您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Siêu máy tính dự đoán Las Palmas vs Barca, 03h00 ngày 23/2
NEWS2025-02-25 00:28:28【Thế giới】3人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 22/02/2025 09:55 Máy tính kết quả cúp liên đoàn anhkết quả cúp liên đoàn anh、、
很赞哦!(298)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Central Coast Mariners vs WS Wanderers, 13h00 ngày 22/2: Niềm tin cửa trên
- Trầy trật hành trình teen chụp nude
- Điểm chuẩn vào Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM
- 'Tôi bỏ nghề thì ai đưa các em tới trường?'
- Nhận định, soi kèo Athletic Bilbao vs Real Valladolid, 20h00 ngày 23/2: Cái rổ đựng bóng
- Săn việc ở nước ngoài: Kinh nghiệm từ 200 đơn xin thực tập, 20 email từ chối
- Đau đầu 'đối phó' với 8/3 dịp bão giá
- Xuất bản Việt Nam hòa mình vào dòng chảy công nghệ
- Nhận định, soi kèo Valencia vs Atletico Madrid, 0h30 ngày 23/2: Bám đuổi
- Tặng bố 'chiếc áo hiếu thảo'
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Arsenal vs West Ham, 22h00 ngày 22/2
- Hưởng ứng chuyên mục "Những bài văn hay" đăng tải trên VietNamNet, mẹ em Nguyễn Bá Minh Vũ đã gửi đến toàn soạn bài văn em làm về động đất Nhật Bản do bố ra đề.
“Cách đây khoảng mấy tháng, cô giáo lớp 2 của cháu thông báo với phụhuynh là các cháu sẽ làm bài văn đầu tiên trong đời. Bố cháu bắt đầukhuyến khích cháu làm bài văn về bất cứ chủ đề nào cháu tự chọn, mỗituần khoảng 7 – 10 câu. Lúc đầu bố cháu cũng định làm thế để về sau cháukhông sợ môn văn. Không ngờ cháu viết mạch lạc và trong sáng, tỏ rabiết dùng từ ngữ”, mẹ em Nguyễn Bá Minh Vũ cho biết.
Dưới đây là bài làm của Vũ.
TIN LIÊN QUAN
Bé lớp 5 với bài văn nhận lỗi gian lận
">Bé lớp 2 viết văn về động đất ở Nhật
Ảnh chụp X-quang bàn tay bị tổn thương của nạn nhân Các bác sĩ cảnh báo gần đây xảy ra nhiều vụ tai nạn do nổ điện thoại khi đang sạc gây cụt chi, bỏng mặt. Do đó, người dân tuyệt đối không sử dụng điện thoại khi đang sạc để tránh sự cố.
Trước đó, vào ngày 28/4, Bệnh viện Bạch Mai cũng tiếp nhận một nam bệnh nhân 23 tuổi, là công nhân xây dựng tại Hà Nội bị mất thị lực, cháy sém toàn thân và tổn thương nhiều cơ quan như: Thủng màng nhĩ, gãy tay trái… do nổ điện thoại khi sạc. Người thân cho biết sự cố xảy ra khi bệnh nhân vừa sạc điện thoại vừa xem nên vật dụng này phát nổ.
Sau tai nạn, bệnh nhân được đưa vào bệnh viện trên địa bàn để cấp cứu, loại bỏ nhiều dị vật trên cơ thể. Tuy nhiên, 2 mắt của bệnh nhân vẫn không nhìn thấy nên được chuyển đến Khoa Mắt (Bệnh viện Bạch Mai) điều trị. Các bác sĩ phát hiện rất nhiều dị vật trong mắt, gồm: Dị vật giác mạc và nội nhãn gây đục thể thủy tinh, bong võng mạc. Bệnh nhân được chỉ định mổ lấy dị vật. Theo bác sĩ điều trị, khả năng bệnh nhân hồi phục thị lực rất thấp, nguy cơ mù cao, mất khả năng lao động. Tay trái của bệnh nhân cũng bị gãy, phải xử lý nẹp đinh; màng nhĩ hai bên thủng, nhiều dị vật thủy tinh trên mặt.
