Gia đình Thành thuộc loại gia giáo, vẫn giữ đúng các lễ nghi truyền thống. Khi Phương ra, ba mẹ Thành chú ý quan sát và “chấm điểm” khắt khe cho mỗi cử chỉ, lời nói của cô. (ảnh minh họa)
Chỉ mất chưa tới 4 giờ đồng hồ đi xe nên Thành đã theo Phương về Vĩnh Long mấy lần. Sự đón tiếp nồng hậu nhưng xuề xòa của gia đình Phương làm Thành thấy ấm áp như được trở về với chính gia đình của mình. Còn Phương thì ngược lại. Tết năm ngoái, Phương theo Thành ra Hà Nội, dự định sau lần ra mắt sẽ tính đến chuyện cưới xin. Nhưng sau lần ấy Phương vô cùng căng thẳng và hoang mang, thậm chí cô chần chừ hẳn mỗi khi Thành đề cập đến chuyện đám cưới.
Gia đình Thành thuộc loại gia giáo, vẫn giữ đúng các lễ nghi truyền thống. Khi Phương ra, ba mẹ Thành chú ý quan sát và “chấm điểm” khắt khe cho mỗi cử chỉ, lời nói của cô. Sáng phải dậy mấy giờ, chuẩn bị đồ ăn ra sao, cách đi đứng trong nhà thế nào, nói chuyện phải thưa dạ, có khách vô nhà thì phải chào hỏi, cười nói thế nào cho phải phép, trong những câu chuyện chung của gia đình thì có chuyện nào được nói, còn những chuyện nào thì đàn bà con gái không được tham gia… đó là một số trong rất nhiều những điều Phương được mẹ chồng nhồi nhét trong 4 ngày “ra mắt” đó. Trái hẳn với cảm giác háo hức, vui vẻ trước khi đi Hà Nội, tưởng đâu mình cũng sẽ được đón tiếp nồng hậu, nhiệt tình như khi Thành về nhà cô, vậy mà cuối cùng thì Phương đành sống trong bối rối, lo lắng và hết sức giữ kẽ. Ở nhà Thành, Phương có cảm giác phải thu mình lại trong một cái khuôn đã đúc sẵn và không dám nói thật, cười thật, sống thật với cảm xúc của chính mình.
Mẹ Thành nói, Thành là con một nên vợ Thành phải là một người phụ nữ đảm đang giỏi quán xuyến việc nhà để sau này còn lo việc dòng họ, một năm có rất nhiều giỗ kỵ, lễ lớn lễ nhỏ cần được lo chu toàn. Thành còn trẻ nên bà mới đồng ý để anh vào Sài Gòn, rồi cho bay nhảy một thời gian nữa, nhưng đã cưới vợ rồi thì nhất định phải chuyển ra Hà Nội sinh sống để gần ba mẹ và chăm lo cho gia đình, dòng họ.
Cô có nên vì tình yêu mà chấp nhận học tập, rèn luyện rồi dần khuôn mình lại theo đúng phép tắc của một người dâu Bắc gương mẫu? Và cô phải mất bao lâu mới có thể làm được điều đó? (ảnh minh họa) |
Thế là chưa kịp “ghi điểm” với mẹ chồng tương lai, lần về nhà Thành đã gieo vào trái tim Phương biết bao nỗi lo toan, đặt ra những câu hỏi lớn mà cô khó nhọc lắm cũng chưa thể tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Phương yêu Thành, vĩnh viễn là như vậy, và cô rất sợ hãi khi nghĩ đến chuyện phải cắt đứt quan hệ với người mà cô đã yêu thương, gắn bó trong suốt 6 năm trời. Nhưng phải về làm dâu nhà Thành và ra Hà Nội sinh sống thì quả là một khó khăn quá lớn đối với Phương. Làm dâu Bắc thật khổ, nhất là đối với những cô gái miền Tây chân chất và ngay thẳng như Phương.
Phương sợ không được sống thật với chính mình khi phải rập khuôn theo những phép tắc, lễ nghĩa của mẹ chồng và gia đình chồng. Phương sợ cô không đảm đương nổi trách nhiệm làm vợ của một người cháu đích tôn, không quán xuyến được việc lớn việc nhỏ trong nhà vì bản thân cô chỉ biết nấu những món ăn đơn giản và sống một cuộc sống đơn giản, xuề xòa. Phương sợ khi đã sống ở Hà Nội, những lúc có chuyện không vui xảy ra, cô chỉ có một thân một mình đơn chiếc ở xứ người…. Và biết bao nhiêu nỗi lo khác cứ dằn vặt, làm nhức nhối trái tim Phương.
Cô có nên vì tình yêu mà chấp nhận học tập, rèn luyện rồi dần khuôn mình lại theo đúng phép tắc của một người dâu Bắc gương mẫu? Và cô phải mất bao lâu mới có thể làm được điều đó?
(Theo Khampha.vn)" alt=""/>Không dám cưới vì sợ làm dâu BắcẢnh minh họa. |
Song song với kế hoạch cho con đi du học, chị cũng không quên bồi đắp cho con ýtưởng bất di bất dịch là chỉ yêu và lấy chồng Tây để sau này có được cuộc sốngsung sướng, thoải mái.
