Nhận định, soi kèo Sabail vs Qarabag, 21h30 ngày 6/2: Mất tập trung

Ngoại Hạng Anh 2025-02-08 02:49:47 959
ậnđịnhsoikèoSabailvsQarabaghngàyMấttậxe ab 2024 giá bao nhiêu   Pha lê - 06/02/2025 08:03  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://game.tour-time.com/html/%C2%A0%C2%A0%20Ho%C3%A0ng%20Ng%E1%BB%8Dc%20-%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%2007/07/2024%2001:34%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%C2%A0Brazil
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Al Orobah vs Al Wehda, 20h05 ngày 7/2: Khách thắng thế

Theo Reuters, ông Serhiy Demedyuk – người phụ trách an ninh mạng của Ukraine cho biết, các tin tặc từ Nga đang tấn công lây nhiễm các công ty của nước này, sử dụng các phần mềm độc hại để tạo “cửa hậu” trong hệ thống máy tính nhằm “dọn đường” cho một cuộc tấn công quy mô lớn sau đó.

{keywords}
Tin tặc đang chuẩn bị cho cuộc tấn công mạng lớn

Các tin tặc đã nhắm tới nhiều công ty, trong đó có các ngân hàng, các doanh nghiệp hạ tầng năng lượng – tất cả việc này được các nhà chức trách Ukraine cho là để chuẩn bị cho một lần tấn công toàn diện và đồng loạt. Hiện tại, Kiev đang phối hợp với các chính phủ nước ngoài để xác định những tin tặc nói trên.

Trước đó, Ukraine từng “dính” một những những đòn tấn công mạng mạnh nhất lịch sử khi virus có tên “NotPetya” tấn công, đánh sập nhiều cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp của nước này vào hồi tháng 6.2017. Thậm chí, “NotPetya” còn lan sang nhiều công ty trên toàn cầu, gây thiệt hại hàng tỷ USD.

“Việc chính phủ Ukraine quyết định công bố thông tin này cho thấy họ e ngại rằng cuộc tấn công sẽ có tác động lớn và mọi người cần biết về điều này”, ông Jaime Blasco – nhà khoa học an ninh mạng hàng đầu tại công ty bảo mật AlienVault – cho biết.

Cũng theo Reuters, từ đầu năm đến nay, cảnh sát Ukraine đã xác định được nhiều loại virus được ẩn dấu trong thư điện tử gửi từ các tên miền hợp pháp của các cơ sở, viện trực thuộc chính phủ. Các tên miền này đều bị tấn công và giả mạo bằng một trang điện tử ma nhằm đánh lừa người dùng.

Về đợt tấn công mới này, ông Demedyuk dự đoán rằng virus có khả năng kích hoạt đồng loạt sớm nhất là vào Ngày Hiến pháp Ukraine (28.6) hoặc muộn nhất là Ngày Quốc khánh Ukraine (24.8) tới. Tuy nhiên, ông Demedyuk cho biết quy mô của lần tấn công mạng này sẽ không bằng đợt tấn công của “NotPetya”.

“Mọi thứ chung tôi thấy, mọi thứ chúng tôi phát hiện trong giai đoạn này: 99% dấu hiệu đều là từ Nga”, ông Demedyuk khẳng định.

H.N. - Đỗ Hồng Khanh - Ngọc Ánh (tổng hợp)

">

Tin tặc Nga chuẩn bị cuộc tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào Ukraine?

4/10 teams được đặc cách tham dự giải đấu PlayerUnknown's Battlegrounds Invitational nằm trong khuôn khổ IEM Oakland đã được công bố - và họ đều là những tên tuổi của cộng đồng eSports PUBG.

Đầu tiên là Luminosity với đội hình bao gồm Tyler "Ninja" Blevins, Hogne "Chipzy" Krogsæther, Justin "JP2" Pate và Cedrik "Drassel" Lessard đã giành chiến thắng ở thể loại Squad tại PUBG gamescom Invitationalhồi tháng 8 vừa qua.

Tiếp theo là Team SoloMid, với những ngôi sao Colton "Viss" Visser, Austin "SmaK" Haggett, Gary "BreaK" Marshall và Marius "aimPR" Ionita trong đội hình. TSM cũng đã tham dự PUBG gamescom Invitational và giành được hạng năm chung cuộc.

