您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo U21 Wigan Athletic vs U21 Swansea City, 19h00 ngày 8/4: Hạ sát Thiên nga đen
NEWS2025-04-10 02:02:48【Bóng đá】6人已围观
简介 Pha lê - 08/04/2025 08:44 Nhận định bóng đá g bundesliga 2024bundesliga 2024、、
很赞哦!(36)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Moreland City vs Bulleen Lions, 17h00 ngày 8/4: Khách đáng tin
- Chú chó đặc biệt bảo vệ an ninh Olympic Paris 2024
- Thầy giáo dạy Toán thi vào ngành Triết, tốt nghiệp thủ khoa trường Nhân văn
- Fanpage của Trường THPT Trần Phú Hà Nội bị giả mạo
- Nhận định, soi kèo Cruz Azul vs America, 10h10 ngày 9/4: Cruz Azul vào bán kết
- Soi kèo phạt góc Bahrain vs Nhật Bản, 18h30 ngày 31/1
- Vụ nữ sinh quỳ khóc ở cửa lớp, hình thức xử lý cô giáo phải đối mặt
- Olympic 2024 ngày 3/8: Trịnh Thu Vinh hụt huy chương
- Nhận định, soi kèo U23 Portimonense vs U23 Farense, 17h00 ngày 8/4: Khách đáng tin
- Hiệu trưởng cõng học sinh lội bùn đến trường ở Quảng Bình
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Middlesbrough vs Leeds, 2h00 ngày 9/4: Căng như dây đàn
Thu phí đầu năm tùy tiện Trường Tiểu học Văn Hoa TP Thạch Thủ (Hồ Bắc, Trung Quốc) bị phạt và tịch thu 2,5 tỷ đồng. Ảnh: NetEase Sau khi nhận được phản ánh của phụ huynh, cơ quan chức năng lập tức tiến hành điều tra vụ việc. Ngày 27/10, Cục Quản lý và Giám sát thị trường TP Thạch Thủ ra quyết định xử phạt đối với Trường Tiểu học Văn Hoa về hành vi cố tình "phân tách nhỏ các khoản phí để thu thêm".
"Theo Điều lệ quy định các khoản thu tỉnh Hồ Bắc, Cục Quản lý và Giám sát thị trường có thẩm quyền ban hành lệnh cấm và yêu cầu các đơn vị chấm dứt các khoản thu vi phạm pháp luật, trái phép. Đồng thời các khoản thu này buộc phải hoàn trả trong thời gian nhất định.
Mọi khoản thu vi phạm pháp luật, trái phép đều bị tịch thu và phạt hành chính không quá 1 lần. Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ xử phạt hành vi vi phạm của đơn vị thu phí, người đứng đầu và các bộ phận liên quan phải chịu trách nhiệm trực tiếp.
Căn cứ vào điều trên, hành vi thu phí trái phép của Trường Tiểu học Văn Hoa được quyết định như sau: Một, tịch thu toàn bộ khoản phí trái phép còn lại 727.380 NDT (2,4 tỷ đồng). Hai, phạt hành chính 30.000 NDT (100 triệu đồng). Tổng hình phạt là 757.380 NDT (2,5 tỷ đồng)", quyết định xử phạt của Cục Quản lý và Giám sát thị trường TP Thạch Thủ đưa ra đối với Trường Tiểu học Văn Hoa.
Trong quá trình điều tra, Cục Quản lý và Giám sát thị trường TP Thạch Thủ xác nhận, tổng 'khoản thu tùy tiện' của trường lên đến 905.940 NDT (3 tỷ đồng). Tính đến 20/9, sau thông báo hoàn tiền, trường đã trả lại phụ huynh được 178.500 NDT (599 triệu đồng). Số tiền còn lại là 727.380 NDT (2,4 tỷ đồng) sẽ bị tịch thu.
Ngay sau khi cơ quan chức năng đưa ra quyết định xử phạt đối với Trường Tiểu học Văn Hoa, phụ huynh bày tỏ sự đồng ý. Họ cho biết, việc thu phí tùy tiện hiện nay rất phổ biến. Thay vì đích thân nhà trường hoặc giáo viên chủ nhiệm đứng ra thu lại "đứng đằng sau" để ban phụ huynh làm việc.