Cùng suy nghĩ với chị Huyền, chị Giang ở Đống Đa - Hà Nội vốn làm việc cho mộttổ chức phi chính phủ, hàng ngày tiếp xúc với người nước ngoài, nên chị khẳngđịnh: “Muốn có một cuộc đời sung sướng thì chỉ có tìm và kết hôn với một ngườiTây tốt. Bởi trai Việt, tuy có chung ngôn ngữ và văn hóa, nhưng 10 người thì cóđến 9 người gia trưởng, thích nhậu nhẹt, lười biếng, không ga-lăng, không biếtthể hiện tình cảm và tôn trọng vợ. Đã vậy, khi kết hôn với một người đàn ôngViệt, người phụ nữ sẽ phải sống quá khổ cực vì phải gánh trên vai trách nhiệmvới cả một đại gia đình nhà chồng”.
Vì thế, tuy mới có con gái ở độ tuổi lên 5 nhưng chị Giang đã định hướng rõ ràngtừng đường đi nước bước để lớn lên con gái có thế gặp và kết hôn với... Tây.
Chị Giang cho biết: “Ngay từ khi con bắt đầu biết nói, mình đã tập cho con cả 2ngôn ngữ: tiếng Anh và tiếng Việt. Cho cháu tiếp xúc thường xuyên với nhữngngười nước ngoài, và kết bạn chủ yếu với người Anh, Mỹ... Lớn lên, mình dự kiếnsẽ cho cháu đi du học để cháu có cơ hội mở rộng tầm hiểu biết, đồng thời cũng làtạo cơ hội để cháu được tiếp xúc nhiều hơn”.
“Con gái mẹ phải lấy chồng Tây”
Sau khi chia tay người chồng nhậu nhẹt và vũ phu, một mình ngược xuôi nuôi congái trưởng thành, cô Đặng Ngọc Minh ở Hoàng Mai - Hà Nội luôn nuôi tham vọng chocon gái đổi đời bằng cách lấy chồng Tây.
Cô Minh cho biết: “Sau một lần đổ vỡ, và kinh nghiệm sống 50 năm, niềm tin vàođàn ông Việt trong cô đã không còn nhiều nên việc lấy chồng ngoại quốc để cóđược một cuộc sống khá giả, thoải mái, tự do, được yêu thương chiều chuộng làtham vọng mà cô muốn con gái mình đạt được”.
Vì thế, ngay khi con gái đến tuổi hẹn hò, cô Minh đã 'mách nước' cho con nhữngtrang web kết bạn bốn phương, những địa chỉ dễ gặp và làm quen với Tây, nhữngđiều Tây thích ở con gái Việt. Đồng thời, cô còn định hướng cho con những côngviệc có liên quan đến người nước ngoài để tăng cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu. Bởi,theo cô giải thích: “Không phải bất cứ người đàn ông ngoại quốc nào cũng tốt, vìvậy cần phải có sự chọn lựa kỹ càng kẻo “tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa”.
Minh Anh
Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày nào?
"Vu lan" là cách viết tắt của "Vu lan bồn", tiếng Phạn là "Ullambana". Trong đó, Ullam dịch là "treo ngược" (đảo huyền), ví cho sự thống khổ của người chết như bị treo ngược; chữ "bồn" tiếng Phạn là "bana" tạm dịch là "cứu giúp". Như vậy chúng ta có thể hiểu từ "Vu lan bồn" có nghĩa là giải cứu người bị tội thống khổ tột cùng. Còn "báo hiếu", đó là sự báo đáp, đền đáp công đức sinh thành dưỡng dục của người con đối với cha mẹ.
Lễ Vu Lan hay còn gọi là lễ báo hiếu, là một trong các ngày lễ lớn của đạo Phật nhằm tưởng nhớ, báo ân, báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, tổ tiên. Qua hàng ngàn năm với ý nghĩa đầy nhân văn, giờ đây lễ Vu Lan không chỉ là ngày lễ của Phật giáo mà trở thành ngày lễ báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam.
Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, trùng với ngày Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Vu Lan là ngày để báo ân, báo hiếu cha mẹ, tổ tiên của cả kiếp này và cả những kiếp trước.
Năm 2021, lễ Vu Lan rơi vào Chủ nhật, ngày 22 tháng 8 dương lịch.
Lễ Vu Lan năm nay có gì khác biệt?
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã đề nghị tăng ni, Phật tử các chùa, cơ sở tự viện tiếp tục thực hiện cấm túc, ai ở đâu ở đấy, tụng kinh Vu Lan báo hiếu mẹ cha và hồi hướng tới cửu huyền thất tổ, anh hùng liệt sĩ, cầu nguyện dịch bệnh sớm tiêu trừ, quốc thái dân an; Không tập trung đông người tổ chức nghi lễ bông hồng cài áo và các nghi lễ khác trong ngày Vu Lan.
GHPGVN cũng đề nghị tăng ni trụ trì các chùa, cơ sở tự viện phát huy sáng tạo các hình thức sinh hoạt trực tuyến online trong mùa Vu Lan nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của đồng bào Phật tử và nhân dân.
Trước băn khoăn của nhiều người dân về việc không được có mặt trực tiếp tại các chùa để dự lễ Vu Lan thì sẽ không trọn lòng thành, Thượng toạ Thích Đạo Hiển - Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội chia sẻ với VOV: “Sẽ không có ảnh hưởng gì trong phương thức bày tỏ lòng thành kính bởi lẽ “Phật tại tâm”.
Đức Phật dạy tri ân, báo ân, tưởng niệm trong tâm thức của mình, chứ không phải cách mình bày tỏ ở đâu, như thế nào. Cái chính ở lòng thành, con cháu trong những ngày này nhớ về ông bà tổ tiên, nhớ về truyền thống gia đình, nhớ về những lễ nghĩa tốt đẹp của cha ông để noi theo và thực hiện cho tốt. Gìn giữ được những giá trị đó mới là điều quan trọng”.
Linh Giang(tổng hợp)