您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Nhận định, soi kèo Ludogorets vs Botev Plovdiv, 22h00 ngày 8/12: Chặn đà tiến đội khách
NEWS2025-01-24 11:29:08【Công nghệ】6人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 08/12/2024 09:20 Nhận định giá vàng 9999 hôm naygiá vàng 9999 hôm nay、、
很赞哦!(49226)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Galatasaray vs Dynamo Kyiv, 22h30 ngày 21/1
- Bảo Thy làm host Miss Teen 201
- Nữ con tin kể chuyện IS rút thăm chọn nô lệ tình dục
- Con gái út gây sốt vì xinh như thiên thần của Lâm Chấn Khang và Kim Jun See
- Soi kèo góc Benfica vs Barcelona, 3h00 ngày 22/1
- EU tranh cãi xoay quanh quy định quản lý AI
- Quán quân Olympic chia sẻ cách học tiếng Anh vừa vui vừa 'chất'
- Ngắm mẫu Galaxy Z Flip 5 màn hình phụ lớn tuyệt đẹp
- Nhận định, soi kèo Al Tai vs Al Najma, 19h50 ngày 21/1: Khách thất thế
- Nộp hồ sơ “chậm”, học sinh trường Trần Phú vẫn được tuyển thẳng
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo U20 Genoa vs U20 Bologna, 22h00 ngày 22/1: Bám sát top 6
Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin Trần Đăng Khoa thông tin với các đại biểu về kế hoạch triển khai chương trình Internet an toàn trong trường học tới 100% trường tại Nghĩa Lộ. Trẻ em ngày nay được tiếp xúc với Internet từ rất sớm qua các thiết bị như iPad, máy tính, điện thoại thông minh. Kết quả điều tra hộ gia đình của dự án “Ngăn chặn hành vi gây tổn hại” tại Việt Nam do ECPAT, INTERPOL và Văn phòng nghiên cứu của UNICEF - Innocenti phối hợp triển khai cho thấy, 89% trẻ em từ 12-17 tuổi, cả nam lẫn nữ, có sử dụng Internet. Trong đó, 87% sử dụng Internet hàng ngày nhưng chỉ có 36% số trẻ cho biết đã nhận được thông tin về cách đảm bảo an toàn thông tin.
Bộ GD&ĐT quy định, Tin học và Ngoại ngữ là 2 môn bắt buộc cho học sinh tiểu học từ lớp 3. Các phòng học có thiết bị nghe nhìn, kết nối Internet và đảm bảo an toàn trong hoạt động dạy học. Tuy nhiên, thay vì học tập và tìm hiểu theo sự chỉ dẫn của thầy cô, không ít học sinh lại lướt Facebook, Tiktok, xem YouTube, thậm chí chơi game trong giờ. Điều này gây ra rủi ro, khi môn học có mục đích hướng dẫn trẻ sử dụng Internet đúng cách, lại trở thành môi trường giúp trẻ có thể tiếp cận với luồng thông tin độc hại. Thầy cô giáo cũng gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát thời gian, mục đích sử dụng Internet của các em tại trường.
Trao đổi với VietNamNet bên lề hội nghị ngày 9/3, ông Nguyễn Cảnh Lâm, Phó Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Yên Bái chia sẻ, không chỉ sử dụng Internet trong trường học, nhiều học sinh ngay từ bậc tiểu học, đã được bố mẹ cho dùng thiết bị công nghệ kết nối Internet phục vụ học tập, giải trí. Nhận thức được nguy cơ mất an toàn thông tin, ngành GD&ĐT Yên Bái thường xuyên khuyến nghị, tổ chức tập huấn nhằm nâng cao nhận thức của các thầy cô và học sinh trong việc tự đảm bảo an toàn khi tham gia môi trường mạng.
