Đa số ý kiến cho rằng khoảng tiền gần 200 triệu là quá đắt cho một chiếc Exciter 150 dù có là xe nhập. Với mức giá này, một chiếc môtô phân khối lớn sẽ là sự lựa chọn hợp lý hơn là một chiếc xe chỉ 150 cc. Tuy nhiên, những người sành chơi xe lại cho rằng, giá trị cao là ở chiếc biển số. Bởi theo quan niệm, số 6 trong văn hóa phương Đông có ý nghĩa là ''lộc'' và ngũ quý 6 sẽ mang đến tài lộc cho chủ nhân.
Chiếc xe tay ga Honda SH ngũ quý 5 của anh Duy Đức, TP HCM cũng gây sốt giới chơi xe những ngày vừa qua khi có giá khủng không kém với hơn 500 triệu đồng.
![]() |
Honda SH biển ngũ quý 5 được rao bán trên 500 triệu đồng. |
Theo giới thiệu, đây là chiếc SH nhập Ý, được đăng ký từ năm 2011. Đáng chú ý hơn khi dù đã qua 8 năm đăng ký nhưng chiếc xe vẫn còn nguyên bản, máy còn zin 100%.
Bên cạnh đó, ngũ quý 5 là một trong những biển số khá được ưa chuộng và được nhiều dân chơi xe biển số săn mua.
Ngày 14/5, VietNamNet cũng có đưa tin về chiếc xe Honda Vario 150 đời 2019 được chủ nhân bấm trúng biển số ngũ quý 7 cực khủng. Nhờ độ hot của biển số này khiến chiếc xe ngay sau đó được trả giá lên đến trên 400 triệu cao hơn rất nhiều so với mức giá 62 triệu mua mới của chiếc xe.
![]() |
Trúng biển ngũ quý 7 mới ra ở Sài Gòn, Honda Vario 150 đời 2019 được trả giá trên 400 triệu đồng. |
Theo anh Danh ở Sài Gòn, chủ nhân chiếc xe này cho biết biển ngũ quý 7 rất hot mang ý nghĩa to lớn. Số 7 đem lại sức sống cho vạn vật, đem lại ánh sáng và hy vọng cho loài người... Đây chính là nguyên nhân nó trở thành mục tiêu săn lùng của nhiều dân chơi xe ở Sài Gòn.
Honda Dream Thái đời 2001 mang biển tứ quý 2 được một dân chơi ở Hà Thành ra giá trên 100 triệu đồng làm cho dân chơi xe rất tò mò.
![]() |
Honda Dream Thái đời 2001 mang biển tứ quý 2. |
Lý giải về việc rao bán giá cao như vậy, chủ xe biết rằng biển tứ quý 2 thường mang ý nghĩa chỉ sự hài hòa, cân bằng âm dương, phát triển và hanh thông. Cho nên ngay khi công bố các hình ảnh này trên mang xã hội, chủ xe đã nhận được nhiều bình luận và có người mạnh dạn trả giá đắt để mua chiếc xe này.
Những ngày đầu tháng 5, anh Tâm, một người chuyên sưu tầm xe máy độc tại Đồng Nai gây chú ý khi đã rao bán chiếc Honda SH 150i nhập khẩu Ý đời 2012 với giá 39.000 USD (khoảng hơn 900 triệu đồng). Theo anh Tâm, đây là chiếc xe được nhập hải quan vào năm 2013 số máy 1115 hết đời. Đặc biệt hơn khi xe mang biển số ngũ quý 9 cực hot.
![]() |
SH nhập biển ngũ quý 9 giá hơn 900 triệu đồng. |
Anh Phan Phúc Hậu, một biker khá nổi tiếng ở Đồng Tháp còn gây sốt hơn khi sở hữu chiếc xe Honda wave RSX biển số 9 số 2 thuộc dạng hàng hiếm ở Việt Nam. Anh Hậu cho biết, biển số này đọc ra là biển 9 số 2. Bởi B trong bảng ký tự A B thì B cũng được hiểu là số 2. Tuy nhiên khi được hỏi về mức giá để mua được chiếc xe này, anh Hậu lại xin phép được giấu kín.
