您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Juarez vs Santos Laguna, 10h00 ngày 30/1: Không thắng Laguna thì thắng ai
NEWS2025-02-03 00:59:29【Kinh doanh】4人已围观
简介 Linh Lê - 28/01/2025 22:52 Mexico bxh la liga 2024bxh la liga 2024、、
很赞哦!(6)
相关文章
- Soi kèo góc Ipswich vs Southampton, 22h00 ngày 1/2
- Đạo diễn Trần Anh Hùng về Việt Nam
- Bệnh di truyền khiến cặp vợ chồng mất hai con trong vài giờ
- Indonesia thúc đẩy xuất khẩu xe để giảm tắc đường
- Nhận định, soi kèo Al
- Mẹ đơn thân bán nhà hơn 2 tỷ đồng để 'giải cứu' người yêu qua mạng
- Em họ Hoài Lâm lên tiếng khi bị nhận xét bắt chước Sơn Tùng M
- Ra mắt tự truyện 'Không bao giờ là thất bại
- Nhận định, soi kèo Al Wasl vs Ittihad Kalba, 22h59 ngày 30/1: Bản lĩnh lên tiếng
- Làm gì để giá xe ô tô Việt Nam rẻ như Thái Lan, Indonesia
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al Khor vs Al Ahli, 22h45 ngày 29/1: Khó cho cửa dưới
NSƯT Bùi Công Duy và và nhạc trưởng Honna Tetsuji chụp cùng poster chương trình trên đường phố Nhật Bản. Chương trình mở đầu với màn phát biểu của ngài Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu, đáp lễ phía Nhật Bản là Ngài Takei Shunsuke, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Nhật Bản.
Buổi hoà nhạc có sự tham dự đông đảo cộng đồng ngoại giao tại Nhật Bản, các hội tổ chức hữu nghị Việt-Nhật, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Osaka và Fukuoka cùng các giáo sư, giảng viên và giới chuyên môn sâu của thành phố Osaka. Trong số các khán giả chật kín khán phòng 2.000 chỗ còn có cả các học sinh - sinh viên Việt Nam du học tại Nhật Bản.
Hoà nhạc được bắt đầu với nghi lễ Quốc ca của 2 nước và sau đó đến phần trình diễn bản Concerto Beethoven. Đây là một trong những bản Concerto hay và khó nhất, đủ thách thức đối với bất kỳ nghệ sĩ độc tấu nào.
Những âm thanh đầy đặn, đầy nội lực nhuần nhuyễn của Dàn nhạc giao hưởng Osaka vang lên cùng với đó là tiếng đàn truyền cảm da diết, tinh tế cùng những sáng tạo độc đáo và đặc biệt điêu luyện ở chương 3 với phần cadenza (khúc trình tấu tự do) của NSƯT Bùi Công Duy đã nhận về những tràng vỗ tay không ngớt của khán giả Nhật Bản.
Phần 2 chương trình là Bản Giao hưởng số 5của Beethoven được nhạc trưởng Honna Tetsuji thể hiện đầy chủ động, khí thế và hấp dẫn, đủ để chinh phục những khán giả khó tính nhất trong khán phòng hòa nhạc Fenice Sakai.
Nhạc trưởng Honna Tetsuji bày tỏ rằng Bản Giao hưởng số 5 của Beethoven và bản Violin Concerto của Beethoven là những bản nhạc ông yêu thích, đã biểu diễn nhiều lần trong sự nghiệp và trong nhiều năm nay và ông luôn muốn chơi lại chương trình này mỗi năm và đặc biệt là với NSƯT Bùi Công Duy.
Cách đây 19 năm cũng tại Osaka, NSƯT Bùi Công Duy và nhạc trưởng Honna Tetsuji lần đầu tiên trình diễn cùng nhau tại Nhật Bản với Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam bảnConcerto D. Shostakovich số 1.Nhạc trưởng Honna Tetsuji đã có nhiều năm dẫn dắt Dàn nhạc giao hưởng Osaka từ 1994-2001.
Chương trình hòa nhạc năm nay tại Nhật Bản đánh dấu sự hợp tác trở lại giữa NSƯT Bùi Công Duy và nhạc trưởng tài ba Honna Tetsuji. Ngoài ra chương trình lần này cũng có sự tham gia của một số nghệ sĩ tiêu biểu từ Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam như: NSƯT Đào Mai Anh, NSƯT Lê Hoàng Lan.
