您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Nhận định, soi kèo Paraguay vs Brazil, 8h00 ngày 29/6: Đối thủ yêu thích
NEWS2025-02-25 01:20:30【Công nghệ】5人已围观
简介ậnđịnhsoikèoParaguayvsBrazilhngàyĐốithủyêuthílịch bóng đá hôm nay trực tiếp Hoàng Ngọc - lịch bóng đá hôm nay trực tiếplịch bóng đá hôm nay trực tiếp、、
很赞哦!(38)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Everton vs MU, 19h30 ngày 22/2: Dễ tổn thương
- Gánh nợ cho con chữa bệnh tan máu bẩm sinh
- Mamamy Tropical
- 5 địa điểm cắm trại xanh mát ngay gần Hà Nội, khách chơi 'thả ga' dịp 2/9
- Nhận định, soi kèo Everton vs MU, 19h30 ngày 22/2: Dễ tổn thương
- Nỗi lo không thưởng Tết
- Hội đồng Thẩm định Giải thưởng ESG Việt Nam 2024 là ai?
- Hơn một nửa Tổng thống Mỹ làm nghề này trước khi vào Nhà Trắng
- Soi kèo góc Arsenal vs West Ham, 22h00 ngày 22/2
- Quà Tết cho gia đình trong bối cảnh bình thường mới
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo U20 Iran vs U20 Nhật Bản, 15h15 ngày 23/2: Tạm biệt ‘tiểu Samurai’
Tách thửa đất nông nghiệp
Đầu năm học 2024-2025, hầu hết đại học công bố báo cáo "Ba công khai" theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm số liệu về tài chính năm 2023.
6 trường công lập có doanh thu nghìn tỷ là Đại học Bách khoa Hà Nội, Kinh tế TP HCM, Kinh tế quốc dân, Tôn Đức Thắng, Công nghiệp TP HCM, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP HCM.
Trong đó, Đại học Công nghiệp và Bách khoa TP HCM là hai cái tên mới so với thời điểm công khai năm ngoái. Đại học Cần Thơ ra khỏi danh sách, doanh thu giảm từ gần 1.120 tỷ đồng, còn hơn 950 tỷ.
Các trường tư thục thu trên nghìn tỷ đồng là Đại học FPT, Nguyễn Tất Thành và Công nghệ TP HCM (Hutech). Đại học Văn Lang chưa công khai tổng thu năm 2023 nhưng đã đạt mức 1.758 tỷ đồng vào cuối năm 2022. Học phí và quy mô sinh viên trường này năm qua gần như không thay đổi.
Dẫn đầu về tổng thu là trường Đại học FPT - gần 2.920 tỷ đồng, tăng 125% so với năm 2021. Tiếp đến là Bách khoa Hà Nội với khoảng 2.140 tỷ đồng, tăng gấp đôi. Các trường còn lại có mức tăng thấp hơn, như Kinh tế quốc dân từ 1.060 tỷ (2022) lên 1.410 tỷ, Kinh tế TP HCM từ hơn 1.440 tỷ lên gần 1.680 tỷ...
Ngoài ra, Đại học RMIT Việt Nam trong báo cáo năm 2023 cho biết đạt doanh thu 226,2 triệu AUD (hơn 3.780 tỷ đồng), tăng 22%. Trường có vốn đầu tư nước ngoài, thuộc quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
">10 đại học có doanh thu nghìn tỷ
Vài ngày qua, cô giáo chủ nhiệm của Phạm Thanh Ngân, lớp 11 ở quận Hà Đông, yêu cầu học sinh cất điện thoại vào hộp từ đầu giờ, tan học mới được lấy ra. Ngân cho hay trước đây cô chỉ nhắc, không chặt như vậy.
"Cô từng để học sinh tự giác nhưng nhiều bạn vẫn lén dùng trong lớp do thói quen. Giờ chúng em không được động đến điện thoại, ngay cả ra chơi", Ngân nói.
Minh Thư, học sinh lớp 11 ở quận Long Biên, thì đã quen với việc này cả năm nay, theo yêu cầu của trường.
Nữ sinh cho hay ngày học cấp hai, em vẫn mang theo điện thoại đến trường để liên lạc với bố mẹ và gọi xe. Trong giờ học, mỗi lần nghe tiếng rung, Thư lại tò mò, không biết ai nhắn. Mỗi khi gặp bài khó, em cũng nghĩ ngay đến "lấy điện thoại ra tra". Thư thừa nhận vì thế em không ít lần xao nhãng trong tiết học.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh được dùng điện thoại trong giờ học nếu cần thiết và được giáo viên cho phép. Điều này đồng nghĩa các em vẫn được dùng vào giờ ra chơi hay nghỉ giữa các tiết.