Sở GD&ĐT Yên Bái còn đưa vào chỉ tiêu kế hoạch hàng năm yêu cầu các trường phải trang bị kiến thức, kỹ năng về an toàn thông tin mạng cho học sinh, lồng ghép vào hoạt động ngoại khóa. Dẫu vậy, việc tạo dựng môi trường Internet an toàn trong trường học vẫn là thách thức lớn với những người làm giáo dục tỉnh Yên Bái.
Hướng tới mục tiêu đưa Nghĩa Lộ trở thành mô hình điểm cấp huyện đầu tiên, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin Trần Đăng Khoa cho hay, ngay trong tuần tới, Cục cùng Công ty An ninh mạng thông minh - SCS, Sở TT&TT Yên Bái và UBND thị xã Nghĩa Lộ sẽ triển khai Internet an toàn tới 100% trường học trên địa bàn. Như vậy, sắp tới toàn bộ 36 trường học với gần 700 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và khoảng 14.000 học sinh sẽ được bảo vệ an toàn khi tham gia không gian mạng.
Ông Trần Đăng Khoa thông tin thêm, sau 3 đến 6 tháng triển khai chương trình Internet an toàn trong trường học, Cục An toàn thông tin sẽ cùng các đơn vị liên quan đánh giá, rút ra mô hình, bài học kinh nghiệm và xây dựng tài liệu để Sở TT&TT tham mưu cho UBND tỉnh Yên Bái nhân rộng trên toàn tỉnh. Đồng thời, Cục An toàn thông tin cũng đề xuất việc nhân rộng mô hình trên toàn quốc.
Bộ giải pháp an toàn Internet trong trường học SafeGate School, một phần quan trọng trong chương trình, đã được đại diện Công ty SCS trao tặng cho các trường tại thị xã Nghĩa Lộ. Áp dụng mô hình điện toán đám mây, bộ giải pháp cho phép các trường dễ dàng triển khai. việc sử dụng cũng tương đối đơn giản thông qua ứng dụng SafeGate School cài đặt trên điện thoại di động.
SafeGate School cung cấp báo cáo, cảnh báo an ninh, tình hình sử dụng Internet một cách tự động. Giải pháp có thể bảo vệ các thiết bị trong trường khỏi những địa chỉ lừa đảo, mã độc; cảnh báo các virus tấn công, mã hóa dữ liệu; chặn lọc nội dung không phù hợp lứa tuổi học sinh; cung cấp khả năng giới hạn các ứng dụng được phép/không được phép sử dụng trong nhà trường.
Nhấn mạnh việc Cục An toàn thông tin, Sở TT&TT Yên Bái cùng doanh nghiệp hỗ trợ để tạo dựng môi trường Internet an toàn trong trường học là rất cần thiết, Phó Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Yên Bái Nguyễn Cảnh Lâm bày tỏ mong muốn hoạt động này không chỉ được triển khai tại thị xã Nghĩa Lộ mà còn được nhân rộng ra các trường học trên toàn tỉnh.
Cuộc thi online “Học sinh với An toàn thông tin 2023” sẽ thu hút khoảng 1 triệu thí sinh
Trong năm thứ 2 cuộc thi trực tuyến “Học sinh với An toàn thông tin” diễn ra, Ban tổ chức kỳ vọng thu hút khoảng 1 triệu học sinh THCS trên cả nước tham gia.">Đưa Nghĩa Lộ trở thành mô hình điểm về Internet an toàn trong trường học
Sự kết hợp lần đầu trên màn ảnh của hai diễn viên cùng sự tung hứng duyên dáng trong tạo hình hai nhân vật đối lập về tính cách, một bên xù xì nam tính, một bên lại nữ tính đỏng đảnh khiến bất cứ trích đoạn nào có Tú và Tố đều khiến khán giả phấn khích.
Dù chỉ đóng tuyến nhân vật phụ nhưng nhờ diễn xuất ấn tượng của NSƯT Bùi Như Lai và Thái Sơn trên nền kịch bản thú vị, khán giả luôn chờ đợi sự xuất hiện của họ trên phim, thậm chí Tú và Tố còn gây chú ý hơn cả tuyến nhân vật chính.