Một trường hợp khác cũng để lại hậu quả nặng nề là em NVT (14 tuổi, học THCS, trú xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Em phải vào Trung tâm Y tế huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cấp cứu một bệnh nhân bị dập nát bàn tay trái do nổ điện thoại. Theo T., trong lúc chơi điện thoại đang sạc pin, điện thoại bất ngờ phát nổ. Sự cố khiến bàn tay trái của em T. dập nát.
Ngọc Trang
Trẻ xem điện thoại nhiều, phụ huynh giật mình vì con mắc hội chứng TIC
Sau thời gian sử dụng điện thoại, máy tính nhiều, trẻ bất ngờ bị giật miệng, giật tay chân, lắc cổ... trong vô thức. Sợ con bị động kinh nên bố mẹ hoảng hốt đưa đi khám mới biết nhiều trẻ có dấu hiệu tương tự và được chẩn đoán mắc hội chứng TIC.">Thanh niên 30 tuổi dập nát bàn tay do vừa chơi game vừa sạc điện thoại
Một cuộc khảo sát vào tháng 3/2022 cho thấy 73% phụ huynh và 66% sinh viên Anh nói rằng họ “cực kỳ lo lắng” về chi phí sinh hoạt tại trường đại học. Ảnh: Kumar Sriskandan / Alamy Đây là thế hệ sinh viên trải qua những biến động chưa từng có tiền lệ, từ việc học, thi trực tuyến do đại dịch Covid-19 đến việc phải chật vật trang trải chi phí sinh hoạt cho những năm đại học ngay sau đó.
Tình hình còn khó khăn hơn đối với sinh viên thuộc tầng lớp lao động.
Phân tích của Viện Nghiên cứu Tài khóa và Tổ chức từ thiện giáo dục Sutton Trust cho thấy tỷ lệ tiếp cận của sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại các cơ sở giáo dục tốt nhất của Anh là thấp nhất.
Sinh viên đã phải đi làm song song với việc học trên lớp từ lâu trước khi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt bùng phát. Tuy công việc làm thêm có thể giúp trang bị những kỹ năng quý giá, nhưng việc làm thêm quá nhiều giờ có thể tác động tiêu cực đến việc học. Nhiều trường đại học khuyến nghị sinh viên chỉ làm việc tối đa 15 giờ/tuần. Tuy vậy, một nghiên cứu tiết lộ rằng 9% sinh viên ở Anh làm việc 21-30 giờ một tuần và 11% làm việc hơn 31 giờ.
Rõ ràng, điều này là không bền vững nhưng sinh viên buộc phải thực hiện. Làm việc bán thời gian là cách duy nhất để sinh viên từ tầng lớp lao động tồn tại trong thời kỳ bão giá này.
Một sinh viên Đại học Birmingham, người đã làm việc ngay từ năm thứ nhất và sẽ tốt nghiệp mùa hè tới, cho biết cậu không nhận sự hỗ trợ tài chính nào từ cha mẹ, đồng thời buộc phải cắt giảm những khoản chi không cần thiết.
Khi giá cả tăng lên, ngay cả tiền làm thêm cũng khó trang trải đủ. Tính đến tháng 6 năm nay, 11% sinh viên Anh đã sử dụng ngân hàng thực phẩm.
Không chỉ sinh viên thuộc tầng lớp lao động, những sinh viên thuộc tầng lớp trung lưu của Anh cũng đang gặp khó khăn về tài chính. Nhiều em dựa vào gia đình để để trang trải sinh hoạt phí, điều này cũng tạo gánh nặng cho gia đình.
Trong một cuộc khảo sát của một nhà cung cấp nhà ở được thực hiện vào tháng 3/2022, có 73% phụ huynh và 66% sinh viên nói rằng họ “cực kỳ lo lắng” về chi phí sinh hoạt tại trường đại học. Nghiên cứu tương tự cũng chỉ ra rằng 36% phụ huynh đang gặp khó khăn trong việc hỗ trợ tài chính cho gia đình cũng như con cái họ ở trường đại học và phải chuyển sang các nguồn thu nhập khác. Có 10% phụ huynh đã vay ngân hàng và 3% đã tái thế chấp nhà.