Tuy nhiên, gần đây, ngày càng nhiều trường siết chặt việc này. Cuối tuần trước, Hà Nội khuyến cáo trường học toàn thành phố quản lý điện thoại của học sinh trước tiết học đầu tiên, chỉ trả lại sau giờ tan học.
Các giáo viên nói nhận thấy sự tích cực, học sinh tập trung hơn vào học tập, xuống sân chơi và giao lưu nhiều hơn, trong khi trước đây hầu hết "dán mắt" vào màn hình điện thoại.
">Siết dùng điện thoại, học sinh vận động nhiều hơn
Soi kèo góc Newcastle vs Nottingham Forest, 21h00 ngày 23/2
Thịt bò là loại thực phẩm bổ dưỡng thích hợp để chế biến thành các món ăn hấp dẫn nhằm giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể. Đặc biệt vào mùa đông, trời lạnh rất thích hợp để ăn thịt bò. Vào mùa này, thịt bò hay được làm thành các món hầm cùng rau củ quả rất ngon lại dễ ăn.
Nếu nhà có nồi áp suất, bạn chỉ việc tẩm ướp thịt bò cùng các loại ra vị cùng củ quả rồi cài đặt 20-25 hoặc 30 phút là thịt chín mềm. Nhưng nếu nhà không có nồi áp suất, bạn sẽ phải hầm thịt khá lâu, vừa mất thời gian lại tốn điện. Do đó, đầu bếp mách, khi nấu ăn, chỉ cần cho thêm một thìa này vào nồi, thịt bò sẽ nhanh mềm, tiết kiệm được một nửa thời gian nấu.
Đầu tiên, để có món thịt bò hầm ngon bạn có thể lựa 3 vị trí này của bò, đó là vai bò, dẻ sườn bò và thịt ức bò.
Thịt vai bò nằm ở phần trên của chân trước con bò. Phần thịt này rất giàu chất béo, lại mềm hơn nhiều so với phần thịt phía sau của con bò. Khi hầm, thịt mềm, hương vị rất đậm đà, ngon, hơi dai nhẹ vì có cơ, rất hấp dẫn.
Dẻ sườn bò là vị trí kết nối giữa các xương sườn. Tổng cộng có 13 xương sườn, tương đương với vị trí của sườn heo. Phần thịt từ xương sườn thứ 6 đến thứ 8 thuộc "vị trí vàng" của thịt bụng bò, chúng rất ngon và mềm. Sau khi hầm, chúng có kết cấu chặt chẽ hơn so với thịt thăn. Đây cũng là phần thịt thích hợp nhất để hầm, cũng là món bò hầm ngon nhất.
Phần thịt ức bò có các sợi cơ dày hơn, kết cấu miếng thịt chắc chắn và bề mặt được phủ một lớp chất béo nhất định. Nhưng phần thịt này đem hầm thì chất béo lại không béo như tưởng tượng, nó làm nổi bật hương vị của thịt bò. Thịt lại giòn và hơi dai, rất ngon.
Sau khi lựa chọn được thịt ngon, bạn rửa sạch thịt, thái thành các miếng vuông cỡ quân cờ. Cho thịt vào một nồi, thêm nước, đun sôi khoảng 2 phút sau đó vớt bọt, đổ thịt ra, rửa lại với nước ấm cho sạch. Việc chần thịt thế này giúp loại bỏ máu thừa trong thịt, giúp giảm mùi tanh của thịt bò, cũng giảm được bọt.
Chuẩn bị một chiếc nồi sạch, cho thịt bò, hành lá, gừng thái chỉ, hoa hồi, hạt tiêu vào, đổ thêm một chút nước nóng và một thìa đường vào.
Đun lửa lớn, nồi thịt sôi thì chuyển sang lửa vừa và nhỏ, tiếp tục thêm chút rượu nấu ăn và xì dầu vào, tiếp tục đun trong 2 giờ, thêm muối cho vừa miệng vào, tiếp tục đun khoảng 5 - 10 phút là có thể dùng được. Trước khi tắt bếp khoảng 30 phút, nếu muốn hầm thêm khoai tây, cà rốt thì bạn có thể cho vào lúc này.
Như vậy, chúng ta cần phải nhớ, khi hầm thịt bò, bạn phải cho một thìa đường vào, vừa khiến thịt bò tươi ngon mà mềm nhanh.