Trên các diễn đàn phim, khán giả đặc biệt thích thú với diễn xuất của Thái Sơn khi anh giúp nhân vật Tú trở nên cuốn hút mà không hề bị lố. Nam diễn viên sinh năm 1983 nhận nhiều lời khen của người xem nhờ diễn xuất duyên dáng và sáng tạo.
Bản thân Thái Sơn cũng bất ngờ với sự đón nhận của khán giả với nhân vật dài hơi đầu tiên này của mình trên sóng truyền hình. Anh cho biết trong các tập chưa lên sóng, nhân vật Tú còn xuất hiện và gây cười.
Khán giả chờ đợi thêm nhiều trích đoạn hài hước của Tú và Tố như gia vị không thể thiếu của phim vốn chứa nhiều tình tiết gây ức chế cho người xem.
Clip: VTV
NSND Công Lý tham gia tiệc đóng máy phim 'Dưới bóng cây hạnh phúc'Dù chỉ tham gia một vai nhỏ trong 'Dưới bóng cây hạnh phúc', NSND Công Lý vẫn để lại ấn tượng sâu sắc với khán giả.">Trích đoạn gây cười của đôi Tú
Các tác giả đạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018 Khởi động từ tháng 11/2018, sau gần 2 tháng tiếp nhận hồ sơ, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) - Cơ quan Thường trực Giải thưởng đã tiếp nhận 45 hồ sơ đăng ký tham gia Giải thưởng. Các hồ sơ tham gia Giải thưởng năm nay thuộc tất cả các ngành trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, trong đó có 11 hồ sơ do các tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân đề cử và 34 hồ sơ tự ứng cử.
Trong tháng 1/2019, Quỹ đã tổ chức họp đánh giá hồ sơ tại các Hội đồng Khoa học chuyên ngành của Quỹ (HĐKH ngành). Các hồ sơ được đánh giá dựa trên Quy chế Giải thưởng Tạ Quang Bửu tại Thông tư số 01/2015/TT-BKHCN ngày 12/01/2015.
Sau phiên họp, có 8 hồ sơ được HĐKH ngành đề cử, xem xét tại Hội đồng Giải thưởng, trong đó, 6 hồ sơ đề cử cho tác giả của công trình khoa học xuất sắc (Giải chính) và 2 hồ sơ đề cử cho nhà khoa học trẻ (dưới 35 tuổi) là tác giả của công trình khoa học xuất sắc (Giải trẻ). Các đề cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 thuộc các ngành Toán học, Vật lý, Khoa học Trái đất và Môi trường, Cơ học, Khoa học Sự sống - Y sinh Dược học.
Hiện tại, Quỹ đang gửi xin ý kiến chuyên gia phản biện quốc tế về các đề cử được HĐKH ngành đề xuất. Hội đồng Giải thưởng sẽ họp đánh giá hồ sơ trong tháng 4/2019. Lễ trao tặng Giải thưởng dự kiến sẽ tổ chức vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày KH&CN Việt Nam.
Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng thường niên của Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Giải thưởng góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản nói riêng, khoa học và công nghệ Việt Nam nói chung. Các nhà khoa học đoạt giải thưởng phải có những đóng góp chủ đạo trong quá trình nghiên cứu khoa học tại Việt Nam và công bố các kết quả thu được trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín.
Danh sách đề cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019:
">
Nguyễn ThảoCông bố 8 đề cử giải thưởng Tạ Quang Bửu
Nhận định, soi kèo Estrela vs Braga, 1h00 ngày 20/1: Không dễ bắt nạt
Trong 3 nguyên nhân này thì cái gốc là sự cổ suý bạo lực. Một nguyên nhân thứ tư nữa, theo thầy Du, là dân trí.