"Nhà trường nhờ sự giúp đỡ của ban phụ huynh thu phí, nhưng khi bị điều tra lại khai báo đây là khoản thu tự nguyện", một phụ huynh bức xúc lên tiếng.
Phần lớn phụ huynh cho rằng, những nơi khác nên học hỏi cách xử lý của TP Thạch Thủ, điều tra nghiêm khắc hành vi thu học phí tùy tiện trong trường học hiện nay.
Sau sự việc này, phụ huynh bày tỏ mong muốn phòng giáo dục các TP sẽ ban hành văn bản thông báo rõ ràng về các khoản thu theo quy định và bất hợp pháp, nhằm hạn chế hiện tượng thu phí tùy tiện. Đồng thời, giảm bớt gánh nặng cho gia đình đầu năm học mới.
Theo NetEase
Gần 700 sinh viên một trường đồng loạt bỏ học, phụ huynh đòi hoàn học phíGần 700 sinh viên năm nhất của một trường dạy nghề ở Quảng Đông, Trung Quốc đồng loạt bỏ học vì không có giảng viên dạy thời gian qua.">
Lạm thu đầu năm, trường tiểu học bị phạt và tịch thu 2,5 tỷ đồng
Giáo sư Albert P. Pisano - Đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture, Viện sĩ Viện hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, giá trị cốt lõi và độc đáo của giải thưởng chính là điều làm nên sức hút đối với VinFuture (Ảnh: VFP) - Theo giáo sư, đâu là yếu tố thu hút các nhà khoa học, nhóm nghiên cứu đến với Giải thưởng VinFuture?
Trước tiên, tôi muốn khẳng định rằng bản thân luôn dành sự tôn trọng cho tất cả giải thưởng lớn khác như Giải Nobel, Giải Đột phá (Breakthrough), Tang Prize hay Japan Prize. Đó đều là những giải thưởng xuất sắc, nhưng chỉ gói gọn về mặt kỹ thuật, khoa học và thành tựu khoa học.
Tuy nhiên, có những điều chúng ta chỉ có thể thấy ở Giải thưởng VinFuture. Thứ nhất, VinFuture đề cao tác động tích cực đến nhân loại; thứ hai, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phụ nữ tham gia vào chương trình nghị sự khoa học và công nghệ. Cuối cùng giải thưởng đề cao các quốc gia đang phát triển cũng như vai trò ngày càng tăng của họ với thế giới.
Bên cạnh đó, tôi nghĩ chúng ta nên chúc mừng các nhà sáng lập và những người đặt nền móng hình thành Giải thưởng VinFuture vì họ đã xác lập được những giá trị và sứ mệnh đúng đắn, đồng thời đưa Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên công nhận cùng lúc tất cả những giá trị đó. Đó là điều tuyệt vời cho cả thế giới cũng như đất nước các bạn. Tôi nghĩ thế giới sẽ có cái nhìn khác về Việt Nam qua cách Giải thưởng VinFuture khẳng định rõ sứ mệnh của mình.
Theo Giáo sư Pisano, thế giới đã có những góc nhìn khác về Việt Nam qua các Giải thưởng VinFuture khẳng định rõ sứ mệnh của mình. (Ảnh: VFP) VinFuture đã chứng minh được vị thế trên thế giới
- Là đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo, giáo sư đánh giá gì về những đề cử của mùa giải năm nay? Các đề cử tập trung vào lĩnh vực gì?
Tôi cho rằng Giải thưởng VinFuture đang hoạt động hiệu quả với sự gia tăng liên tục về chất lượng, số lượng và sự đa dạng của các đề cử.
Tôi có thể tiết lộ một chút, lĩnh vực trọng tâm chính là lĩnh vực công nghệ có khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống con người. Trong lĩnh vực sinh học, chúng tôi tiếp nhận rất nhiều đề cử về sức khỏe con người, cũng như nâng cao hiệu quả nông nghiệp nhằm đảm bảo nguồn lương thực cho mọi người. Đối với hạng mục Giải thưởng Chính, chúng tôi đang xem xét nhiều đề cử dành cho các nhóm nhà nghiên cứu đã tạo ra tác động thực sự lâu dài trên phạm vi toàn cầu.
