Hàng tá startup đang phát triển các kỹ thuật – từ thả chim đến xả khí ga qua bazooka – nhằm “hạ gục” các phương tiện bay không người lái (UAV) được sử dụng để chở thuốc phiện,ềustartupmuốnngănchặncácdronelạclốbong da 24/7 thả bom, gián điệp kẻ thù hay làm nhiễu không gian công cộng.
Cuộc chạy đua được cổ vũ một phần vì tốc độ quản lý drone khá chậm chạp của các nhà chức trách. Chẳng hạn, tại Úc, các cơ quan khác nhau quy định công nghệ drone và phản drone. Theo Cục An toàn hàng không dân sự, vai trò của họ chỉ giới hạn trong an toàn, không phải quyền riêng tư.
Thị trường drone tiêu dùng dự kiến đạt giá trị 5 tỷ USD năm 2021, theo hãng nghiên cứu thị trường Tractica, giá bán trung bình tại Mỹ hơn 500 USD, trang bị nhiều tính năng, từ camera HD đến GPS tích hợp.
Nhà chức trách Úc nới lỏng quy định drone vào tháng 9/2016, cho phép bất kỳ ai điều khiển drone trọng lượng tối đa 2kg mà không cần đào tạo, bảo hiểm, đăng ký hay giấy phép. Tại nhiều nơi khác, hàng triệu người có thể điều khiển các thiết bị công nghệ cao này, trong đó có những kẻ buôn thuốc phiện, băng nhóm tội phạm…
Drone đang được dùng để chở lậu điện thoại di động, ma túy, vũ khí vào nhà tù, trong một trường hợp còn kích động bạo loạn. Các nhóm vũ trang tại Iraq, Ukraine, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ dùng chúng để trinh sát hay như thiết bị nổ tự chế, theo Nic Jenzen-Jones, Giám đốc hãng tư vấn vũ khí Armanent.
Theo Reuters, một drone của quân đội Nhà nước hồi giáo IS đã giết 2 người thuộc lực lượng dân quân Kurd và làm bị thương 2 lính Pháp hồi tháng 10 gần Mosul (Iraq). Jenzen-Jones nhận định tình tình ngày một gia tăng và mối đe dọa còn vượt cả các khu vực tranh chấp.
Phản drone
Đi cùng với sự phổ biến của drone là nhu cầu về công nghệ bắn hạ hay vô hiệu hóa các drone không mong muốn. Mới đây, cảnh sát Hà Lan vừa mua một số chim săn mồi từ startup Guard From Above để ngăn cản những chiếc máy bay không người lái trên trời, theo CEO kiêm nhà sáng lập Sjoerd Hoogendoorn.