Ông minh chứng: "Ở các lớp tôi chủ nhiệm từ trước tới nay chưa khi nào học sinh giải quyết bằng bạo lực, vì các em được sinh ra trong những gia đình đàng hoàng, được giáo dục tử tế, được bồi đắp tâm hồn, nên biết tôn trọng nhau".
Thầy giáo Nguyễn Văn Sơn ở TP.HCM nhìn nhận: Lâu nay, nhiều ý kiến khi phân tích hiện tượng bạo lực học đường đều có nêu lý do như "nhà trường chưa chú trọng dạy kỹ năng sống" (thậm chí như thầy hiệu trưởng Trường THCS Phù Ủng còn nhìn nhận là nữ sinh bị đánh vì hiền quá, chưa có kỹ năng sống); nhưng thực ra điều cốt lõi cần phải nhấn mạnh lại là các "giá trị sống".
"Thông tin trên mạng xã hội, phim ảnh..., với nhiều hình ảnh có tính bạo lực và ít tính giáo dục tác động vào trẻ từ khi các em còn bé; đến khi có vấn đề sẽ bùng phát. Ở lứa tuổi dậy thì, các em chưa nhận thức rõ được giá trị sống đẹp mà lầm tưởng về giá trị sống thông qua hình ảnh của các cá nhân "nổi tiếng" trên mạng. Ví dụ như trường hợp của Khá Bảnh" - thầy Sơn nói.
Nhà báo Phạm Trung Tuyến (Đài Tiếng nói Việt Nam) cũng lên tiếng rằng:
"Hãy nhìn các chương trình phát thanh truyền hình, các tờ báo, Fanpage, các kênh YouTube, các tựa games mà trẻ con đang xem đang chơi hàng ngày, nhìn hành xử của người lớn đang sống cùng lũ trẻ thì sẽ thấy "quá nhiều cái ác, quá nhiều sự cay nghiệt, và rất ít yêu thương", hỏi sao không tạo nên thế hệ trẻ con ích kỷ và đạo đức giả.
Gia đình không thể vô can
Theo thầy Sơn, còn nguyên nhân sâu xa đó chính là sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường trong việc giáo dục con em. Không ít phụ huynh phó mặc chuyện giáo dục cho nhà trường. Phần lớn các em gia đình không êm ấm thì có nguy cơ gây ra bạo lực học đường.
Cách đây chưa lâu, trường thầy có một học sinh con nhà khá giả nhưng bố mẹ ly dị. Em ở với mẹ và rất ngang bướng. Em học sinh khá ngổ ngáo, có lần vì mâu thuẫn mà rút dao rượt bạn và thầy giám thị.
Nhà trường xử lý kỷ luật bằng việc không cho ở nội trú, tuy nhiên em năn nỉ xin ở lại với lý do ở đây còn có thể thoải mái, chứ ở nhà em chẳng biết nói chuyện với ai, chẳng biết mình là gì trong đó.
Để giải quyết, thầy hiệu trưởng đã phải nhận em làm con nuôi để chia sẻ, giáo dục em.
Theo giáo viên này, giải pháp đúng đắn và cốt lõi vẫn là sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình. Tuy nhiên, đây lại là điều khó khi những mối lo cơm áo, quan niệm sống vì vật chất đang ảnh hưởng đến nhiều gia đình.
Trong bài viết gửi tới VietNamNet, thầy giáo Nguyễn Đăng (An Giang) nêu thực tế:
"Có những hiện tượng khi chỉ là xích mích của các em học sinh nhưng phụ huynh đã vào trường đánh, xúc phạm, thậm chí lột quần bạn học của con mình đã và đang nêu một gương xấu cho học sinh. Thầy cô đứng lớp chỉ cần nặng lời, hay dùng thước đánh nhẹ vào học sinh là chịu biết bao áp lực, thậm chí là bị đình chỉ việc nên có tâm lý "lờ" đi những thói hư, tật xấu của học trò.
