当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo FC Rapid 1923 vs Unirea Slobozia, 22h59 ngày 4/2: Tân binh trắng tay 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Lợi thế từ công nghệ 4.0
Công nghiệp 4.0 đã trở thành cụm từ khá phổ biến trong thời gian qua tại Việt Nam. Cuộc cách mạng này được xác định sẽ là chìa khóa và con đường để Việt Nam tiến lên và bắt kịp với các nước phát triển. Gần đây, những ứng dụng, giải pháp công nghệ thời 4.0 đã bắt đầu len lỏi vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề, vào các doanh nghiệp và đến từng nhu cầu của cá thể mỗi người dân. Lĩnh vực viễn thông là một điển hình rõ nhất.
Ví dụ, trước nay, người dùng, đặc biệt là thuê bao trả trước, mỗi lần nạp thẻ là lại phải ra các cửa hàng, đại lý để mua thẻ và nạp tiền vào tài khoản. Vài năm gần đây, nhiều người bắt đầu quen với thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử (Internet banking). Tuy nhiên, phương thức này vẫn được đánh giá chưa hiện đại và tiện ích bằng hình thức thanh toán QR Pay - một tiện ích của xu hướng 4.0 mà MobiFone là nhà mạng đầu tiên cho khách hàng sử dụng tính năng QR Pay để nạp tiền thanh toán cước.
MobiFone là nhà mạng đầu tiên gán mã QR định danh cho từng khách hàng trên thông báo cước. Khách hang chủ động sử dụng tính năng QRPay có sẵn trong các ứng dụng của Ngân hàng để thanh toán cước online bất kể thời điểm nào. Không cần tiền mặt, không cần nhập thông tin thẻ hay tài khoản, khách hàng chỉ cần quét mã QR qua các ứng dụng mobile banking (ngân hàng di động) là có thể thanh toán mọi thứ, giúp khách hàng nạp tiền, trả cước thuận lợi mà không cần mua thẻ cào, tới các điểm giao dịch hay không phải điền thông tin hay nhập tài khoản ngân hàng.
Theo đại diện MobiFone, việc đẩy mạnh ứng dụng điện tử hóa giao dịch giúp giảm thiểu thời gian cho người tiêu dùng, với hàng chục dịch vụ hỗ trợ người dùng đăng ký sử dụng, thay đổi dịch vụ mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải trực tiếp đến cửa hàng.
Bên cạnh giải pháp QP Pay, mạng di động MobiFone cũng phát triển nhiều ứng dụng như My MobiFone, MobiFone NEXT, M090, mConnect… giúp khách hàng chủ động quản lý tiêu dùng cước viễn thông, tự thiết kế gói cước theo nhu cầu thực tế và chuyển đổi đầu số trong danh bạ. Các ứng dụng này đã làm thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận các dịch vụ viễn thông di động của người dùng so với trước đây. Khách hàng không phải đến cửa hàng để nhân viên nhà mạng tư vấn gói cước, không phải đợi đến cuối tháng nhận hóa đơn mới biết được chi tiêu dịch vụ viễn thông trong tháng… theo cách bị động, mà giờ đây, khách hàng hoàn toàn chủ động sử dụng và trải nghiệm dịch vụ theo nhu cầu và sở thích của mình.
“Các ứng dụng, tính năng trên sẽ giúp minh bạch hóa thông tin, tăng cường độ tin cậy và tương tác với khách hàng”, vị đại diện MobiFone nói và cho rằng, xu hướng công nghệ 4.0 đang tạo ra “cú hích” để nhà mạng thay đổi cách tiếp cận khách hàng và chăm sóc khách hàng bằng việc tiên phong tạo ra nhiều ứng dụng, tiện ích đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng trong thời đại số hiện nay.
Ứng dụng QR Pay, một trong những ứng dụng tiện ích được khách hàng yêu thích nhất của MobiFone |
Khách hàng hào hứng đón nhận
Với ứng dụng QR Pay, chị Nguyễn Hải Anh, chuyên viên marketing của một doanh nghiệp bán lẻ lớn tại Hà Nội, cho biết, hàng chục năm qua, việc thanh toán cước điện thoại di động của chị là đến cửa hàng mua thẻ cào để nạp tiền, hay hiện đại hơn, một hai năm lại đây là thanh toán nạp trực tuyến nhưng vẫn phải mất nhiều công đoạn nhập thông tin phức tạp. Nhưng nay, khi nhà mạng cung cấp tính năng quét mã vạch thì chỉ mất vài giây là đã có thể thanh toán thành công cước điện thoại. “Rất đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn nhất nhiều cho người dùng”, chị Hải Anh chia sẻ.
