您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Rớt nước mắt cảnh con nhỏ gần 2 tuổi ung thư, bố rơi vào trầm cảm
NEWS2025-02-25 00:31:58【Thời sự】4人已围观
简介Suốt dịp Tết Nguyên đán 2020,ớtnướcmắtcảnhconnhỏgầntuổiungthưbốrơivàotrầmcảmc vs liver nhiều người nmc vs livermc vs liver、、
Suốt dịp Tết Nguyên đán 2020,ớtnướcmắtcảnhconnhỏgầntuổiungthưbốrơivàotrầmcảmc vs liver nhiều người nhà bệnh nhi ở phòng 2, Khoa nhi, bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội) ám ảnh vì tiếng khóc đau đớn gần như cả ngày của cháu Hà Gia Ân (19 tháng tuổi). Cháu mới nhập viện vào những ngày sát Tết vì bệnh ung thư tinh hoàn.
![]() |
Rớt nước mắt cảnh con nhỏ gần 2 tuổi ung thư, bố rơi vào trạng thái trầm cảm |
Giữa lúc đang chuẩn bị đón sinh nhật 2 tuổi, bé Ân xuất hiện triệu chứng sưng một bên tinh hoàn kèm theo bỏ ăn. Lặn lội từ vùng quê biển Nam Định tới bệnh viện Xanh Pôn làm xét nghiệm, cả gia đình bàng hoàng khi nghe các bác sĩ kết luận, Gia Ân mắc bệnh ung thư tinh hoàn.
Tháng 12/2019, Ân được làm phẫu thuật cắt một bên tinh hoàn. Sau ngày đó, những cơn đau hành hạ bé triền miên. Cơ thể bé nhỏ trở nên gầy guộc, xanh xao, hiếm khi bé nở nụ cười. Cuối tháng 12/2019, gia đình làm thủ tục chuyển Ân sang điều trị ở Khoa Nhi, bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội).
Cái Tết vừa rồi đối với mọi người trong nhà bé Ân là cái tết buồn nhất. Nhận tin con mắc bệnh ung thư, anh Hà Văn Đại rơi vào trạng thái trầm cảm, ám ảnh khi thấy đứa con nhỏ tội nghiệp hàng ngày khóc lóc ở bệnh viện.
Do con còn quá nhỏ nên gia đình phải cắt cử hai người thường xuyên đến chăm nom. Ngay những ngày đầu năm mới, ông nội cháu rưng rưng: “Tôi không ngờ thân già rồi phải chứng kiến cảnh này. Có đứa cháu trai thì mắc bệnh nan y. Bố nó không dám vào viện nhìn thấy con bị cảnh đau đớn này”.
Cả nhà lao đao trong nợ nần
Thời điểm Ân đổ bệnh, bố cháu bị thoát vị đĩa đệm khiến sức lao động suy giảm. Để có tiền đưa con đi viện, chị Nguyễn Thị Hồng Nhung, mẹ của Ân phải chạy đôn chạy đáo vay nóng hơn 50 triệu đồng.
![]() |
Hoàn cảnh đáng thương của bé Hà Gia Ân đang rất cần được bạn đọc giúp đỡ |
Đồng lương giáo viên của chị chẳng thể đủ khi mà mọi gánh nặng đè lên vai. Giờ chị khả năng phải nghỉ việc chăm con nên gia đình càng lâm vào tình trạng kiệt quệ.
Chưa kể, trước Ân, vợ chồng chị Nhung có 2 con trai nữa tuổi còn nhỏ. Trải qua những ngày điều trị khắp các bệnh viện, số tiền vay mượn gần như đã hết. Khoản nợ cũ chưa trả được nhưng chị Hương vẫn phải “muối mặt” vay mượn thêm. Bởi căn bệnh ung thư về lâu dài chắc chắn còn tốn kém rất nhiều.