Chưa có thói quen trọng kỷ luật
TS Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng khoa Luật, Trường ĐH Tôn Đức Thắng lý giải:
"Hiện nay, khi có một hiện tượng gì, mọi người đều có xu hướng cường điệu hóa xung đột. Do vậy, khi có mâu thuẫn với người khác, các em cũng sẽ cường điệu lên, và khi đó thì sẽ giải quyết tiêu cực".
Một nguyên nhân khác về đạo đức chính là thiếu tính kỷ luật. Theo TS Sơn, ở trường phổ thông, kỷ luật không phải là trừng phạt mà là một chuẩn mực ứng xử.
"Chuẩn mực ứng xử này phải hình thành từ giáo viên, nhưng hiện nay "moi" ở đâu ra cũng dễ thấy tiêu cực, thiếu chuẩn mực. Ở trường chúng tôi, chuẩn mực tới độ không có chuyện giảng viên nhận một quả cam, quả cóc của người học. Chúng tôi làm điều này không có nghĩa là không tôn trọng cái tình, mà đấy là một chuẩn mực để ngăn ngừa tiêu cực từ nhỏ".
Theo TS Sơn, 2 điều này đáng ra phải hình thành từ trong gia đình và nhà trường phổ thông, nhưng hiện nay không được xem trọng. Nên khi xảy ra sự việc mới sử dụng biện pháp kỷ luật sẽ dẫn tới phản tác dụng.
Ông Sơn cho rằng về cơ sở pháp lý, hiện nay đã có đầy đủ, từ tội làm nhục trong Bộ luật Hình sự đến phạt hành chính.
"Nhưng trừng phạt không phải là cách giải quyết vấn đề. Do đó, cái gốc và chỉ có thể giải quyết vấn đề này, đó là bằng cách nâng cấp giáo dục" - ông khẳng định.
Bồi đắp tâm hồn, giải phóng năng lượng
Nhà báo Trần Đăng Tuấn - một người dùng mạng xã hội nổi tiếng - bày tỏ:
"Đúng là nguyên do từ cả xã hội. Nhưng nếu cứ nói thế rồi như trong "Chí Phèo" rằng "cả làng Vũ Đại tức là không ai cả". Các giải pháp từ gốc như gia đình, xã hội đã đành. Sự đã thế thì ngoài giải pháp gốc, vẫn phải có giải pháp quyết liệt. Không quy chuyện này về lỗi của riêng ngành giáo dục, nhưng ngành giáo dục phải có trách nhiệm chính trị đứng ra đề xuất quyết sách để mọi nơi khác cùng làm".
Dưới áp lực của dư luận và cấp trên, trong ngày Chủ Nhật 31/3, lãnh đạo Hưng Yên đã có những tuyên bố mạnh về việc xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân của nhà trường để xảy ra chuyện nữ sinh bị đánh hội đồng ở Trường THCS Phù Ủng.
Bênh cạnh đó, "từ tuần này, ngành giáo dục tỉnh nhà phải họp với 100% giáo viên để phổ biến tinh thần cả hệ thống chính trị , các tổ chức phải vào cuộc, phải gắn trách nhiệm từ hiệu trưởng đến giáo viên và các tổ chức đoàn thể liên quan, cũng như trách nhiệm của phụ huynh". Đặc biệt, giáo viên, cán bộ ngành phải nắm vững các văn bản của trung ương, tỉnh và nhất là bài học kinh nghiệm vụ của vụ việc.
Tuy nhiên, việc "sửa gốc từ giáo dục" không chỉ ở những "phong trào 100%" hay học thuộc các văn bản, quy định về chống bạo lực học đường.
Trong hàng ngàn ý kiến phản hồi gửi về VietNamNet những ngày qua, bạn đọc Nguyễn Đức nêu câu hỏi:
"Tại sao không đưa giáo lý Đức Phật vào giáo dục tuổi học đường một tuần 1 tiết để các cháu biết được nhân quả tội phúc từ đó sẽ biết làm lành, lánh dữ".
