Từ giữa tuần trước, chị Thùy Linh cũng đã đưa con từ Quảng Ninh vào lại Sài Gòn để chuẩn bị trở lại trường.
Do công việc, chị đã mang cậu con trai đang học lớp 2 ra Quảng Ninh từ cuối tháng 12/2021. Trong thời gian qua, cậu bé vẫn học online và nay trở lại với trường lớp, bạn bè.
“Mình cho con vào từ giữa tuần để thích nghi lại với thời tiết, ngoài bắc đang rất lạnh và mưa, trong này thì nắng nóng. Con mình cũng khá háo hức với việc được đi học lại” – chị Linh cho biết.
Gia đình anh Nguyễn Ngọc Phúc (TP. Thủ Đức) cũng có hai người con trở lại học trực tiếp trong tuần này. Trong đó, cậu con trai học lớp 5 sẽ đi học ngay từ ngày 14/2, cô em gái học lớp 1 sẽ tới trường sau một vài ngày. Anh Phúc cho biết người mừng nhất có khi là ông bà nội.
“Hồi tháng 11, khi vợ chồng tôi bắt đầu phải đi làm lại, chúng tôi đã nhờ ông bà từ Lâm Đồng xuống trông giúp hai con. Ông bà thương con thương cháu ở đây từ hồi đó, nhưng tôi biết cũng nhớ nhà, muốn về quê. Chúng tôi nhờ ông bà nốt mấy hôm cho đến khi trường mở bán trú trở lại thì ông bà sẽ được “giải phóng”.
Trong khi đó, chị Lê Thanh Quỳnh (quận 10) cho biết mới được “vui một nửa”.
Chị cho biết nhà có hai bé ở lứa tuổi mầm non, một bé 4 tuổi năm nay học lớp mầm, một bé hơn 2 tuổi vẫn ở lớp nhà trẻ. Từ đầu tuần, khi các cô giáo lấy khảo sát về việc phụ huynh có đồng ý cho con đi học lại vào ngày 14/2 hay không, tất cả phụ huynh cả hai lớp con chị học đều đánh dấu “đồng ý”.
Tuy nhiên, thứ 6 vừa rồi nhà trường thông tin bắt đầu từ ngày 14/2 mới chỉ có các bé từ 3-5 tuổi đi học lại. Các bé dưới 3 tuổi do còn nhỏ, chưa nói được tình hình sức khỏe của mình nên Phòng Giáo dục chưa cho tổ chức các bé đến trường.
“Tôi đã tưởng từ đầu tuần này trở đi, khi hai con cùng đến lớp, tôi sẽ được trở lại với nhịp làm việc sinh hoạt như trước khi dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên, vẫn còn một bé ở nhà thì tôi phải tiếp tục làm việc online thôi. Hy vọng rằng con cũng sớm được đến trường, có bạn bè, được các cô dạy dỗ chứ không chỉ loanh quanh với mẹ như suốt mấy tháng qua” – chị Quỳnh chia sẻ.
Vừa học vừa chống dịch, không lơ là xem nhẹ
Tỉ mẩn làm từng cái nhãn vở, bọc bóng kính cho sách vở của con, chị Lê có con năm nay vào lớp 1 Trường Tiểu học Thực hành - Đại học Sài Gòn nói “chờ ngày này đã lâu”. Nhẩm tính thời gian con nghỉ học do dịch từ 10/5 rồi học trực tuyến ở nhà chị Lê tính đến nay đã 9 tháng, 3 ngày. Thời gian này đúng bằng thời gian của một năm học.
Các bé lớp 1 khá ngỡ ngàng khi lần đầu đến trường
Hơn 9 tháng qua vì dịch bệnh, con trai chị Lê kết thúc khoá học mầm non trong chóng vánh, thiệt thòi lẫn hụt hẫng. Hơn 4 tháng đầu cậu bé ở nhà quanh quẩn với đồ chơi, tivi. Có những giai đoạn bé thèm được đi chơi nhưng chỉ biết đứng trong nhà nhìn ra đường do Sài Gòn đang đỉnh điểm dịch Covid-19. Năm học mới nay con chị Lê đã vào lớp 1. Thế nhưng chương trình học kỳ I đã hết mà con chưa được một ngày đến trường, chưa biết mặt bạn, mặt cô giáo còn học trực tuyến thì chữ được chữ mất.