- Quy mô và mục tiêu của VinFuture có đặt ra thách thức hay khó khăn nào cho Hội đồng Sơ khảo trong quá trình đánh giá và sàng lọc đề cử hay không, thưa Giáo sư?
Một giải thưởng thành công là một giải thưởng khiến Hội đồng Sơ khảo “luôn chân luôn tay”. Và câu nói này đã được chứng minh khi chúng tôi nhận được rất nhiều hồ sơ. Nhưng tôi cho rằng sự vất vả này xứng đáng.
Tiếng lành đồn xa, nhiều đề cử đã được gửi về và chất lượng ngày càng đi lên. Điều đó đồng nghĩa việc cân nhắc và lựa chọn cũng trở nên “đau đầu” hơn. Với tư cách đồng chủ tịch Hội đồng Sơ khảo, những khó khăn này chính xác là điều tôi mong muốn, khi VinFuture thành công tới mức chúng tôi phải “vò đầu bứt tai”, lo lắng đêm ngày để đưa ra quyết định chính xác nhất.
Giáo sư Pisano cho biết, những khó khăn, thách thức trong việc chọn lọc các đề cử của mùa giải VinFuture lần thứ 3 là vô cùng xứng đáng khi Hội đồng Sơ khảo phải đối mặt với rất nhiều hồ sơ xuất sắc (Ảnh: VFP) - Những người đầu tiên đoạt Giải thưởng chính của VinFuture, TS. Katalin Karikó và GS. Drew Weissman đã trở thành Chủ nhân giải thưởng Nobel Y học năm nay. Ông đánh giá thế nào khi VinFuture đã công nhận giá trị và đóng góp toàn cầu của nghiên cứu này, trước cả giải thưởng tầm cỡ như Nobel?
Đầu tiên, việc có chung nhận định (với giải Nobel) cho thấy quy trình lựa chọn đề cử của Giải thưởng VinFuture rõ ràng rất hiệu quả. Thứ hai, điều này chứng tỏ với thế giới về vị thế và tầm nhìn của Giải thưởng VinFuture vì hai nhà khoa học này đã được VinFuture công nhận trước đó.
Tôi nghĩ những nhà sáng lập Giải thưởng VinFuture nên tự hào về những gì họ đã làm. Họ tạo ra một giải thưởng không chỉ vinh danh nhà khoa học nữ và nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển - những nhóm yếu thế mà còn dự đoán trước những nghiên cứu sẽ sớm được quốc tế ghi nhận.
Tất cả điều trên là sự khẳng định cho việc Giải thưởng VinFuture thực hiện hiệu quả sứ mệnh của mình cũng như mang lại tín nhiệm lớn cho Việt Nam.
Tính tiên phong - Sứ mệnh đặc biệt của VinFuture
- Giáo sư đã đồng hành với Giải thưởng VinFuture từ những ngày đầu thành lập. Tới hiện tại, nhìn lại hành trình đã qua, ông nhận thấy Giải thưởng VinFuture có điểm khác biệt nào so với những giải thưởng khác?
Tôi sẽ chỉ ra một điểm khác biệt quan trọng, đó là khi các nhà khoa học được đề cử cho Giải thưởng VinFuture, họ thực sự được đánh giá dựa trên những đóng góp có ích cho nhân loại.
Tôi nhận thấy rằng Giải thưởng VinFuture không mắc phải những điểm hạn chế như một số giải thưởng khác. Chẳng hạn, có giải yêu cầu ứng viên không thể được đề cử nếu chưa từng giành được giải thưởng nào. Điều đó có nghĩa là Giải thưởng VinFuture được tự do tìm kiếm để vinh danh các tài năng xuất chúng, bất kể tài năng đó đến từ đâu trên thế giới.