Đồng cảm về vai trò quan trọng của bồi dưỡng tâm hồn trẻ em, anh Nguyễn Quốc Vương - từng là một thầy giáo lịch sử nay đang hoạt động truyền bá "văn hoá đọc" - suy tư:
"Học sinh có thể đánh đập tập thể bạn khác hay chứng kiến thản nhiên vì nội tâm các em không mạnh hoặc trống rỗng. Lấp đầy nó bằng gì khi thiếu sân chơi, thiếu cơ hội đọc sách, không gian suy ngẫm và tìm hiểu xã hội? Lấp đầy nó bằng gì khi thiếu sân chơi, thiếu cơ hội đọc sách, không gian suy ngẫm và tìm hiểu xã hội?".
Không mới mẻ, nhưng vẫn nhiều ý kiến kiên trì đề nghị những giải pháp căn cơ hơn trong môi trường giáo dục như: Tổ chức thực sự công tác tâm lý học đường, chấm dứt bệnh thành tích đối phó; cải tổ hành chính giáo dục quan liêu để giải phóng năng lượng lành mạnh.
Lê Huyền - Hạ Anh
Những cải cách giáo dục không cần đề án nghìn tỷ
Những việc cải cách này vừa không cần đến “hàng ngàn tỉ đồng”, vừa có thể làm ngay ở bất cứ ngôi trường nào bất chấp điều kiện vật chất ở đó ra sao.
">Xã hội cổ suý bạo lực, học sinh không ngại 'đánh hội đồng'
Từ ngày còn là sinh viên năm 2 khoa Khoa học máy tính, Đại học Bách khoa Hà Nội, Vân Anh đã tích cực tìm kiếm những cơ hội thực tế để trau dồi và mài giũa năng lực nghiên cứu trong lĩnh vực AI. Lựa chọn ứng tuyển chương trình FPT Software AI Residency Batch 1 nhưng chưa thành công, Vân Anh củng cố lại kiến thức toán, tiếng Anh cùng khả năng nghiên cứu khoa học, xác định rõ ràng hơn con đường muốn đi. Lần thử sức thứ 2, Vân Anh trúng tuyển, chính thức trở thành học viên khóa 2 của chương trình.
Vân Anh sớm có niềm đam mê với khoa học và công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực AI.
Vân Anh bước chân vào AI Residency với bộ kiến thức và kỹ năng được trau dồi kỹ lưỡng ở trường nhưng còn thiếu một định hướng rõ ràng để theo đuổi. Chính thời gian học tập và nghiên cứu tại chương trình, dưới sự dìu dắt, truyền cảm hứng của các anh chị hướng dẫn, Vân Anh dần xác định được con đường mình muốn đi: AI4Code - nghiên cứu ứng dụng AI giải bài toán trong hệ thống phần mềm (software system).
AI4Code là một lĩnh vực mới mẻ, chưa được nhiều người nghiên cứu tại Việt Nam. Khi được hỏi: “Ngành này khó thế, vất vả thế, là con gái sao lại chọn nó ngay từ đầu?”, Vân Anh khẳng định: “Những việc các bạn nam làm được thì các bạn nữ cũng có thể làm tốt, thậm chí còn có thể làm tốt hơn”. Vân Anh thực sự làm được những điều mình cam kết.
Năm 2022, Vân Anh là tác giả chính của công trình nghiên cứu khoa học được chấp nhận tại Hội nghị quốc tế về Kỹ thuật phần mềm tự động (The 37th IEEE/ACM international conference on automated software engineering).