Cũng bởi vậy, dù chưa hết đau đớn do thoát vị đĩa đệm, bố Ân hàng ngày vẫn cố gắng mang xe máy ra ngoài, chạy xe ôm thuê kiếm chút tiền lo trang trải phần nào chi phí. Song cơn khốn cùng vẫn bủa vây lấy gia đình nghèo khổ này. Ngồi bên giường bệnh của con, chị Nhung rơi nước mắt, sợ hãi trước tương lai mịt mờ phía trước khi nghe Gia Ân cứ khóc hoài không dứt.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Hồng Nhung, ở tổ dân phố Lâm Hạ, thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. SĐT 0977102358. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.029 (bé Hà Gia Ân) 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: |
很赞哦!(45)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Bình Dương vs Sông Lam Nghệ An, 18h00 ngày 22/2: Không dễ bắt nạt
- Vợ chồng Anh Đức
- Dân mạng xúc động trước video cậu bé Down vỗ về bạn học tự kỷ
- Tự tin sải bước du xuân với áo dài in 3D Lưu Tiến Đạt
- Nhận định, soi kèo Công an Hà Nội vs Thể Công Viettel, 19h15 ngày 23/2: Đối thủ khó ưa
- Người đàn ông tặng cơ ngơi 100 tỷ, xây thêm nhà nuôi trẻ mồ côi
- LG trình diễn màn hình có thể co giãn
- Cười đau ruột với màn catwalk của Cảnh soái ca trong Quỳnh búp bê
- Nhận định, soi kèo Công an Hà Nội vs Thể Công Viettel, 19h15 ngày 23/2: Đối thủ khó ưa
- Ảnh cưới lãng mạn của Sang Lê và chồng đại gia tại Phú Yên
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Saham vs Al Nasr, 20h30 ngày 20/2: Cửa dưới thất thế
Kết hôn hơn 60 năm, ông Nguyễn Văn Chuẩn (85 tuổi) và bà An Thị Dần (83 tuổi) ở Văn Lý (Lý Nhân, Hà Nam) sinh được 10 người con, tất cả đều thành đạt. Tính đến nay, con cái, cháu chắt của ông bà có 1 phó giáo sư, 8 tiến sĩ và 23 thạc sĩ.
Đám cưới chú rể không biết mặt cô dâu
Mỗi khi nhắc đến kỷ niệm cũ, bao giờ ánh mắt ông Chuẩn dành cho vợ cũng đầy ấm áp. Bà Dần quê gốc ở xã Nguyên Lý (Lý Nhân). Bố mất sớm, từ nhỏ bà đỡ đần mẹ gánh vác việc gia đình, nuôi các em.
Ông Chuẩn luôn dành cho vợ sự yêu thương, trân trọng. Năm thực dân Pháp đi càn, mẹ bà đưa các con chạy về xã Văn Lý tản cư. Tại đây, mẹ bà Dần và mẹ ông Chuẩn gặp gỡ, quen biết rồi hai bên đánh tiếng kết sui gia. Chưa đầy 16 tuổi, bà Dần về làm dâu nhà chồng.
‘Ngày xưa, cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Chuyện hôn sự đều do người lớn sắp đặt. Từ khi hai gia đình hứa gả con cái cho đến khi tổ chức đám cưới, tôi không biết mặt cô dâu xấu, đẹp ra sao? Nghe mẹ thông báo mai đi hỏi vợ là đi’, miệng cười hiền, ông Chuẩn kể về mối tình của mình và vợ.
Ngôi nhà ngói đơn sơ của vợ chồng ông Chuẩn ở Văn Lý (Lý Nhân, Hà Nam). Đám cưới của ông bà diễn ra giữa thời loạn, cuộc sống vô cùng thiếu thốn. Tuy vậy, hôn lễ vẫn đầy đủ các thủ tục: Dạm ngõ, ăn hỏi, cưới treo.
‘Tôi được mẹ chuẩn bị cho bộ áo dài, khăn xếp. Cỗ cưới chỉ có thịt lợn luộc thái ra mời khách, thêm đĩa rau và bát nước luộc thịt làm canh.
Lúc đón dâu về, tôi bẽn lẽn lắm. Đó cũng là lần đầu tiên tôi và ông Chiểu biết mặt nhau. Lấy nhau lúc còn trẻ con, chúng tôi cũng không có đêm tân hôn. Suốt mấy năm đầu, tôi nằm với chị chồng và mẹ chồng', bà Dần nói.
Sau lễ cưới, ông Chuẩn tiếp tục việc học tập, bà Dần ở nhà trồng cấy, chăn nuôi. Trưởng thành, chín chắn hơn, ông bà mới thực sự sống đời chồng vợ.
Trọn vẹn một đời
Nên duyên từ sự sắp đặt của người lớn nhưng cuộc hôn nhân của ông bà vẫn hạnh phúc.
