"Mùa hè thật tồi tệ", Spalletti nói lời xin lỗi trong lần đầu tiên tiếp xúc với truyền thông Italy khi chuẩn bị cho UEFA Nations League 2024-25.
Spalletti thừa nhận "trách nhiệm hoàn toàn thuộc về tôi, không có lỗi của cầu thủ. Tôi đã tạo áp lực quá lớn cho mọi người".
Chu kỳ mới bắt đầu bằng việc Spalletti thực hiện những thay đổi mạnh mẽ về mặt nhân sự và giải pháp chiến thuật.
Italy loại bỏ những cầu thủ lớn tuổi. Hậu vệ phải Di Lorenzo là người duy nhất trong danh sách 23 tuyển thủ lần này vượt quá tuổi 30 (31).
Độ tuổi trung bình của Azzurri là 25. Trong 16 đội tuyển bóng đáchâu Âu tham dự Nations League A, chỉ có Serbia trẻ hơn (24,5).
Bên cạnh đó, những thử nghiệm với sơ đồ 3 trung vệ được thực hiện ngay từ ngày đầu tập trung.
Ở EURO 2024, Italy vận hành sơ đồ 4-3-3 mà Spalletti yêu thích (ngoại trừ trận Croatia). Đây là lối đá từng giúp ông giành Scudetto với Napoli mùa 2022-23.
Giải pháp này thất bại nặng nề vì thiếu nhân tố phù hợp. Vì vậy, Spalletti phải chuyển sang lối đá 3 trung vệ - sơ đồ 3-4-2-1 hoặc 3-5-2 - vốn quen thuộc hơn với đa số thành viên Azzurri.
Hành trình mới bắt đầu từ Paris, trước đối thủ Pháp mà Italy thua cả 3 trận gần nhất. Azzurri không thắng Les Bleus kể từ 2008.
Phápvào bán kết EURO 2024 nhưng Didier Deschamps cũng không thoải mái hơn so với Spalletti khi đối mặt truyền thông và người hâm mộ.
Sự bảo thủ của Deschamps khiến Pháp trình diễn phong độ tệ hại: ghi được vỏn vẹn 4 bàn, một nửa do đối phương phản lưới, trong đó chỉ 1 bàn từ bóng động (cũng là bàn cuối cùng của đội tại EURO 2024, vào lưới Tây Ban Nha ở bán kết).
Trong ngày Kylian Mbappe lần đầu trở lại Parc des Princes kể từ khi chia tay PSG gia nhập Real Madrid, anh có khả năng được Deschamps xếp đá trung phong.
Hoạt động bên cạnh Mbappe là Michael Olise - ngôi sao Olympic Paris 2024, và Bradley Barcola - người đang bùng nổ với 3 trận ghi bàn liên tiếp cho PSG (4 bàn).
Giữa hai đối thủ đang phải bước vào quá trình làm mới nhằm giành lại niềm tin của người hâm mộ, Pháp vẫn nhỉnh hơn so với Italy.
Đội hình dự kiến:
Pháp (4-3-3): Maignan; Clauss, Saliba, Konate, Theo Hernandez; Kante, Tchouameni, Zaire-Emery; Olise, Mbappe, Barcola.
Italy (3-5-2): Donnarumma; Gatti, Buongiorno, Calafiori; Cambiaso, Fagioli, Ricci, Frattesi, Dimarco; Zaccagni, Retegui.
Tỷ lệ trận đấu: Pháp chấp 3/4
Tỷ lệ bàn thắng: 2 1/2
Dự đoán: 2-1.
Trong khi đó, Thanh Hóa của HLV Velizar Popov cũng sở hữu những cầu thủ chất lượng như Rimario, Nguyễn Thái Sơn, Lâm Ti Phông, Võ Nguyên Hoàng...
CLB Thép Xanh Nam Định đang chờ đợi chiếc Siêu Cúp đầu tiên trong lịch sử. Trong khi đó, nếu giành chiến thắng ở trận đấu chiều 31/8 tới, Thanh Hóa có lần thứ ba được nâng Siêu Cúp sau hai lần trước vào các năm 2009, 2023.
