当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Al Masry vs Wadi Degla, 19h30 ngày 4/2: Cửa trên đáng tin 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Reims vs Nantes, 23h15 ngày 2/2: Gặp khó trước vua hòa
Bloombergdẫn một số nguồn thạo tin ngày 26/11 cho biết, lô viện trợ bao gồm khoảng 50 tên lửa này được gửi trước khi Anh chính thức cho phép Ukraine sử dụng chúng để tấn công vào lãnh thổ Nga hồi đầu tuần trước.
Chính phủ Anh không tiết lộ ngày giao hàng chính xác cũng như số lượng tên lửa. Trước đó, New York Timesđưa tin Anh tạm đình chỉ bàn giao Storm Shadow cho Ukraine do kho vũ khí cạn kiệt.
Anh là quốc gia đầu tiên cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine. Tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh và Pháp phát triển có tầm bắn lên tới 560km và có độ chính xác cao. Nhờ đó, chúng trở thành vũ khí chính để tấn công các mục tiêu kiên cố như boongke, cầu, kho đạn và trung tâm chỉ huy.
Các tên lửa được trang bị hệ thống dẫn đường kết hợp, bao gồm GPS, dẫn đường quán tính và dẫn đường hồng ngoại, đảm bảo độ chính xác cao. Đầu đạn BROACH có khả năng xuyên thủng các công sự trước khi phát nổ, giúp Storm Shadow có hiệu quả chống lại các mục tiêu được bảo vệ.
Storm Shadow thích hợp với máy bay Eurofighter Typhoon, Dassault Rafale và Tornado. Nó đã được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động quân sự ở Libya, Syria và Iraq, và là một thành phần quan trọng trong vũ khí của NATO.
Đầu tuần trước, một ngày sau khi dùng tên lửa ATACMS của Mỹ, Ukraine tiếp tục dùng tên lửa Storm Shadow của Anh để tấn công các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga, khiến Moscow phản ứng gay gắt.
Anh nhiều lần nhấn mạnh cam kết hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Việc cung cấp vũ khí tầm xa này cũng được coi là một phần trong chiến lược củng cố khả năng phòng thủ và tấn công của Kiev.
Theo các chuyên gia, việc Anh tăng cường cung cấp tên lửa như vậy có thể liên quan đến việc London muốn bù đắp cho tình trạng viện trợ chậm trễ từ các quốc gia NATO khác. Tuy nhiên, sử dụng Storm Shadow để tấn công vào lãnh thổ Nga đang trở thành yếu tố làm gia tăng căng thẳng trong cuộc xung đột và tạo ra nguy cơ leo thang hơn nữa.
Nga tuyên bố những hành động như vậy của phương Tây đồng nghĩa với việc họ tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột. Để đáp trả, Moscow đã tăng cường các cuộc tấn công vào các cơ sở phức hợp công nghiệp - quân sự của Ukraine, bao gồm nhà máy Yuzhmash ở thành phố Dnipro, nơi được cho là đang sản xuất thiết bị quân sự.
Người đứng đầu Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) Aleksandr Bortnikov hôm nay 26/11 cảnh báo, việc phương Tây "bật đèn xanh" cho Ukraine tấn công sâu vào Nga chắc chắn sẽ khiến xung đột leo thang. Ông cũng hoài nghi việc chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ có chính sách khác đối với cuộc chiến ở Ukraine.
Theo Avia Pro, RT" alt="Anh bí mật cung cấp thêm tên lửa tầm xa cho Ukraine"/>Hamas phải thả thêm con tin để đổi lấy việc Gaza được gia tăng đáng kể viện trợ và đạt được kịch bản tạm dừng giao tranh, ông Brett McGurk, Điều phối viên khu vực Trung Đông và Bắc Phi của Tổng thống Mỹ Joe Biden, cho biết hôm 18/11.
Ông McGurk nói: "Việc tăng hoạt động cứu trợ nhân đạo, đưa nhiên liệu (vào Gaza) và tạm dừng giao tranh sẽ xảy ra khi các con tin được thả".
Ngoài ra, ông McGurk cho hay cách tiếp cận của Mỹ đã giúp ích cho việc đàm phán về việc Hamas thả tự do con tin cho đến nay.