Team Liquid, team xếp hạng tư tại giải đấu PUBGđầu tiên trong lịch sử, là đội thứ ba được mời tới Mỹ. Oliver "Ollywood" Tell, Björn "Molnman" Jansson, Daniel "Hayz" Heaysman và Keiron "Scoom" Prescott sẽ là những thành viên trong đội hình của tổ chức eSports lừng danh.

Cuối cùng, Noble Esports là team nhận được lời mời cuối cùng từ phía BTC. Darren "DazFPS" Rourke, Kade "Edakulous" Borel, Nick "Interrogate" Raposo, và Mario "Boom" Tancon đã giành hạng ba ở thể loại Squad tại PUBG gamescom Invitational.

PUBG Invitational – IEM Oakland, có tổng 200.000 tiền thưởng, hiện vẫn chưa thông báo sáu teams nhận được vé mời trực tiếp. Ngoài ra, 10 teams khác sẽ thi đấu các vòng loại để giành suất tham dự giải đấu chỉ áp dụng duy nhất mode Squad góc nhìn thứ nhất (FPP).

IEM Oakland sẽ diễn ra trong hai ngày 18-19/11 tại Oracle Arena, California, Mỹ.

None(Theo Dot Esports)

">

Bốn teams được mời tham dự PUBG Invitational – IEM Oakland đã lộ diện

Nhận định, soi kèo Myawady FC vs Dagon Port, 16h00 ngày 7/2: Những người khốn khổ

Ngoài bộ đôi smartphone mới Pixel 2 và Pixel 2 XL vừa được ra mắt tại sự kiện "Made by Google", Google cũng giới thiệu loạt thiết bị cao cấp mới gồm laptop, loa di động, máy quay di động, và kính thực tế ảo Daydream.

Máy quay mini

{keywords}

Máy quay Google Clips sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo các cảnh quay có mục đích. Thiết bị dành chủ yếu cho các phụ huynh muốn theo dõi con cái chơi trong phòng hoặc dùng để theo dõi thú cưng.

Google Clips có pin chạy được 3 tiếng liên tục. Thiết bị được trang bị cảm biến 12-megapixel, ống kính xoay 130 độ và có thể chụp ảnh với tốc độ 15 fps. Sản phẩm có giá bán 249USD.

Loa không dây

{keywords}

Google công bố mẫu loa Google Home Mini có nhiều màu sắc khác nhau. Giá bán sản phẩm là 49USD và sẽ lên kệ vào ngày 19/10 tới.

Home Mini cũng được trang bị trí tuệ nhân tạo, có khả năng nhận lệnh điều khiển bằng giọng nói và thực hiện nhiều tác vụ đáng kinh ngạc như tắt mở đèn, đặt đồng hồ báo thức, nhắc nhở cuộc họp và kích hoạt hệ thống an ninh cho ngôi nhà.

{keywords}

Trong khi đó, Google Home Max là phiên bản lớn hơn với loa stereo và hai loa trầm 4,5-inch, mạnh hơn 20 lần so với chiếc Google Home đời đầu. Sản phẩm có giá bán 399USD và sẽ có hàng vào tháng 12 tới.

Laptop mới

Chiếc laptop Pixelbook mới của Google có giá khởi điểm 999USD tới 1.649USD (tăng gấp đôi RAM), được trang bị ổ cứng 512GB NVMe, vi xử lý Intel core i7 thế hệ thứ 7 mới nhất.

{keywords}

Pixelbook dùng màn hình 12,3-inch và là chiếc laptop đầu tiên được tích hợp trợ lý ảo Google Assistant với pin kéo dài 10 tiếng.

Google cũng bán riêng phụ kiện bút Pixelbook Pen, sản phẩm hợp tác với Wacom, với giá 99USD. Mẫu bút và laptop mới của Google cho đặt trước và sẽ giao hàng vào ngày 31/10 tới.

Kính thực tế ảo Daydream

{keywords}

Là thiết bị nâng cấp cho sản phẩm ra mắt năm ngoái, Daydream có nhiều màu sắc khác nhau. Daydream tương tích với các mẫu smartphone Pixel 2, Samsung Galaxy S8, Note 8, và LG V30.