Nét đặc biệt của Siêu Cúp năm nay là lần đầu tiên Ban tổ chức mời trọng tài nước ngoài cấp FIFA cầm còi (ông Nazmi bin Nasaruddin người Malaysia); lần đầu tiên trận Siêu Cúp được chính thức sử dụng hệ thống VAR với đầy đủ tính năng được cấp phép.
Theo điều lệ, mỗi đội được phép đăng ký tối thiểu 18 cầu thủ, tối đa 30 cầu thủ, trong đó có 5 cầu thủ nước ngoài (được sử dụng nhiều nhất 3 người trên sân), 2 cầu thủ gốc Việt và 2 cầu thủ nhập tịch.
Hai đội thi đấu 1 trận, nếu hòa trong 90 phút sẽ phân định thắng thua bằng loạt luân lưu. Đội giành chiến thắng nhận được cúp và tiền thưởng 300 triệu đồng, đội còn lại nhận 200 triệu đồng.
Sau chiến tranh, FBIS được chuyển về biên chế của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Tuy vậy, trong một thời gian dài, OSINT chỉ được xếp vào vị trí thứ yếu. Mạng lưới điệp viên và vệ tinh trinh sát được coi trọng hơn.
Ảnh minh họa |
Tác động chủ yếu làm thay đổi và nâng cao vai trò của OSINT chính là cuộc cách mạng thông tin, mở ra những khả năng to lớn cho mạng Internet và nâng cao khả năng tiếp cận từ các tài nguyên thông tin khác nhau. Năm 2004, Tổng thống Mỹ Bush đã ký Đạo luật về cải tổ hoạt động tình báo, trong đó coi OSINT thành một loại hình đầy đủ và bình đẳng trong hoạt động của cộng đồng tình báo Mỹ.
Trên tinh thần đạo luật này, Chính phủ Mỹ đã xây dựng Trung tâm quốc gia về hoạt động tình báo công khai. Các chuyên gia của Trung tâm, trên cơ sở phân tích các nguồn tin công khai, hàng năm soạn thảo hơn 2.000 bản dịch, báo cáo phân tích, báo cáo tổng hợp, báo cáo hình ảnh, bản đồ...
Nội dung các báo cáo bao quát gần như tất cả các lĩnh vực quan trọng như chính trị quốc tế, quân sự, kinh tế, khoa học-công nghệ, hoạt động khủng bố và chống khủng bố, phổ biến công nghệ quân sự, an ninh nội địa…
Trung tâm cũng thực hiện công tác đào tạo nhân viên phân tích thông tin cho gần 60 cơ quan, trong đó có Nhà Trắng, Lầu Năm Góc, CIA, Nghị viện châu Âu và nhiều hãng công nghiệp quốc phòng lớn ở Mỹ.
Bên cạnh Trung tâm quốc gia, Chính phủ Mỹ còn thành lập một mạng lưới rộng khắp các trung tâm chuyên tiến hành hoạt động OSINT và cung cấp thông tin cho hơn 7.000 người sử dụng. Ví dụ, Phòng Nghiên cứu liên bang của Thư viện Quốc hội Mỹ chuyên phân tích thông tin về các vấn đề đối nội, đối ngoại, bảo đảm an ninh quốc gia để phục vụ chính phủ liên bang.
Các chuyên gia của cơ quan này có khả năng dịch và phân tích các nguồn tin nước ngoài bằng 25 thứ tiếng. Quốc hội Mỹ còn có Trung tâm dịch thuật ảo quốc gia, gồm một đội ngũ các chuyên gia ngôn ngữ học và phiên dịch có tay nghề cao, được phép sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động, trong đó có hệ thống phiên dịch tự động bằng máy tính điện tử.
Các trung tâm đều có sự hợp tác chặt chẽ với Cục Điều tra Liên bang Mỹ, CIA, Bộ Quốc phòng, Bộ An ninh nội địa và Hội đồng tình báo quốc gia Mỹ.