Cách làm kim chi Hàn Quốc ngon đúng chuẩn, ăn là mê
Gần giống với món dưa muối ở Việt Nam, Kim chi được làm từ rau lên men có vị chua dịu hoà quyện với vị cay nồng của ớt chắc chắn sẽ khiến bạn mê mẩn khi thưởng thức.
">Hầm thịt bò cực nhanh nhờ thìa gia vị đơn giản
Mái ấm của người chạy thận
6h sáng, trời miền Tây tháng 11 se se lạnh, chị Nguyễn Thị Kiều Bảy (49 tuổi, quê xã Hoà Bình, Trà Ôn, Vĩnh Long) thức dậy cùng chồng sửa soạn đồ đạc rồi ăn vội đĩa cơm với thịt kho để còn kịp sang bệnh viện ở Cần Thơ chạy thận.
Chị Nguyễn Thị Kiều Bảy tranh thủ ăn cơm để còn kịp giờ đi chạy thận. Vợ chồng chị Kiều Bảy đang tá túc tại căn nhà ở khóm 5, phường Thành Phước, TX Bình Minh, Vĩnh Long, do vợ chồng anh Trần Văn Hiền (45 tuổi, ngụ cùng địa phương) dựng lên cho những bệnh nhân chạy thận ở miễn phí.
Người phụ nữ tóc ngắn, dáng vẻ gầy gò, làn da vàng vọt, gương mặt hốc hác, thiếu sự sống, mạch trên tay sưng lên gân guốc - đây là dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh nhân suy thận.
Chín năm trước, chị thấy sức khoẻ có dấu hiệu bất thường nên vào bệnh viện khám, khi nghe bác sĩ thông báo mình bị suy thận giai đoạn cuối, chị không tin vào tai mình.
“Bác sĩ nói, tôi phải chạy thận một tuần 3 lần để duy trì sự sống, tôi thực sự sốc”, chị Bảy nhớ lại.
Cơ thể ốm yếu, da vàng vọt, chị Bảy liên tục kêu lạnh khi có gió thổi qua. Chồng chị phải mặc thêm áo khoác cho vợ. Bác sĩ nói sao thì làm vậy, đều đặn một tuần 3 lần chị Bảy được chồng đưa lên Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ chạy thận nhân tạo.
Mỗi lần chạy thận mất từ 3 - 4 tiếng, có những hôm chạy xong thì trời đã tối, hai vợ chồng chị phải nằm ngủ ở hành lang bệnh viện.
Đến khi nghe nói, anh Hiền có xây nhà ở thị xã Bình Minh (cách Cần Thơ chỉ con sông Hậu) cho những bệnh nhân chạy thận tá túc miễn phí vợ chồng chị liền xin sang sống nhờ.
“Ở đây, vợ chồng tôi được miễn phí ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt...”, chị Bảy nói và cho biết: “Dù chạy thận không tốn tiền do có bảo hiểm nhưng vẫn phải chi tiêu nhiều thứ, nhà lại nghèo nên rất khó khăn, may mắn có vợ chồng chú Hiền cho ăn, ở miễn phí. Mỗi lần sang Cần Thơ chạy thận có xe cứu thương từ thiện đưa sang rồi rước về nên tôi không tốn đồng nào”.
Anh Trần Văn Hiền, người xây nhà nuôi bệnh nhân chạy thận ăn ở miễn phí. Cách đây nhiều năm, bà Võ Thị Viễn (63 tuổi, quê xã Tân Lược, Bình Tân, Vĩnh Long) thường xuyên lên cơn đau đầu, mỏi lưng bất chợt.
Cuộc sống bộn bề lo toan nên bà cũng không chú ý. Đến khi sức khoẻ ngày càng suy giảm, bà đi khám thì nhận được tin sét đánh - suy thận giai đoạn cuối, bắt buộc phải chạy thận.
Bà Võ Thị Viễn chia sẻ, việc được ở trong "mái nhà chung" như trút bỏ được một phần âu lo và gánh nặng về kinh tế. “Từ nhà qua Cần Thơ xa mấy chục km, mỗi lần chạy thận xong rất mệt, có khi phải nhập viện cấp cứu nên hai vợ chồng thường xuyên nằm vật vờ ở hành lang bệnh viện. Thấy vậy, chú Hiền thương tình kêu về đây sống, lo cho ăn ở miễn phí.
