Năm ngoái, khi giá nhà giảm xuống một chút, gia đình nhà trai dành hết số tiền tiết kiệm để mua được một căn nhà ở thành phố. Tuy nhiên, nhà gái vẫn chưa ưng ý vì cho rằng, tên con gái mình phải được viết trong sổ đỏ của căn nhà đó, kèm theo tiền sính lễ mới được làm đám cưới.
Lý do gia đình nhà gái gây khó dễ là bởi, trong làng nơi cô gái sinh sống, nhiều người cùng tuổi với cô đều lấy chồng sung túc, được chồng mua xe hơi, ở nhà lớn và tiền sính lễ rất cao, khoảng 300 nghìn tệ (gần 1 tỷ đồng). Hơn nữa, cô gái là một trong số hiếm các cô gái trong làng đi học đại học. Vì vậy, bố mẹ cô gái yêu cầu nhà trai phải trả đủ số tiền sính lễ 500 nghìn tệ (hơn 1,6 tỷ đồng) mới chấp nhận hôn lễ.
Hai bên xảy ra cãi vã vì gia đình nhà trai không có đủ số tiền sính lễ đó. Cuối cùng, cha mẹ của chàng trai thẳng thắn: "Tôi không tin con trai mình độc thân mãi, kết hôn hay không cũng được".
Đôi trẻ yêu nhau 8 năm, trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống và chưa bao giờ có ý định từ bỏ nhau. Chỉ bởi hai bên gia đình mâu thuẫn tiền sính lễ mà cặp đôi phải chia tay.
Họ không đành lòng nên ôm nhau khóc thảm thiết. Cô gái còn bày tỏ với người yêu: "Sao anh không vay tạm trước số tiền đó rồi sau này tính tiếp?".
Thấy bạn gái vừa khóc lóc vừa nói, chàng trai cũng bối rối: "Nhưng số tiền quá lớn, dù anh có muốn cũng không biết vay ai". Cô gái khóc nói tiếp: "Chúng ta thực sự phải chia tay sao? Chúng ta đã ở bên nhau 8 năm rồi".
Chàng trai chỉ biết ôm bạn gái đau khổ: "Nếu số tiền sính lễ vẫn không thay đổi thì anh thực sự không còn cách nào khác là phải chia tay. Anh không làm được gì hơn nữa. Anh xin lỗi em".
Câu chuyện sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc. Ai nấy cho rằng việc người lớn đòi số tiền sính lễ quá lớn là nguyên nhân khiến hạnh phúc của con cái họ bị ảnh hưởng. Nhiều người dành lời khuyên cho cặp đôi, nên tự quyết định hạnh phúc của riêng mình, đừng quan tâm tới tiền bạc hay hôn lễ nữa, chỉ cần họ được ở bên nhau là đủ.
Tiền bạc là điều quan trọng khi bước chân vào hôn nhân nhưng nó không phải thứ quyết định hạnh phúc. Làm cha mẹ càng không nên mang tiền bạc ra để cân đong đo đếm hạnh phúc của con cái. Nếu cả hai không thực sự giải quyết được và phải chia tay thì đúng là một cái kết buồn trong tình yêu.
Bối cảnh ra đời kỳ lạ
Michael Lewis, tác giả của các đầu sách bán chạy như The Blind Side, The Big Short, Moneyball đã dành nhiều tháng để phỏng vấn Sam Bankman-Fried và các lãnh đạo chóp bu của sàn giao dịch tiền mã hoá FTX, đồng thời được phép tiếp cận trụ sở chính của công ty tại Bahamas để tìm tư liệu cho quyển sách Going Infinite. Đó là thời điểm trước tháng 11/2022.
Tác giả bắt đầu tìm hiểu và chuẩn bị cho việc viết sách từ lúc Sam Bankman-Fried còn trên đỉnh vinh quang của ngành công nghiệp mới nổi.
“Một người bạn đến gặp và nói: Tôi đang nghĩ đến việc thực hiện thương vụ kinh doanh lớn với một người mà tôi không quen biết. Anh ấy tên là Sam Bankman-Fried. Không ai biết anh ta là ai, từ đâu xuất hiện. Forbes nói rằng anh ấy có tài sản trị giá 23 tỷ USD, 29 tuổi… Bạn có thể giúp tôi hiểu được anh ta không?”, Michael Lewis kể lại cơ duyên với việc bắt tay vào tìm hiểu về Sam Bankman-Fried và FTX.
