Hầu hết các nhân vật trong game, cả con người lẫn “các thể loại khác”, đều có tâm lý và cách nói chuyện khá quái đản, mang đậm màu sắc tâm thần. Điểm hay của game là chúng ta không thể biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, vì một hành động vô thưởng vô phạt từ đầu có thể ảnh hưởng nặng nề tới đoạn kết. Bạn giết chim sẽ bị quái vật hình chim gặm xương, giết nhện bị nhện chúa trừng phạt, còn giết người thì tự hiểu nhé.
Chính vì cái quy tắc nhân vật không thể chết, nhưng sẽ luôn bị hành hạ tới phát điên bất cứ lúc nào đã khiến game nhiều khi rất nặng nề. Chúng ta không biết đâu mới là quyết định đúng đắn, đâu mới là Thiện hay nó là Ác, vì đôi khi bạn sẽ phải thấy lạnh người vì độ máu lạnh của các nhân vật trong game, khi nó không hề có bất cứ một chút thương xót nào giữa người với người.
Hack não max level
Điểm tuyệt vời của Bad Dream: Coma chính là ở cách dẫn dắt cốt truyện của nó, về cơ bản thì nhân vật đang sống trong một thế giới trong mơ, nơi mà mọi thứ đều có ảnh hưởng tới thế giới thực, nhưng vì đây chỉ là một giấc mộng nên tất cả sinh vật đều điên loạn một cách vô lý. Đến cuối cùng chúng ta không thể biết đây chỉ là giấc mơ của nhân vật chính, hay bản thân cái thế giới trong game đều đang chìm đắm trong một mộng ảo không có hồi kết.
Ngay từ đầu khi mới bắt đầu, game đã không hề cung cấp một thông tin rõ ràng nào, chúng ta không hề biết nó muốn hướng tới cái gì hay mục đích của nhân vật chính là gì. Càng đi vào sâu, các bí ẩn càng trở nên nặng nề: những con quái vật đó từ đâu ra, tại sao bối cảnh của game lại ở một bệnh viện tâm thần, những con người đó là thật hay là ảo tưởng… và cuối cùng, nếu đây chỉ là một giấc mơ, thì tại sao mọi người đều muốn tỉnh lại đến tuyệt vọng?
Điểm hay của Bad Dream: Coma là độ biến ảo của nó, nhân vật chính không thể chết, nhưng anh ta cũng sẽ không bao giờ có thể thức dậy trong cơn ác mộng của chính mình. Từng hành động, từng quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng tới kết thúc của game, nhưng vấn đề ở đây là chúng ta không biết đâu mới là hành động đúng, và kết cục Thiện – Ác của nó là không rõ ràng một chút nào.
Và điều đáng sợ nhất của một cơn ác mộng là gì, đó là khi bạn không thể thức dậy, bị hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần trong một vòng lặp không hồi kết. Nếu để ý kỹ thì có thể thấy các nhân vật trong Bad Dream: Coma đều có một vết thương gì đó, cả về thể chất hoặc tâm lý, và họ bị giam cầm để rồi cứ thể chết dần chết mòn hoặc trở nên điên loạn trong chính giấc mơ của mình.
Tin Tin
" alt=""/>Bad Dream:ComaNhững tưởng câu chuyện sẽ lặp lại với jack cắm tai nghe hồi năm ngoái, thế nhưng, có vẻ như lần này Apple đã có một bước đi quá sớm. Tại triển lãm di động MWC 2017 vừa diễn ra, tất cả những mẫu smartphone mà LG, Motorola, Sony… giới thiệu đều sử dụng jack cắm tai nghe 3.5 mm truyền thống. Các tin đồn về Galaxy S8 cũng cho thấy không có chuyện jack cắm này bị Samsung khai tử. Phần còn lại của giới công nghệ đã từ chối học theo Apple giống như cách họ từng làm trước đây - ít nhất là tính đến thời điểm năm 2017.
Hiện diện khắp mọi nơi
Việc các smartphone ở phân khúc giá rẻ tiếp tục sử dụng jack cắm tai nghe là một điều khá dễ hiểu. Những model như Moto G5 Plus hay Nokia 6 không có lý do gì phải được trang bị chuẩn kết nối tai nghe mới. Chúng được nhà sản xuất thiết kế để có chi phí thấp nhất có thể nhằm giảm giá bán. Ép đối tượng người dùng vốn có hầu bao hạn hẹp phải bỏ thêm tiền mua tai nghe mới do không tương thích, không phải là chiến lược để tăng doanh số ở phân khúc này.
Thế nhưng, ngay cả những smartphone cao cấp xuất hiện tại MWC - các model được cho là sẽ cạnh tranh trực tiếp với iPhone - cũng không hề theo chân Apple để vứt bỏ jack cắm tai nghe. Có thể kể ra đây LG G6, Xperia XZ Premium, và Huawei P10. Theo tác giả Rob Pegoraro của Yahoo, các cuộc phỏng vấn của anh với các hãng sản xuất trong 2 ngày tham quan triển lãm MWC cho thấy, họ chưa hề sẵn sàng từ bỏ chuẩn kết nối này. Điều đó xảy ra với cả các smartphone có độ mỏng tương đương iPhone 7 (chiếc H10le của hãng NOA đến từ Croatia, mỏng 7,1 mm), hay smartphone mỏng hơn iPhone 7 (mẫu R9s, mỏng 6,5 mm). Mọi thứ dường như đã được tổng kết trong phát biểu của Carolina Milanesi, nhà phân tích đến từ Creative Strategies:"Bỏ jack cắm tai nghe chưa phải là một xu hướng".
Các nhà sản xuất điện thoại có thể lấy lý do về âm thanh để giải thích cho động thái của mình. Jack cắm tai nghe 3.5 mm đã có từ năm 1968, tuy nhiên, đến hôm nay nó vẫn hoạt động hoàn hảo, cho chất lượng âm thanh tốt. Chưa hết, nhà sản xuất cũng không phải trả bất kỳ khoản phí bản quyền nào để sử dụng chuẩn này. Cuối cùng, hầu hết các tai nghe hiện hành đều đang dùng jack 3.5 mm, bởi vậy, họ không có lý do gì phải từ bỏ nó để chuyển sang một tiêu chuẩn khác.
Ở một mặt khác, các hãng smartphone không thể chỉ dựa vào mỗi quyết định của Apple để nói rằng, một công nghệ nào đó đã lỗi thời. "Với các công ty sản xuất điện thoại Android, việc bỏ jack cắm tai nghe là một bước đi mạo hiểm. Sự khác biệt giữa các hãng này là không lớn, và những thay đổi kiểu như bỏ cổng tai nghe truyền thống có thể khiến họ mất khách hàng vào tay đối thủ" - Jan Dawson, nhà phân tích của Jackdaw Research nhận định.