Bùi công Duy chia sẻ rất vui và hạnh phúc được quay trở lại nơi này biểu diễn. Cách đây 10 năm, vào năm 2013 anh cũng đã từng biểu diễn tại đây cùng nghệ sĩ piano Gohei Nishikawa.
"Mỗi lần biểu diễn ở Nhật luôn thật đặc biệt đối với tôi, bởi ở đây luôn có những khán phòng với chuẩn mực chất lượng âm thanh đến tuyệt hảo, có khối lượng khán giả lớn am hiểu sâu, đòi hỏi cao và khắt khe với nghệ sĩ. Những sân khấu lớn tại Nhật Bản luôn là nơi rất đáng để thử thách đối với các nghệ sĩ quốc tế và để họ thể hiện tài năng của mình và xác định được vị trí chuyên môn mình hiện đang đứng ở đâu trong giới âm nhạc hàn lâm chuyên nghiệp", NSƯT Bùi Công Duy trải lòng sau đêm diễn.
Cũng trong chuyến lưu diễn lần này, NSƯT Bùi Công Duy đã có buổi trả lời phỏng vấn trực tiếp chia sẻ về các hoạt động văn hóa với Đài NHK World Japan Tokyo, Nhật Bản.
Buổi biểu diễn 'thót tim’ của NSƯT Bùi Công DuyLần đầu tiên NSƯT Bùi Công Duy gặp sự cố ‘thót tim’ khi đang biểu diễn.">Khán giả Nhật vỗ tay không ngớt khi xem NSƯT Bùi Công Duy biểu diễn
Ảnh minh hoạ: Sohu Mới đây, Tòa án Nhân dân trung cấp số 3 Thiên Tân, Trung Quốc đã đưa ra phán quyết về việc một người dẫn chương trình phải trả lại tiền cho người hâm mộ.
“Dụ” người hâm mộ tặng quà
Anh Dương và vợ (họ Cao) cùng điều hành một nhà hàng. Trong lúc rảnh rỗi, chị Cao thường xem các buổi livestream trên điện thoại và quen biết với anh Tôn kém mình 12 tuổi.
Mối quan hệ của họ bắt đầu từ những tương tác trực tuyến, sau đó hẹn gặp ngoài đời. Trong khoảng thời gian này, anh Tôn bày tỏ tình cảm với Cao, khiến chị điên cuồng tặng anh các phần thưởng trong các buổi livestream.
Chị Cao sử dụng 2 tài khoản và gửi tổng cộng 18.293 món quà ảo cho nam streamer trong vòng 9 tháng. Số tiền thu được từ các món quà này vào khoảng 450.000 Nhân dân tệ (hơn 1,5 tỷ đồng).
Anh Dương sau khi phát hiện ra sự việc đã kiện anh Tôn ra tòa, đòi trả lại toàn bộ số tiền.
Tính chất phức tạp của vụ án
Trong quá trình xét xử, 2 bên không thống nhất được về tính chất của các món quà. Anh Dương cho rằng, dựa vào cuộc trò chuyện giữa vợ mình và anh Tôn, cho thấy cả 2 đã vượt qua mối quan hệ bình thường. Nội dung trò chuyện đủ để chứng minh đó là mối quan hệ yêu đương nam nữ.
Việc Cao điên cuồng tặng quà cho anh Tôn về bản chất cũng giống như quà tặng nam nữ ngoài đời thực. Hơn nữa, tình cảm giữa 2 bên là trái với pháp luật do Cao đã có chồng.
Vì vậy, anh Dương yêu cầu toà án xác nhận việc tình cảm mà vợ mình dành cho anh Tôn là trái pháp luật, đồng thời yêu cầu Tôn trả lại toàn bộ tiền từ các món quà ảo.
Anh Tôn thừa nhận mình nhận được hơn 450.000 Nhân dân tệ từ việc được chị Cao tặng các món quà ảo. Thế nhưng, anh tin đây chỉ là sự tương tác giữa người dẫn chương trình và người hâm mộ, không vi phạm pháp luật.
Hành động nạp tiền và "bo" cho nền tảng phát sóng trực tiếp của anh Tôn được coi là khoản thanh toán cho hợp đồng dịch vụ mạng. Đây thực chất là một hành động tiêu dùng giải trí chứ không phải quà tặng.
