Nhận định, soi kèo Arsenal vs Aston Villa, 0h30 ngày 19/1: Bám đuổi ngôi đầu
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Celta Vigo vs Athletic Bilbao, 20h00 ngày 19/1: Củng cố top 4 -
Boya (tên bí danh - nv) đã gọi cho cảnh sát lúc 2 giờ sáng ngày 9/3, với giọng đầy lo lắng. Cô nói rằng, một người đàn ông lạ đang đập liên hồi vào cánh cửa phòng khách sạn mà cô đang nghỉ trên đường Trung Sơn Đông (Liễu Châu, Quảng Tây). Cánh cửa sắp bị bung ra và cô rất sợ hãi… Cửa phòng khách sạn bị đập liên hồi, cô gái trẻ cầu cứu cảnh sát giữa đêmẢnh minh họa. Nguồn Q.Q Sau khi nhận được tin báo, đội cảnh sát của Sở cảnh sát Liễu Châu đã nhanh chóng đến hiện trường. Tuy nhiên, họ không nhìn thấy người đàn ông đó.
Cảnh sát đã làm việc với phía khách sạn để tìm hiểu tình hình. Một nhân viên bảo vệ của khách sạn cho biết, có phát hiện một người đàn ông đến đập cửa phòng nghỉ của Boya. Anh đã đến ngăn chặn nhưng khi anh rời đi, người đàn ông này lại đến đập cửa.
Hiểu được tình hình, cảnh sát lập tức kiểm tra an ninh giám sát của khách sạn thì phát hiện một người đàn ông đang trốn ở thang thoát hiểm.
Đội cảnh sát lập tức bước tới để thẩm vấn thì được biết, gã đàn ông này không phải là người xa lạ với Boya. Thậm chí, cả hai đã hẹn hò với nhau được hơn 1 năm.
Gần đây, hai người xảy ra mâu thuẫn nên đã chia tay. Đêm đó Lan Feng (bí danh của người đàn ông đập cửa - nv) muốn tìm Boya để thảo luận xem anh ta có còn cơ hội nối lại tình cảm hay không.
Sau khi biết được nội dung của sự việc, phía cảnh sát đã chỉ trích và giáo dục nghiêm khắc hành vi đập cửa vô lý của Lan Feng. Tiếp đến, họ cũng phân tích để hòa giải mối quan hệ giữa Lan Feng và Boya.
Cả hai sau đó đã quyết định cho nhau thêm thời gian để suy nghĩ về mối quan hệ của mình.
Tiên Nguyễn: 'Ba đưa tôi về Việt Nam bằng máy bay riêng'
Tiên Nguyễn đã được cách ly sau khi trở về nước từ vùng dịch.
"> -
Từ sau Tết, bà xem tivi đã thấy lao xao chuyện dịch bệnh bên Trung Quốc, nhưng bà chẳng ngờ được câu chuyện vốn xa tít tắp tận đâu giờ ảnh hưởng tới tận nhà bà - một vùng quê cách Hà Nội những hơn 100km. Cô dâu có bầu thời Covid: Cứ đẻ xong rồi cướiVợ chồng bà Tình có 2 người con. Cô con gái đã lấy chồng, yên bề gia thất. Cậu con trai năm nay 32 tuổi, mong mãi mới dắt người yêu về giới thiệu gia đình được vài tháng. Gia đình đã dự tính, để các con tìm hiểu nhau thêm một thời gian nữa, nếu ổn là cuối năm cưới liền tay.
Đùng một cái, con trai bà thông báo bạn gái có bầu, cưới gấp. Bà cũng cho đấy là chuyện vui, không câu nệ chuyện ăn cơm trước kẻng của chúng nó.
Con trai bà lại làm ăn ở tận trong Nam, cưới vợ và định cư trong đấy luôn. Bà đi xem thầy năm lần bảy lượt mới chọn được ngày đẹp, thuận tiện cho cả đôi bên đi lại.
Tháng trước, gia đình bà đã đặt vé máy bay vào Nam xin dạm ngõ, nói chuyện với nhà gái. Hai bên gia đình vui vẻ thống nhất ngày ăn hỏi, ngày cưới ở cả 2 nơi. Ai cũng tạo điều kiện hết sức để đôi trẻ đến với nhau.
Con trai và con dâu bà cũng tức tốc đi chụp ảnh cưới, đăng ký kết hôn, đặt bàn khách sạn. Ở nhà, bà Tình cũng đã lên danh sách khách mời, đặt trước phông bạt, bát đĩa.
Lúc này, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên cả nước cũng đã lắng xuống. Bà nghe nói cả 16 bệnh nhân dương tính đều đã ra viện. Vợ chồng bà khấp khởi mừng, chỉ mong chuyện lớn cả đời của con trai 'đầu xuôi đuôi lọt', không ai chê trách gì.