Giải thưởng VinFuture đã thành công thể hiện rõ cả bốn giá trị cốt lõi - bình đẳng, toàn cầu, bền vững và tiên phong, theo Giáo sư Pisano (Ảnh: VFP) - Giải thưởng VinFuture có 4 giá trị cốt lõi: Bình đẳng, Toàn cầu, Bền vững và Tiên phong. Giáo sư có cho rằng Giải thưởng VinFuture đã truyền tải được hết những giá trị cốt lõi này hay không?
Chắc chắn rồi. Tuy nhiên, nếu phải chọn ra một giá trị khiến tôi tâm đắc nhất, đó là sự tiên phong.
Nhắc đến giá trị tiên phong, chúng ta có hiểu rằng các đề cử phải là những người đang làm điều gì đó đi trước thời đại. Song tôi đang đề cập tới một góc nhìn khác: Giải thưởng VinFuture chính là nơi tiên phong tìm kiếm những thành công bước đầu. Nếu làm được điều đó, ngày càng nhiều nhà khoa học sẽ cống hiến cả đời mình nhằm tạo ra những tác động tích cực cho cộng đồng. Đó là sứ mệnh đặc biệt mà chỉ Giải thưởng VinFuture có thể đảm nhận. Tôi rất trân trọng hai nhà sáng lập đã đưa ra tầm nhìn đó.
(Theo Technode Global)
">‘Thế giới có cái nhìn khác về Việt Nam qua Giải thưởng VinFuture’
Ở tuổi 14, Lý Duyệt Vân bước vào kỳ thi đại học. Bằng sự cố gắng không ngừng nghỉ, mọi công sức của cô được đền đáp xứng đáng. Với số điểm 626/730, cô đỗ vào ngành Khoa học và Công nghệ điện tử của Đại học Nam Kinh (trường nằm trong khối liên minh C9 - top đại học hàng đầu Trung Quốc).
22 tuổi được bổ nhiệm làm nhà nghiên cứu liên kết
Ban đầu chưa quen với môi trường học tập ở đại học, điểm số của Lý Duyệt Vân không cao. Để thu hẹp khoảng cách trình độ và kiến thức so với bạn bè, cô chăm chỉ học ngày đêm.
Năm 2 đại học, Lý Duyệt Vân tình cờ biết đến khóa học Thí nghiệm biên giới(Frontier Experiments)của trường nên đăng ký tham gia. Đây là nhóm chuyên nghiên cứu chất bán dẫn. Sau khi tham gia nhóm, cô dành nhiều thời gian tìm hiểu cách chế tạo và thử nghiệm.
Để bắt tay vào nghiên cứu, cô đọc thêm nhiều tài liệu, học cách dùng dụng cụ thí nghiệm và tham gia các hội thảo học thuật. Thành quả là Lý Duyệt Vân xuất bản được bài báo đầu tiên với chủ đề 'Ứng dụng dây nano GaN trên bề mặt Graphene'đăng tạp chí Công nghệ bán dẫn(Semiconductor Technology).
Đến năm 4 đại học, cô xuất bản được thêm 2 bài báo khác trên tạp chí SCIvà Hóa học vô cơ. Đồng thời, Lý Duyệt Vân cũng hoàn thành xong thủ tục đăng ký cấp bằng sáng chế.
Ở tuổi 22, Lý Duyệt Vân đảm nhận chức vụ làm nhà nghiên cứu liên kết trẻ nhất trong khối liên minh C9 (9 đại học hàng đầu Trung Quốc). Ảnh: Sohu Tốt nghiệp đại học tuổi 18 với loạt thành tích dày đặc, Lý Duyệt Vân được miễn học thạc sĩ, tuyển thẳng lên hệ tiến sĩ. Trong 4 năm học tiến sĩ, cô vừa học vừa nghiên cứu, tiếp tục xuất bản thêm 8 bài báo khác đăng trên tạp chí SCI.
22 tuổi, Lý Duyệt Vân bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và được Đại học Nam Kinh mời về đảm nhận chức vụ cao cấp - nhà nghiên cứu liên kết. Hiện, cô là nhà nghiên cứu trẻ nhất trong khối liên minh C9 (gồm 9 đại học hàng đầu Trung Quốc).