Tại cuộc họp phụ huynh cuối tuần rồi khi giáo viên lấy ý kiến đi học trực tiếp, không chút đắn đo, chị Lê đồng ý ngay lập tức.
Mấy ngày trước, chị Lê tranh thủ chuẩn bị dụng cụ học tập cho con, từ viết nhãn vở, bọc bóng kính, mua đồ dùng học tập, cặp đựng sách vở, mền để chuẩn bị học bán trú, đến cả bình nước cá nhân, rồi các vật dụng chống dịch như khẩu trang.
Theo lịch hôm nay nhà trường sẽ đón học sinh vào lớp từ 6h30 đến 7h, và kết thúc buổi học lúc 11h. Buổi sáng các con sẽ học trực tiếp còn buổi chiều học trực tuyến. Việc bố trí này nhằm tạo điều kiện cho học sinh nếu chưa đến trường học trực tiếp vì lý do nào đó thì vẫn có thể học trực tuyến để nắm kiến thức.
Năm học này TP.HCM có hơn 1,7 triệu học sinh từ các bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT. Như vậy sau hơn 9 tháng giãn đoạn do dịch bệnh các cấp học từ mầm non đến THPT đã trở lại trường. Cho học sinh trở lại đồng loạt vào ngày 14/2 (trừ trẻ dưới 3 tuổi) ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay Sở GD-ĐT đã phối hợp với Sở Y tế TP.HCM và đưa ra các tình huống cũng như cách xử lý các tính huống trong điều kiện có dịch.
Niềm vui khi gặp lại bạn
Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, mặc dù không lấy ý kiến nhưng có hơn 80% đến 85% phụ huynh tiểu học có con học từ lớp 1 đến lớp 5 đăng ký cho con đi học trực tiếp từ ngày 14/2. Khoảng gần 20% phụ huynh học sinh tiểu học chưa đăng ký cho con em đi học lại không đăng ký được xác định vì nhiều lý do như còn lo lắng về dịch Covid-19, hiện đang ở các tỉnh chưa trở lại TP.HCM…
Trường hợp cha mẹ học sinh chưa đồng thuận cho học sinh (từ lớp 1 đến lớp 6) đến trường học tập trực tiếp, học sinh tiếp tục học trực tuyến, học qua truyền hình, giao bài tự học theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT.
Ngân Anh - Minh Anh
Ảnh: Trương Thanh Tùng
TP.HCM tổ chức ăn sáng cho trẻ mầm non từ tuần thứ 2
Trong tuần học đầu tiên, các cơ sở giáo dục sẽ tạm thời chưa tổ chức ăn sáng với các bé 3 tuổi trở lên. Từ tuần thứ 2, việc này diễn ra bình thường.
">
1,7 triệu học sinh TPHCM đến trường, đông nhất sau 9 tháng
VN-Index có dấu hiệu suy yếu sau phiên bùng nổ 5/12. Ảnh: TradingView.
Bên cạnh đó, Tổng cục Thống kê cũng công bố số liệu vĩ mô tháng 11 với bức tranh khá tích cực, thể hiện xu hướng tiếp tục phục hồi trên diện rộng của nền kinh tế Việt Nam sau bão Yagi, trải rộng từ công nghiệp, dịch vụ đến đầu tư công. Ông Hinh cũng đánh giá những lo ngại về lạm phát đã được “bỏ lại phía sau” khi chỉ số CPI tháng 11 chỉ tăng 0,13% so với tháng trước và tăng 2,77% so với cùng kỳ.
Thanh khoản thị trường cũng là điểm sáng khi chứng kiến sự trở lại của những phiên giao dịch trên 20.000 tỷ đồng. Với những dấu hiệu tích cực của dòng tiền, chỉ số VN-Index có thể tiếp tục vận động đi lên và hướng tới vùng kháng cự mạnh 1.280-1.300 điểm.
