SkyBot, chú robot tiếp tân của 3 bạn trẻ SPKT (Ảnh: Tùng Minh)
Trải qua vô số thất bại và đã từng nghĩ đến chuyện bỏ cuộc, 3 chàng sinh viên trẻ Đoàn Duy Luân, Phạm Thanh Tuấn và Phạm Hồng Hà vẫn kiên trì theo đuổi và hoàn thành xuất sắc đề tài nghiên cứu.
Nhờ việc áp dụng công nghệ nhận diện giọng nói của Google, chú robot có thể đối đáp, trả lời câu hỏi và đưa ra các thông tin chỉ dẫn cho người đối diện.
Ngoài ra ở lần gặp tiếp theo, khách hàng hẳn sẽ bất ngờ khi thấy Skybot chào mình bằng tên thật;“anh chàng”này có thể nhớ mặt và thông tin của những người đã từng tiếp xúc trước đó.
Tại cuộc thi sáng tạo robot Việt Nam – Robocon 2017, “Linh thấy ngày hôm nay bạn mặc một bộ vét rất là bảnh, bạn rất đẹp trai đấy”, MC Phí Linh của VTV nói chuyện với SkyBot và ngay lập tức, chàng robot vui nhộn đối đáp: “A hi hi, ngại quá”.
Tiếp đó, MC Phí Linh hỏi rằng liệu robot đã có người yêu chưa và nhận được câu trả lời từ SkyBot:“Tôi chưa có người yêu vì đã lỡ yêu bạn mất rồi”. Câu trả lời thông minh của “chàng”lễ tân làm hội trường náo nhiệt và khiến nữ MC bối rối.
Để thuận tiện hơn cho quá trình sử dụng, SkyBot được gắn hệ thống di chuyển có thể tự do đi lại trên các khu vực có bề mặt phẳng; ngoài ra, với việc tích hợp nhiều phần mềm hỗ trợ như trình duyệt Chrome, Skype… người dùng còn có thể tra cứu thông tin hay liên lạc với người khác trực tiếp trên robot, Đoàn Duy Luân – trưởng nhóm tác giả, cho biết.
Khi người dùng nói chuyện với robot, âm thanh được ghi lại và truyền đến trung tâm xử lý; sau đó hệ thống sẽ phân tích ý nghĩa của câu hỏi và truyền ngược trở lại câu trả lời. Robot lúc này sẽ hồi đáp người hỏi bằng 2 hình thức chữ viết trên màn hình và giọng nói, Hà giải thích.
Đoàn Duy Luân (trái), Phạm Hồng Hà (giữa) và Phạm Thanh Tuấn (phải) bên cạnh robot của mình (Ảnh: Tùng Minh).
Hà nói thêm, hiện tại SkyBot có thể hoạt động liên tục trong vòng 3 tiếng ở chế độ bình thường hoặc 4 đến 5 tiếng ở chế độ tiết kiệm pin. Trong thời gian tới, nhóm tác giả có thể sẽ nghiên cứu một nguồn năng lượng khác thay vì bình ắc quy đang dùng hiện tại.
" alt=""/>SkyBot, chú robot “tiếp tân” có thể khiến các cô gái bối rốiTrao đổi về định hướng chiến lược phát triển hạ tầng CNTT trong cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam, tại hội thảo “Hạ tầng viễn thông băng rộng trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4” do Bộ TT&TT tổ chức mới đây, đại diện Viện Chiến lược TT&TT nhấn mạnh: trong cuộc cách mạng 4.0, thực tế cần bảo đảm hệ thống cơ sở hạ tầng băng thông rộng, giá rẻ và mọi người dân đều có thiết bị truy nhập mạng.
Các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam cần triển khai nhanh chóng mạng thông tin di động 4G - LTE trên diện rộng. Đây là điều kiện tiên quyết vì cơ sở hạ tầng băng thông rộng là nền tảng cho nển kinh tế số và cách mạng công nghiệp 4.0.
Về thiết bị truy cập của người dân, Việt Nam hiện đã có 50% số dân truy nhập Internet. Các doanh nghiệp điện tử, CNTT của Việt Nam như VNPT Technolgy, Viettel... cần tập trung đầu tư và sản xuất smartphone với giá thấp, là cơ hội để Việt Nam xoá bỏ khoảng cách số với các nước phát triển.
Cần tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp viễn thông, tạo động lực để cạnh tranh hơn nữa, tiếp tục giảm giá cước dịch vụ viễn thông để nâng cao khả năng truy cập của người dân.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần có một hệ thống trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây để triển khai nhanh và toàn diện mô hình thuê dịch vụ CNTT, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp không cần thiết phải xây dựng hệ thống CNTT riêng biệt, dần giải quyết bài toán kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu.
Cũng theo đại diện Viện Chiến lược TT&TT, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, IoT (Internet kết nối vạn vật) không chỉ là công nghệ cảm biến, mà là một hệ thống các thiết bị được kết nối với nhau để hỗ trợ những chiếc xe tự lái, smartphone trở thành trợ lý cá nhân, hỗ trợ đa dạng các ứng dụng trong nhà…; trí tuệ nhân tạo sẽ được liên kết các hệ thống với nhau, cung cấp các dịch vụ IoT xuyên biên giới.
" alt=""/>Cách mạng công nghiệp 4.0 và nguy cơ lộ lọt thông tin mạngNguồn tin cho biết, cảm biến máy ảnh được nâng cấp từ 5 MP lên 8 MP, nâng cao chất lượng chụp trong điều kiện ánh sáng thấp, sử dụng các ống kính 90 độ mới, so với thế hệ trước của sản phẩm thì cần phải kết nối với máy tính để xem và hình ảnh đồng bộ bất tiện, Clip 2 tăng khả năng đồng bộ hóa Wi-Fi và cải thiện khả năng kết nối Bluetooth.
" alt=""/>Máy ảnh tự động chụp cỡ siêu nhỏ trình làng