Nghiên cứu của Vân Anh đề xuất một phương pháp nhằm giúp mô hình phát hiện lỗi, nhiễu trong nhiều tập dữ liệu. Trong mảng AI4Code, đây là một lĩnh vực mới và Vân Anh kỳ vọng nghiên cứu của mình sẽ là khởi đầu để đề tài này được mở rộng, phát triển, ứng dụng vào nhiều bài toán hơn.
Tháng 3 năm nay, nghiên cứu Class-based influence functions for error detection do Vân Anh là đồng tác giả đã được chấp nhận tại The 61st Annual meeting of the association for computational linguistics (ACL 2023).
Cả 2 hội nghị đều được xếp hạng A* theo đánh giá của tổ chức Computing Research & Entertainment. Đây là hội nghị thứ hạng cao nhất, với tỷ lệ chấp thuận nghiên cứu thấp và cũng thu hút nhiều bài nghiên cứu chất lượng thế giới.
Tháng 7 năm nay, Vân Anh sẽ tham gia thuyết trình về nghiên cứu của mình trong các hội nghị khoa học tại Canada. Trước Vân Anh, chương trình AI Residency cũng đã tài trợ cho bạn Nguyễn Hồ Hữu Nghĩa - học viên khóa 2 - đến New Orleans, Mỹ để trực tiếp trình bày nội dung nghiên cứu tại hội nghị AI hàng đầu thế giới NeurIPS vào tháng 10/2022. Sau hội nghị này, Nghĩa liên tiếp nhận được học bổng tiến sĩ từ 6 trường đại học top đầu tại Mỹ và quyết định học tại Đại học Pennsylvania - top 15 trường đại học tốt nhất thế giới.
Hạnh phúc khi lần đầu được chấp thuận từ một trong những hội nghị khoa học lớn, Vân Anh chia sẻ đó chưa phải là cái đích mà cô hướng đến. “Động lực để mình viết bài báo khoa học không phải để được chấp nhận rồi quên đi mà là để mang đến một giá trị nào đó cho cộng đồng”, Vân Anh cho biết.
Vân Anh đến gần hơn với mục tiêu ấy khi giành suất theo học tại Viện nghiên cứu AI hàng đầu thế giới Mila, Canada, trực tiếp làm việc trong các dự án AI4Code với những nhà nghiên cứu AI nổi bật trên thế giới. Điển hình trong số đó là giáo sư Yoshua Bengio - thuộc nhóm những nhà nghiên cứu số 1 thế giới về học sâu (deep learning). Đây là chương trình kéo dài 3 tháng mà FPT Software AI Residency dành cho những bạn học viên xuất sắc, trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác giữa FPT và Mila nhằm thúc đẩy phát triển, nghiên cứu, đào tạo AI.
Vân Anh (thứ 2 từ phải sang, hàng 2) cùng các học viên của chương trình AI Residency.
Tới đây, Vân Anh cũng được chương trình AI Residency tài trợ tham gia trường hè về học sâu và học tăng cường - một chương trình do Mila cùng CIFAR đồng tổ chức. Hàng năm, đây là nơi quy tụ các sinh viên đã tốt nghiệp, các tiến sĩ và chuyên gia cùng thảo luận về đề tài nghiên cứu mới và ứng dụng trong thực tế của học sâu và học tăng cường.
Con đường nghiên cứu khoa học trước mắt còn dài, nhưng sự tập trung và động lực là yếu tố quan trọng nhất để không bao giờ bỏ cuộc. Vân Anh trân trọng những cơ hội mà chương trình tạo ra để cô và các bạn học viên khác có thể dần thích nghi với chương trình nghiên cứu khắc nghiệt hơn sau này.
Ngoài ra, sự tận tình của các thầy cô, anh chị hướng dẫn hay đồng hành của các bạn học viên xuất sắc trở về từ nhiều nơi trên thế giới cũng tạo nên một môi trường học tập, nghiên cứu đáng mơ ước tại FPT Software AI Residency.