Một trong những ứng dụng khác được rất nhiều thuê bao MobiFone yêu thích là ứng dụng My MobiFone. Với ứng dụng này, người dùng có thể tra cứu đầy đủ các thông tin của thuê bao gồm tên chủ sở hữu, tên gói cước đang sử dụng, số dư tài khoản chính, tài khoản khuyến mãi và tài khoản dữ liệu truy cập Internet qua dịch vụ 3G hoặc 4G (data), có thể tra cứu các số dư phút gọi hoặc tin nhắn nếu bạn có đăng ký các dịch vụ giá trị gia tăng, có thể đăng ký hoặc hủy các dịch vụ giá trị gia tăng một cách rất dễ dàng…
“Những ứng dụng như QR Pay hay My MobiFone đang giúp người dùng dịch vụ di động trở nên thông minh hơn. Bởi người dùng đều có thể kiểm soát, quản lý được cước sử dụng, dung lượng dữ liệu (data 3G/4G), tra cứu các thông tin khuyến mại, dịch vụ… một cách tức thì và hoàn toàn thao tác trên thiết bị di động của mình”, anh Nguyễn Hoài Giang, nhân viên của một ngân hàng, nhận xét.
Theo các chuyên gia kinh tế, thế giới hiện nay đang được tích hợp và kết nối một cách mạnh mẽ, không chỉ trên phạm vi toàn cầu mà còn là kết nối giữa các ngành, các cộng đồng, các doanh nghiệp, giữa các cá thể người dùng, trong mối đan xen và tương tác. Và ở đó, chính những ứng dụng, giải pháp mới trong xu thế công nghệ 4.0 sẽ tạo ra sự khác biệt và cá biệt hóa các sản phẩm, dịch vụ theo nhu cầu người tiêu dùng.
“Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông. MobiFone sẽ tăng cường kết nối và số hóa thông tin trong hoạt động kinh doanh, với mục tiêu là tạo ra các ứng dụng, dịch vụ hiện đại và tiện ích nhất cho khách hàng”, đại diện nhà mạng MobiFone cho biết.
Vũ Minh
" alt="Nhà mạng chăm sóc khách hàng thời… 4.0"/>Kế bên nhóm người hỗn loạn xếp hàng mua vé hôm 9/12 ở sân Bukit Jalil là số ít những CĐV đã có vé trong tay. Trong số này, có cả CĐV Việt Nam và khán giả bản địa, cũng có không ít phe vé chờ sẵn tại đây.
Một người đàn ông Malaysia sẵn sàng bán lại dây vé đang cất trong túi cho phóng viên với giá 200 MYR, khoảng 1,1 triệu đồng. Trong khi, giá vé gốc được bán 40 MYR đến 50 MYR, khoảng 220.000 đồng đến 280.000 đồng.
Anh này chia sẻ: “Tôi bán giá này là rất hợp lý rồi. Chúng tôi phải thức khuya, dậy sớm, ngủ ở đây từ ngày hôm qua mới mua được số vé này. 200 MYR mỗi vé không đắt đâu, nhiều người còn không mua được vé”.
Nhiều CĐV Malaysia sau khi mua được vé sẵn sàng bán lại kiếm lời. Ảnh: Lê Minh. |
Liên đoàn bóng đá Malaysia đã bán 40.000 vé qua mạng và khoảng 40.000 vé trực tiếp ở sân Bukit Jalil. Chỉ mất khoảng 30 phút đến 1 giờ đồng hồ cho mỗi lần bán, hơn 80.000 vé nhanh chóng được bán hết. Sân Bukit Jalil nơi diễn ra trận chung kết có sức chứa đến 87.411 chỗ ngồi.
5.000 vé dành cho CĐV đội khách cũng có số phận tương tự. Số lượng ít và được bán rất nhanh. Anh Nhật Nam, CĐV may mắn mua được 5 vé ở khu vực dành cho CĐV Việt Nam vừa vui vừa mệt khi cầm vé trên tay.
CĐV này cho biết: “Tôi phải tốn nhiều mồ hôi, công sức mới mua được vé. Rất nhiều người xếp hàng chờ đợi nhưng khung cảnh thì lộn xộn”. Không may mắn như anh Nam, nhiều CĐV Việt Nam ngao ngán khi nhận được tin vé cho CĐV Việt Nam đã bán hết trong sáng 9/12.