![]() |
Xe biển 9 số 2 của anh Hậu. |
Trước đó, trong tháng 4, Chuyên trang xe VietNamNet cũng có thông tin về một vài chiếc xe biển đẹp của các dân chơi Việt như trường hợp chiếc xe Honda SH đời mới 2019 của anh Đào, Sài Gòn được bán với giá khủng lên đến gần 2 tỷ đồng khi sở hữu biển lục quý 9 cực độc có 1-0-2 tại Việt Nam. Và... chuyện hàng trăm người dân Sóc Trăng chen chúc đợi bấm biển số ngũ quý 9 cũng cho thấy biển số đẹp, biển số phong thủy ngày càng được săn mua với mức giá đắt khủng khiếp.
Y Nhụy (tổng hợp)
Vừa bấm được biển số ngũ quý 7 mới ra ở Sài Gòn vào thứ 6 tuần trước,chiếc xe Honda Vario 150 đời 2019 ngay lập tức được trả giá trên 400 triệu đồng gây choáng.
" alt=""/>Những xe máy biển đẹp nửa đầu tháng 5Tôi phân vân không biết chọn xe nào phù hợp với tầm tuổi của mình. Nhu cầu mua xe của tôi dùng để đi làm, cuối tuần đi chơi và có thể dùng là xe gia đình khi lấy vợ trong 2 năm nữa. Mong mọi người có kinh nghiệm có thể cho tôi thêm nhiều lời khuyên. Tôi xin cám ơn!
Độc giả Hoàng Nguyên (Hà Nội)
Bạn có trải nghiệm nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế thông tin, về điều trị F0, cả nước có 705 cơ sở. Các cơ sở này phân bố nhiều nhất tại TP.HCM với 93 cơ sở, An Giang 42, Bình Thuận 40, Cà Mau 36, Thanh Hóa 28, Long An 20, Đồng Nai 29, Tiền Giang 17, Bình Dương 19, Đồng Tháp 19, Hà Nội 11…
Theo số liệu ngày 18/11 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, cả nước có 89 triệu dân. Trong đó, số ca mắc Covid-19 của cả nước là 1.053.294 ca, có 694.001 người khỏi bệnh. Số ca đang theo dõi điều trị là 330.058 ca. Số ca tử vong hiện tại là 23.489 trường hợp. Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng thông tin, tỷ lệ mắc/tử vong là 2,2%.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước 7 ngày qua 9.126 ca/ngày, số ca tử vong có xu hướng giảm, trung bình tử vong 7 ngày qua là 90 ca/ngày.
Trong đó, TP.HCM vẫn dẫn đầu số ca mắc với 451.293 trường hợp và có 189.398 trường hợp khỏi bệnh. Số ca tử vong của TP.HCM là 17.307 trường hợp. Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh, tỷ lệ mắc/tử vong của TP này là 3,8%. Ngoài ra, Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng thông tin về các tỉnh có số ca mắc lớn như:
Bình Dương có 246.007 ca mắc Covid-19, ca khỏi bệnh là 232.945 trường hợp. Số ca tử vong là 2.589, tỷ lệ mắc/tử vong của tỉnh này là 1,1%.
Đồng Nai có 80.849 ca mắc, khỏi bệnh là 71.507 trường hợp. Số ca tử vong là 639, tỷ lệ mắc/tử vong của tỉnh này là 0,8%.
Long An có 36.969 ca mắc, số ca khỏi bệnh là 34.766, có 548 người tử vong, tỷ lệ mắc/tử vong của Long An là 1,5%.
Hà Nội có 6.985 ca mắc, ca khỏi bệnh là 4891, có 42 ca tử vong, tỷ lệ mắc/tử vong của Hà Nội là 0,6 %.
Hà Nội và TP.HCM đã có nhiều phương án để đối phó khi số F0 tăng nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong tình hình mới.
![]() |
Điều trị bệnh nhân F0 |
Hà Nội – xây dựng kế hoạch thu dung, điều trị 100.000 bệnh nhân Covid-19
Những tuần gần đây, tình hình dịch tại Hà Nội đang nóng lên khi liên tục có số ca mắc mới trên 100 ca/ngày. Trong đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4), TP đã ghi nhận tổng số 7.016 ca Covid-19.
Để ứng phó với ca mắc tăng, TP đã ban hành công điện về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới và tổ chức diễn tập phương án đáp ứng thu dung khám, điều trị người bệnh nhiễm SARS-CoV-2 có khả năng đáp ứng với tình huống có 100.000 người bệnh.