Ấy thế mà chỉ còn nửa tháng nữa là đến ngày cưới con trai, bà xem tivi lại thấy Hà Nội phát hiện thêm người dương tính. Chỉ ít ngày sau, một loạt bệnh nhân khác ở các tỉnh thành được phát hiện. Tình hình lần này nghe chừng còn phức tạp hơn lần trước. Rồi đùng một cái, con trai bà lại gọi về báo nhà gái đang xem xét việc hoãn đám cưới. Nghe tin, vợ chồng bà thở dài thườn thượt.
‘Con trai tôi bảo, ông bà thông gia đã phát giấy mời cho vài chục khách rồi. Nhưng thấy mọi người không được thoải mái lắm khi phải đi đám cưới vào thời điểm này. Thậm chí một số người còn xin phép không đến dự ngay lúc nhận giấy mời. Sợ đám cưới chúng nó vắng vẻ, mất vui, ai đến được cũng chẳng mặn mà nên bên nhà gái đang tính chuyện hoãn lại 1, 2 tháng’ - bà Tình kể.
Nhưng điều bà lo nhất lúc này là giả sử 1, 2 tháng nữa tình hình không khả quan hơn, trong khi cái bụng của con dâu bà ngày một lớn, thì sẽ tính sao đây?
‘Chúng nó bảo cùng lắm là đẻ xong mới cưới. Còn bây giờ đã đăng ký kết hôn rồi, vẫn về ở với nhau như bình thường’.
‘Nhà tôi thì không vấn đề gì. Nhưng chẳng biết bà con làng xóm ở quê có thông cảm cho không. Từ trước tới giờ, ở quê tôi chưa có chuyện đẻ xong mới cưới, trừ khi là rổ rá cạp lại. Đằng này, hai đứa chúng nó đều trai tân, gái tân, yêu thương nhau được gia đình ủng hộ, mà cuối cùng phải cưới như thế, tôi thấy tội cho chúng nó quá’.
Bà Tình bảo, ở quê bà chưa tiến bộ, văn minh như ngoài thành phố. Bà sợ người ta lại nói ra nói vào, dẻ bỉu các con bà. Nhưng nhà gái đã quyết thế thì bà cũng phải tôn trọng.
Ông Chương - chồng bà thì động viên vợ và các con: ‘Thôi, nhà gái người ta không ngại thì thôi, mình cũng phải nghĩ thoáng lên. Chỉ cần chúng nó yêu thương nhau, được pháp luật cho phép là được. Còn chuyện cưới xin là thủ tục thông báo với họ hàng thân sơ, không quan trọng bằng các chuyện khác. Bây giờ, nếu vẫn tiếp tục tổ chức, ngộ nhỡ có chuyện gì xảy ra thì mình cũng áy náy với mọi người, chúng nó lại thêm việc phải lo’.
Thấy chồng nói có lý, bà gọi lại cho con trai bảo: ‘Thôi thì tuỳ các con. Nếu cảm thấy không yên tâm thì chuyện riêng gác lại vì chuyện chung vậy. Các con cứ về ở với nhau, đẻ xong rồi làm tiệc cưới, bố mẹ đồng ý hết'.
Vợ chồng Kon Tum hoãn tiệc cưới, rước dâu đơn giản bằng xe máy
Sau khi đăng thông báo hoãn cưới, vợ chồng chị Trang tổ chức rước dâu đơn giản, với sự chứng kiến của bố mẹ hai bên gia đình.
"> -
Mẹ và con trai chung chiến tuyến chống Covid-19 Người phụ nữ gửi con thơ cho bố mẹ chồng để đi chống dịch CovidNăm nay 60 tuổi, về hưu được 5 năm nhưng khi dịch Covid-19 bùng phát, máu nghề nghiệp nổi lên, cô Nguyễn Thị Hoa (nguyên Phó khoa Kiểm soát bệnh dịch- Trung tâm Y tế quận Thủ Đức, TP.HCM) quyết định sẽ góp sức mình vào việc đẩy lùi dịch bệnh.
Nghĩ là làm, cô đem tâm nguyện bàn với chồng con. Do cả gia đình đều làm nghành y nên không một ai phản đối mà nhiệt tình ủng hộ cô.
Sắp xếp công việc gia đình, giao lại quầy thuốc cho chồng quản lý, cô Hoa làm đơn xin với Ban giám đốc Trung tâm Y tế quận Thủ Đức, tình nguyện đến làm việc tại khu cách ly.
Cô Nguyễn Thị Hoa viết đơn tình nguyện tham gia chống dịch Covid-19. Thời điểm này, khu cách ly KTX Đại học Quốc gia TP.HCM thành lập, cô Hoa được phân công về quản lý kho thực phẩm và trang thiết bị y tế ở đây.