Trong khi đó, nền tảng phát sóng trong vụ việc này tuyên bố không có khả năng xác định được mối quan hệ bên ngoài giữa người dẫn chương trình và người hâm mộ.
Sự việc này đặt ra những vấn đề pháp lý phức tạp liên quan tới bản chất của hoạt động “tặng quà ảo”, quan hệ giữa các bên cũng như quyền sở hữu và xử lý tài sản chung của vợ chồng. Vì thế, điều này cần có sự phán quyết cẩn trọng từ phía toà án.
Phán quyết của toà án
Tòa án xác định mối quan hệ pháp lý giữa nền tảng trực tuyến, người dùng và người dẫn chương trình là hợp đồng dịch vụ mạng. Việc người dùng "tặng quà ảo" cho người dẫn chương trình được coi là hành vi tiêu dùng thông thường trong khuôn khổ hợp đồng dịch vụ.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, hành vi của anh Tôn và chị Cao đã vượt quá phạm vi mối quan hệ giữa người dẫn chương trình và người hâm mộ, trái với thuần phong mỹ tục và quy định pháp luật.
Số tiền mà chị Cao tặng cho anh Tôn cao hơn đáng kể so với bình thường. Đồng thời, anh Tôn dù biết tình trạng hôn nhân của chị Cao nhưng vẫn cố tình tiếp xúc, bày tỏ tình cảm và gợi ý các món quà ảo để chị Cao tặng cho mình.
Tòa án Nhân dân Trung cấp số 3 Thiên Tân đã ra phán quyết rằng, anh Tôn phải trả lại hơn 220.000 Nhân dân tệ (khoảng 800 triệu đồng) cho anh Dương trong vòng 10 ngày, vì đây được coi là sự xâm phạm đến tài sản chung của vợ chồng.
Ngoài ra, tòa án cũng kiến nghị với nền tảng trực tuyến cần tăng cường kiểm soát nội dung và thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro liên quan đến hành vi "tặng quà ảo" không lành mạnh.
Có thể nói, bản án này là nỗ lực của tòa án nhằm xử lý những vấn đề pháp lý phức tạp liên quan đến hoạt động phát sóng trực tiếp, hướng tới việc bảo vệ trật tự xã hội và quyền lợi hợp pháp của các bên.
Kiện 27 phụ nữ 75 triệu USD vì hẹn hò xong lên mạng nói xấu
Một người đàn ông Mỹ đã kiện 27 phụ nữ 75 triệu USD vì hẹn hò với anh xong lại lên mạng nói xấu.">Vợ tặng nam streamer quà 1,5 tỷ đồng, chồng tức giận kiện ra tòa
Trước khi trở thành nhiếp ảnh gia, anh Hồ Quốc Thống từng có đoạn đời khó khăn tại TP.HCM. (Ảnh: Nhân vật cung cấp). Anh kể: “Thời đó, với người dân quê tôi, TP.HCM là miền đất hứa nên có phong trào ly hương vào đây làm ăn. Hàng năm, vào dịp Tết, họ lại mang tiền, quà về chia, tặng cho hàng xóm, anh em trong nhà”.
“Thấy vậy, tôi ham lắm nên xin ba mẹ nghỉ học để vào TP.HCM đi làm. Biết không cản được tôi, ông bà đồng ý cho tôi chạy theo tiếng gọi của miền đất hứa, cùng cậu vào TP.HCM kiếm sống”, anh nói thêm.
Lần đầu đặt chân đến “miền đất hứa”, Thống ngỡ ngàng trước sự nhộn nhịp, sầm uất của phố phường. Tại đây, anh bắt đầu cuộc mưu sinh xa nhà bằng việc bán vé số, bán báo dạo. Bán báo được một năm, mợ của Thống qua đời.
Vợ mất, cậu của Thống đau buồn. Ông trả căn nhà đang thuê, bỏ TP.HCM về quê sinh sống. Không còn nơi nương tựa, Thống chới với. Tuy vậy, anh vẫn quyết bám trụ thành phố bởi lúc rời quê đã tự hứa với mình chỉ trở về khi thành đạt.
Không có nơi ở, Thống bám trụ TP.HCM bằng đủ thứ nghề. Anh tiếp tục bán báo dạo, vé số, phụ hồ và cuối cùng là đi đánh giày. Anh nhớ lại: “Khi đến với nghề đánh giày, tôi sống đúng nghĩa một đứa trẻ bụi đời”.