‘Vợ tôi ngày trẻ là người có nhan sắc, nước da trắng ngần. Một khi đã yêu, mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ hết’, cười khà khà, ông Chuẩn chia sẻ.
Suốt năm tháng ấy, họ chưa từng cãi vã, to tiếng. Kể cả giai đoạn khó khăn, túng thiếu nhất về vật chất, đời sống tình cảm giữa hai vợ chồng vẫn mang một màu sắc hạnh phúc.
Bà Dần bên cô con gái thứ 4 - chị Nguyễn Thị Xuân. ‘Lấy chồng, sinh liên tiếp 10 người con, cả một đời vợ tôi tần tảo, thay chồng gồng gánh lo toan. Tôi làm thầy giáo dạy thể dục, trường ở xa nhà, cả tuần mới về thăm vợ con 1 lần. Các con thành đạt, có hiếu như ngày hôm nay đều một tay bà ấy dạy dỗ, nuôi nấng.
Bất cứ việc gì làm ra tiền, ra gạo, vợ tôi chẳng nề hà. Buôn bán, lãi 2,3 bơ gạo cũng nhặt nhạnh nuôi đàn con. Chưa lúc nào thấy bà ấy than vãn, kêu ca nửa lời.
Tôi dạy học trên Thường Tín, cách nhà 40 km. Nhà đông con nên gia cảnh tôi vô cùng khó khăn, không đủ tiền mua xe đạp. Chiều thứ 7 tôi đi bộ từ trường về nhà, ròng rã mấy tiếng mới đến nơi.
Ngày đầu tuần, tôi dậy từ 1 giờ sáng lên trường. Tôi thương con 10 nhưng thương vợ gấp ngàn lần’, nhà giáo 85 tuổi tâm sự.
Chia sẻ về việc sinh nhiều con, bà Dần cho hay, thời trước chưa có biện pháp tránh thai như bây giờ nên ông bà không kế hoạch hóa.
Năm 1977, sau khi sinh con trai út, địa phương bắt đầu có chính sách đặt vòng tránh thai. Chị em phụ nữ xã e ngại, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng…
Bà Dần không nao núng, xung phong đặt đầu tiên. Ông Chuẩn hết sức ủng hộ, động viên vợ. Kỷ niệm lần đó, bà được tặng chiếc quần lụa satanh Trung Quốc.
Giờ đây, ở tuổi xế chiều, con cái trưởng thành, ông bà có nhiều thời gian dành cho nhau hơn. Bà Dần thích đọc sách. Tủ sách úa màu ở gian nhà ăn là tài sản mà bà nâng niu, trân quý.
‘Chính vì ham mê đọc sách từ nhỏ, thông thuộc nhiều câu chuyện mang tính giáo dục mà vợ tôi rất thông thái, dạy con bằng chính những câu chuyện đó’, ông Chuẩn nói tiếp.
Ông Chuẩn thích sáng tác thơ văn. Đặc biệt, ‘nàng thơ’ xuyên suốt các tác phẩm của ông là vợ. Mỗi năm vào dịp mùng 2/9, con cái, cháu chắt của ông bà từ các nơi tề tựu đông đủ, ông lại tặng bà một bài thơ khen ngợi.
‘Gia đình tôi chọn ngày 2/9 để họp mặt thay cho ngày Tết. Vì Tết, chúng còn bận bịu công việc, gia đình riêng. Để chuẩn bị cho ngày này, bà nhà tôi nuôi mấy con lợn, mấy chục con gà, mở tiệc chiêu đãi con cháu.
Tổng số thành viên gia đình tôi hiện này là 70 người, trong đó con cái, dâu rể là 20 người, 24 đứa cháu, 15 đứa chắt, 9 cháu dâu rể’, ông Chuẩn kể.
Nhật ký mùi mẫn của vợ bác sĩ Đà Nẵng, 11 năm yêu xa mới được về chung nhà
Chuyện tình và những dòng nhật ký mùi mẫn của cặp vợ chồng bác sĩ ở Đà Nẵng đã gây thổn thức trái tim bao người.
">Chuyện lạ ở Hà Nam: Đám cưới chú rể không biết mặt cô dâu
Thủ môn Văn Toản được kỳ vọng sẽ thay thế Văn Lâm, Bùi Tiền Dũng Sinh năm 1999, thủ môn của đội tuyển Việt Nam sinh ra ở một xóm đạo nhỏ thuộc xã Dương Quan, huyện Thuỷ Nguyên, TP. Hải Phòng.