Về đây sống thì những người bị suy thận như tôi trút bỏ được một phần âu lo và gánh nặng về kinh tế. Ở đây, chị em là bệnh nhân chạy thận như nhau nên cũng đồng cảm, quây quần bên nhau, tụ tập kể những câu chuyện vui...”, bà Viễn nói.
Mái nhà chung được vợ chồng anh Hiền dựng lên cho những bệnh nhân chạy thận ăn ở miễn phí. Bị bệnh thận từ năm 25 tuổi, Phạm Văn Hoà (ngụ huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ) đã chạy thận được 5 năm.
Hồi năm 2015, thường xuyên mệt mỏi, chân nhức mỏi, sưng to, Hoà vào bệnh viện khám thì bác sĩ bảo “thiếu canxi”.
“Đi khám, xét nghiệm thêm lần nữa thì bác sĩ nói tôi bị bệnh suy thận ở giai đoạn cuối. Lúc đó tôi suy sụp dữ lắm”, Hoà nói.
5 năm qua, mỗi tuần Hoà phải chạy thận 3 lần. Cũng kể từ đó cuộc chiến giành lại sự sống bắt đầu với chàng trai trẻ này. Hoà trở thành “công dân” chạy thận của Bệnh viện đa khoa TP. Cần Thơ.
Hoà ý thức được căn bệnh mà mình mắc phải là bệnh “nhà giàu” vì việc điều trị hết sức tốn kém. Mỗi tuần phải đến bệnh viện lọc máu 3 lần, nhằm duy trì sự sống.
"Bệnh nhân nào có thẻ bảo hiểm y tế thì đỡ, nếu không phải tốn tiền. Tôi có bảo hiểm nên không tốn tiền chạy thận, lại được về đây sống cùng các cô bác nên không phải lo nhiều. Tôi ở đây sống một mình, khi nào cảm thấy sức khoẻ không ổn mới gọi điện thoại cho cha từ quê sang chăm sóc”, Hoà tâm sự.
Theo Hoà, bệnh nhân chạy thận giai đoạn cuối như mình đều gắn cuộc đời với chiếc máy chạy thận nhân tạo.
“Tôi biết căn bệnh mình mắc phải mỗi ngày chỉ có nặng thêm, sự sống chỉ tính bằng ngày nên mình phải yêu quý cuộc sống”, Hoà chia sẻ.
Mái nhà để đùm bọc lẫn nhau
Hiện có 25 người đang tá túc tại căn nhà do anh Hiền xây dựng, họ là bệnh nhân đang chạy thận, bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, người đi theo nuôi bệnh, người già neo đơn không nơi nương tựa. Họ mỗi người một quê, người ở Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ… đang duy trì cuộc sống từng ngày.
Anh Trần Văn Hiền (thứ 2, từ phải qua) cùng với các bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Theo lời anh Hiền, "mái nhà chung" được vợ chồng anh dựng lên cách đây 2 năm với diện tích 200m2.
“Những bệnh nhân này có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhà ở xa nên không đủ tiền đi về mỗi lần chạy thận liên tục. Ở lại bệnh viện thì họ không có chỗ ở, phải ở tạm mái hiên, ăn uống kham khổ lắm. Thấy vậy, tôi quyết định xây dựng lên căn nhà có đầy đủ giường, nệm, mùng, mền, nhà vệ sinh… rồi “rủ” họ về ở. Họ ở đây không tốn bất cứ chi phí nào, tất cả tiền điện, nước, ăn uống đều được miễn phí".
“Tôi có 1 chiếc xe cẩu, 1 chiếc xe cuốc, vợ thì bán mỹ phẩm nên không lo nhiều chuyện tiền bạc. Làm ra được tiền, tôi để dành một khoản để góp vào lo cho những người trong “mái nhà chung”, anh Hiền cho hay.
Cánh tay của bệnh nhân chạy thận đầy những u, cục - dấu vết của hàng nghìn lần cắm kim lọc máu. Ngoài ra, có nhiều mạnh thường quân cũng chung tay với anh Hiền để giúp đỡ, kéo dài sự sống cho các bệnh nhân.
Những bệnh nhân, người nhà đi cùng khi đến ở đều được anh Hiền yêu cầu xuất trình CMND để trình báo chính quyền địa phương.
Những người sống trong "mái nhà chung" luôn bảo bọc, che chở cho nhau, người khỏe quan tâm, nấu cho người bệnh ăn.