Mức lương Đại học Nam Kinh chiêu mộ Lý Duyệt Vân là 360.000 NDT/năm (1,2 tỷ đồng). Ngoài ra, cô cũng được hưởng thêm các chế độ giống phó giáo sư.
Theo đó, vị trí này đòi hỏi trong 3 năm, Lý Duyệt Vân phải có năng lực thực hiện và khả năng nghiên cứu như sau:
1. Chủ trì các dự án nghiên cứu cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, xây dựng kế hoạch, ý tưởng nghiên cứu và điều phối công việc của nhóm nghiên cứu;
2. Chủ trì hoặc tham gia chủ trì các hoạt động trao đổi học thuật tối thiểu 2 lần;
3. Chủ trì và hoàn thành tối thiểu 1 dự án cấp quốc gia hoặc nhiều hơn 2 dự án cấp tỉnh, thành phố;
Hiện tại, hướng nghiên cứu chính của Lý Duyệt Vân là chất bán dẫn. Cô cũng đang mở rộng nghiên cứu lĩnh vực thông tin điện tử. "Hy vọng, các nghiên cứu của tôi sẽ sớm được ứng dụng vào thực tế", cô chia sẻ.
Theo Sohu
Nữ sinh 13 tuổi đỗ đại học, 19 tuổi học tiến sĩTRUNG QUỐC - Đỗ đại học năm 13 tuổi, 6 năm sau học tiến sĩ, ở tuổi 23 với định hướng nghiên cứu hiện tại là chip trí tuệ nhân tạo, Tống Văn Thanh ‘nuôi tham vọng’ giúp đất nước trở thành cường quốc tự chủ công nghệ.">
Tiến sĩ kỹ thuật 14 tuổi đỗ ĐH, 23 tuổi là nhà nghiên cứu trẻ lương 1,2 tỷ/năm
Nhận định, soi kèo AL
Thí sinh xếp hàng làm thủ tục trước khi vào phòng thi. Ảnh: Thúy Nga PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Giám đốc ĐH Bách Khoa Hà Nội, cho biết đợt thi năm nay được bố trí sớm hơn mọi năm với mục tiêu để những học sinh tự tin về kiến thức của mình có thể tham gia thi sớm. Ngoài ra còn một mục tiêu khác là giúp thí sinh làm quen với nội dung và cấu trúc bài thi, phần mềm thi và đặc biệt là đánh giá năng lực tư duy hiện tại của bản thân để có kế hoạch ôn tập phù hợp.
Cấu trúc của bài thi năm nay vẫn giữ ổn định như năm 2023, gồm 3 phần: Tư duy Toán học, Tư duy Đọc hiểu và Tư duy Khoa học, trong đó, nội dung các phần thi không đi sâu vào kiểm tra kiến thức các môn học mà tập trung vào đánh giá năng lực tư duy riêng biệt. Đặc biệt, phần Tư duy Khoa học đã “xóa nhòa ranh giới” giữa các tổ hợp môn học, phù hợp với nội dung của chương trình THPT mới.
Thí sinh vào phòng thi. Ảnh: Thúy Nga Về những băn khoăn khi các trường y dược sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội để xét tuyển, theo ông Điền, hiện nay đang có hai luồng ý kiến.
Nhiều người cho rằng có thể sử dụng kết quả này do các trường y dược chỉ cần đánh giá tổng thể thí sinh về năng lực, tư duy và thấy các em đủ năng lực học tập là được. Tuy nhiên, luồng ý kiến khác cho rằng phải có nội dung Hóa học, Sinh học vì đây là nền tảng để người học có thể theo đuổi các môn vốn rất dài và khó của ngành y.
Ông Điền cho rằng, kỳ thi đánh giá tư duy hiện tại đều đáp ứng những yêu cầu này. “Tuy nhiên, nếu khối y dược đặt hàng ĐH Bách khoa Hà Nội, chúng tôi hoàn toàn có thể tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy riêng cho khối này, trong đó giữ nguyên nội dung thi về đánh giá Tư duy Toán học và Tư duy Đọc hiểu. Riêng phần Tư duy Khoa học sẽ thiết kế theo hướng nhiều kiến thức về Hóa học và Sinh học”, ông Điền nói.