Khác với những cầu thủ đã đạt nhiều thành tích, khi hỏi về nhà ‘thủ môn Văn Toản’, nhiều người trong xã không biết đến cậu. Bởi Văn Toản thực sự là một cái tên mới nổi của bóng đá Việt Nam.
Cậu bắt đầu nổi lên từ tháng 3/2019 khi được HLV Park Hang-seo triệu tập lên tuyển U23 tham dự vòng loại U23 châu Á. Đến tháng 6, Toản đã cùng với Bùi Tiến Dũng trở thành một trong 3 thủ môn tham dự giải giao hữu King’s Cup 2019 ở Thái Lan.
Văn Toản hiện đang được kỳ vọng sẽ là một Văn Lâm thứ 2 của đội tuyển Việt Nam.
Chia sẻ với PV, gia đình Toản cho biết con trai đam mê trái bóng từ nhỏ. Ban đầu, như những đứa trẻ khác, Toản chỉ chơi bóng cho vui trong phong trào của trường, của xã. Rồi cậu được chơi cho đội tuyển của huyện. Càng lớn, năng khiếu của Toản càng được bộc lộ rõ rệt. Với hình thể vượt trội so với bạn bè cùng lứa, Văn Toản được các HLV thuộc trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Hải Phòng chú ý và phát hiện.
Năm 11 tuổi, Toản đã xa bố mẹ, đi tập bóng đá ở Nhà thi đấu Cánh Diều. Tuần nào cũng như tuần nào, sáng thứ Hai, ông bố lại chở con trai lên TP. Hải Phòng tập luyện và học văn hoá. Chiều thứ Bảy, ông lại lọ mọ đón con về.
Ông Nguyễn Văn Sáng - bố thủ môn Văn Toản (ngoài cùng bên trái) Thi đấu cho CLB Hải Phòng, Văn Toản liên tục gây ấn tượng trong các giải đấu cúp quốc gia, V-League 2019.
Tài năng của Văn Toản sau đó đã lọt vào ‘mắt xanh’ của HLV Park Hang-seo. Chàng thủ môn cao 1m86 nhanh chóng được giữ vị trí dự bị cho Bùi Tiến Dũng tại vòng loại U23 châu Á.
Tại Sea Games 30, cậu được giao nhiệm vụ bảo vệ khung thành trong các trận gặp Lào, Singapore, Thái Lan và Campuchia.
Sai lầm của cậu trong trận đấu với Thái Lan khiến Việt Nam bị dẫn trước 2 bàn ngay trong những phút đầu tiên. Văn Toản đã phải nhận vô số những lời chỉ trích.
Nhưng ngay sau đó, HLV người Hàn Quốc đã cho cậu cơ hội ghi điểm trong trận bán kết với Campuchia. Không để cho người hâm mộ thất vọng, Toản lấy lại phong độ khi bảo vệ khung thành sạch bóng với tỷ số 4-0 nghiêng về đội tuyển Việt Nam. Đáng khen hơn khi cậu cũng là người cản phá thành công cú sút phạt của cầu thủ lão làng người Campuchia.
Có lẽ cũng chính vì sự lên bổng xuống trầm của chàng trai trẻ tuổi nhất đội mà bà Lương Thị Mơ – mẹ Toản không muốn chia sẻ nhiều về con trai trong thời điểm này. Lo lắng cho cậu con vẫn còn ‘non dại’, khi được hỏi, bà chỉ nói: ‘Người mẹ nào cũng có rất nhiều điều để nói về con mình, kể cả con có thành đạt hay không. Nhưng con mới vào nghề, mới chỉ 19-20 tuổi, tôi không muốn con tự kiêu quá sớm. Con cần phải cố gắng phấn đấu, cần trưởng thành nhiều hơn nữa để theo kịp các đàn anh. Lúc ấy dành lời khen cho con cũng chưa muộn’.
Trước trận chung kết bóng đá nam Sea Games 30 tối ngày 10/12 giữa U22 Việt Nam và U22 Indonesia, tại nhà Văn Toả ở thôn Hữu Quan, xã Dương Quan, huyện Thuỷ Nguyên, TP. Hải Phòng, không khí sôi động không kém gì một sân vận động thu nhỏ.