“Thị trường sẽ sớm chứng kiến hoạt động chốt lời gia tăng khi chỉ số VN-Index chạm vùng kháng cự kể trên. Do đó, nhà đầu tư nên hạn chế mua đuổi tại vùng giá cao, kiên nhẫn chờ đợi các nhịp rung lắc sắp tới để tái cơ cấu danh mục đầu tư, dịch chuyển danh mục sang nhóm cổ phiếu có triển vọng tăng trưởng tích cực trong quý cuối năm như ngân hàng, xuất khẩu (thủy sản, dệt may) và nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ câu chuyện nâng hạng thị trường”, chuyên gia VNDirect nhận định.
VN-Index có thể rung lắc đầu tuần
Các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết đà tăng của VN-Index đã có dấu hiệu suy yếu sau phiên bùng nổ 5/12.
Trên biểu đồ giá hàng ngày, chỉ số chung lình xình sau phiên bùng nổ là diễn biến thường thấy, nhưng vẫn có khả năng cao chỉ số sẽ cần tích lũy lại một vài phiên trước khi đà tăng ngắn hạn quay trở lại và hướng đến gần hơn vùng kháng cự 1.300 điểm. Trong trường hợp nhà đầu tư vẫn chờ đợi để giải ngân thì ngưỡng hỗ trợ gần nhất là xung quanh vùng 1.250 điểm.
VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục chốt lời đối với những mã đã đạt mục tiêu lướt sóng T+ để bảo toàn lợi nhuận khi đà tăng đang tạm thời suy yếu trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, nhà đầu tư với khẩu vị rủi ro cao vẫn có thể chọn lọc cổ phiếu duy trì được vận động ổn định, nằm trong xu hướng đi lên, thu hút được dòng tiền và canh những nhịp điều chỉnh trong phiên để giải ngân. Một số nhóm ngành đáng chú ý trong những phiên tới sẽ là công nghệ - viễn thông, chứng khoán, dệt may, thủy sản.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng động thái hạ nhiệt hiện tại chưa tạo ra yếu tố rủi ro lớn cho thị trường. Đây chỉ là diễn biến thăm dò bình thường sau đợt tăng điểm nhanh.
Dự kiến, thị trường sẽ tiếp tục trạng thái thăm dò quanh vùng hiện tại trong phiên giao dịch đầu tuần. Nếu áp lực nguồn cung không lớn, tín hiệu bật tăng mạnh trong phiên 5/12 sẽ tiếp tục tạo động lực hồi phục cho thị trường, giúp thị trường hướng đến và kiểm tra vùng cản tiếp theo 1.280-1.300 điểm.
Các nhà đầu tư có thể kỳ vọng khả năng nới rộng nhịp hồi phục của thị trường. Hiện tại, nhà đầu tư có thể khai thác cơ hội ngắn hạn tại một số cổ phiếu có diễn biến khởi sắc từ vùng hỗ trợ.
Tuy nhiên, vẫn cần cân nhắc diễn biến hồi phục để chốt lời ngắn hạn đối với các cổ phiếu đã tăng nhanh đến vùng cản.
Ở góc nhìn thận trọng hơn, Công ty Chứng khoán Yuanta dự báo thị trường sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh và kiểm định lại mức 1.267 điểm trong phiên giao dịch đầu tuần.
Tuy vậy, do thị trường vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực, nhịp điều chỉnh có thể nhanh chóng kết thúc trong phiên. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục tăng mạnh cho thấy các nhà đầu tư đã chuyển sang trạng thái lạc quan hơn với diễn biến thị trường hiện tại.
Với chiến lược ngắn hạn (dưới 1 tháng), các chuyên gia từ Yuanta khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu lên mức cao và mua mới.
Về chiến lược trung hạn (1-5 tháng), các nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức cân bằng và ưu tiên nắm giữ cổ phiếu vốn hóa lớn.
Chứng khoán cao nhất 2 tháng
VN-Index tăng nhẹ hơn 2 điểm trong phiên 6/12 và nhích qua mức 1.270 điểm, cao nhất kể từ cuối tháng 10.