Theo thống kê, đợt 1 của kỳ thi Đánh giá tư duy có gần 3.000 thí sinh, chia thành 107 phòng thi tại 8 địa phương. Năm nay, ĐH Bách khoa Hà Nội tiếp tục áp dụng công nghệ check-in tự động bằng Căn cước công dân có tích hợp với hệ thống quản lý dữ liệu cá nhân trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để định danh thí sinh nhằm triệt để chống việc thi hộ và gian lận trong thi cử.
ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến sẽ tổ chức 6 đợt thi vào các ngày: 2-3/12/2023; 20-21/12/2023; 9-10/3/2024, 27-28/4/2024; 8-9/6/2024 và 15-16/6/2024 tại các tỉnh, thành phố trong cả nước, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nam Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Đà Nẵng.
Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chỉ 4 mônBộ GD-ĐT công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Phương án được lựa chọn là phương án 2+2, tức là 2 môn thi bắt buộc (Ngữ văn, Toán) và 2 môn lựa chọn.">Gần 3.000 thí sinh thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội đợt 1
Tưởng Quốc Binh. Ảnh: Sohu Năm 1978, Trung Quốc nối lại kỳ thi tuyển sinh đại học trên cả nước. Tưởng Quốc Binh là một trong những thành viên đầu tiên đăng ký khóa học ôn thi. Không ngại vất vả, hàng ngày anh 'vùi đầu' vào sách vở, thậm chí đêm còn thắp đèn học.
Trước khi thi ĐH, Tưởng Quốc Binh vẫn tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Vật lý và giành giải Nhất. Năm 1980, anh tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH đạt được kết quả tốt. Bố mẹ biết Tưởng Quốc Binh có thành tích học xuất sắc, nhưng không nghĩ con trai trở thành thủ khoa tỉnh Hồ Bắc.
Yêu thích Vật lý và có ý định tiếp tục nghiên cứu, nên Tưởng Quốc Binh chọn chuyên ngành này tại ĐH Thanh Hoa. Thời điểm đó, chuyên ngành Vật lý được các công ty săn đón và trao nhiều đãi ngộ.
Sự nghiệp thăng tiến
Nhờ sự chăm chỉ, anh vượt qua 4 năm tại ĐH Thanh Hoa dễ dàng và trở thành gương mặt tiêu biểu của trường. Năm 1984, Tưởng Quốc Binh tốt nghiệp ĐH và 2 năm sau nhận được bằng thạc sĩ.
Vì thành tích ấn tượng, Tưởng Quốc Binh được ĐH Thanh Hoa giữ lại làm giảng viên. Nhận thấy cơ hội hiếm có, anh không do dự lập tức đồng ý.
Là giảng viên trẻ có triển vọng của ĐH Thanh Hoa, Tưởng Quốc Binh luôn tìm kiếm cơ hội cho bản thân, học chưa bao giờ là đủ. Anh mong muốn được ra nước ngoài học và nghiên cứu.
Năm 1996, nhờ chương trình liên kết của ĐH Thanh Hoa và ĐH Purdue, Tưởng Quốc Binh dành được suất sang Mỹ học tiến sĩ chuyên ngành Vật lý Hạt nhân.
ĐH Purdue nơi Tưởng Quốc Binh học tiến sĩ. Ảnh: Sohu Năm 2000, anh thành công lấy được bằng tiến sĩ và trở về Trung Quốc, tiếp tục giảng dạy tại 'Harvard châu Á'. Vài năm sau, Tưởng Quốc Binh được bổ nhiệm làm phó giáo sư trẻ nhất khoa Vật lý với mức lương hàng trăm nghìn NDT/năm.
Quyết định liều lĩnh
Về nước sau khi đi du học, tâm lý Tưởng Quốc Binh thay đổi. Trong quá trình đó, anh chứng kiến sự phát triển vượt bậc của Bắc Mỹ và bắt đầu nuôi ước mơ định cư ở nước ngoài. Anh được bạn bè động viên, với thành tích của bản thân dễ dàng giảng dạy tại một trường ĐH ở đây, có mức lương tốt. Cuộc sống của anh sẽ được cải thiện trong vài năm.