“Ban ngày, tôi lang thang trên đường phố đánh giày. Đêm về, tôi tìm đến hành lang chung cư, gầm cầu ngủ… Nhiều đêm sợ bị công an bắt, thu gom, tôi trèo lên những cây bàng dọc kênh Nhiêu Lộc ngủ tạm”, anh nói thêm.
Đi bụi, Thống giao du, kết băng nhóm với những đứa trẻ khác cùng cảnh ngộ. Để tồn tại, Thống thường xuyên đánh nhau giành lãnh địa, khẳng định mình... Anh gây lộn nhiều đến nỗi không ngày nào chân tay, mặt mũi không trầy xước, rớm máu.
Dẫu vậy, trên bước đường giang hồ, Thống chưa một lần sa ngã. Mỗi khi bị bạn bè, kẻ xấu dụ dỗ, gạ gẫm tham gia các tệ nạn, việc làm phi pháp, Thống đều tỉnh táo, khôn khéo tránh né.
“Đi bụi đời, tôi làm bạn với đủ thành phần xã hội. Họ cũng gạ gẫm, dụ dỗ tôi hút, chích ma túy nhưng tôi đều cố gắng tránh né. Tôi luôn ý thức rằng phía sau mình còn quê hương, gia đình, ba mẹ và 2 đứa em đang đi học nên không thể làm điều sai trái”, anh nói.
Vượt nghịch cảnh, trả ơn đời
Lang thang đánh giày trên đường phố được một năm, Thống gặp người bạn trước đây từng ngủ chung gầm cầu. Lúc này, anh bạn của Thống đang được một mái ấm cưu mang nên có điều kiện theo học nhiếp ảnh và xử lý ảnh.
Nhìn bạn có nghề nghiệp, có tiền, sạch sẽ, khác xa với vẻ bụi bặm của mình, Thống ngưỡng mộ vô cùng. Thương Thống, người này đề nghị anh theo lớp học nhiếp ảnh căn bản miễn phí của Hội Bảo trợ trẻ em đường phố quận Bình Thạnh.
Thống nghe lời và được nhận vào lớp học. Từ đó, sáng anh lặn lội đi học, chiều lại đi đánh giày kiếm sống. Biết bạn mình đi học, những đứa trẻ bụi đời ở chung không ganh ghét mà còn ra sức ủng hộ, hỗ trợ anh.
Những hôm Thống không thể đi đánh giày, không có tiền ăn cơm, những đứa trẻ này lại góp tiền để mua cơm ký (cơm trắng) về vo lại thành cục rồi ngồi ăn chung. Ba tháng học trôi qua trong chớp mắt. Thống nhận thấy đây là cái nghề phù hợp với bản thân và thực sự khiến mình đam mê.
Đam mê của anh đã chạm đến trái tim của người thầy đang dạy anh chụp ảnh. Người này sau đó giới thiệu anh vào ở trong một mái ấm tại quận Bình Thạnh để có thời gian theo học xử lý ảnh hậu kỳ.
Tại đây, anh được nuôi ăn. Tuy vậy, mỗi ngày anh phải đạp xe gần 10km đến một tiệm ảnh ở quận 5 để học nghề. Thống chỉ được ra về khi đồng hồ điểm 22h đêm.
Anh kể: “Thời điểm đó, có lúc tôi đã muốn buông xuôi vì làm ở tiệm đã lâu mà vẫn không có một đồng nào trong túi. Có hôm, tôi đang đi thì xe bị thủng lốp. Không có tiền để bơm, vá, tôi phải dắt bộ. Khi về đến mái ấm thì trời đã sáng”.
“Nhưng tôi nhận ra rằng phải có một cái nghề thì mới có tiền nuôi thân, gửi về cho gia đình. Hơn thế, tôi biết nghề này sau khi học xong sẽ có việc làm ngay. Bởi lúc đó, nghề xử lý ảnh hậu kỳ còn rất mới mẻ ở Việt . Nghĩ vậy tôi cố gắng vượt khó để học cho bằng được”, anh nói thêm.