Không khí rộn ràng ở gia đình Văn Toản trước trận chung kết Gần 30 nồi lẩu được gia đình chuẩn bị để mời hàng xóm, người thân tới cổ vũ cho U22 Việt Nam Ông Nguyễn Văn Sáng và bà Lương Thị Mơ - bố mẹ Toản đã chuẩn bị 30 mâm cỗ thết đãi hàng xóm, người thân đến cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam. Không khí tưng bừng trong căn bếp nhà Toản bắt đầu từ 15 giờ chiều. Người ra người vào nhộn nhịp chúc mừng bố mẹ Toản vì cậu con trai đang cùng với các đồng đội mang về niềm vui cho cả đất nước.
Ông Sáng, bà Mơ không giấu được niềm vui và tự hào về cậu con trai sau bao ngày vất vả cho con ăn học, tập luyện xa nhà, xa bố mẹ. Sau mỗi bàn thắng của U22 Việt Nam, bà Mơ đều rớm nước mắt vì vui mừng xen lẫn xúc động. Trong giây phút hạnh phúc nhất, bà đã hôn lên bức ảnh con trai in trên tấm băng rôn.
Bà Mơ xúc động hôn bức ảnh con trai in trên tấm băng rôn Niềm vui, sự xúc động trên gương mặt các bậc phụ huynh Các cổ động viên ăn mừng trước mỗi bàn thắng của đội tuyển Việt Nam Hàng trăm người tụ tập ở nhà Văn Toản để cổ vũ đội tuyển Việt Nam Chia sẻ với niềm vui của gia đình, bà con hàng xóm, doanh nghiệp địa phương, cha xứ nhà thờ ở xóm đạo nhỏ của gia đình Toản cũng lần lượt tặng thưởng cho chàng trai nhỏ tuổi nhất đội những món quà vật chất trị giá vài triệu đồng. Những món quà tuy không thể lớn bằng những phần thưởng trị giá hàng trăm triệu hay cả tỷ đồng mà nhiều cầu thủ khác đã từng nhận được, nhưng chắc chắn đó là những tình cảm đáng trân quý nhất mà Văn Toản nhận được từ chính những người yêu quý em nhất.
Không phụ lòng mong mỏi của gia đình, Văn Toản một lần nữa khẳng định sự trưởng thành khi giữ sạch khung thành trước U22 Indonesia trong trận chung kết. Ở quê nhà, bà Lương Thị Mơ - mẹ Toản xúc động chia sẻ rất vui và tự hào về con trai cũng như cả đội tuyển. Bà cho rằng mặc dù Việt Nam 'sạch lưới' ngày hôm nay, nhưng đó là nhờ tinh thần thi đấu của cả đội, chứ không riêng gì thủ môn. 'Nếu được gặp con trai, tôi sẽ dành cho Toản một cái ôm và nói 'mẹ yêu con và tự hào về con'.
Tuổi thơ kê dép làm cầu môn, quấn lá chuối làm bóng của Văn Toản
Sinh ra và lớn lên ở một xóm đạo của xã Dương Quan, huyện Thuỷ Nguyên, TP. Hải Phòng, Văn Toản say mê với trái bóng từ nhỏ.
">Nụ hôn của mẹ Văn Toản dành tặng con trai
Cuộc hôn nhân không tình yêu
Phải mất khoảng 4 - 5 giờ, chén mủ mới đầy để anh đi thu gom. Trong khoảng thời gian đó, anh dọn dẹp quanh vườn, chặt bỏ những thứ không cần thiết, vun quén những chồi non có ích. Những lúc mệt, anh ngồi nghỉ dưới tán cây, đôi mắt lơ đãng nhìn xa xăm. Anh là Phạm Minh Ngọc, 27 tuổi, ngụ tại ấp 6 xã An Linh (H. Phú Giáo, Bình Dương).
Vườn cao su rộng chừng hơn 1ha với khoảng gần 500 gốc là phần tài sản mà cha mẹ đã chia cho anh cùng ngôi nhà đang ở. Đó cũng là nguồn sống chính của cả gia đình anh. Nhưng không như những người khác, anh không đủ khỏe mạnh để chu toàn cho mảnh vườn. Anh cũng không nhạy bén để có những đổi thay trong canh tác nhằm tăng sản lượng cây trồng.