Về sau, Tưởng Quốc Binh thể hiện rõ sự lơ đãng trong công việc. Nghiên cứu thực nghiệm từng được cho là thú vị nhưng cũng trở nên nhàm chán đối với anh. Sau khi thuyết phục vợ, anh đưa gia đình sang Canada sống. Ban đầu, vợ anh không đồng ý vì cuộc sống hiện tại ổn định. Hơn nữa, không phải ai cũng có thể trở thành giảng viên ĐH Thanh Hoa.
Nhưng Tưởng Quốc Binh vẫn xin nghỉ việc ở ĐH Thanh Hoa sang Canada định cư. Tuy nhiên, sau một thời gian anh nhận thấy môi trường sống không phù hợp. Hơn nữa, Tưởng Quốc Binh không thể tìm được công việc ưng ý.
Ở Trung Quốc, anh là Phó giáo sư Vật lý nổi tiếng, dễ tìm được công việc yêu thích. Nhưng ở nơi đất khách quê người, Tưởng Quốc Binh phát hiện còn nhiều người giỏi hơn anh.
Suốt 3 tháng, anh gửi đơn xin việc đi khắp nơi, nhưng các trường và viện nghiên cứu đều không nhận. Không có gia đình, người thân để nương tựa, Tưởng Quốc Binh quyết định tìm công việc chân tay kiếm sống qua ngày.
Anh gắn bó với công việc sơn tường 6 tháng, nhưng chỉ kiếm được 5.000 đô la Canada (khoảng 90 triệu đồng). Điều này, giáng một đòn mạnh vào lòng tự trọng của Tưởng Quốc Binh. Xốc lại tinh thần, anh tìm hiểu thị trường việc làm, nhận thấy Canada không chuyên về nghiên cứu Vật lý. Do đó, anh quyết định đi học Hóa lấy bằng tiến sĩ ngành này tại ĐH Toronto.
Tốt nghiệp xong, anh tìm được việc liên quan đến ngành Hóa. Công việc cũng chỉ kéo dài 1 năm, sau khi hết hợp đồng anh không được tái ký. Lúc này, Tưởng Quốc Binh rơi vào trạng thất nghiệp, không có tiền nuôi vợ con.
Anh không ngừng tìm kiếm công việc khác, nhưng may mắn chưa đến. Mặc dù sơ yếu lý lịch tốt, nhưng Tưởng Quốc Binh vẫn không tìm được việc phù hợp.
Tưởng Quốc Binh bất lực khi phải đối mặt với nguồn tài chính ngày càng cạn kiệt của gia đình. Lúc này, anh tìm đến các công việc lặt vặt để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Cuối cùng, anh lựa chọn cắt đứt liên lạc với vợ con đi lang thang khắp nơi. Ngày 20/7/2006, do không chịu được áp lực, anh tự tử ở tuổi 44.
Dù thành công hay thất bại trong sự nghiệp, Tưởng Quốc Binh vẫn là người truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ về tinh thần học tập và nghiên cứu. Biến nghịch cảnh thành cơ hội, anh trở thành phó giáo sư trẻ nhất ĐH Thanh Hoa thời điểm bấy giờ. Sự ra đi của Tưởng Quốc Binh, ngày nay vẫn khiến nhiều người trong giới nghiên cứu tiếc nuối.
Theo Sohu
Nam sinh miền núi đạt 10/10 kỳ học bổng, thành thủ khoa đầu ra của Bách khoaTừng cảm thấy ngợp vì xung quanh có nhiều người bạn đoạt giải quốc tế, là học sinh trường chuyên, nhưng sau đó Long đã bứt phá giành 10/10 kỳ học bổng loại A, có công việc lương cao vào năm 4 và trở thành thủ khoa đầu ra của ĐH Bách khoa Hà Nội.">
Bi kịch cuộc đời của Phó giáo sư Vật lý nổi tiếng trở thành thợ sơn
Đại tá Dương Xuân Phượng Khảo sát kỹ hơn 100 sinh viên này, ông Phượng cho biết, 3/4 các em tự nhận thấy những gì mình được học chỉ đáp ứng được khoảng 75% yêu cầu công việc, chỉ khoảng 2% cho rằng với những gì mình được trang bị có thể đáp ứng 90% yêu cầu doanh nghiệp. “Còn lại chúng tôi phải đào tạo lại”, ông Phượng nêu thực tế.