FPT Software AI Residency là chương trình đào tạo kéo dài 2 năm nhằm ươm mầm và phát triển tài năng trẻ trong lĩnh vực nghiên cứu AI & Machine learning, phối hợp tổ chức bởi FPT Software và Viện nghiên cứu AI Mila.
Trong chương trình này, học viên được đào tạo dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia, nhà khoa học đến từ Tập đoàn FPT và Viện Nghiên cứu AI Mila, được thực hành trong môi trường hiện đại và sáng tạo. Sau 3 kỳ tuyển sinh, chương trình nhận được 700 hồ sơ ứng tuyển từ cả trong và ngoài nước, xuất bản 44 nghiên cứu khoa học, trong đó có 13 báo cáo được chấp nhận bởi các hội nghị hàng đầu trong lĩnh vực như ICML, NeurIPS.
Đầu tháng 6 vừa qua, FPT và Mila đã tiếp tục ký thỏa thuận hợp tác 3 năm lần thứ 2, cam kết tận dụng thế mạnh của nhau để cùng nghiên cứu, nâng cao năng lực công nghệ AI, đồng thời đào tạo thế hệ nhân tài mang năng lực xứng tầm quốc tế. Với sự tư vấn của Mila, FPT sẽ tiên phong xây dựng bộ khung trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm (responsible AI) nhằm đảm bảo AI được phát triển và triển khai theo hướng có lợi cho cộng đồng, tôn trọng các giá trị nhân văn và đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức và pháp lý.
Độc giả tìm hiểu thêm về chương trình bằng cách truy cập tại đây.
">Vượt 700 hồ sơ, nữ sinh 23 tuổi giành học bổng Viện nghiên cứu AI Mila
Các tác giả đạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018 Khởi động từ tháng 11/2018, sau gần 2 tháng tiếp nhận hồ sơ, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ) - Cơ quan Thường trực Giải thưởng đã tiếp nhận 45 hồ sơ đăng ký tham gia Giải thưởng. Các hồ sơ tham gia Giải thưởng năm nay thuộc tất cả các ngành trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, trong đó có 11 hồ sơ do các tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân đề cử và 34 hồ sơ tự ứng cử.
Trong tháng 1/2019, Quỹ đã tổ chức họp đánh giá hồ sơ tại các Hội đồng Khoa học chuyên ngành của Quỹ (HĐKH ngành). Các hồ sơ được đánh giá dựa trên Quy chế Giải thưởng Tạ Quang Bửu tại Thông tư số 01/2015/TT-BKHCN ngày 12/01/2015.
Sau phiên họp, có 8 hồ sơ được HĐKH ngành đề cử, xem xét tại Hội đồng Giải thưởng, trong đó, 6 hồ sơ đề cử cho tác giả của công trình khoa học xuất sắc (Giải chính) và 2 hồ sơ đề cử cho nhà khoa học trẻ (dưới 35 tuổi) là tác giả của công trình khoa học xuất sắc (Giải trẻ). Các đề cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 thuộc các ngành Toán học, Vật lý, Khoa học Trái đất và Môi trường, Cơ học, Khoa học Sự sống - Y sinh Dược học.
Hiện tại, Quỹ đang gửi xin ý kiến chuyên gia phản biện quốc tế về các đề cử được HĐKH ngành đề xuất. Hội đồng Giải thưởng sẽ họp đánh giá hồ sơ trong tháng 4/2019. Lễ trao tặng Giải thưởng dự kiến sẽ tổ chức vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày KH&CN Việt Nam.
Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng thường niên của Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Giải thưởng góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản nói riêng, khoa học và công nghệ Việt Nam nói chung. Các nhà khoa học đoạt giải thưởng phải có những đóng góp chủ đạo trong quá trình nghiên cứu khoa học tại Việt Nam và công bố các kết quả thu được trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín.
Danh sách đề cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019:
">
Nguyễn ThảoCông bố 8 đề cử giải thưởng Tạ Quang Bửu