Trên mạng xã hội, nhiều CĐV Việt Nam đang sinh sống tại Malaysia rao bán lại vé xem trận đấu giữa Malaysia và Việt Nam lúc 19h45 tối 11/12 tới. Họ không có nhu cầu sử dụng, bán cao hơn để kiếm lời.
Giá vé được một người Việt Nam rao bán trên mạng xã hội. |
Vé cho CĐV Việt Nam ở khu vực đội khách lên 300 MYR mỗi vé, khoảng 1,6 triệu đồng. Giá phe vé ở đây không cao như ở Việt Nam, nhưng không phải CĐV nào cũng sẵn sàng bỏ tiền ra mua lại với giá gấp 6 lần.
Chị Bích Tuyền than thở: “Nhiều người chấp nhận giá gấp 6 lần cho đến bây giờ chứ tôi sẽ xem trận này ở nhà cho lành. Hôm nay họ công khai giá 300 MYR thôi chứ không biết mấy ngày tới sẽ là bao nhiêu tiền”.
May mắn hơn nhiều người khác, chị Ruby Trần sở hữu cho mình một số vé đi xem cùng gia đình. Chị tâm sự là không thể nào ra sân xếp hàng mua vé nổi và cũng không có cơ hội khi lên mạng đặt mua vé trực tuyến.
Nao lòng trước cảnh không có vé, CĐV Việt Nam chỉ còn cách chấp nhận xem qua màn hình tivi hoặc xem online. Bằng không thì phải bỏ ra số tiền gấp 6 lần giá gốc để vào khu vực cổ vũ của CĐV đội khách.
Lịch thi đấu hai trận chung kết lượt đi, lượt về. Đồ họa: Minh Phúc. |
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (tiếng Anh: AFF Championship) là giải bóng đá giữa các đội tuyển quốc gia Đông Nam Á do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) tổ chức. Giải lần đầu tiên diễn ra tại Singapore năm 1996 với tên gọi Cúp Tiger (Tiger Cup). Tại giải lần thứ 6 (năm 2007), đổi tên thành Giải vô địch AFF. Năm 2008, công ty ôtô Nhật Bản Suzuki đã mua quyền đặt tên cho cuộc thi, từ đó cuộc thi được gọi là AFF Suzuki Cup.
Phe vé ở Malaysia hét giá cao gấp 6 lần trước chung kết AFF Cup
Samsung vừa nhận được chứng nhận bằng sáng chế từ Văn phòng bằng sáng chế và thương hiệu Mỹ liên quan đến một thiết bị có tên Dual Wireless Charging Pad. Đây sẽ là một đế sạc có chức năng tương tự đế sạc AirPower của Apple. Nói cách khác, thiết bị có thể sạc không dây cho hai thiết bị cùng lúc.
Theo hình ảnh bằng sáng chế, bộ sạc không dây kép của Samsung trang bị hai lõi sạc, tương thích chuẩn sạc Qi và hỗ trợ đồng thời phương thức sạc cộng hưởng và quy nạp. Nhờ đó, bộ sạc có thể hoạt động với mọi thiết bị smartphone, máy tính bảng và thiết bị đeo hỗ trợ chuẩn Qi trên thị trường.
Thoạt nhìn, Dual Wireless Charging Pad có thiết kế khá đơn giản, gồm hai lõi sạc bên trong. Như đã nói, đế sạc hỗ trợ phương thức sạc cộng hưởng và quy nạp, thậm chí có thể tự động chuyển đổi giữa các phương thức khi phát hiện thiết bị phù hợp.
Dual Wireless Charging Pad có thể ra mắt cùng Galaxy S9?
Sẽ không ngạc nhiên khi Samsung có thể sớm cụ thể hóa bằng sáng chế này thành sản phẩm thực tế. Kỳ vọng Dual Wireless Charging Pad xuất hiện sẽ rơi vào Q1/2018 khi Samsung trình làng Galaxy S9, đối thủ tiềm năng của iPhone X.
Chắc chắn nếu Dual Wireless Charging Pad ra mắt cùng Galaxy S9, đây sẽ là sản phẩm cạnh tranh trực tiếp và đáng gờm với đế sạc không dây AirPower của Apple dự kiến cũng ra mắt vào đầu năm 2018.