Hamas đã tấn công các khu vực do Israel kiểm soát hôm 7/10, làm 1.200 người chết và 240 người bị bắt về Gaza làm con tin.
Israel đáp trả bằng hoạt động không kích quy mô lớn và chiến dịch tấn công trên bộ vào Gaza. Chính quyền do Hamas điều hành nói rằng, hơn 12.000 người Palestine ở Gaza đã thiệt mạng, phần lớn là dân thường.
Cho tới nay, Hamas mới chỉ thả 4 con tin, bao gồm 2 công dân Mỹ. Israel đã giải thoát được thêm 1 con tin, trong khi một số con tin khác đã thiệt mạng, theo các quan chức Hamas và Israel.
Ông Biden đã trao đổi với Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani vào ngày 17/11 về nỗ lực để Hamas thả thêm con tin.
Qatar được xem là quốc gia đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động đàm phán về con tin, cũng như là trung gian hòa giải giữa 2 bên.
Viện trợ trong những tuần gần đây đã đổ về Gaza nhiều hơn, chủ yếu là thực phẩm và thuốc men qua cửa khẩu Rafah với Ai Cập.
Ngày 15/11, lần đầu tiên nhiên liệu được chuyển vào Gaza kể từ khi xung đột bùng phát. Israel đã buộc phải đồng ý để đưa nhiên liệu vào Gaza, bất chấp việc Tel Aviv lo ngại Hamas sẽ sử dụng nó cho các hoạt động quân sự.
Trước đó, Israel đã phải đối mặt với áp lực từ cộng đồng quốc tế, khi các bệnh viện và nhà máy nước ở Gaza hết nhiên liệu cho máy phát điện.
Liên Hợp Quốc cho biết lượng thực phẩm và nhiên liệu được đưa vào Gaza vẫn chưa đủ để giảm bớt những gì mà tổ chức này và các quan chức Palestine cho là một thảm họa nhân đạo.
Ông McGurk nói: "Hướng đi mà chúng tôi theo đuổi đã dẫn đến việc Hamas thả 2 người Mỹ, đây là một dấu hiệu cho những kỳ vọng nhiều con tin sẽ được thả ra hơn".
"Nếu Hamas thả một số lượng lớn con tin, giao tranh sẽ tạm dừng đáng kể và hoạt động cứu trợ nhân đạo được tăng cường", ông cho biết.
Theo Bloomberg" alt="Mỹ ra điều kiện với Hamas để tăng mạnh viện trợ cho Gaza"/>Triều Tiên đã bắn một tên lửa đạn đạo không xác định về khu vực biển phía đông bán đảo Triều Tiên, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết hôm 5/11.
Chính phủ Nhật Bản cũng thông báo rằng Triều Tiên đã bắn một tên lửa đạn đạo. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho hay, vật thể được cho là tên lửa đạn đạo do Triều Tiên bắn đã rơi xuống và đài NHK đưa tin, nó dường như đã rơi xuống bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản trên biển.
Vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên diễn ra sau khi Bình Nhưỡng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa mới sử dụng nhiên liệu rắn vào tuần trước. Truyền thông Triều Tiên gọi vũ khí Hwasong-19 là "tên lửa chiến lược mạnh nhất thế giới".
Ngoài ra, Triều Tiên thử tên lửa chỉ vài giờ đồng hồ trước khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra.
Trong diễn biến có liên quan, hãng tin KCNAngày 5/11 cho biết, bà Kim Yo-jong, Phó chủ nhiệm Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên, em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un, đã chỉ trích cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Bà cho rằng, động thái này cho thấy việc Triều Tiên tăng cường năng lực hạt nhân của nước này là đúng đắn.
Cuộc tập trận giữa 3 nước trên diễn ra sau khi Triều Tiên thử tên lửa Hwasong-19. Theo Triều Tiên, Mỹ và các đồng minh đã tổ chức hơn 20 cuộc diễn tập trong năm 2024.
Triều Tiên coi đây là hành động đe dọa tới an ninh nước này và bà Kim khẳng định Bình Nhưỡng sẽ không bị lay chuyển khỏi con đường gia tăng khả năng răn đe hạt nhân.