Trong đó, chủ động xây dựng phương án thu dung, điều trị người bị nhiễm SARS-CoV-2 trên địa bàn TP theo mô hình tháp 3 tầng. Tầng 1 – tầng nhẹ và không biến chứng; tầng 2, 3 là bệnh nhân trung bình, nặng, nguy kịch. Trong đó, tầng 3 đang được phân về 4 bệnh viện đa khoa hạng 1 đầy đủ nhân lực, trang bị tốt để điều trị tốt bệnh nhân gồm: Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông.
Ngoài ra, TP cũng đã tập huấn cho bác sĩ tầng 3 với chuyên gia của bệnh viện Trung ương như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi.
Hà Nội cũng đã lập 5 cơ sở thu dung, điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ ở 5 quận, huyện, tổng cộng 1.150 giường, hoạt động theo phương châm "4 tại chỗ" (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ). 5 cơ sở này được xem là thí điểm mô hình thu dung, điều trị F0 không triệu chứng hoặc nhẹ, tại quận huyện.
Trong đó, Trung tâm Văn hóa, thể thao phường Thạch Bàn, quận Long Biên, 150 giường; Trường THCS Tiền Yên, huyện Hoài Đức, 300 giường (trường mới xây dựng, chưa bàn giao đón học sinh); Phòng khám đa khoa Minh Phú, huyện Sóc Sơn, 200 giường; Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Thanh Trì, 300 giường; trường Mầm non Lê Thanh A, xã Lê Thanh huyện Mỹ Đức, 200 giường.
Trước bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, dự kiến Hà Nội sẽ thành lập 508 trạm y tế lưu động, trong đó có 20 trạm y tế xã được đặt tại khu công nghiệp, khu chế xuất.
Hiện tại, 30/30 quận, huyện, thị xã đã chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị trong việc triển khai mô hình trạm y tế lưu động. Việc kích hoạt các trạm y tế lưu động góp phần quan trọng vào công tác phòng, chống dịch trong tình hình mới.
Để hoạt động hiệu quả, một số trạm y tế lưu động cần phải xây dựng quy chế làm việc, phân công công việc cụ thể cho từng cán bộ, đồng thời niêm yết lịch trực, đường dây nóng, có biển hiệu, biển chỉ dẫn đặt ở nơi dễ nhìn. Ngoài ra, mỗi trạm y tế cần có ít nhất 5 phòng riêng biệt, bảo đảm thu nhận được 100 người F0.
Bên cạnh đó, căn cứ tình hình thực tế diễn biến dịch trên địa bàn thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã sẽ chỉ đạo các bộ phận liên quan chuẩn bị các điều kiện về địa điểm, nhận lực, trang thiết bị, thuốc… để sẵn sàng thiết lập thêm các trạm y tế lưu động để đưa vào sử dụng khi có tình huống dịch bệnh diễn biến phức tạp, lan rộng trong cộng đồng.
![]() |
Ngày 10/9, quận Thanh Xuân đã hoàn thành việc lắp đặt và đưa vào khai thác sử dụng vận hành trạm y tế lưu động tại 11 phường. Ảnh: Hà Nội mới |
Tại một số quận, huyện của TP cũng đã có phương án đối phó với tình hình F0 tăng. Ví dụ huyện Ba Vì, ban chỉ đạo phòng chống dịch huyện đã chỉ đạo TTYT phối hợp với Phòng y tế kích hoạt 3 trạm y tế lưu động tại 3 xã Vạn Thắng, Đồng Thái, Phong Vân tại nhà văn hóa thôn đảm bảo sẵn sàng tham gia thực hiện các nhiệm vụ cấp bách phòng chống dịch. Hoạt động cách ly điều trị được bố trí tại 3 điểm trường mầm non đảm bảo theo hướng dẫn của Sở Y tế Hà Nội. Bên cạnh đó, chuẩn bị 54 phòng, 159 giường tại 29 trạm y tế và 3 phòng khám đa khoa khu vực sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân nghi ngờ mắc Covid-19. Tổ chức công tác thường trực phòng chống dịch 24/24/7.
Ngoài ra, huyện còn triển khai tập huấn về hoạt động giám sát phát hiện, điều tra xử lý, cách ly, điều trị, chuyển tuyến cho cán bộ TTYT, trạm y tế, y tế thôn bản, y tế cơ quan, xí nghiệp, trường học trên địa bàn.
