Sau một học kỳ triển khai chương trình phổ thông mới, cô Phan Thị Hải Yến (giáo viên chủ nhiệm lớp 1A5 Trường Tiểu học Dân Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) cho hay có cảm nhận rõ rệt là các học sinh lớp 1 ngoài việc nắm bắt kiến thức, thì tự tin, mạnh dạn hơn hẳn các năm trước trong việc thể hiện quan điểm, ý kiến.“Kết thúc học kỳ 1, so với các lứa cùng kỳ các năm trước, kỹ năng đọc viết, giao tiếp và tương tác của học sinh lớp 1 năm nay tự tin hơn nhiều. Về Toán, đến thời điểm này, trẻ đã có thể cộng, trừ các phép tính trong phạm vi 10”.
 |
Học sinh lớp 1A5 Trường Tiểu học Dân Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên mạnh dạn trao đổi về nội dung bài học với cô giáo chủ nhiệm Phan Thị Hải Yến. |
 |
Ngoài đọc trơn (không cần đánh vần) và tính toán tốt hơn, điều mà các giáo viên cảm nhận rõ là học sinh tự tin, mạnh dạn hơn so với lứa học sinh các năm trước ở cùng kỳ. |
Còn cô Trần Thị Tú Uyên (giáo viên chủ nhiệm lớp 1A6) cho hay, sau một học kỳ, học sinh năng động, tự tin hơn với việc tham gia các hoạt động nhóm. Đặc biệt, sự tương tác với giáo viên và kỹ năng sống tốt hơn rất nhiều so với trước đây.
“Đến giờ này, học sinh của tôi đã có thể đọc được truyện. Trong các bài tập đọc, các em đã hiểu được nội dung. Cùng kỳ, với chương trình cũ, các em vẫn đang học vần 3 âm”.
Trong khi đó, cô Vũ Thị Quyên, Tổng phụ trách Đội của Trường Tiểu học Trần Cao (huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) cho hay trong các tiết Chào cờ đầu tuần, học sinh không còn “chỉ ngồi nghe” mà được hát, múa, tham gia chơi trả lời câu hỏi,…
“Những buổi đầu tiên, khi gọi các em không dám đứng lên, nhưng giờ đây các em còn chủ động đặt câu hỏi, chia sẻ cảm xúc,…”, cô Quyên nói.
Cô Hoàng Thị Anh Thơ (giáo viên chủ nhiệm lớp 1B Trường Tiểu học Trần Cao) lý giải: “Theo thiết kế của chương trình, phần đầu kiến thức có thể nặng nhưng khi học được rồi thì các em có đà và tiếp thu rất tốt. Phụ huynh cũng chia sẻ các con có sự tự tin, mạnh dạn tương đương với các học sinh lớp 2, lớp 3 những năm trước đây”.
Giáo viên “lên tay” so với chính mình
Theo cô Trần Thị Tú Uyên (Trường Tiểu học Dân Tiến), điểm rất hay của chương trình mới là người giáo viên có thể linh hoạt trong bài dạy, thay đổi nội dung để phù hợp với trình độ học sinh lớp, chứ không bắt buộc thực hiện y nguyên sách giáo khoa.
“Tôi có thể đảo thứ tự nội dung bài học tùy vào diễn biến lớp học, chứ không phải cứng theo motip nhất nhất định sẵn như trước đây”.
Việc này theo cô Uyên giúp cô và các đồng nghiệp được sáng tạo. Trong tiết học, cô trò cũng cảm thấy thoải mái, bớt áp lực và vui vẻ hơn.
Tuy nhiên, với yêu cầu của chương trình mới, giáo viên sẽ phải làm việc nhiều hơn.
“Cảm thấy mình như bước ra ngoài giới hạn của bản thân, dám đổi mới mình trong cả tư duy và cách dạy, năng động hơn. Đặc biệt kỹ năng công nghệ thông tin “lên tay” hơn rất nhiều”, cô Uyên nói về những thay đổi của bản thân.
 |
Chính các giáo viên cũng cảm thấy mình “lên tay” sau một học kỳ triển khai chương trình phổ thông mới. |
Bà Đào Thị Thanh Tâm, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Dân Tiến (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) cho hay, điều bà vui hơn là các giáo viên đã mạnh dạn thay đổi, tự chủ về nội dung, phương pháp giảng dạy, chủ động tìm tòi học liệu để bổ sung kiến thức cho học sinh.
Bà Tâm cho rằng, vì vậy, ban giám hiệu cũng phải thay đổi cách đánh giá. “Chúng tôi nhìn vào hình thức các giáo viên tổ chức dạy học như thế nào và hiệu quả đối với học sinh để đưa ra đánh giá. Chứ không cần phải đầy đủ, tuần tự một cách cứng nhắc như trước đây”.
Ông Phan Xuân Quyết, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hưng Yên cho hay, độ mở của chương trình phổ thông mới cho phép giáo viên được linh hoạt về nội dung bài dạy, có thể giãn bài học hoặc rút ngắn tùy vào từng đối tượng học sinh.