Bạn của Lewis muốn ông tìm hiểu kỹ hơn về nhân vật quyền lực của thế giới tiền mã hoá. Một cuộc hẹn đã diễn ra, cuối cùng, tác giả được Sam Bankman-Fried trao cho quyền tiếp cận mọi ngóc ngách của FTX đề viếtGoing Infinite. Đó là thời gian trước tháng 11/2022.
Chỉ vài tuần sau, trong khi Lewis vẫn bắt đầu lên ý tưởng cho quyển sách, sóng gió đã ập đến với FTX. Sàn giao dịch vỡ nợ, công ty tuyên bố phá sản, ông trùm Sam Bankman-Fried đối mặt với hàng loạt cáo buộc lừa đảo.
Theo mô tả của Telegraph, Lewis đi loanh quanh trong các ngôi làng bỏ hoang suốt nhiều tháng liền để tự tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra. Cuối cùng, tác giả không có câu trả lời nào. Cách thức hoạt động và lý do chính xác về sự sụp đổ của đến chế Sam Bankman-Fried vẫn còn là ẩn số.
‘Đại gia Gatsby’ của thế giới tiền điện tử
Theo lời giới thiệu của nhà xuất bản, Going Infinitelà một câu chuyện giàu cảm xúc về nhân vật bí ẩn, chịu trách nhiệm cho vụ sụp đổ tài chính ngoạn mục nhất thế kỷ 21.
Bankman-Fried được miêu tả trong Going Infinite là người đàn ông có "kiểu tóc của một kẻ mất trí", lúc nào cũng mặc quần đùi nhưng không có kỹ năng xã hội, chơi game liên tục trong các cuộc họp, thích vung tiền quảng cáo cho các ứng cử viên mình thích trước bầu cử.
Tác giả cũng cho rằng Bankman-Fried là người ảo tưởng và thường đối xử lạnh lùng với đồng nghiệp, một doanh nhân trẻ “nghĩ rằng người trưởng thành không có nhiều ý nghĩa” và để lại đống bừa bộn cho người khác dọn dẹp.
Ở thời kỳ đỉnh cao, khi FTX là sàn giao dịch tiền mã hoá lớn thứ 2 thế giới, xử lý khối tài sản hàng chục tỷ USD, Sam Bankman-Fried sống xa hoa trong căn hộ trị giá 30 triệu USD, thường xuyên tổ chức những buổi tiệc linh đình, đi lại bằng chuyên cơ riêng.
“Tôi đã hỏi Sam Bankman-Fried rằng muốn mức giá bao nhiêu để bán FTX, đi làm việc khác thay vì kiếm tiền. Suy nghĩ một chút, cuối cùng, anh ta nói: ‘150 tỷ USD’. Song Sam nói thêm rằng anh ta muốn con số vô tận”, Lewis cho biết.
Ông trùm của thế giới tiền điện tử từng sở hữu hàng chục tỷ USD khi chưa tròn 30 tuổi. Nhưng hiện tại, ở tuổi 31, Sam Bankman-Fried bị giam tại một nhà tù ở Manhattan (Mỹ), bị buộc tội biển thủ 9 tỷ USD tiền khách hàng gửi vào FTX. Phiên toà xét xử vụ án đã bắt đầu từ ngày 3/10, đúng thời điểm phát hành của Going Infinite.
Quyển sách chỉ là một phần của câu chuyện, phần còn lại sẽ được làm sáng tỏ tại phiên toà dự kiến kéo dài trong 6 tuần. Sam Bankman-Fried đối mặt với 7 tội danh gian lận và lừa đảo, liên quan đến sự sụp đổ của FTX và hệ sinh thái quanh sàn giao dịch này. Nếu bị kết án, Gatsby của thế giới tiền điện tử có thể nhận hình phạt tù lên đến 100 năm.
5 cuốn sách rất đáng đọc dành cho dân công nghệĐây là những cuốn sách giúp độc giả tiếp cận kiến thức chuyên sâu, chủ đề đa dạng cùng các xu hướng đang hình thành từ thế giới CNTT ở nhiều quốc gia." alt=""/>Cuốn sách đầu tiên viết về sự sụp đổ của một đế chế tiền điện tử