Năm 2004, sau khi đã tích lũy được những kinh nghiệm nhất định, anh xin nghỉ học để vào làm trong một studio ảnh cưới với mức lương 2,8 triệu đồng. Sau nửa năm, anh xin ra làm riêng, trở thành đối tác xử lý hậu kỳ của tiệm ảnh. Anh cũng nhận nhiều đơn hàng từ nhiều tiệm khác về xử lý, gia công ảnh. Một năm sau, anh mua được xe, đầu tư thêm các thiết bị cần thiết cho nghề nghiệp của mình.
Nhớ lại thời cơ cực, Thống quyết định đào tạo miễn phí cho những bạn trẻ của mái ấm có mong muốn học nhiếp ảnh. Khi đã vững vàng, anh xin ra khỏi mái ấm để nhường chỗ cho những người khó khăn hơn.
Ra ngoài, Thống thuê phòng trọ làm nơi xử lý ảnh và tiếp tục dạy nghề miễn phí cho những ai có đam mê. Với những đóng góp của mình, năm 2006, Hồ Quốc Thống được vinh danh "Công dân trẻ tiêu biểu của TP.HCM".
Sau đó, anh được Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam hỗ trợ vốn. Có kinh phí, anh mở một studio ảnh cưới để vừa làm vừa tiếp tục đào tạo miễn phí cho trẻ ở mái ấm và bất kỳ ai muốn học nghề.
Hơn 15 năm qua, anh đã đào tạo được hàng trăm tay máy. Đặc biệt, các tay máy do anh đào tạo miễn phí sau khi ra nghề đều làm việc trong những studio nổi tiếng tại TP.HCM hoặc trở về quê mở studio riêng và rất phát triển.
Anh chia sẻ: “Bây giờ vẫn vậy, ai có đam mê nhiếp ảnh, muốn học nghề tôi đều hỗ trợ, hướng dẫn, đào tạo miễn phí. Với tôi, có thêm 1 học viên chỉ như thêm một cái bát, một đôi đũa chứ không có gì to tát”.
“Tôi có được ngày hôm nay là nhờ những người thầy, người cô, người bạn hỗ trợ suốt chặng đường làm nghề. Cái nghĩa, cái ơn ấy của thầy cô, bạn bè chắc tôi không thể trả được. Thế nên tôi sẽ trả nghĩa cho cuộc đời”, anh nói thêm.
Bé gái 2 tuổi mắng bố là 'lưu manh' sau khi được mẹ dạy giới tính
Một ông bố họ Quách (Thiên Tân, Trung Quốc) bị con gái 2 tuổi gọi là "lưu manh" vì cởi đồ để tắm cho con. Sự việc tạo nên cuộc thảo luận sôi nổi về chuyện giới tính trên mạng xã hội.">Cậu bé ngủ bụi dọc kênh Nhiêu Lộc đổi đời, 15 năm dạy nghề ảnh miễn phí
Nhận định, soi kèo Chennaiyin vs Kerala Blasters, 21h00 ngày 30/1: San bằng cách biệt
Chiếc xe bị cháy trụi phần đầu. (Ảnh: Phú Bình). Liên quan đến vụ việc, lãnh đạo UBND xã Dương Thành cho biết sự cố trên xảy ra vào khoảng hơn 13h ngày 13/11.
Theo vị này, thời điểm trên, chủ xe vừa đi ăn giỗ về. Khi đi được khoảng 100m, lái xe thấy có mùi khét nên dừng và xuống kiểm tra. Sau đó, chiếc xe bốc cháy.
Về chi tiết ô tô cháy do vướng rơm rạ, lãnh đạo địa phương phủ nhận và cho biết xe gặp sự cố. Bên cạnh đó, quãng đường 100m mà xe đi qua không có rơm rạ phơi ở đường.
"Ô tô dừng lại ở đoạn người dân gặt lúa ở 2 bên. Khi xe bốc cháy thì lửa lan ra rơm rạ xung quanh. Sự cố được chủ xe tự giải quyết với hãng ô tô và phía bảo hiểm, không trình báo cơ quan chức năng", Chủ tịch UBND xã Dương Thành nói.
Theo Dân Trí
Bạn có bình luận thế nào về trường hợp cháy xe trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Vụ cháy ô tô Ford Eco Sport: Có rơm cuốn gầm xeQuá trình cẩu chiếc ô tô Ford Eco Sport bị cháy khỏi hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện có một khối lượng rơm quấn dưới gầm phía sau xe.