“Qua nắm bắt, không chỉ các học sinh lớp 1 mà các giáo viên cũng chia sẻ cảm thấy tự tin hơn khi được chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục, bài học, bởi cốt mục tiêu cuối cùng là hiệu quả đối với học sinh”, ông Quyết nói.
Thanh Hùng

Giáo viên ít 'ngồi ghế', học sinh đọc thông viết thạo sau một học kỳ
Sau một học kỳ triển khai chương trình phổ thông mới, nhiều giáo viên đánh giá học sinh đọc trơn và tính toán nhanh hơn. Còn giáo viên thì "ít ngồi ở ghế hơn", thay vào đó là sự tương tác liên tục với học trò.
" alt="Học sinh mạnh dạn, giáo viên “lên tay” sau một học kỳ"/>
Học sinh mạnh dạn, giáo viên “lên tay” sau một học kỳ
Quyết định cho học sinh trở lại trường vào ngày 1/3, UBND TP.HCM yêu cầu Sở GD-ĐT, Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp Sở Y tế, hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai nghiêm túc và đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.Hiện các trường học trên địa bàn thành phố đang gấp rút thực hiện các biện pháp phun khử khuẩn, tổng vệ sinh khuôn viên, sân bãi, hành lang, lớp học, văn phòng…các điều kiện để đón học sinh trở lại.
Trường THPT Nguyễn Du, Quận 10 đã chuẩn bị 3.500 khẩu trang y tế, số nước rửa tay khô đủ phục vụ cho 5.000 người và 22 máy đo thân nhiệt để đo nhiệt độ học sinh trước khi vào trường. Nhà trường cũng chuẩn bị 1 phòng cách ly và 1 phòng dự phòng sử dụng trong trường hợp có tình huống cấp bách. Hơn 300 nón chống bắn tia và 20 bộ đồ bảo hộ cho nhân viên y tế đã được trang bị.
 |
Phun khử khuẩn ở Trường THPT Nguyễn Du |
Theo ông Huỳnh Thanh Phú- hiệu trưởng, thời gian qua dù học sinh không học tập trung nhưng việc vệ sinh trường lớp vẫn được thực hiện thường xuyên. Giáo viên đến trường dạy online đều mở cửa để phòng học thông thoáng. Hơn 2.000 phiếu khai báo y tế đã được in để học sinh thực hiện khai báo trong ngày đầu trở lại trường.
Tại Trung tâm giáo dục Thường xuyên Quận 5, ông Đỗ Minh Hoàng- giám đốc, cho hay trung tâm đã rà soát các trang thiết bị, máy đo thân nhiệt, công tác vệ sinh phòng, khuôn viên trường học. Bắt đầu từ sáng nay 25/2, nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm các lớp cập nhật thông tin khai báo y tế của học sinh, gia đình để trường nắm tình hình sức khỏe các em. Sáng ngày 1/3, tất cả 4 cổng của trung tâm sẽ mở để đón học sinh, tại các cổng máy đo thân nhiệt tự động, học sinh khử khuẩn trước khi vào trường. Khu vực căng tin, nhà trường yêu cầu học sinh sử dụng thẻ điểm danh, mua đồ ăn không dùng tiền mặt.
Trường THPT Lê Quý Đôn, Quận 3 TP.HCM đã mua 8 máy đo thân thiệt và hàng trăm chai dung dịch khử khuẩn phục vụ học sinh đi học trở lại. Ông Hà Hữu Thạch- hiệu trưởng nhà trường cho biết, dung dịch khử khuẩn sẽ được đặt ở cổng để học sinh sử dụng trước khi vào trường. Ngoài ra trường cũng trang bị mỗi lớp 2 chai dung dịch khử khuẩn để trong phòng học. Ông Thạch cho hay hiện nhà trường đã kiểm tra cơ sở vật chất, thực hiện khử khuẩn khuôn viên, tổng vệ sinh trường học. Riêng nhà vệ sinh và một số phòng của trường đã lắp hệ thống đèn khử khuẩn tự động từ năm trước. Ngày 1/3 khi học sinh đến trường được khuyến khích mang khẩu trang trong lớp, em nào quên khẩu trang nhà trường sẽ cung cấp miễn phí.
Ông Dương Trí Dũng, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các phòng ban chuyên môn của Sở sẽ phối hợp với các quận, huyện kiểm tra các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, các trường trung cấp, CĐ trực thuộc, các cơ sở bồi dưỡng văn hóa, giáo dục kỹ năng sống, ngoại ngữ, tin học về kết quả thực hiện bộ tiêu chí đánh giá an toàn trường học, công tác phòng chống dịch, công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, phương án thực hiện 5K của Bộ Y tế từ nay đến hết tuần thứ hai sau khi học sinh đi học trở lại.
Minh Anh

Học sinh TP.HCM đi học lại từ ngày 1/3
UBND TP.HCM vừa quyết định cho hơn 1,7 triệu học sinh thành phố trở lại trường vào ngày 1/3 sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán và nghỉ chống dịch Covid-19.
" alt="Trường học ở TP.HCM tất bật đón học sinh trở lại"/>
Trường học ở TP.HCM tất bật đón học sinh trở lại