Theo Reuters" alt="Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, tuyên bố sẽ tăng cường sức mạnh hạt nhân"/>Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, tuyên bố sẽ tăng cường sức mạnh hạt nhân
Kèo vàng bóng đá Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2: Khó cho Pháo thủ
Trợ lý hàng đầu của Tổng thống Ukraine, ông Mikhail Podoliak, hôm 16/10 cho biết phần bí mật của kế hoạch chiến thắng được Tổng thống Volodymyr Zelensky tiết lộ gồm mục tiêu mà Kiev nhắm đến trong các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
"Trong phần phụ lục có nói chính xác loại vũ khí nào nên được sử dụng để phá hủy hậu cần (của Nga) ở rất xa tiền tuyến, mục tiêu nào sẽ bị tấn công và cần bao nhiêu vũ khí cho việc này", ông Mikhail Podoliak tiết lộ.
Tổng thống Zelensky hôm qua đã trình bày "kế hoạch chiến thắng" của Ukraine trước quốc hội nước này.
Kế hoạch bao gồm 5 điểm: gia nhập NATO, khía cạnh quốc phòng, răn đe sự xâm nhập của Nga, tăng trưởng và hợp tác kinh tế, kiến trúc an ninh hậu xung đột.
Cụ thể, phần công khai của kế hoạch hầu hết bao gồm các yêu cầu của Ukraine như đề nghị lời mời ngay lập tức gia nhập NATO, dỡ bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp để tấn công Nga, cũng như triển khai "gói răn đe chiến lược phi hạt nhân toàn diện" trên đất Ukraine.
Kế hoạch còn bao gồm 3 phụ lục bí mật đã được chia sẻ với các đối tác quốc tế. Các phần của kế hoạch không được tiết lộ cho công chúng bao gồm danh sách các mục tiêu, kế hoạch hành động và chi tiết về vũ khí cần thiết để thực hiện các cuộc tấn công như vậy.
Mỹ và các đồng minh NATO đến nay đều có chung quan điểm rằng Ukraine sẽ được kết nạp vào liên minh, nhưng không phải trong tương lai gần. Phương Tây đến nay cũng chưa đáp ứng đề nghị của Kiev về việc nới lỏng hạn chế, cho phép Ukraine dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Phản ứng về kế hoạch chiến thắng của Ukraine, Điện Kremlin cùng ngày cho biết, còn quá sớm để bình luận chi tiết, song Ukraine cần "tỉnh táo" để nhận ra sự vô ích của kế hoạch mà họ đang theo đuổi.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói, kế hoạch chiến thắng của Ukraine có thể là một kế hoạch ngụy trang của Mỹ nhằm sử dụng "đến người Ukraine cuối cùng" chống lại Nga.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cũng đặt câu hỏi về ý định của Tổng thống Zelensky nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine bằng "các hoạt động có mục tiêu ở những địa điểm cụ thể". Bà đặt câu hỏi tại sao nhà lãnh đạo Ukraine tránh nêu tên các địa điểm và nói rằng Kiev đã "đẩy các thành viên NATO tới một cuộc xung đột trực tiếp" với Nga bằng cách đề nghị phương Tây cho sử dụng vũ khí tầm xa trên lãnh thổ Nga.
"Tất cả các điểm chính và điểm phụ lục bí mật đó không phải là một kế hoạch chiến thắng. Đây là kế hoạch gây bất hạnh cho đất nước Ukraine và người dân Ukraine", bà Zakharova bình luận.
Theo RT" alt="Hé lộ điều khoản bí mật trong "kế hoạch chiến thắng" của Ukraine"/>Hé lộ điều khoản bí mật trong "kế hoạch chiến thắng" của Ukraine
Theo RT,cả ông Biden và ông Trump đã nhận lời mời của CNNvà ABC Newsđể tranh luận trực tiếp trước thềm bầu cử tổng thống vào cuối năm nay.
Theo đó, cuộc tranh luận đầu tiên do CNNchủ trì sẽ diễn ra vào ngày 27/6 tại Atlanta và không có khán giả tại khán phòng. Cuộc thứ hai vào ngày 10/9 do ABC News chủ trì.
