Cụ thể, tại Hà Nội và TP.HCM, phụ phí của các chuyến GrabFood, GrabBike, GrabMart sẽ là 5.000 đồng; trong khi mức phí của dịch vụ giao hàng GrabExpress là 3.000 đồng cho mỗi chuyến xe.
Các dịch vụ giao hàng công ty, siêu thị, ứng tiền (thuộc dịch vụ Express) tại Hà Nội và TP.HCM sẽ không áp dụng mức phí nói trên. Bù lại tài xế được thưởng thêm 2.000 đồng cho mỗi đơn hoàn thành.
Nhiều dịch vụ xe hai bánh của Grab áp phụ phí khi nắng nóng. Ảnh: Duy Vũ |
Tại các địa phương khác như: Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Hải Phòng, Cần Thơ, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai thì "phụ phí nắng nóng" áp dụng với hai dịch vụ GrabBike, GrabFood đồng thời là 5.000 đồng.
Hãng gọi xe cho biết “phụ phí sẽ được áp dụng khi thời tiết nắng nóng gay gắt”. Tiền phụ phí được áp dụng cho từng đơn hàng trong mỗi chuyến xe, cộng trực tiếp vào giá cước và có thể áp dụng đồng thời với các chương trình hỗ trợ khác.
Lý giải nguyên nhân áp dụng phụ phí, Grab cho biết mong muốn có thể hỗ trợ giảm được thêm phần nào các vất vả khi tài xế thực hiện các đơn hàng.
Thời gian gần đây, nhiều tài xế xe công nghệ cho biết, đang gặp nhiều khó khăn khi hoạt động trong bối cảnh xăng tăng giá và thời tiết nắng nóng gay gắt. Chi phí tăng cao khiến cho các tài xế không còn mặn mà mở ứng dụng, nhất là vào những giờ cao điểm. Điều này khiến cho các khách hàng gặp khó khi muốn dùng ứng dụng để di chuyển, giao hàng hay đặt đồ ăn, do khó kiếm tài xế và giá xe cũng tăng cao.
Để giải quyết vấn đề cầu vượt quá cung dẫn đến những bất tiện cho khách hàng, các hãng gọi xe đang phải dùng nhiều cách nhằm giữ chân tài xế hoạt động.
Duy Vũ
Các khách hàng có thể yêu cầu tài xế Grab giữ im lặng trong suốt chuyến đi, kể cả việc tài xế nói chuyện điện thoại khi bật tính năng “chuyến xe yên lặng”.
" alt=""/>Grab tăng giá nhiều dịch vụ khi thời tiết nắng nóngThe Metrolines được kiến tạo trở thành dự án quốc tế giữa lòng đại đô thị Vinhomes Smart City gồm 3 phân khu mang ba phong cách độc đáo: The Sakura - phong cách Nhật Bản tinh tế, The Miami - phong cách nhiệt đới Mỹ sôi động và The Victoria - phong cách Hồng Kông phồn hoa.
![]() |
The Metrolines sở hữu vị trí đắc địa nằm giữa tam giác vàng 3 tuyến metro trọng yếu số 5 - 6 - 7 |
The Metrolines được thừa hưởng trọn vẹn tiện nghi từ “bộ tứ kim cương” của tập đoàn Vingroup gồm: trung tâm thương mại Vincom Mega Mall nổi lớn nhất Hà Nội; bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec với sân đỗ trực thăng và phòng tổng thống; hệ thống trường mầm non và liên cấp Vinschool; và Tiêu chuẩn vận hành đẳng cấp Vinhomes.
Cùng với đó là bộ 3 công viên liên hoàn độc đáo diện tích lên tới 16,3ha, gồm công viên trung tâm Central Park rộng 10,2 ha với hồ lớn trung tâm 4,8ha, công viên Nhật Bản Zen Park rộng hơn 6 ha và công viên thể thao Sportia Park sở hữu hơn 1000 chức năng tập đa dạng cùng hàng trăm tiện ích khác như công viên BBQ ngoài trời, hơn 100 sân tập thể thao các loại, từ bóng đá, bóng rổ đến tennis, bóng bàn…
![]() |
Nằm trong tổng thể đại đô thị Vinhomes Smart City, The Metrolines thừa hưởng trọn vẹn tiện nghi từ “bộ tứ kim cương” của tập đoàn Vingroup |
Ngoài ra, The Metrolines sở hữu hệ thống tiện ích riêng biệt gồm 3 bể bơi nội khu (trong nhà và ngoài trời); sân chơi trẻ em và sân chơi vận động liên hoàn, hàng chục vườn dưỡng sinh, vườn cờ, hồ cảnh quan & sân vườn đường dạo sinh thái. Đặc biệt, The Metrolines là dự án đầu tiên sở hữu riêng vườn Nhật nội khu và bể bơi 4 mùa nội khu tại Vinhomes Smart City.