Đúng 8h, các bệnh nhân chạy thận được người thân đưa ra xe chuyển viện từ thiện để sang Cần Thơ chạy thận. Hằng ngày, cứ đến ca ai đi chạy thận sẽ có xe cấp cứu của Hội Đông y thị xã Bình Minh đến đưa đi.
Ca sớm nhất bắt đầu từ 3h sáng, tiếp theo là 8h sáng, có bao nhiêu người cũng đều được xe đưa đi đón về.
Theo lời anh Hiền, những bệnh nhân qua đời nếu không có người thân, anh sẽ cùng các mạnh thường quân tổ chức đám ma, tụng kinh, rồi mang đi thiêu, tro cốt sẽ được gửi vào chùa.
Mỗi lần chạy thận thường mất từ 3 - 4 tiếng. Ngoài chăm lo cuộc sống cho những bệnh nhân chạy thận nói trên, anh Hiền còn tham gia vào đội cứu hộ đường thủy, chuyên đi vớt những thi thể chết đuối trên sông Hậu.
Theo lời người đàn ông này, anh chỉ mong bệnh nhân, những người đang sống trong “mái nhà chung” sống vui vẻ, hoà đồng tương trợ, đùm bọc, động viên nhau trong quãng thời gian khó khăn của cuộc đời.
“Của cải, tiền bạc rồi cũng hết, tôi chỉ muốn làm điều gì đó ý nghĩa cho cuộc sống”, anh Hiền nói.
Chuyện về 'bà nội' của 26 đứa trẻ mồ côi ở miền Tây
Ở miền Tây, câu chuyện người bà cưu mang, nuôi nấng 26 đứa trẻ mồ côi, xem các em như cháu nội ruột của mình làm nhiều người xúc động, kính phục.
">Vợ chồng Vĩnh Long xây nhà nuôi bệnh nhân chạy thận ăn ở miễn phí
Cao tốc Kancamagus được cho là một trong những con đường mùa thu đẹp bậc nhất New England, vùng đất phía đông bắc nước Mỹ. Tới đây, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác lạc giữa cổ tích ngoài đời thực, leo núi và cắm trại giữa khu rừng rực rỡ sắc màu của lá. Ảnh: zekedrone.
Cao tốc Kancamagus còn có tên gọi khác là tuyến đường 112. Con đường cao tốc này được thông xe vào khoảng đầu thập niên 60 thế kỷ trước. Kancamagus nối thị trấn Bath và Conway, xuyên qua rừng quốc gia White Moutain hùng vĩ. Ảnh: dcmillsphotos.
Cao tốc Kancamagus chỉ dài khoảng 60 km nhưng mang vẻ đẹp mơ màng vào mùa thu, khi rừng cây phong, bạch dương hai bên đường thay màu lá, chuyển vàng, đỏ bắt mắt. Ảnh: wonderful_places.
Cung đường cao tốc nổi tiếng này thuộc tiểu bang New Hampshire. Nơi đây được biết đến là tiểu bang nhỏ nhất nhưng đã có hàng trăm năm lịch sử phát triển cùng nước Mỹ. Ảnh: ryanzipp.
Dừng chân ở khu cắm trại trên chặng đường băng qua Kancamagus, du khách có thể ghé qua cây cầu gỗ Albany. Cầu bắc qua dòng sông Swift rải đầy đá cuội. Điểm độc đáo của cây cầu Albany là có mái che bằng gỗ. Đây là địa điểm được nhiều du khách check-in khi ghé thăm tiểu bang New Hampshire. Ảnh: average.jo.adventures.
Khu thắng cảnh Rocky Gorge, thác Sabbaday... cũng là những điểm dừng chân du khách nên ghé khi đi qua Kancamagus. Ảnh: wonderful_places.
Nếu muốn mở rộng tầm mắt, thưởng ngoạn thiên nhiên mùa thu hùng vĩ, bạn không thể bỏ qua rừng quốc gia White Moutain trong cung đường qua Kancamagus. Du khách có thể ngắm nhìn mùa thu từ trên cao khi lên chuyến tàu Mount Washington Cog. Đây là chuyến tàu leo núi lâu đời, băng qua rừng cây hùng vĩ của rừng quốc gia White Moutain. Ảnh: wonderful_places.
Ớn lạnh khám phá đảo 'ma ám' bị bỏ hoang hàng thập kỷ ở Italia
Đây từng là nơi chôn cất rất nhiều bệnh nhân mắc dịch hạch khiến cho khung cảnh trên đảo càng thêm u ám.
">Cung đường cao tốc phủ kín rừng cây lá đỏ ở Mỹ