">Thực hư thông tin xe Peugeot tiền tỷ cháy rụi vì rơm
- Vào 20h30 thứ 6 ngày 24/09/2021 trên VTV3 chương trình Vua Tiếng Việt tiếp tục tìm người tài lên ngôi qua chủ đề Đất Nước. Cuộc chơi này được đánh giá là “khó chơi” và “khó đoán”.
Khó chơi thì Vua Tiếng Việt vốn đã được đánh giá là khó từ trước rồi. Nhưng khó đoán là bởi trong một cuộc thi, có cả diễn viên, sinh viên, thầy giáo và cả học sinh. Học sinh lớp 6, Bùi Mai Khuê đến từ trường THCS Phan Chu Trinh với khả năng làm thơ, vẽ tranh từ nhỏ. Cô bé Bùi Mai Khuê là tác giả giành giải Xuất sắc cuộc thi sáng tác truyện cho trẻ em Đóa hoa đồng thoại năm 2019 với tác phẩm Bướm lá.
Bùi Mai Khuê - học sinh lớp 6 sẽ tham gia thi tài tại chương trình Vua Tiếng Việt số thứ 3. Ngoài viết truyện, Mai Khuê còn có sở thích vẽ tranh, chạy nhảy, sáng tác thơ. Hiện tại, cô bé Mai Khuê đang vẽ tranh minh họa cho tập thơ mới của mẹ - nhà báo Huỳnh Mai Liên (tác giả truyện tranh Mẹ yêu ai nhất, tập thơ Biển là trẻ con, Ngày xưa của con).
Dù nhỏ tuổi nhất trong 4 người chơi nhưng “người chơi nhí” của Vua Tiếng Việt không hề e ngại mà ngược lại rất tự tin về trình độ Tiếng Việt của mình, tranh đấu dũng cảm và quyết liệt để giành điểm số cao nhất. Lần lượt tranh đấu với 3 người lớn, Minh Khuê đã có phần thể hiện rất xuất sắc tại đấu trường Vua Tiếng Việt tuần này.
Đối thủ của Khuê, thầy giáo dạy Hóa Nguyễn Bá Đăng, nữ diễn viên trẻ tuổi Hoàng Minh Châu, cô sinh viên đam mê ca hát Phùng Ngọc Nguyệt Hạ. Sự chênh lệch về tuổi tác, thế hệ chính là điểm ấn tượng và thú vị cho tập 3 tuần này.
Đến với chương trình trong tâm thế “vui là chính”, thầy giáo Nguyễn Bá Đăng muốn trao dồi thêm kỹ năng sử dụng Tiếng Việt, hy vọng đứng trên bục giảng sẽ không phạm phải những lỗi cơ bản khiến học sinh chê cười.
Người chơi Phùng Ngọc Nguyệt Hà mong muốn đến chương trình để giao lưu và học hỏi, xem khả năng chịu đựng áp lực của mình đến đâu, và nếu chiến thắng, bạn ấy sẽ tự tin làm “cảnh sát chính tả”.
Bạn Hoàng Minh Châu muốn rèn luyện khả năng ăn nói để phục vụ cho nghề diễn, có nhiều cơ hội phát triển bản thân. Châu đã từng giành giải Nhất cuộc thi Viết chữ đẹp các năm lớp 1, lớp 3 và lớp 4. Thí sinh cao điểm nhất môn Văn trong các kỳ thi học sinh giỏi các năm lớp 3, lớp 4 và lớp 5. Một đối thủ đáng gờm!
Ngân An
MC Thư Hiền VTV cười trừ vì đọc sai câu tiếng Việt không dấu
MC Thư Hiền của Chuyển động 24 giờ tưởng thử thách của chương trình Vua Tiếng Việt quá dễ nhưng sau đó cô phát hiện ra mình đã trả lời sai và chỉ biết cười trừ.
">Cô bé lớp 6 tranh tài 'Vua Tiếng Việt'
- Nếu có dịp từng đến hoặc sẽ đến thăm đất nước mặt trời mọc, chắc chắn chúng ta không thể không nhắc đến văn hóa ẩm thực của người Nhật Bản. Tự làm 2 món bánh trung thu cực ngon đơn giản tại nhà">
Món ngon mỗi ngày: Những món ăn không thể bỏ qua khi đến thăm Nhật Bản