Daydream mới có giá bán 99USD và được phân phối qua Google Store cũng như nhiều nhà mạng lớn như Verizon và cửa hàng bán lẻ Best Buy, Amazon. Sản phẩm sẽ có mặt vào tháng 11 tới.

Google ra mắt Pixel 2 và Pixel 2 XL: Đối thủ lớn nhất của iPhone X

Google ra mắt Pixel 2 và Pixel 2 XL: Đối thủ lớn nhất của iPhone X

Google vừa chính thức cho ra mắt bộ đôi Pixel 2 và Pixel 2 XL với nhiều nâng cấp sáng giá được xem là đối thủ xứng tầm với iPhone X.

">

Google ra mắt loạt thiết bị mới: Laptop, loa di động, máy quay di động, kính thực tế ảo

Theo thông tin từ thạc sĩ Ngô Quang Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), trong năm 2017, VNCERT ghi nhận tổng cộng 136 triệu sự kiện về tấn công an ninh mạng. Theo ông Huy, con số này tăng tới 80% so với thống kê của cùng kỳ năm 2016. 

{keywords}
Ông Ngô Quang Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) chia sẻ về các loại hình tấn công mạng phổ biến tại Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Trong năm qua, VNCERT đã đưa ra tổng cộng 66 cảnh báo. Trong đó có 2 cảnh báo liên quan đến các cuộc tấn công có chủ đích APT, 3 cảnh báo liên quan đến các cuộc tấn công dịch vụ phân tán, có những cuộc tấn công lên đến 10Gbps. Ngoài ra, còn có hơn 45 cảnh báo liên quan đến các cuộc tấn công mã độc và tính sẵn sàng của các hệ thống thông tin.

Ông Huy cũng đã chia sẻ một số kỹ thuật tấn công điển hình mà bộn tội phạm mạng thường xuyên sử dụng.  Một trong số đó là hình thức tấn công dò quét các thiết bị định tuyến Trung Quốc giá rẻ có sẵn lỗ hổng bảo mật backdoor.

Các thiết bị định tuyến có nguồn gốc từ Trung Quốc tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nghiêm trọng về bảo mật. VNCERT liên tục phát hiện ra việc dò quét của các tin tặc nhằm khai thác các lỗ hổng từ những thiết bị thiết bị định tuyến này. Theo ông Huy, nếu sử dụng các thiết bị không đảm bảo chất lượng, ngay lập tức các lỗ hổng đó sẽ bị khai thác và tấn công.

Việc sơ hở lỗ hổng backdoor có thể giúp các tin tặc truy nhập và tấn công trái phép ngay từ bên trong tổ chức. “Các thiết bị định tuyến là những cửa ngõ đầu tiên của một hệ thống CNTT, nếu chúng bị tấn công thì hậu quả sẽ rất lớn”, vị Phó Giám đốc VNCERT chia sẻ.

Để khắc phục điều này, VNCERT khuyến cáo các tổ chức, doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống giám sát để phát hiện sớm việc dò quét của các tin tặc. Điều này giúp hạn chế một cách tối đa các tổn thất đối với hệ thống. Bên cạnh đó, cần kiểm tra các thiết bị một cách kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn ngay từ trước khi đưa vào sử dụng. VNCERT cũng khuyến cáo nên hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị có chất lượng không đảm bảo.

Loại tấn công thứ 2 là việc khai thác lỗ hổng của phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word mang mã số CVE 2012 0158. Các tin tặc sau khi khai thác được lỗ hổng này sẽ chiếm được quyền điều khiển máy tính.

“Những phần mềm Office sử dụng các bản crack lậu vốn khá phổ biến ở Việt Nam. Hầu hết các phần mềm Microsoft Office từ năm 2007 trở về trước đều rất dễ bị khai thác. Dù đã cũ nhưng ở Việt Nam lỗi này vẫn đang được khai thác một cách triệt để”, ông Huy cho biết.

Theo lời vị Phó Giám đốc VNCERT, các phần mềm antivirus cũng không thể đảm bảo được an toàn nếu sử dụng các phần mềm Microsoft Office không có bản vá. Bên cạnh việc cài đầy đủ các phần mềm antivirus, chúng ta nên sử dụng các phần mềm có bản quyền. Trong trường hợp không có bản quyền, chúng ta nên sử dụng các phần mềm mã nguồn mở, vị chuyên gia an ninh mạng này chia sẻ.