Tại Anh, câu hỏi liệu có cần thiết vào đại học trong khi sinh viên phải vật lộn làm hàng giờ đồng hồ để trang trải chi phí này lại tiếp tục được đặt ra.
Đối với nhiều sinh viên thuộc tầng lớp lao động, các khoản vay tài chính là cách duy nhất để họ có thể đủ khả năng vào đại học. Tuy nhiên, với việc các khoản vay không tăng để phù hợp với chi phí sinh hoạt đang tăng nhanh chóng, giấc mơ vào đại học sẽ không thể đạt được đối với nhiều người do nền tảng tài chính bấp bênh của họ.
Nhiều chuyên gia kêu gọi đã đến lúc các khoản vay tài chính dành cho sinh viên phải tăng theo lạm phát, nếu không chính phủ phải cung cấp gói hỗ trợ chi phí sinh hoạt phù hợp cho sinh viên (như Liên minh Sinh viên Quốc gia (NUS) đã đề xuất), tương tự như gói tài chính mà 8 triệu gia đình đã nhận được.
Ở góc độ nhân văn, bất kỳ chính phủ nào cũng không thể làm ngơ và buộc sinh viên phải lựa chọn giữa việc học và việc ăn. Trên bình diện xã hội, các chính phủ phải khẩn trương đầu tư nhiều tiền hơn cho giáo dục bởi sinh viên, một ngày nào đó, sẽ điều hành đất nước và đầu tư vào giáo dục là đầu tư vào tương lai của quốc gia.
Bảo Huy (theo The Guardian)
">Trong bão lạm phát, nhiều gia đình Anh nuôi con đại học phải thế chấp nhà cửa
Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2: Bổn cũ soạn lại
Các thành viên AlphaGeometry, từ trái qua gồm Yuhuai Wu, Trịnh Hoàng Triều, Lê Viết Quốc và Lương Thắng. Ảnh: WashingtonPost Những năm gần đây, Google DeepMind đang theo đuổi một số dự án nghiên cứu ứng dụng A.I liên quan đến toán học. Do đó, các bài toán thi cấp độ Olympic được sử dụng làm tiêu chí đánh giá máy học.
Theo Michael Barany, nhà sử học về toán học tại Đại học Edinburgh, nghiên cứu về AlphaGeometry “là cột mốc quan trọng về khả năng suy luận tự động ở cấp độ con người”.
Terence Tao, nhà toán học Đại học California, từng giành huy chương vàng Olympic khi mới 12 tuổi đánh giá hệ thống AI là một “thành tựu tuyệt vời” và đạt được kết quả “đáng ngạc nhiên.
Nghiên cứu về AlphaGeometry đã được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Trong khi đó, tác giả nghiên cứu Trịnh Hoàng Triều cho hay, suy luận toán học chỉ là một dạng suy luận nhưng có ưu điểm là dễ kiểm chứng. “Toán học là ngôn ngữ của sự thật”, tiến sỹ người Việt nói. “Nếu bạn muốn phát triển hệ thống AI, bạn cần phải xây dựng một AI đáng tin cậy có khả năng tìm kiếm sự thật mà người dùng có thê tin tưởng”, đặc biệt trên các ứng dụng yêu cầu cao về an toàn.
AlphaGeometry là hệ thống kết hợp mô hình ngôn ngữ mạng thần kinh (sâu về trực giác nhân tạo, tương tự ChatGPT nhưng nhỏ hơn) với một công cụ biểu tượng (chuyên về lý luận nhân tạo, giống như một máy tính logic), trước khi được tinh chỉnh để đọc hiểu hình học.
Điểm đặc biệt của thuật toán là nó có khả năng cho ra lời giải từ không có gì hết. Còn các mô hình AI hiện tại sẽ phải tìm kiếm lời giải có sẵn hoặc tương tự mà con người từng tìm ra.
Kết quả này có được dựa trên việc mạng nơ ron thần kinh được đào tạo bằng 100 triệu ví dụ hình học mà không có đáp án từ con người. Khi bắt đầu xử lý một bài toán, công cụ biểu tượng sẽ làm việc trước tiên. Nếu công cụ này gặp trở ngại, thuật toán nơ ron thần kinh sẽ đề xuất cách cách tăng cường lập luận chứng minh. Vòng lặp này diễn ra liên tục cho đến khi hết thời gian (bốn tiếng rưỡi) hoặc bài toán được giải.
