Thất để phát triển sản xuất theo mô hình kinh tế VAC. Sau gần 10 năm, với sự nỗ lực không mệt mỏi, khu đất đồi Chằm Lẹm - Khoang Ấp hoang hóa xung quanh khu vực hồ Tân Xã đã trở thành trang trại sinh thái Hòa Lạc, với 3 khu nhà sàn tổ chức hội nghị, hội thảo và du lịch sinh thái, tạo công ăn việc làm 80 lao động có thu nhập trung bình 600.000 đồng/tháng.
![]() |
Phần còn lại của khu hồ Tân Xã trước đây được gia đình ông Nguyễn Đình Dũng thuê để thả cá. Ảnh: Quang Hưng |
Tại Hội nghị Biểu dương doanh nghiệp trẻ toàn quốc năm 2002, ông Nguyễn Đình Dũng, Phó bí thư Đoàn thanh niên Tân Xã khi đó vinh dự đứng trong hàng ngũ những thanh niên làm kinh tế giỏi được Thủ tướng Phan Văn Khải biểu dương và chụp ảnh lưu niệm. Nhưng không ai ngờ rằng, đó cũng là những mốc son cuối cùng trước khi bắt đầu chuỗi tháng ngày nhiều thăng trầm của gia đình ông Dũng và những người lao động trong doanh nghiệp do ông làm chủ. “Cuộc đời tôi có lẽ đã rất khác nếu khu đất trang trại không bị Nhà nước thu hồi làm dự án. Đó là khúc quanh định mệnh vẫn ám ảnh tôi đến tận hôm nay”, ông Dũng bùi ngùi!
Năm 2007, khi trang trại được ông Dũng xây dựng theo mô hình kinh tế VAC và du lịch sinh thái bắt đầu cho thu hoạch, cũng là lúc UBND tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) thực hiện Quyết định số 404/2002/QĐ - UBND thu hồi đất phục vụ cho Dự án xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Gạt nước mắt, ông Dũng bàn giao toàn bộ diện tích đất gồm 3 ha được giao, 3 ha đất nhận chuyển nhượng và toàn bộ diện tích hồ nuôi cá cho chính quyền địa phương giải phóng mặt bằng làm Dự án. Phần đất 3ha khu Khoang Ấp - Khoang Nhện mà Ban Dự án Kinh tế mới Hòa Lạc, UBND Thạch Thất giao cho hộ ông Nguyễn Đình Dũng năm 1993, UBND huyện Thạch Thất bồi thường số tiền 2,5 tỷ đồng, nhưng đến nay vẫn không cấp đất tái định cư.
Phần bồi thường 3ha đất khu Chằm Lẹm - Khoang Ấp ông Dũng nhận chuyển nhượng từ các hộ dân khai hoang thì bị “làm khó”, khi tổ công tác của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Thạch Thất kiểm đếm diện tích thực tế là 5,15 ha, lớn hơn so với giấy tờ nhận khoán ban đầu hơn 2,1 ha.
Giải thích phần diện tích tăng thêm này, ông Dũng cho biết, theo Hợp đồng khai hoang của Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Tân Xã ký với các hộ dân ngày 20/8/1992, diện tích ước khoảng 3 ha. Hợp đồng cũng có ghi rõ, “sau 5 năm, HTX sẽ khảo sát và xác định diện tích thực tế các hộ đã khai hoang để định mức khoán cho sát thực tế”. Tuy nhiên, 5 năm sau, Nhà nước có quy hoạch khu vực này làm Dự án Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, nên khu đất đã không được HTX nông nghiệp Tân Xã xác định diện tích thực tế.
“Phần đất 2,1ha tăng thêm chính là diện tích dôi dư mà các hộ dân và gia đình ông Dũng đã khai hoang”, ông Dũng cho biết. Cũng phải nói thêm rằng, tại Quyết định số 1656/QĐ – UBND (ngày 18/6/2008), UBND tỉnh Hà Tây đồng ý bồi thường cho hộ ông Nguyễn Đình Dũng diện tích đất bị thu hồi là 51.553,8m2, với số tiền là 2,7 tỷ đồng. Nhưng với nhiều lý do khác nhau, 9 tháng sau khi có quyết định bồi thường, ngày 12/3/2009, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Thạch Thất mới tạm ứng cho ông Dũng số tiền 1 tỷ đồng.