{keywords}
Trong năm 2017, VNCERT ghi nhận tổng cộng 136 triệu sự kiện về tấn công an ninh mạng tại Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Loại tấn công thứ 3 là DDOS (tấn công từ chối dịch vụ phân tán) các hệ thống thư điện tử thông qua cổng dịch vụ Memcache (11211). Hình thức tấn công này mới có từ tháng 3, nhưng tốc độ lây nhiễm của nó rất khủng khiếp, có thể lây lan trên phạm vi toàn cầu trong 4-5 tiếng. Đặc điểm của phương thức này là tuy số gói tin gửi đến không lớn (chỉ 1.423 byte) nhưng lợi dụng lỗ hổng memcache, các tin tặc có thể khuyếch đại lượng dữ liệu gửi đi lên tới 51.000 lần (714MB).

Theo ông Ngô Quang Huy, một hình thức tấn công khác hiện khá phổ biến tại Việt Nam là việc sử dụng mã độc để đào tiền ảo trên máy tính của người sử dụng.

Phương thức lây lay của loại hình này là tin tặc gửi rất nhiều thư chứa mã độc đào tiền ảo. Thậm chí những mã độc này còn được cài đặt trên web server. Chỉ cần vô tình xem trang người dùng cũng có thể bị dính mã độc.

“Khi bị nhiễn mã độc, máy tính của người dùng sẽ bị chiếm dụng trái phép để tham gia đào tiền ảo cho tin tặc. Điều này còn đem tới những nguy cơ như việc điều khiển trái phép, ăn cắp dữ liệu, hoặc sử dụng máy tính của nạn nhân làm bàn đạp để tấn công máy tính khác”, ông Huy cho biết.

Cuối cùng, ông Huy lưu ý đến việc sử dụng hệ thống active directory để đánh cắp dữ liệu, gửi thông tin ăn cắp về máy chủ nước ngoài. Nếu khai thác được lỗ hổng này, tin tặc sẽ cướp quyền điều khiển toàn bộ hệ thống máy tính của tổ chức bị tấn công. Khi dữ liệu của hệ thống active directory bị mắc lỗ hổng, tất cả tài khoản do hệ thống này quản lý bị rơi vào tay tin tặc.  

Trọng Đạt - Đỗ Vân Anh - Xuân Quý

">

Sự nguy hiểm từ thiết bị mạng giá rẻ và phần mềm lậu

 Kaspersky nhấn mạnh rằng Balkanisation và sự ra đời của chủ nghĩa bảo hộ từ các quốc gia trên thế giới sẽ chỉ làm cho một phía hưởng lợi duy nhất: tội phạm mạng.

Tại Hội nghị cấp cao An ninh mạng châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 4 vừa qua, Kaspersky Lab đã trình bày về các mối nguy an ninh mạng do “Balkanisation” trên không gian mạng – sự phân mảnh Internet – gây ra.

Là sự kiện được tổ chức hàng năm, hội nghị năm nay tổng hợp các vấn đề an ninh mạng chủ chốt đã được các nhà nghiên cứu và giám đốc điều hành hàng đầu của công ty trình bày trước báo giới đến từ 11 quốc gia trong khu vực. Sự kiện kéo dài bốn ngày, với chủ đề “Balkanisation: Security should not be in Isolation” – “Phân mảnh Internet: Bảo mật không nên đơn lẻ” làm nổi bật những nguy cơ có thể xảy ra với sự toàn cầu hóa của Internet và tổng quan về các mối đe dọa trực tuyến liên quan đến các quốc gia ở châu Á.

{keywords}
Tương lai của Internet sẽ mong manh sinh ra “Balkanisation”

Chia sẻ với báo chí, ông Stephan Neumeier, Giám đốc Điều hành Kaspersky Lab khu vực APAC cho biết: “Như cảnh báo từ CEO của chúng tôi, ông Eugene Kaspersky, chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng sự không tưởng của một thế giới số không biên giới đang dần kết thúc. Với việc các quốc gia khác nhau xây dựng hàng rào web địa phương, Internet miễn phí đang dần bị phân chia, các bản vá trực tuyến và chia sẻ độc lập có thể mang lại lợi ích cho từng quốc gia, nhưng chắc chắn sẽ là thẻ thông hành cho bọn tội phạm nhằm mở ra các đe doạ mạng trên toàn thế giới”.