'Tôi công tác trong ngành đã lâu, đã từng trải qua thời kỳ chống đại dịch Sars nên tôi muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình cùng các đồng nghiệp trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh lần này”, cô Hoa tâm sự.
Không chỉ mình cô Hoa tham gia trong trận chiến chống lại đại dịch, con trai cô hiện là cán bộ tại Trung tâm Y tế quận Thủ Đức cũng đang thực hiện nhiệm vụ tại khu cách ly khác. Dù vậy, hơn nửa tháng qua 2 mẹ con cô chưa từng gặp mặt nhau vì công việc nối tiếp, giờ giấc khác nhau nên khi con về cơ quan nghỉ thì mẹ đi làm và ngược lại.
'Mẹ con chả gặp được nhau, lâu lâu cô gửi chút đồ ăn lại cho con trai để động viên tinh thần, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao', cô Hoa nhắc về con trai với ánh mắt tự hào.
Nữ điều dưỡng gửi con cho cha mẹ chồng đi chống dịch
Sau khi giúp các công dân làm thủ tục chứng nhận hoàn thành đủ thời gian cách ly, chị Lê Thị Ngọc Loan (điều dưỡng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức) tần ngần đứng nhìn từng người đang hối hả, hân hoan trở về với gia đình. Chị thấy vui lây vì những công dân này hoàn toàn khỏe mạnh, không ai bị dương tính với Covid-19.
Ngày nhận quyết định từ ban lãnh đạo Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức điều xuống khu cách ly KTX Đại học Quốc gia TP.HCM, chị Loan và các đồng nghiệp không hề bất ngờ hay hoang mang bởi ngay khi dịch bệnh bùng phát, mọi người đã xác định chắc chắn sẽ phải đối mặt và tham gia vào việc chống lại đại dịch này.
Chị Lê Thị Ngọc Loan. Nhận nhiệm vụ, chị Loan quay về nhà thu xếp hành lý và sắp xếp việc nhà. May mắn, chị có cha mẹ chồng tâm lý. Khi nghe chị thông báo phải vào khu cách ly làm việc, cha mẹ chồng chị chỉ nhỏ nhẹ nói 'Con cứ đi đi, 2 đứa nhỏ để ba mẹ lo, cố gắng giữ sức khỏe và hoàn thành nhiệm vụ'.
Trước khi tới điểm cách ly, chị Loan cũng khá lo lắng về vấn đề bảo hộ trong quá trình làm việc, bởi coi qua tivi, chị thấy đội ngũ y tế ở các nước trên thế giới mặc đồ bảo hộ đầy đủ mà không biết mình vào khu cách ly có được như vậy không?
Thế nhưng, ngay khi tới nơi, chị và các đồng nghiệp đã được trang bị đầy đủ và an toàn các thiết bị bảo hộ nên chị rất an tâm làm việc.
Những ngày đầu chăm sóc cho các công dân cách ly, chị Loan và các đồng nghiệp khá áp lực, bởi số lượng người quá đông, mỗi người mỗi tính. 'Có nhiều người khó khăn về việc ăn uống, có người ăn chay thì phải đặt đồ ăn chay cho họ, nhiều người nước ngoài theo đạo Hồi thì cũng phải cung cấp đồ ăn theo đạo Hồi cho họ. Chúng tôi đáp ứng cho họ đầy đủ để họ cảm thấy thoải mái khi cách ly ở đây', chị Loan cho hay.
Lực lượng làm nhiệm vụ hướng dẫn cho công dân hoàn thành cách ly địa điểm đón xe trở về gia đình. Có một kỷ niệm chị Loan nhớ mãi đó là lần tới đo thân nhiệt cho một cựu chiến binh năm nay đã ngoài 70 tuổi. Người cựu binh này không những nhiệt tình hợp tác với cán bộ y tế, ông còn động viên ngược lại: 'Chú là bộ đội Trường Sơn, đối mặt với cái chết nhiều lần rồi, lần này không có gì là sợ cả'.
Vừa tươi cười vẫy tay chào từng người như chia tay người thân, chị Loan tâm sự: 'Khi nhận nhiệm vụ, tôi xác định, công việc ở đây có những nguy hiểm vì mình không biết trong số này có ai nhiễm bệnh hay không. Vì vậy, khi làm việc, chúng tôi phải biết tự bảo vệ mình, giữ khoảng cách nhưng luôn chào hỏi vui vẻ để người cách ly không cảm thấy bị kỳ thị'.
Kỳ tích 32 ngày cách ly của em bé 10 tháng tuổi
Lần thứ nhất, New New cách ly cùng mẹ ở Campuchia 15 ngày. Trở về Sài Gòn, em cùng mẹ đến KTX Đại học Quốc gia TP.HCM cách ly 17 ngày nữa.
">