Nhân dịp ra mắt dự án The Metrolines, Vinhomes cũng mở bán phân khu đầu tiên - The Sakura. Đây là phân khu căn hộ cao cấp đầu tiên hợp tác phát triển bởi Vinhomes và SAMTY - tập đoàn bất động sản hàng đầu Nhật Bản. The Sakura mang tới không gian sống đẳng cấp, tiện nghi cùng những trải nghiệm đậm chất xứ Phù Tang giữa lòng thành phố thông minh quốc tế Vinhomes Smart City.
![]() |
The Sakura mang tới không gian sống đẳng cấp, tiện nghi cùng những trải nghiệm đậm chất xứ Phù Tang |
Bên cạnh các tiện ích riêng của Metrolines, cư dân The Sakura sẽ được trải nghiệm 14 tiện ích đặc quyền mang biểu tượng phong cách Nhật Bản như: Đài phun nước nghệ thuật; sân thể thao; sân chơi trẻ em theo chủ đề; Hồ cảnh quan, cầu gỗ, Vườn thiền, Cổng nguyệt môn và các tiện ích khác: vườn xích đu sinh thái, vườn Trà Đạo, vườn Gym cao cấp, chòi nghỉ trà đạo,...
The Sakura mang đến khách hàng sự lựa chọn đa dạng với các căn hộ diện tích linh hoạt từ căn hộ studio đến căn 3 phòng ngủ - phù hợp cả với khách hàng trẻ và những gia đình nhiều thế hệ.
Dự án The Metrolines hội tụ “6 Nhất” tại Vinhomes Smart City gồm: Dự án duy nhất toạ lạc lại tam giác vàng 3 tuyến metro trọng điểm; Dự án duy nhất có đối tác Nhật tham gia phát triển phân khu The Sakura đến thời điểm hiện tại; Dự án duy nhất sở hữu vườn Nhật nội khu; Dự án duy nhất sở hữu bể bơi bốn mùa và bể bơi nội khu trong từng phân khu; Dự án kế cận cầu dạo bộ Nhật Bản duy nhất tại đại đô thị Vinhomes Smart City và Dự án hưởng trọn mọi giá trị sống từ Tứ trụ kim cương của Tập đoàn Vingroup.
Dự án The Metrolines hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho cộng đồng quốc tế, những công dân văn minh tại trung tâm mới phía tây Hà Nội và là kênh đầu tư hấp dẫn bậc nhất thị trường bất động sản năm 2021.
Minh Tuấn
" alt=""/>The Metrolines, ‘siêu phẩm’ đầu tư của Vinhomes phía tây Hà NộiLời toà soạn:Tại Lễ Khai mạc Đại hội Đảng lần thứ XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình bày Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII, trong đó nhấn mạnh mục tiêu: Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu cụ thể trong những thập niên tới là: Đến năm 2025: Là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
VietNamNet xin giới thiệu đến quý độc giả những bài viết theo chủ đề này với mong muốn góp tiếng nói để Việt Nam sớm đạt được mục tiêu đề ra.
![]() |
Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ kể từ sau công cuộc Đổi mới. |
Tiếp tục tăng năng suất lao động trên nền tảng ứng dụng khoa học, công nghệ
Trong vòng 20 năm trở lại đây, Việt Nam luôn nằm trong top những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với tốc độ từ 6-7%. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (World Bank), từ năm 2002 đến 2018, GDP đầu người của Việt Nam tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019.
Tuy vậy, có một số liệu đáng lưu ý khi nhìn vào các chỉ số phát triển để dự đoán tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Đó là năng suất lao động sơ bộ của người Việt năm 2019 vào khoảng 110,5 triệu đồng/lao động.
Báo cáo của tổ chức Năng suất châu Á (APO, 2019) cho thấy, năng suất lao động của người Việt Nam giai đoạn 2011-2018 tăng bình quân 4,8%/năm. Con số này có nhích lên trong mấy năm gần đây (2016-2018) với mức tăng 5,7%/năm.
So sánh với các nước trong khu vực, tỷ lệ tăng năng suất lao động của Việt Nam hiện cao hơn Singapore (1,42%/năm), Malaysia (2%/năm), Thái Lan (3,2%/năm), Indonesia (3,6%/năm), Philippines (4,4%/năm) và cao nhất trong khu vực ASEAN.
Khoảng cách về năng suất lao động trên mỗi lao động (màu đỏ) và trên mỗi giờ (màu xanh) của các nước so với Mỹ. Sơ đồ này cũng cho thấy mối tương quan về năng suất lao động của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Số liệu: APO |
Tuy vậy, thống kê của APO cũng chỉ ra rằng, năng suất lao động tính theo PPP của người Việt vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực. Trung bình mỗi giờ, năng suất lao động của một người Việt Nam chỉ bằng 1/11,5 so với Singapore, 1/4,5 Malaysia, 1/2,5 Thái Lan, 1/2 Indonesia, 1/1,6 Philippines và thậm chí chỉ bằng 89% của Lào.