Cạo mủ cao su, công việc hàng ngày để mưu sinh. Chúng tôi vượt gần 100km ngang qua những cánh rừng cao su bạt ngàn để đến thăm anh. Từ ngoài nhìn vào, trong căn nhà gạch cấp 4 ở vùng quê, một thanh niên đang cắm cúi lau nhà. Căn nhà ngăn nắp nhưng trống vắng. Thấy chúng tôi, anh ngưng công việc chạy ra chào và mời khách.
Ngọc có gương mặt phúc hậu. Người anh cường tráng, mạnh mẽ. Giọng nói hiền lành chân chất. Anh có nụ cười thật tươi và thể hiện một sức sống mãnh liệt. Vậy mà ...
Ông Phạm Ngọc Đôi, 47 tuổi, anh ruột của Ngọc cho biết, Ngọc có thể ngã xuống bất cứ lúc nào. Ông Đôi kể: 'Nhà tôi có 11 anh em. Ngọc là con út. Nó sinh ra cũng bình thường như bao đứa trẻ khác nhưng đến năm 2000, Ngọc phát bệnh, thường lên cơn co giật. Cả nhà đã chạy chữa cho Ngọc nhiều nơi nhưng vẫn không khỏi.
Rồi cha mẹ mất, 10 anh em còn lại ai nấy có gia đình riêng cần cáng đáng. Chúng tôi mới họp bàn tìm cách cải thiện cuộc sống của Ngọc, tìm cho Ngọc một người vợ'.
'Bạn của ông chú tôi có đứa con gái được nhắm cho Ngọc. Cả hai bên đều thuận và cuối cùng đám cưới diễn ra. Cuộc sống của Ngọc cứ ngỡ sẽ đổi thay từ đó. Nhưng không phải...', nói đến đây, giọng ông Đôi chùng xuống. Nét mặt của Ngọc buồn rười rượi. Chúng tôi có cảm giác như không gian lắng đọng.
Vợ chồng Ngọc sinh được 2 con. Bé thứ hai ra đời, không may bị sa ruột phải chuyển gấp bệnh viện Nhi Đồng, Ngọc một mình chăm sóc cho bé. Thỉnh thoảng các anh chị phải tiếp sức phòng trường hợp Ngọc đổ bệnh.
Vợ của Ngọc sau khi vỡ món nợ gần 50 triệu đồng thì bỏ đi biệt tích. Từ đó, Ngọc một mình nuôi con cho đến tận hôm nay.
Tình cha ấm áp như vầng thái dương
'Vì tính cách khác biệt, trong suốt thời gian chung sống với nhau, chúng tôi không có được một ngày hạnh phúc', Ngọc cho chúng tôi biết.
'Không còn tình cảm với vợ nhưng với con tôi không thể bỏ được', Ngọc xác nhận với chúng tôi. 'Tôi đã từ chối lời yêu cầu của các anh chị là gửi 2 cháu vào trại cô nhi. Tôi nói, chỉ khi nào tôi chết thì ai muốn làm gì thì làm. Giờ dù trải qua khó khăn khổ nhọc đến mấy tôi vẫn vui vẻ kề cận bên 2 con'.
Ba cha con. Quả thật vậy, chúng tôi ôm bé Ngọc Hân vào lòng và hỏi bé, 'Con có thương cha không ?' 'Dạ có. Con thương ba con lắm. Đi học, nhiều bạn chọc con là con của ông Ngọc khùng nhưng con kệ. Con không cần. Con muốn hỏi ông, có ông cha khùng nào mà thương con như ba con không?'.
Câu hỏi quá bất ngờ làm chúng tôi nghẹn lòng. Đứa bé 8 tuổi mà có ý nghĩ như người lớn. Có lẽ những thiệt thòi, thiếu thốn về tình mẹ con đã khiến cho bé lớn hơn, vững vàng hơn.
'Hàng ngày ngoài những giờ đến trường, bé Ngọc Hân - lớp 2 và em nhỏ đang theo lớp lá vẫn phụ với ba trong công việc nhà. Tuy không bằng ai nhưng những việc làm của chúng, hi vọng sẽ giúp chúng trưởng thành hơn', Ngọc nói.