Stanislas Dehaene, chuyên gia khoa học thần kinh nhận thức tại College de France, nói rằng ông ấn tượng với hiệu suất của AlphaGeometry, song hệ thống này “không nhận thấy bất cứ điều gì về bài toán mà nó giải quyết”. Nói cách khác, thuật toán chỉ xử lý các mã hoá logic và số học của hình ảnh. “Nó không có nhận thức về không gian vòng tròn, đường thẳng hay hình tam giác”.
TS Lương Thắng cho biết yếu tố “cảm quan” này có thể được bổ sung trong năm nay, bằng cách sử dụng nền tảng AI Gemini của Google.
(Theo WashingtonPost)
AI tạo sinh thống trị các cuộc thảo luận tại DavosSự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) đã thống trị các cuộc thảo luận riêng tư và công khai tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới khi các hãng công nghệ lớn nhất, bao gồm Salesforce, Microsoft và Google phô trương lực lượng.">Ba tiến sỹ người Việt giới thiệu mô hình AI giải toán hình học cấp độ Olympic
Thầy Hồ Tấn Nguyên Minh và học trò Thực ra, tôi yêu thích văn học từ nhỏ, học văn trên lớp cũng được cô giáo khen là có tố chất. Thế nhưng, bản thân tôi lại cảm thấy rất nhiều lúng túng, thậm chí nhiều lúc bế tắc.
Còn nhớ khi nghe mẹ tâm sự về khó khăn của tôi trong việc học văn, thầy Minh động viên tôi: “Con đừng buồn, khó khăn nào rồi cũng được giải quyết hết, chỉ cần con có đam mê và ước muốn được chinh phục nó, con sẽ có được những điều mong muốn”.
Buổi học đầu tiên, thầy giảng bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Chúng tôi say sưa theo từng lời giảng của thầy, xúc động trào dâng trong vẻ đẹp của tình bà cháu mà thầy gợi ra từ bài thơ. Thầy không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn hướng dẫn cách làm bài, phương pháp tư duy, tìm ý…
Thầy luôn có cách làm cho giờ học trở nên sinh động và hấp dẫn, khiến chúng tôi không thể xao nhãng việc học một phút nào.
Khi tôi viết những bài văn đầu, thầy nhẹ nhàng khuyên bảo và chỉ ra một số lỗi sai khi lập luận. Dần dần, việc viết văn của tôi được cải thiện và nâng cao. Thầy nuôi dưỡng cho tôi tình yêu văn học, giúp tôi thấy được sứ mệnh cao quý của văn học đối với tâm hồn người.
Tôi lấy lại được niềm đam mê để rồi quyết định thi vào lớp 10 chuyên Văn. Quyết định ấy khiến ba mẹ tôi lo lắng. Nhưng chính thầy và những bài giảng của thầy đã tạo trong tôi một niềm tin mãnh liệt rằng sự lựa chọn của mình là đúng đắn...
Năm ấy, khi đứng trước kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn và kì thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Văn, tôi cảm thấy áp lực như một tảng đá khổng lồ đè nặng. Thầy dường như hiểu điều ấy, nên thường xuyên động viên: “Con hãy cân bằng cuộc sống của mình, đừng vì áp lực mà trở nên bi quan và buồn bã, dẫu kết quả như thế nào, chúng ta hãy tự hào vì chính bản thân ta đã kiên trì và phấn đấu từng ngày như thế”.
Những lời động viên của thầy đã giúp tôi vững tin hơn. Tôi đã đạt giải Nhì môn Ngữ văn cấp tỉnh năm lớp 9 và đậu vào lớp chuyên Văn trường chuyên Lương Văn Chánh với số điểm môn Văn cao nhất. Ngày biết kết quả thi, một trong những người mà tôi báo đầu tiên là thầy.
Năm lớp 11, tôi lại may mắn được học thầy, được nghe thầy giảng khi tôi đậu vào đội tuyển tỉnh, ôn tập để chuẩn bị thi học sinh giỏi quốc gia. Những giờ dạy của thầy cho đội tuyển khiến chúng tôi say mê lẫn cảm động.