Tại Hà Đông, quận đã xây dựng phương án lập 17 trạm y tế lưu động trên 17 phường. TTYT quận đã khảo sát nhà văn hóa, trường học, công sở đang xây dựng, trường mầm non... để chọn nơi đặt trạm y tế lưu động. Hiện, trung tâm tìm được địa điểm là trường mầm non cơ sở 2 Phú Lương, dự kiến tiếp nhận từ 160 đến 200 F0.
UBND huyện Đông Anh đã ban hành quyết định thành lập 29 trạm y tế lưu động, trong đó có trạm y tế lưu động tại KCN Thăng Long và các trạm y tế lưu động tại các cụm công nghiệp trên địa bàn, bảo đảm nguyên tắc, mỗi địa bàn xã, thị trấn có ít nhất 1 trạm y tế lưu động.
Hiện tại, 14/14 phường của quận Ba Đình cũng đã thiết lập trạm y tế lưu động với tối thiểu 5 nhân viên/trạm; được bố trí đầy đủ các trang thiết bị và phòng, khu vực làm việc.
Tiếp đó, UBND quận Thanh Xuân quyết định thành lập trạm y tế lưu động tại 11 phường. Trạm Y tế lưu động sẽ đáp ứng 5 nhiệm vụ chính: Quản lý, theo dõi F0 tại nhà và cộng đồng; lấy mẫu xét nghiệm Covid-19; tiêm chủng vắc xin; truyền thông về công tác phòng, chống dịch bệnh, khám điều trị, cấp thuốc cho người mắc các bệnh khác.
TP.HCM có thể điều trị cùng lúc 120.000 bệnh nhân Covid-19
TP.HCM vẫn dẫn đầu cả nước về số ca mắc với 451.293 trường hợp và có 189.398 trường hợp khỏi bệnh. Số ca tử vong của TP.HCM là 17.307 trường hợp.
Về tình hình số ca mắc tiếp tục tăng tại TP này, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cũng cho biết, ngành y tế TP này đã xây dựng phương án cụ thể, sẵn sàng với từng mức F0 đang tăng cao trong cộng đồng.
Sở Y tế TP.HCM đã cùng các sở, ngành bàn biện pháp, xây dựng kịch bản cụ thể và trình Thường trực Ủy ban TP các phương án. Theo dự kiến, lực lượng nhân sự y tế của thành phố có thể đáp ứng ngay khi phát sinh sự cố ca nhiễm tăng cao, là 9.100 bác sĩ và 19.600 điều dưỡng. Đây là lực lượng đã được cọ xát trong đợt dịch vừa qua, giàu kinh nghiệm chống dịch, sẵn sàng xử lý mọi tình huống.
Bên cạnh đó, Sở Y tế lên kịch bản chuẩn bị về khả năng đáp ứng thu dung điều trị F0. Cụ thể, TP sẵn sàng giường bệnh, giường ICU, giường ô xy tiếp nhận cùng lúc 120.000 F0. Ngành Y tế TP đã xây dựng 7 kịch bản tương ứng với từng mức F0 cần điều trị.
Về thuốc kháng virus, bà Mai nói: “Cách đây 1 tuần, TP còn 20.000 túi thuốc C trong kho nhưng đến nay chỉ còn 2.000 gói, các đơn vị đã triển khai tốt”. Sở Y tế đã đề xuất Bộ Y tế cung ứng 100.000 túi thuốc C, dự trù cho tình huống ca nhiễm lên, đảm bảo theo dõi chăm sóc F0 tại nhà.
Bên cạnh đó, TP.HCM đã củng cố các lực lượng hỗ trợ, kích hoạt hệ thống Thầy thuốc đồng hành với 2.000 bác sĩ, tham gia tư vấn hỗ trợ F0. Tổng đài 1022 nhánh 3, 4 vẫn được duy trì để hỗ trợ sức khỏe người bệnh Covid và không Covid.
Ngoài ra, đội đặc nhiệm HCDC là mô hình mới, ra mắt khoảng 1 tuần nhưng thời gian hoạt động thực tế 3-4 tuần. Đội được nâng cấp từ tổ phản ứng nhanh trước đây, bám sát tình hình dịch của 22 quận huyện, TP Thủ Đức để có những đề xuất kịp thời, nâng cao hiệu quả phòng dịch.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Ngọc Trang
Hà Nội lập 5 cơ sở thu dung, điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ ở các quận, huyện: Long Biên, Mỹ Đức, Hoài Đức, Sóc Sơn và Thanh Trì.
" alt=""/>Việt Nam có thể đáp ứng điều trị bao nhiêu bệnh nhân Covid