Nhằm mang đến thông tin chi tiết toàn diện về tình trạng an ninh mạng hiện tại trong APAC, ba chuyên gia bảo mật mạng ưu tú từ Nhóm Nghiên cứu và Phân tích Toàn cầu của Kaspersky Lab (GReAT) lưu ý các cuộc tấn công trực tuyến quan trọng nhất được theo dõi trong khu vực.

Vitaly Kamluk, Trưởng nhóm GReAT APAC đã làm sáng tỏ tương lai của Internet dựa trên kinh nghiệm 13 năm của ông trong phân tích phần mềm độc hại, các quy luật và xu hướng hiện hành trên toàn thế giới: “Phần mềm độc hại mới mà chúng tôi phát hiện hàng ngày đã tăng lên hàng năm về số lượng, về sự phức tạp và lan tỏa. Tương lai của Internet sẽ mong manh khi các quốc gia tranh giành để tăng cường phòng thủ cho họ, sinh ra “Balkanisation”.

Tuy nhiên, sự phân mảnh không phải mục tiêu chúng ta cần phải đối mặt với mối đe dọa của Internet. Một thế giới dễ dàng bị chia rẽ hơn chinh phục. Chúng ta cần hợp tác và tin tưởng lẫn nhau để ngăn chặn hiệu quả các tội phạm mạng này, những người không quan tâm cả địa chính trị lẫn biên giới”.

Người sáng lập và CEO Kaspersky Lab, Eugene Kaspersky đã lưu ý trong một bài báo về việc các nước như Brazil và Đức đang cân nhắc như thế nào, hoặc có thể đã khởi động các lĩnh vực độc lập của họ trên Internet gồm xây dựng mạng lưới song song, tách biệt với Internet để trao đổi thông tin với sự bảo mật cao nhất.

Bên cạnh đó, một số quốc gia cũng đang xây dựng các chính sách yêu cầu những người khổng lồ công nghệ toàn cầu như Google và Facebook chuyển trung tâm dữ liệu của họ sang các nước sở tại để hạn chế gián điệp và xâm nhập dữ liệu ở nước ngoài.

{keywords}
Kaspersky cảnh báo về sự nguy hiểm của Balkanisation 

Kaspersky đã nhấn mạnh rằng Balkanisation và sự ra đời của chủ nghĩa bảo hộ từ các quốc gia trên thế giới sẽ chỉ làm cho một phía hưởng lợi duy nhất: tội phạm mạng.

Ngoài các cuộc thảo luận quan trọng về tương lai của Internet, nhà nghiên cứu bảo mật của Kaspersky Lab, Seongsu Park đưa ra cái nhìn tổng quát về kẻ thù tinh vi và khét tiếng của các nước khu vực APAC: nhóm Lazarus. Ông đặc biệt lưu ý đến các hoạt động của mối đe dọa nói tiếng Hàn, kẻ đã thực hiện các cuộc tấn công chuỗi cung ứng giả mạo khi phát tán phần mềm độc hại trên Windows và cả các thiết bị MacOS.

Suguru Ishimaru, nhà nghiên cứu bảo mật tại GReAT của Kaspersky Lab chia sẻ các phương pháp được sử dụng để phân tích phần mềm độc hại Android và tiết lộ các hoạt động gần đây của phần mềm độc hại di động được gọi là Roaming Mantis. Kẻ tấn công với động cơ tài chính này đã có thể lây nhiễm thành công các điện thoại thông minh Android ở Hàn Quốc, Bangladesh và Nhật Bản thông qua việc tấn công DNS vào đầu năm nay.

Về vấn đề lòng tin và trung thực trong ngành công nghiệp bảo mật mạng, Anton Shingarev, Phó Giám đốc phụ trách Công, Trưởng văn phòng CEO tại Kaspersky Lab đã trình bày chi tiết về Sáng kiến minh bạch toàn cầu của công ty tại Hội nghị.

Hải Nguyên - Như Quỳnh - Thu Trang

">

Công ty bảo mật cảnh báo về sự nguy hiểm của 'Balkanisation'

友情链接