Trước kì thi, thầy dành hẳn một buổi để lắng nghe, trò chuyện và động viên tinh thần chúng tôi. “Các con đừng áp lực gì cả. Làm việc gì cũng cố gắng hết sức mình, để sau này dù kết quả thế nào cũng không cảm thấy hối tiếc vì mình đã nỗ lực hết sức rồi”. Lời thầy nói đã tạo cho chúng tôi một tâm lí rất thoải mái và tự tin.
Nhờ sự cố công rèn luyện và sự tận tình chỉ dạy của thầy, tôi đạt giải Nhì học sinh giỏi Văn cấp quốc gia, đạt huy chương vàng Olympic phía Nam và nhiều giải thưởng khác, đó là một kết quả mà trước đây tôi chưa bao giờ dám nghĩ tới.
Thầy cũng thường nói với chúng tôi: “Học văn là phải đi đôi với học cách sống sao cho tốt đẹp, sống sao để bản thân có thể bày tỏ lòng tốt, lòng biết ơn của mình đến với người khác. Vì con người chúng ta không bao giờ có hạnh phúc đi đón nhận, chỉ có hạnh phúc khi chúng ta biết gửi trao những hành động thiết thực và nhân văn”.
Mai đây, mỗi bước tôi đi, dù gập ghềnh sỏi đá, tôi vẫn sẽ luôn vững tin vào chính mình vì biết rằng nơi quê nhà luôn có một người thầy vẫn lặng lẽ dõi theo tôi.
Những ngày này, nghề giáo lại trở thành tâm điểm của dư luận, khi vấn đề muôn thuở như lương và sự vụ phát sinh trong mối quan hệ giáo viên - học trò, giáo viên - phụ huynh đang gây bức xúc.
Nhưng giữa muôn vàn thở than, ca thán, cả triệu giáo viên vẫn đang ngày ngày cặm cụi làm việc. Và vẫn còn đó ký ức về những người thầy "không thể quên".
VietNamNet xin mở một "góc nhỏ" - diễn đàn để độc giả chia sẻ về "Những thầy cô mãi trong tim tôi". Bài viết xin gửi về [email protected] . Xin chân thành cảm ơn!
Lương Quỳnh Bảo Ngọc (Sinh viên K48, khoa Ngữ văn, trường ĐHSP TP.HCM)
Thầy chủ nhiệm khoa, người trao cho chúng tôi cơ hội du học vô giáNgười thầy tận tụy và đáng kính của bao nhiêu thế hệ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội đã bước sang tuổi 70.">
Thầy gỡ hòn đá tảng, nuôi dưỡng cho tôi tình yêu văn học
Ngày 29/8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký chỉ thị số 30/CT-TTg về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, bao gồm lĩnh vực xuất bản. Trong bối cảnh này, việc tham khảo bài học từ các nước để có một tham chiếu cho Việt Nam là rất cần thiết.
Hiện nay, chiết khấu (nói cách khác là giá bán cuối cùng đến khách hàng) là một vấn đề mà các đơn vị xuất bản cũng như các đại lý, nhà phát hành tại Việt Nam đang phải đối mặt. Tình trạng mạnh ai nấy bán, không chịu bất kỳ sự kiểm soát giá cả nào đã ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống đại lý phát hành và đẩy các đơn vị xuất bản vào cuộc chạy đua chiết khấu không hồi kết.
Trên thế giới, đây cũng là vấn đề gây tranh cãi ở nhiều quốc gia có nền xuất bản phát triển. Trong đó, một số nước đã lựa chọn xây dựng hệ thống giá sách cố định, được luật hóa và bảo vệ bằng các chế tài pháp luật.
Mục đích của giá sách cố định (Fixed book price - FBP) là ấn định mức giá bán sách thống nhất, bảo vệ lợi ích của các nhà xuất bản và hiệu sách độc lập, duy trì sự ổn định của thị trường, ngăn chặn các doanh nghiệp lớn lạm dụng sức mạnh kinh tế của mình; khuyến khích sự gia tăng lợi thế cạnh tranh bằng đầu tư vào chất lượng, nội dung và sự sáng tạo trong các hình thức quảng bá sản phẩm.