Lý do giữ lại 1,7 tỷ đồng tiền bồi thường này, ông Chu Đại Thành, Phó chủ tịch UBND huyện Thạch Thất khi đó cho rằng: “Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện đã nhiều lần yêu cầu hộ ông Dũng xuất trình hồ sơ để chứng minh phần diện tích hơn 2,1ha vượt so với giấy tờ giao đất, nhưng hộ ông Dũng không cung cấp được. Đến ngày 4/1/2013, sau khi nhận được văn bản giải trình của hộ ông Dũng và báo cáo của UBND xã Tân Xã, Hội đồng đã tổ chức chi trả phần kinh phí còn lại cho ông Dũng”.
Thực tế, trong việc “câu lưu” tiền bồi thường này, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Thạch Thất đã bỏ qua Hợp đồng khai hoang của HTX nông nghiệp Tân Xã ký với các hộ dân ngày 20/8/1992 và Báo cáo số 07/BC - UBND (ngày 20/9/2008) của UBND xã Tân Xã để có câu trả lời vì sao diện tích đất trên giấy tờ khi giao cho các hộ dân là 3 ha mà khi kiểm đếm trên thực tế diện tích là hơn 5,1ha.
Theo báo cáo số 07/BC - UBND (ngày 20/9/2008) của UBND xã Tân Xã, thì trước năm 1987, khu Chằm Lẹm - Khoang Ấp thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng. Năm 1988, khu đất được trả lại cho địa phương theo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng. Diện tích bàn giao khoảng 500ha, không có bản đồ, mục kê và không có ai sản xuất.
“Để đảm bảo đất đai không bị bỏ hoang, năm 1992, HTX nông nghiệp và UBND xã Tân Xã đã giao cho 10 hộ dân trong xã khai hoang khu đất Khoang Ấp - Chằm Lẹm, khi giao diện tích ước khoảng 3ha. Sau 1 năm, 10 hộ dân do không có vốn đầu tư cải tạo khu đất nên đã chuyển nhượng lại cho ông Dũng. Sau khi nhận chuyển nhượng, gia đình ông Dũng đã đầu tư, cải tạo khu đất. Ông Nguyễn Đình Dũng sử dụng cho đến nay không có tranh chấp và vướng mắc với hộ nào xung quanh. Đến năm 2004, khi Nhà nước tổ chức đo đạc bản đồ để xây dựng Khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu đất trên có diện tích 51.553,8m2. Hộ ông Dũng sử dụng để cấy lúa, thả cá là đúng mục đích”, báo cáo số 07/BC-UBND ngày 20/9/2008 của UBND xã Tân Xã nêu rõ.
Như vậy có nghĩa là, sau khi tỉnh Hà Tây có Quyết định số 1656/QĐ - UBND quyết định thu hồi diện tích đất mà ông Nguyễn Đình Dũng nhận chuyển nhượng từ các hộ dân khai hoang, UBND xã Tân Xã đã báo cáo đầy đủ về nguồn gốc hợp pháp của diện tích đất mà hộ ông Dũng được bồi thường. Nhưng phải gần 5 năm gõ cửa kêu cứu khắp nơi, ông Dũng mới được nhận nốt số tiền 1,7 tỷ đồng bồi thường, hỗ trợ sau khi Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Thạch Thất không tìm được lý do gì để kéo dài thêm thời gian “câu lưu” khoản tiền này.
TheoBáo Đầu tư
" alt=""/>Giải phóng mặt bằng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc: Vì sao dang dở?Báo cáo chỉ để tham khảo, người mua phải biết tự bảo vệ
Theo ông Nguyễn Dư Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Hưng Lộc Phát, việc số liệu của các công ty nghiên cứu thị trường có sự “chênh” nhau có thể do những yếu tố như thời điểm nghiên cứu, thông tin họ thu thập được hoặc góc nhìn chủ quan của người nghiên cứu… Do đó, các số liệu này chỉ dừng lại ở mức độ là một tham số để các doanh nghiệp đầu tư bất động sản hoặc người dân tham khảo chứ không chính xác được.
“Riêng về thị trường bất động sản, theo tôi quan sát thì hiện nay tình hình giao dịch tuy có chùng xuống so với năm 2015 nhưng thanh khoản vẫn khá tốt và ổn định. Thị trường không có dấu hiệu rõ rệt, việc chủ đầu tư hoặc môi giới “làm giá” để kiếm lợi nhuận lớn và cũng không diễn ra tình trạng dự án giảm giá để đẩy hàng đi.