Theo ông Phượng, các cán bộ được giao hướng dẫn các sinh viên cũng có những đánh giá khá tương đồng với khảo sát. Kết quả này phản ánh thực trạng kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm của sinh viên chưa thật sự đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp.
Ngoài ra, theo ông Phượng, có sự bất cập trong đánh giá sinh viên tốt nghiệp, khi mà tỷ lệ Khá, Giỏi, Xuất sắc của một số trường lên tới 99%. “Ngày xưa, nhiều sinh viên được đánh giá Trung bình nhưng thực hành tốt. Còn bây giờ, thậm chí rất nhiều sinh viên tốt nghiệp loại Xuất sắc nhưng chúng tôi vẫn phải đào tạo lại”, ông Phượng nói.
Từ đó, ông Phượng đề xuất các trường đại học đổi mới nội dung chương trình đào tạo sát với thực tế của doanh nghiệp, tức theo tín hiệu của thị trường chứ không phải đào tạo những cái mà trường có. Các trường cần có chính sách liên kết, mời doanh nghiệp tham gia vào một phần của đào tạo, cấp một số chứng chỉ để sinh viên bắt nhịp được “hơi thở” của doanh nghiệp, thị trường lao động.
Ông Phượng cũng đề xuất cần xem xét có cơ chế, tiêu chí chung để đánh giá thực chất chất lượng đào tạo của sinh viên hiện nay.
“Tức không để tỷ lệ Xuất sắc và Giỏi quá cao như thế. Bởi khi về đến doanh nghiệp, chúng tôi phải đánh giá lại, rất khó khăn”, ông Phượng nói.
PGS.TS Lưu Bích Ngọc, Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực. PGS.TS Lưu Bích Ngọc, Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, cho rằng, phía doanh nghiệp cũng chưa thật sự tích cực tham gia công tác đào tạo cùng các trường đại học. Bà Ngọc dẫn thống kê của Bộ GD-ĐT công bố năm 2021, có 135 trường đại học báo cáo hợp tác với hơn 6.120 doanh nghiệp, trung bình mỗi trường hợp tác với 60 doanh nghiệp.
Tuy nhiên, phần lớn các hoạt động hợp tác là tiếp nhận sinh viên đến thực tập, kiến tập (với tỷ lệ hơn 90%). Hoạt động hợp tác phổ biến thứ hai là tài trợ, trao học bổng (với gần 70% doanh nghiệp tham gia). Còn việc tham gia vào việc xây dựng chương trình đào tạo, giảng dạy tại các trường đại học chỉ có 30%.
Để hạn chế, khắc phục tình trạng đào tạo lại sau khi tuyển dụng, theo bà Ngọc, doanh nghiệp cũng cần thiết lập bộ phận chuyên trách để phản biện, góp phần xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo của các trường đại học hướng theo nhu cầu sử dụng nhân lực từ phía mình.
Cùng đó, cần có chiến lược “nuôi dưỡng”, “ươm mầm” tài năng tại các trường đại học bằng các hình thức cung cấp học bổng, đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính, tuyển dụng trước và sau tốt nghiệp; đặt hàng cơ sở đào tạo giải quyết những vấn đề cần thiết mà doanh nghiệp đang và sẽ có nhu cầu...
Áp lực tự chủ đại học, nhiều hiệu trưởng xin nghỉ việc
Tự chủ đại học khiến công việc hiệu trưởng ngày càng nhiều áp lực. Ngay ở ĐH Quốc gia Hà Nội, trong vài năm qua, đã có 2-3 người xin thôi chức vụ này để chuyển sang vị trí khác.">Đề xuất đánh giá sinh viên tốt nghiệp loại Giỏi, Xuất sắc đúng thực chất