FBP hướng đến bảo vệ lợi ích của các nhà xuất bản và hiệu sách độc lập, duy trì sự ổn định của thị trường, ngăn chặn các doanh nghiệp lớn lạm dụng sức mạnh kinh tế; khuyến khích đầu tư vào chất lượng, nội dung và quảng bá sáng tạo để gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Hệ thống FBP là cơ chế đã được áp dụng tại nhiều quốc gia nhằm ấn định mức giá bán sách thống nhất, trong đó có Hàn Quốc. Tại đây, FBP đã qua nhiều giai đoạn phát triển và điều chỉnh.
Ảnh chụp tại Hội sách Jeju 2023. Ảnh: Korea Herald.
Quá trình phát triển của FBP tại Hàn Quốc
Hàn Quốc bắt đầu thực thi hệ thống giá sách cố định vào năm 1977khi một nhóm các nhà xuất bản và hiệu sách đạt thỏa thuận bán sách theo giá niêm yết đã được ấn định. Đến năm 1980, Đạo luật điều tiết độc quyền và thương mại công được ban hành, cấm hành vi duy trì giá bán lại (resale price) đối với mọi sản phẩm, nhưng ngoại trừ sách và một số mặt hàng đặc thù khác. Điều này đã thúc đẩy việc áp dụng FBP trên toàn quốc, dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của các hiệu sách.
Tuy nhiên, vào giữa thập niên 1990, sự xuất hiện của các trung tâm mua sắm lớn và nhà sách trực tuyến đã tạo nên thách thức lớn đối với việc duy trì giá sách cố định. Các nhà bán lẻ này đã giảm mạnh giá sách, khiến FBP trở nên kém hiệu quả.
Đến cuối thập kỷ 1990, FBP gần như trở nên vô dụng khi không có luật nào điều chỉnh kênh phân phối mới này. Để đối phó với sự thay đổi của thị trường, các nhà xuất bản và hiệu sách Hàn Quốc đã vận động thành công yêu cầu sửa đổi luật vào năm 2002, trong đó bắt buộc áp dụng FBP.
Bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử FBP của Hàn Quốc diễn ra vào tháng 11/2014, khi chính phủ thông qua một cuộc cải cách lớn. Theo luật mới, tất cả sách giấy và sách điện tử, không phân biệt thời điểm xuất bản, đều bị giới hạn mức chiết khấu và khuyến mãi tặng thưởng đi kèm trong phạm vi 15% so với giá cố định.
Trong đó, mức giá chiết khấu không được vượt quá 10% so với giá cố định; còn ưu đãi tặng thưởng không được vượt quá 5% (bao gồm chính sách tích điểm cho khách hàng thân thiết). Vi phạm quy định này có thể bị phạt lên đến 5 triệu won.
Điều này nhằm tạo ra một sân chơi công bằng hơn cho các nhà bán lẻ và đảm bảo sự ổn định trong ngành xuất bản. Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ đối với các hội chợ sách, nơi một số mức chiết khấu nhất định được phép áp dụng.
Điều khoản kể trên nhằm ngăn chặn sự cạnh tranh về giá quá mức giữa các nhà xuất bản, tạo cơ hội bình đẳng giữa các nhà phát hành lớn và các nhà phát hành nhỏ, giúp củng cố và đa dạng hóa hệ thống phát hành, từ đó mở rộng quyền tiếp cận sách cho người đọc.
FBP đã tạo nhiều tác động tích cực đến thị trường xuất bản Hàn Quốc, giúp củng cố thị trường sách và làm chậm lại sự suy giảm của các hiệu sách truyền thống. Nhưng trong bối cảnh xuất bản số, một số khía cạnh của FBP vẫn là chủ đề gây tranh cãi, nhận nhiều phản ứng trái chiều.
Các hiệu sách độc lập và nhà xuất bản nhỏ cho rằng FBP là công cụ cần thiết để bảo vệ ngành sách khỏi sự chi phối của các tập đoàn lớn và bảo vệ sự đa dạng của các xuất bản phẩm.