Thị trường nhiều cơ hội nhưng khách hàng phải biết lựa chọn |
Căn cứ trên thực tế thị trường như vậy, tôi cho rằng những người đang có nhu cầu bức thiết về nhà ở vẫn nên xem xét mua nhà ở thời điểm này. Bởi thị trường đang có khá nhiều sự chọn lựa ở đủ mọi phân khúc sản phẩm và các chủ đầu tư cũng đang linh động đưa ra chính sách bán hàng hấp dẫn, thanh toán linh hoạt. Nếu đợi đến khi tình hình kinh tế tốt hơn lên thì chắc chắn người mua sẽ phải trả thêm tiền để mua sản phẩm so với thời điểm này” - ông Nguyễn Dư Lực nói.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Hưng Lộc Phát cũng lưu ý, ở bất cứ lĩnh vực nào và vào thời điểm nào, người mua hàng đều phải biết tự bảo vệ mình, bằng cách tìm hiểu kỹ thông tin về người bán và sản phẩm mà họ cung cấp cho mình, nếu không muốn mất tiền oan. Với lĩnh vực bất động sản, người mua phải biết “gạn đục khơi trong”, lựa chọn những dự án tốt, hạ tầng kết nối thông suốt, tiện ích xây dựng đồng bộ và đặc biệt là phải chọn dự án của những chủ đầu tư uy tín khi bỏ vốn vào.
Cạnh tranh càng gay gắt, khách hàng càng được lợi
Ông Phạm Lâm, Tổng Giám đốc Danh Khôi Á Châu, cho rằng, đây là thời điểm tốt để mua nhà hay đầu tư bất động sản, do nguồn cung dồi dào và đa dạng ở nhiều phân khúc. Khi nguồn cung tăng cao, giá bất động sản sẽ phải điều chỉnh để phù hợp khả năng chi trả.
Khách hàng có nhiều sự lựa chọn, so sánh để tìm được bất động sản ưng ý nhất và nhiều chương trình ưu đãi. Tuy nhiên, để an toàn khách hàng nên lựa chọn các dự án có pháp lý rõ ràng, tiến độ thi công đúng cam kết, hay nên mua các dự án của các nhà đầu tư uy tín.
“Theo tôi, hiện tại và thời gian sắp tới thị trường sẽ cạnh tranh gay gắt bởi nguồn cung tăng cao sẽ dẫn đến giá bán sẽ hợp lý hơn. Cách thức thanh toán có thể sẽ phải kéo dài để khách hàng có thể thanh toán trong dài hạn hay chủ đầu tư sẽ phải tăng cường mạnh các chương trình khuyến mãi như chiết khấu, quà tặng, hay tài trợ lãi suất trong những năm đầu của chương trình vay. Thậm chí, nhiều chủ đầu tư sẽ phải cho khách hàng nhận nhà vào ở nhưng chưa thanh toán hết tiền cho chủ đầu tư. Sân chơi sẽ sàng lọc các chủ đầu tư không đủ năng lực. Và đó sẽ là cơ hội cho các nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp, uy tín, bền vững” - ông Phạm Lâm chia sẻ.
Hãy là người tiêu dùng thông thái
Ông Phùng Chu Cường, Tổng Giám đốc Công ty Phú Long, cho rằng, thời điểm hiện tại, thị trường đã hình thành các phân khúc rõ nét, từ hạng sang, cao cấp đến bình dân, tạo nhiều sự lựa chọn cho những khách hàng có nhu cầu thực. Để có thể mua bất động sản hấp dẫn trong giai đoạn này, cần tham khảo và tìm hiểu kỹ thông tin dự án với 2 nhóm tiêu chí.
Thứ nhất, lựa chọn dự án tốt phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của người mua như: Vị trí, thiết kế, xây dựng, tính pháp lý của dự án...
Thứ hai, uy tín của chủ đầu tư: Tìm hiểu kỹ năng lực của chủ đầu tư thông qua các dự án họ đã thực hiện, các dự án đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, quản lý vận hành và chất lượng dịch vụ hậu mãi sau khi bàn giao nhà…
Quốc Tuấn
" alt=""/>Thị trường có biến, mua nhà ngay hay chờ giảm giá?Điều đó buộc Google phải nhanh chóng phản ứng và hành động trước khi vụ việc diễn biến theo hướng tiêu cực hơn.