Sự tăng trưởng thần kỳ của Việt Nam thời gian qua là nhờ chiến lược phát triển thị trường, mở cửa nền kinh tế với thương mại quốc tế, thu hút mức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), phát triển nền tảng sản xuất và xuất khẩu.
Nhưng để tiếp tục phát triển, Việt Nam cần thoát khỏi chiến lược phát triển dựa vào lực lượng lao động giá rẻ, xuất khẩu dựa trên các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, và chuyển trọng tâm phát triển vào tăng năng suất lao động. Trong đó, tăng trưởng năng suất do ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ sẽ là yếu tố tiên quyết để Việt Nam phát triển nền kinh tế.
![]() |
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1985 - 2019. Số liệu: World Bank |
Theo Dự án “Đánh giá tác động đổi mới của công nghệ ở Việt Nam tới tăng trưởng năng suất GDP của các ngành kinh tế”, kết quả phân tích năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế giai đoạn 2000-2018 cho thấy, tăng trưởng sản lượng bình quân trên mỗi lao động ở Việt Nam là 3,3%.
Có nhiều yếu tố tác động tới sản lượng lao động, có thể kể tới như thâm dụng vốn, sự chuyển dịch lao động giữa các ngành, khả năng hấp thụ công nghệ, nỗ lực của doanh nghiệp đầu ngành trong việc ứng dụng công nghệ,...Trong đó, yếu tố hấp thụ công nghệ đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng, chiếm 1,8% trong tổng mức tăng 3.3% đó.
Báo cáo này cũng cho rằng, trong hơn 20 năm qua, nếu đầu tư nhiều hơn cho công nghệ, phần lớn các doanh nghiệp Việt có thể tiến gần hơn tới mức tối ưu mà các doanh nghiệp hiệu quả nhất trong nền kinh tế có thể đạt được.
Đầu tư cho khoa học công nghệ: Hưởng thành quả phồn vinh 5-10 năm sau
Theo các chuyên gia, việc nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng sản lượng trên mỗi lao động. Việc áp dụng công nghệ là kênh quan trọng của tăng trưởng. Điều này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các công cụ chính sách hỗ trợ cải thiện năng lực hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tuy nhiên, có một thực tế là việc đầu tư cho khoa học và công nghệ ở Việt Nam vẫn còn thấp. Năm 2017, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của Việt Nam chỉ chiếm 0,5% GDP, thấp hơn nhiều so với 1,44% của Malaysia hay 0,8% của Thái Lan.
![]() |
Việc áp dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ tác động mạnh tới năng suất lao động, từ đó tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Mức đầu tư thấp cho R&D, từ cả khu vực nhà nước cũng như tư nhân, là vấn đề rất đáng quan tâm. Mức đầu tư thấp cùng với sự hoài nghi của các nhà đầu tư có thể xuất phát từ niềm tin rằng năng suất thu được từ việc áp dụng và sáng tạo công nghệ là không cao. Tác động trực tiếp và gián tiếp của đầu tư vào công nghệ ở Việt Nam đối với năng suất, GDP và tăng trưởng kinh tế hiện vẫn còn mang tính suy đoán.
Nghiên cứu của Bộ Khoa học & Công nghệ, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VEPR-VNU) và trường đại học Queensland (Australia) đã chỉ ra rằng, việc tăng gấp đôi đầu tư cho R&D trong 1 năm có thể dẫn đến mức tăng trưởng GDP thực trên đầu người hàng năm là 1,8% trong giai đoạn 15 năm. Các tác động cao nhất sẽ được nhận thấy vào khoảng 5 đến 10 năm sau quá trình đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.
Nguồn vốn đầu tư cho R&D cũng sẽ tác động đến sự gia tăng tiêu dùng và tiền lương, chủ yếu do sự gia tăng thu nhập của lao động có kỹ năng và lao động phổ thông trong nền kinh tế. Đặc biệt, trong 15 năm, sự gia tăng đầu tư cho R&D dẫn đến mức tiêu dùng tăng trung bình 2,51% và đầu tư toàn nền kinh tế tăng 2,48% hàng năm.
Nhìn chung, việc áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nghiên cứu phát triển sẽ là chìa khóa cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong 20-25 năm tới. Trên con đường đó, các doanh nghiệp công nghệ, đặc biệt là các doanh nghiệp ICT sẽ là những “đầu kéo” quan trọng, góp phần chuyển đổi số cho cả nền kinh tế Việt Nam.
Trọng Đạt
Việt Nam sẽ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong phát triển công nghệ số, thực hiện chuyển đổi số trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quản trị…, từng bước hình thành kinh tế số, xã hội số, chính phủ số,...
" alt=""/>Cất cánh tới phồn vinh bằng con đường khoa học công nghệ