Mỗi ngày Ngọc dậy rất sớm cầm dụng cụ ra vườn cạo mủ. Mờ sáng, anh về nhà lo thức ăn sáng rồi gọi các con dậy. Làm vệ sinh, thay quần áo cho con xong, cả ba cha con ngồi vào bàn ăn sáng. Những câu chuyện ngây thơ của hai đứa trẻ được râm ran. 'Ba ơi, ba cố gắng uống thuốc cho hết bệnh nghen ba. Thằng bé cũng tham gia, hết lớp lá ba cho con học lớp 1 cùng trường với chị hai nghen ba ... ''. Mỗi câu nói của con làm cho Ngọc cảm thấy vui hơn.
Đưa 2 bé đến trường xong, Ngọc đi gom mủ và giao cho mối. Về nhà, những việc không tên ập đến. Quét nhà, giặt đồ, nấu cơm cứ thế đã nhiều năm nay Ngọc vừa làm cha vừa làm mẹ nhưng chưa ai nghe anh than thở một tiếng nào.
Nói về căn bệnh của mình, Ngọc cho biết chỉ khi nào đầu óc căng thẳng, thời tiết nóng hoặc gặp những chuyện rối rắm khó giải quyết, bệnh mới lên cơn. Vì thế để có điều kiện nuôi con tốt, anh đành cố gắng gạt bỏ mọi phiền hà chung quanh.
Bà Trần Thị Thanh Vân, Phó Chủ tịch UBND xã An Linh xác nhận trường hợp của gia đình anh Ngọc rất đáng thương. Xã đã tìm nhiều cách để giúp anh, trong đó có việc đưa anh đi trưng cầu giám định pháp y để có cơ sở cấp chế độ cho anh. Thế nhưng kết quả không như mong muốn', bà Vân nói.
Người đàn ông Bạc Liêu lập nghĩa trang 9000 m2 cho người nghèo
Nghĩa trang này chỉ dành cho người nghèo, những người khi chết không có đất để chôn, không có tiền mua quan tài và chôn xong không còn khả năng xây mộ.
">Chuyện ở ngôi nhà giữa vườn cao su Bình Dương
Nhận định, soi kèo Rayo Vallecano vs Villarreal, 22h15 ngày 22/2: Không dễ cho khách
Tôi năm nay 29 tuổi, lấy chồng được 4 năm và có con gái hơn 3 tuổi. Hiện chúng tôi đang sống cùng bố mẹ chồng.
Việc sống chung đôi lúc có mâu thẫu nhưng tôi biết nhẫn nhịn nên không khí gia đình không quá căng thẳng. Tuy vậy, đã 3 năm nay, cứ vào dịp Tết, tôi lại thấy bức xúc trong lòng.Em chồng 3 năm liền về ăn Tết nhưng không chi tiền, chỉ hạch sách. Ảnh VietNamNet Bố mẹ chồng tôi sinh được 3 người con: 1 trai, 2 gái. Cô em út lấy chồng miền Nam, kinh tế khó khăn nên ít khi về thăm nhà. Cô em thứ 2 lấy chồng miền Trung, người chồng đi xuất khẩu lao động nên 3 năm nay, cô ấy đều đưa con về ngoại từ chiều 27 tháng Chạp đến mùng 5 Tết.
Kinh tế nhà cô ấy khá, có phòng trọ cho thuê, lại có tiền gửi tiết kiệm nhiều. Thế nhưng, năm nào về ăn Tết, cô ấy cũng dẫn 2 con đi tay không.Đến nơi, thấy vợ chồng tôi chưa trang hoàng nhà cửa, chưa mua đào, quất, mai ... là cô ấy ý kiến, bảo chúng tôi phải sắm sửa cho có không khí Tết.
Năm 2017, bố chồng tôi ốm 'thập tử nhất sinh', vợ chồng tôi lao đao vì vừa phải chăm con nhỏ, vừa chăm sóc bố, lo viện phí thuốc men cho bố. Gần Tết, thấy vợ chồng cô em ở miền Nam báo sẽ về, hai vợ chồng phải nài nỉ hàng xóm bán chịu cho 1 con lợn để cả nhà ăn uống đón năm mới.
Độc giả có bài viết chia sẻ về chủ đề Tết Nguyên Đán, xin gửi cho chúng tôi theo địa chỉ email: [email protected]. Những bài viết phù hợp sẽ được lựa chọn để đăng tải. Trân trọng cảm ơn!">
29 Tết, kiểm tra thực phẩm thấy chỉ có món chủ đạo là thịt lợn, cô em thứ 2 nói với chồng tôi bằng giọng giận dỗi: 'Mấy khi các em về đông đủ mà 2 bác sắm Tết đạm bạc quá'.