Google dành riêng một bài đăng trên blog của họ để giải thích tại sao các lời bài hát này xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm của họ. Theo tuyên bố của Google, họ không trực tiếp lấy các nội dung này từ những trang web cung cấp lời bài hát, thay vào đó, những lời bài hát này do các nhà cung cấp nội dung bên thứ ba cung cấp để xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm của mình.
Trong khi không đề cập đến tên đối tác của mình trong bài đăng đó, một trong các đối tác cung cấp nội dung của Google, LyricFind, đã lên tiếng giải thích về vụ việc trong báo cáo của Wall Street Journal (WSJ). Theo lời giải thích của LyricFind, vụ việc xảy ra hoàn toàn là do "vô ý".
"Một thời gian trước, Ben Gross từ Genius thông báo với LyricFind thấy điều họ tin rằng họ đang thấy những lời bài hát của Genius xuất hiện trong cơ sở dữ liệu của LyricFind. Sau khi nhận được thông báo từ Genius, nhóm nội dung của chúng tôi được hướng dẫn không xem Genius như một nguồn nội dung."
"Gần đây, Genius lại phát hiện vấn đề này và cung cấp một vài ví dụ về chúng. Tất cả các ví dụ đó cũng xuất hiện trên nhiều trang đăng tải lời bài hát và dịch vụ khác, cho thấy có khả năng nhóm nội dung của chúng tôi vô ý lấy nguồn lời bài hát của Genius từ một địa điểm khác."
Nhưng sự việc này không chỉ dừng lại ở đó.
Một trong những mẹo Genius dùng để phát hiện ra ai đang sao chép nội dung của mình là chèn các mã Morse vào trong lời bài hát của họ. Báo cáo của Wall Street Journal cũng xác nhận về 100 ví dụ cho thấy lời bài hát xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google có chứa các mã Morse do Genius cố tình chèn vào.
Điều đáng chú ý là dù được Genius thông báo về sự việc này từ năm 2016, nhưng những lời bài hát có chèn mã Morse của Genius vẫn xuất hiện trên trang tìm kiếm của Google cho đến khi có báo cáo của WSJ.
Tuy nhiên, chỉ một ngày sau khi báo cáo của WSJ xuất hiện, những bằng chứng này – hay các mã Morse do Genius chèn vào – đã biến mất trên hầu hết những lời bài hát xuất hiện trên trang Google. Và các kỹ sư của Genius còn phát hiện ra rằng, những mã này đã biến mất từ sau khi Genius đưa bằng chứng cho các phóng viên của WSJ nhưng trước khi bài báo được xuất bản.
Vậy liệu có phải ai đó đang tìm cách che giấu bằng chứng của việc ăn trộm nội dung hay chỉ đơn giản là vì LyricFind đã thực sự loại bỏ những lời bài hát lấy nguồn từ Genius ra khỏi cơ sở dữ liệu của họ và lấy nguồn từ nơi khác để hiển thị lên Google? Điều này vẫn chưa rõ ràng. Cả Google và LyricFind đều không bình luận về sự việc trên.
Dù Google có liên quan trực tiếp đến vụ việc này hay không, họ đã thực hiện một số thay đổi. Trên blog của mình, Google viết "Để làm rõ hơn về nguồn gốc của những lời bài hát này, chúng tôi sẽ sớm đưa vào tên của bên thứ ba đã đóng góp phần lời bài hát này." Vậy là mọi liên quan của Google đến vụ việc này đều bị "dọn sạch" chỉ trong vài ngày.
Nhưng một điều còn lớn hơn cả vụ việc ăn trộm lời bài hát này. Với việc hiển thị các nội dung này ngay trên trang kết quả tìm kiếm, Google đang cạnh tranh với chính những nhà cung cấp nội dung và làm họ thiệt hại thực sự. Khi người dùng không cần phải truy cập vào các kết quả tìm kiếm để có câu trả lời, lượng truy cập tới các trang cung cấp nội dung sẽ sụt giảm và gây tổn thất về nguồn thu của họ.
Nhưng cuối cùng, điều này cũng có thể gây tác hại ngược lại cho Google trong bối cảnh công ty đang vướng phải các cáo buộc về chống độc quyền cũng như lợi dụng vị thế của mình để gây tổn hại cho các đối thủ cạnh tranh.
Theo GenK
" alt=""/>Bị tố cáo ăn cắp nội dung, Google nhanh chóng 'phủi tay' như thế nào?