Hoạt động OSINT của Bộ Quốc phòng Mỹ
Bộ Quốc phòng Mỹ xem OSINT là một phần không tách rời của bất kỳ chiến dịch tình báo nào do quân đội Mỹ tiến hành, tin tình báo công khai là cơ sở để soạn thảo các loại báo cáo khác, cho phép các cơ quan tình báo giải quyết rất nhiều nhiệm vụ khác nhau mà không cần phải huy động lực lượng điệp viên hay sử dụng các phương tiện kỹ thuật đắt tiền.
Một trong những trung tâm tình báo OSINT nổi tiếng nhất của quân đội Mỹ là Viện Nghiên cứu châu Á (ASD), chủ yếu phục vụ cho Bộ Tư lệnh liên quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trực thuộc Bộ Chỉ huy tình báo và an ninh lục quân Mỹ, ASD được đánh giá cao do có những công trình nghiên cứu có giá trị về nhiều vấn đề khác nhau, từ các cơ quan chỉ huy tối mật của quân đội Triều Tiên đến các chương trình vũ trụ của Trung Quốc.
Trong biên chế của ASD có nhiều nhân viên dân sự người Mỹ và Nhật Bản. Trong đó, nhân viên người Mỹ chủ yếu là thành viên lực lượng dự bị và cựu binh Lực lượng cận vệ quốc gia lục quân Mỹ; nhân viên người Nhật làm việc hợp đồng ở các vị trí chuyên gia dịch thuật, lưu trữ, hành chính, thu thập, phân tích và xử lý thông tin... ASD có khả năng xử lý, phân tích thông tin về nhiều khu vực khác nhau trên thế giới bằng tiếng Trung Quốc, Nhật Bản, Khmer, Triều Tiên, Hindu...
ASD không phải là một trung tâm phiên dịch. Ngược lại, một bộ phận nhân viên của nó chuyên thu thập, xử lý thông tin và ra báo cáo bằng tiếng địa phương; sau đó, nhân viên của một bộ phận khác sẽ dịch các báo cáo và tài liệu đó sang tiếng Anh.
Bên cạnh ASD, Cục Nghiên cứu về lực lượng vũ trang nước ngoài (FMSO), có văn phòng tại Fort Leavenworth (bang Kansas), cũng đóng vai trò rất quan trọng. Trên cơ sở xử lí các nguồn tin công khai, cơ quan này nghiên cứu về tình hình quân đội Nga và quân đội các nước châu Âu, châu Á, Mỹ Latin, Trung Quốc; các loại hình và phương thức tiến hành chiến tranh kiểu mới, hoạt động khủng bố…
Bộ Quốc phòng Mỹ còn có nhiều cơ quan tình báo sử dụng các nguồn tin công khai như Trung tâm phân tích liên hợp ở Anh, Cục Thông tin địa lý quốc gia, Trung tâm tình báo của Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt và các bộ tư lệnh chiến lược liên quân, cùng nhiều tổ chức, cơ quan khác… Trong số các đơn vị Mỹ ở nước ngoài, sư đoàn 3 bộ binh cơ giới từng chiếm đóng ở Iraq năm 2005 là đơn vị có nhiều kinh nghiệm tiến hành hoạt động OSINT.
Tất cả các trung tâm tình báo OSINT thuộc cộng đồng tình báo Mỹ liên kết lại thành một hệ thống thông tin thống nhất, mang tên Hệ thống Thông tin các nguồn tin công khai (OSIS), các phương tiện kỹ thuật của mạng là DNI-U.
>> Đọc tin thế giới 24h trên VietNamNet
Nguyên Phong
Từ giữa những năm 1950, các căn cứ Mỹ ở Philippines nằm dưới sự chỉ đạo của các Đại tá CIA Edward Lansdale và Lucien Conein.
" alt=""/>Bí mật hoạt động tình báo sử dụng tin công khai của Mỹ