Chiều hôm đó, chồng tôi phải cầm chỉ vàng cuối cùng trong nhà đi bán, mua thêm vài kg thịt bò, 3 con gà và 1 con cá to về nướng.
Mùng 2 Tết, tôi xin phép bố mẹ chồng được ở lại nhà ngoại của mình. Sáng mùng 3 Tết trở về, tôi bị cô em chồng thứ 2 nói té tát. Cô ấy bảo tôi cố tình bỏ việc nhà chồng. Các em về ăn Tết, không ở nhà lo cơm nước mà trốn đi biệt. Tôi tức nghẹn cổ nhưng vẫn im lặng để không khí gia đình vui vẻ.
Cận Tết năm ngoái, mẹ đẻ của tôi ốm. Tôi phải túc trực ở bệnh viện nên việc sắm Tết không được chu đáo. Mùng 1, theo phong tục quê nhà, chồng tôi lấy quà đi chúc Tết thì phát hiện tôi mua thiếu quà của bà cô - em bố chồng tôi.
Bố mẹ và chồng tôi chưa lên tiếng chê trách nhưng cô em chồng đã nguýt dài, bảo tôi là: 'Có mỗi việc mua sắm cũng làm không nên hồn'. Tôi rất tức giận. Hôm đó, chồng tôi phải can ngăn hai chị em to tiếng.
Năm nay, còn gần 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên Đán nhưng cô ấy đã nhắn tin, bảo chồng tôi hẹn mua thịt thú rừng để cả nhà ăn Tết cho ngon.
Tôi bảo chồng: 'Nếu cô ấy muốn ăn ngon thì mua mang về đây, mình ở quê biết tìm đâu mấy loại đặc sản đó'. Nói xong, tôi quay mặt đi nhưng chồng tôi hiểu ý vợ nên có vẻ rất hậm hực. Hai vợ chồng vì thế mà lại cãi nhau.
Bây giờ tôi cảm thấy rất ngán ngẩm và chán Tết. Có ai chung tâm trạng với tôi hay không?Em chồng 3 năm liền về ăn Tết nhưng không chi tiền, chỉ hạch sách
Trích đoạn tiếp theo vừa hé lộ diễn biến gay cấn của tập 15 'Quỳnh búp bê'. Theo lời của My 'sói', Cảnh và con trai Quỳnh đã bị tàu đâm chết.
'Quỳnh búp bê' tập 16: Bi kịch đau đớn của Lan 'cave' và Quỳnh
'Quỳnh búp bê' nói về nụ hôn vồ vập, đầy dục vọng của Cảnh
Quá hot, giá quảng cáo phim 'Quỳnh búp bê' trên VTV tăng chóng mặt
'Quỳnh búp bê' tập 15: Ơn giời, Cảnh hôn Quỳnh rồi
Sau khi cùng mẹ con Quỳnh bỏ trốn ở tập 14, cuối cùng Cảnh và Quỳnh đã dành cho nhau nụ hôn đầu tiên trong trích đoạn tập 15. Tuy nhiên, nụ hôn này dự báo lành ít dữ nhiều, nhiều fan dự đoán đây sẽ là nụ hôn chia ly mãi mãi của họ.
Dự đoán này càng có cơ sở trong trích đoạn tiếp theo của tập 15 vừa rò rỉ. Theo lời của My 'sói' thì Cảnh và con trai Quỳnh đã chết thảm vì bị tàu hoả đâm. Điều này lý giải do sự đau khổ tột độ của Quỳnh cũng như việc cô lao vào đánh My 'sói' thừa sống thiếu chết trong trích đoạn được tung ra trước đó.
Play">
'Quỳnh búp bê' tập 15: Hé lộ cái kết thảm của Cảnh
- Sau thành công rực rỡ của 'Diên Hi công lược', nhiều fan đang vô cùng háo hức khi có thông tin biên kịch Vu Chính sẽ tiếp tục thực hiện phần 2."Diên Hi công lược" lộ kết phim: Kế hoàng hậu vào lãnh cung, Phó Hằng tử trận">
Diên hi công lược sắp có phần 2