Trong khi đó, một bộ phận người tiêu dùng và các nhà sách trực tuyến cho rằng FBP tuy duy trì sự ổn định nhưng cũng giới hạn khả năng chiết khấu, làm giảm sức hấp dẫn của sách và cản trở việc tiếp cận của người có thu nhập trung bình và thấp.
Hình ảnh tại hiệu sách độc lập Spain Book shop tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Korea Herald.
Thách thức đòi hỏi đánh giá và điều chỉnh
Một vấn đề nổi cộm khác mà FBP tại Hàn Quốc phải đối mặt là sự bùng nổ của thị trường sách điện tử và sự ra đời của dịch vụ thuê bao. Các gói dịch vụ thuê bao như Kindle Unlimited của Amazon cho phép người dùng đọc không giới hạn hàng ngàn đầu sách với chi phí rất thấp.
Ở các quốc gia không có FBP, dịch vụ này không gây nhiều vấn đề. Nhưng ở Hàn Quốc, nơi áp dụng FBP, các dịch vụ này gây ra xung đột pháp lý. Theo luật, sách điện tử phải được bán với giá niêm yết đầy đủ nếu mua riêng lẻ. Song việc sách điện tử được cung cấp với mức giá gần như miễn phí trong các gói thuê bao dẫn đến tranh cãi về tính hợp pháp.
Ngoài ra, các nhà sách lớn trực tuyến tại Hàn Quốc thường tận dụng tối đa mức chiết khấu trần 15%. Trong khi đó, hiệu sách nhỏ hơn không đủ khả năng làm điều tương tự, dẫn đến bất công trong việc áp dụng chính sách.
Chính phủ Hàn Quốc đang xem xét lại luật FBP, với kế hoạch đánh giá 3 năm một lần để đưa ra các điều chỉnh cần thiết. Trong quá trình đánh giá, các phiên điều trần công khai đã được tổ chức để thu thập ý kiến từ các bên liên quan, từ các nhà xuất bản, hiệu sách đến độc giả.
Một phiên điều trần công khai vào tháng 9/2019 với sự tham gia của nhiều bên đã nhấn mạnh rằng dù FBP có những lợi ích rõ rệt, nhưng cũng cần những cải tiến để phản ánh sự thay đổi của thị trường.
Khảo sát do KOPUS thực hiện vào năm 2020, nhắm tới 1.001 hiệu sách và nhà xuất bản trên toàn quốc, cho biết: lần lượt 64,7% và 19,9% người tham gia trả lời "Có" và "Không" với câu hỏi liệu hệ thống có giúp thúc đẩy các hiệu sách địa phương; lần lượt 67,3% và 16,3% trả lời "Có" và "Không" với câu hỏi về tính hữu ích của hệ thống; lần lượt 61,3% và 19,8% trả lời "Có" và "Không" với câu hỏi liệu hệ thống có giúp làm chậm quá trình già hóa của các hiệu sách địa phương.
Trong khi chính phủ Hàn Quốc đánh giá và cân nhắc sửa đổi luật, thị trường sách vẫn đang tiếp tục thay đổi nhanh chóng, với sự gia tăng của các nền tảng kỹ thuật số và các mô hình kinh doanh mới. Một thách thức lớn là làm sao để duy trì sự cân bằng giữa việc bảo vệ các nhà xuất bản và hiệu sách độc lập với nhu cầu giá cả hợp lý và lựa chọn đa dạng của người tiêu dùng.
Những thay đổi sắp tới có thể bao gồm việc điều chỉnh mức chiết khấu cho sách điện tử và các quy định rõ ràng hơn về các gói thuê bao. Đồng thời, cần có các giải pháp linh hoạt hơn để đảm bảo rằng FBP không chỉ bảo vệ ngành sách mà còn phải phù hợp với xu thế phát triển của thị trường.
Nhìn chung, FBP tại Hàn Quốc là một ví dụ điển hình về việc áp dụng chính sách bảo vệ ngành sách trong bối cảnh thị trường đang thay đổi nhanh chóng. Việc tiếp tục điều chỉnh và phát triển chính sách này sẽ giúp Hàn Quốc duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ lợi ích của ngành sách và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
">Bài học từ việc thiết lập mức giá sách cố định ở Hàn Quốc