Cựu CEO Starbucks Việt Nam làm sếp tại Phúc Long
![]() |
Bà Patricia Marques đầu quân cho Masan cách đây 2 tháng. Ảnh: Starbucks. |
Cuối tháng 11 vừa qua,ựuCEOStarbucksViệtNamlàmsếptạiPhúbd tbn Phúc Long tổ chức tiệc dành riêng cho các khách hàng thân thiết trước thềm khai trương cửa hàng tại trung tâm thương mại Saigon Centre (quận 1, TP.HCM).
Đáng chú ý, buổi tiệc có sự xuất hiện bà Patricia Marques, được giới thiệu là CEO của Phúc Long.
Thực tế, bà Patricica là một lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm trong ngành F&B. Bà từng gắn bó với Starbucks Việt Nam từ những ngày đầu và trải qua hành trình hơn 11 năm giữ vị trí Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam.
Trước đó, bà cũng góp phần mở rộng hoạt động quốc tế cho các thương hiệu danh tiếng như Saks Fifth Avenue, Panera Bread và Highlands Coffee.
Trên mạng xã hội việc làm Linkedin, bà Patricica cập nhật thông tin đã đầu quân về Phúc Long cách đây 2 tháng. Trước đó, bà cũng có khoảng 1 năm phụ trách mảng phát triển kinh doanh tại Maxim's Group, sau khi rời Starbucks.
Chia sẻ về chiến lược phát triển thương hiệu Phúc Long, bà Patricia cho biết việc nâng cấp thiết kế không gian cho các cửa hàng sẽ là một trong những bước đi quan trọng tiếp theo. Cửa hàng Phúc Long Saigon Centre được giới thiệu với bảng màu hoàn toàn mới, mang đến cảm giác nhẹ nhàng, sáng sủa và ấm cúng.
Tính đến tháng 11, Phúc Long có 176 cửa hàng, phủ rộng khắp 28 tỉnh thành. Báo cáo quý III/2024 của Masan cho thấy thương hiệu đồ uống này đạt doanh thu 425 tỷ đồng, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Còn với Starbucks, người thế chỗ bà Patricia hiện là ông Hồ Mai Hồ. Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ, FMCG, trong đó trên 10 năm làm cho DKSH Việt Nam và Campuchia. Tại đây, ông từng là giám đốc ngành hàng tiêu dùng, phục vụ hơn 40 thương hiệu, bao gồm cả ngành đồ uống.
Ngoài ra, tân CEO Starbucks Việt Nam cũng đảm nhiệm vị trí quản lý tại các công ty có tiếng như Giám đốc bán hàng khu vực tại Nestle Việt Nam, Giám đốc chi nhánh tại Masan Consumer, Giám đốc điểm bán hàng quốc gia Societe Generale, Giám sát bán hàng Unilever.
Starbucks cân nhắc bán cổ phần tại Trung QuốcTrước đó, McDonald's và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để khai thác thêm tăng trưởng và đáp ứng tốt hơn thị hiếu của người tiêu dùng địa phương. |
![]() |
Nữ sinh này là Pok Wong |
Nữ sinh này là Pok Wong – người đang kiện ĐH Anglia Ruskin số tiền khoảng hơn 60.000 bảng. Cô cho rằng việc trường này khẳng định về “một nền giáo dục có chất lượng và triển vọng việc làm sau khi tốt nghiệp” là gian dối.
Trường hợp này có thể được coi là một tiền lệ cho các trường đại học về cách trình bày các khóa học của mình trong nội dung quảng cáo. Bởi vì khi các sinh viên phải chi khoảng 9.000 bảng mỗi năm, họ sẽ đòi hỏi những giá trị xứng đáng với số tiền đó, cũng như việc họ sẽ xem mình là một khách hàng nhiều hơn.
Wong cho biết, cô đã chuyển từ Hồng Kông tới học ở Trường Kinh doanh quốc tế Lord Ashcroft trực thuộc đại học này sau khi bị thuyết phục bởi những lời cam kết hấp dẫn của trường.
Tuy nhiên, cô gái 29 tuổi này cho rằng trường đã vi phạm hợp đồng và khai báo gian lận khi đưa ra ví dụ về một giảng viên đến lớp muộn, đồng thời sinh viên bị yêu cầu ‘tự học’.
Tấm bằng này “không đóng vai trò gì trong việc giúp đảm bảo một công việc xứng đáng với nhiều triển vọng” – cô nói. Trong khi đó, trường đã hứa hẹn rằng khóa học sẽ giúp sinh viên được trang bị tốt cho các công việc trong giới kinh doanh sau 2 năm “giảng dạy chất lượng cao”.
Wong cũng tổ cáo trường đã ‘nhốt’ cô trong một căn phòng khi cố gắng nói lên sự thật về chất lượng của khóa học trong lễ tốt nghiệp.
Wong cũng hi vọng rằng trường hợp của cô sẽ khuyến khích những sinh viên khác lên tiếng đòi hỏi những giá trị xứng đáng với số tiền bỏ ra, đồng thời nhận được bồi thường nếu trường không làm được như những gì đã cam kết.
Nguyễn Thảo
" alt="Nữ sinh kiện trường vì nhận bằng vô giá trị">