Hiện chưa rõ người dẫn chương trình trong 2 cuộc tranh luận này, song theo một số ý kiến việc các hãng truyền thông không "ưa" ông Trump đứng ra tổ chức sẽ có lợi cho ông Biden.
Các thỏa thuận được đưa ra sau nhiều tháng ông Trump thách thức ông Biden tranh luận. Hồi tháng 3, ông Trump tuyên bố sẵn sàng tranh luận "mọi lúc, mọi nơi" với chủ nhân Nhà Trắng.
Trong một video đăng tải hôm 15/5 trên nền tảng X, Tổng thống Biden nói: "Ông Trump đã thua tôi 2 lần tranh luận vào năm 2020. Kể từ đó, ông ấy chưa từng tham gia tranh luận. Bây giờ ông ấy hành động như thể muốn tái đấu với tôi. Tôi rất sẵn lòng và thậm chí tham gia 2 lần. Hãy chọn ngày đi ông Donald".
Ông Trump ngay lập tức chấp nhận lời thách đấu của Tổng thống Biden.
Kế hoạch tranh luận phá vỡ truyền thống của các cuộc tranh cử tổng thống Mỹ bằng cách tổ chức các diễn đàn không có khán giả trực tiếp và để các hãng truyền thông chủ trì.
Ủy ban tranh luận tổng thống Mỹ thường tổ chức 3 cuộc tranh luận như vậy trong một năm bầu cử. Năm nay, ủy ban này đã lên kế hoạch tổ chức các cuộc tranh luận vào ngày 15/9, ngày 1/10 và ngày 9/10.
Trong cuộc bầu cử năm 2020, ông Biden và ông Trump từng 2 lần tranh luận trực tiếp. Cuộc tranh luận thứ 3 dự kiến theo hình thức trực tuyến do Covid-19, song ông Trump sau đó đã phản đối và từ chối tham gia.
Theo RT" alt="Ông Biden và ông Trump đồng ý tranh luận trực tiếp"/>TheoAFP, hàng loạt các cột tự phục vụ trong các trạm xăng ở New Zealand đã gặp sự cố ngừng hoạt động đồng loạt trên toàn quốc vào ngày 29/2.
Lý do là vì phần mềm trên các cột bơm xăng tự phục vụ bị lỗi do không thể xử lý được ngày 29/2. Năm 2024 là năm nhuận nên tháng 2 có 29 ngày. Cứ 4 năm sẽ có một năm nhuận và phần mềm của các trạm xăng dường như đã gặp lỗi với ngày 29/2.
Tại thủ đô Wellington, nhiều trạm xăng đóng cửa hoàn toàn, và khách hàng phải đối mặt với những tấm biển ghi "Ngừng thanh toán trên toàn quốc - Địa điểm không khả dụng".
Các nhà cung cấp nhiên liệu Z Energy, Allied Petroleum và Gull cho biết các trạm bơm xăng tự động đã ngừng hoạt động trên khắp đất nước, chỉ còn lại các trạm có nhân viên mới có thể xử lý thanh toán.
"Chúng tôi nghĩ rằng phần mềm thanh toán gặp vấn đề đối với năm nhuận. Chúng tôi đang chờ xác nhận từ nhà cung cấp công nghệ", phát ngôn viên của Gull Julien Leys cho biết.
Z Energy cho biết trong một tuyên bố trên trang web: "Chúng tôi nhận thấy một vấn đề với hệ thống thanh toán bên thứ 3 đang ảnh hưởng đến các công ty trên khắp New Zealand, bao gồm cả Z Energy. Chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với nhà cung cấp dịch vụ thanh toán bên thứ 3 để giải quyết vấn đề này nhanh nhất có thể".
New Zealand là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới đón ngày 29/2.
Một năm theo Dương lịch tính theo chu kỳ mà Trái đất quay quanh Mặt trời. Sẽ mất 365 ngày và 6 giờ để Trái đất quay một vòng xung quanh Mặt trời. Như vậy, cứ 4 năm một lần, số giờ thừa sẽ cộng lại bằng 24 giờ, tương đương 1 ngày, chính là ngày 29/2 của năm nhuận.
Theo AFP" alt="Hàng loạt trạm xăng tại New Zealand tê liệt vì ngày 29/2"/>