Sáng 22/7,êmvắwest ham – wolves tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức), nhiều người lớn tuổi, có bệnh nền ở địa phương đến khai báo y tế, test nhanh nCoV trước khi vào điểm tiêm. Khi có kết quả xét nghiệm âm tính, họ mới vào khu vực tiêm đo huyết áp, khám sàng lọc rồi chờ đến lượt nhân viên y tế gọi tên.
Trao đổi với VietNamNet, đại diện Bệnh viện Lê Văn Thịnh cho biết, sáng nay, bệnh viện đã tiêm khoảng 240 liều vắc xin. Số vắc xin dùng để tiêm và danh sách người được tiêm do UBND TP Thủ Đức gửi về cho bệnh viện.
Sáng nay, người đến tiêm chủ yếu là những người trên 65 tuổi, có bệnh nền. Vì vậy, các nhân viên y tế khám sàng lọc kỹ trước và sau tiêm. Khi tiêm xong, người tiêm vắc xin được theo dõi thêm 30 phút nữa.
Do số lượng người đến ít nên việc tiêm diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và đảm bảo công tác phòng chống dịch.
Trong ngày 21/7, Viện Y dược học dân tộc TP.HCM đã tiêm vắc xin cho 40 người. Ảnh: BVCC. |
Tại Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, việc tiêm vắc xin được tiến hành từ chiều 21/7. Ngày đầu tiên, gần 40 người dân sống cư trú tại quận Phú Nhuận đã được tiêm vắc xin tại đây. Đại diện Viện Y dược học dân tộc cho biết, những người đến tiêm hôm qua là những người có bệnh nền bị hoãn tiêm đợt 4, người sống trong khu vực phong tỏa, tình nguyện viên...
Bác sĩ Trương Thị Ngọc Lan, Phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, cho biết viện bố trí 6 bàn ngoài cộng đồng và 3 bàn tại cơ sở y tế để tiêm những người có bệnh lý nền, người trên 65 tuổi. Theo bác sĩ Lan, trong đợt tiêm lần thứ tư, do số người đến tiêm đông nên đã gây khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận. Còn đợt này, với số lượng người tiêm ít (12 người/giờ) nên sẽ thuận lợi trong việc cấp giấy chứng nhận tại chỗ.
Theo thông tin ghi nhận, nhiều phường, xã ở TP vẫn chưa tổ chức tiêm trong ngày 22/7. Cụ thể, trao đổi với VietNamNet, đại diện UBND phường Phú Hữu cho biết, hôm nay phường vẫn chưa nhận được vắc xin phân bổ đến. Hiện, phường đang trong giai đoạn lập danh sách người được ưu tiên để gửi cho UBND TP Thủ Đức.
Tổng số vắc xin TP được Bộ Y tế phân bổ đợt này là hơn 930.000 liều, sẽ chia về các quận huyện và TP Thủ Đức để tổ chức tiêm cho người dân. Ảnh: BVCC. |
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, tổng số lượng vắc xin TP được Bộ Y tế phân bổ đợt này là hơn 930.000 liều, gồm 3 loại vắc xin AstraZeneca (640.000 liều), Moderna (235.000 liều) và Pfizer (gần 55.000 liều).
Ngoài các điểm tiêm tại các quận huyện và TP Thủ Đức, TP còn triển khai tiêm tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố… Đối với những nơi phong tỏa sẽ không tổ chức tiêm, nhưng ngay khi gỡ phong tỏa sẽ lập tức tổ chức tiêm cho người dân.
Theo kế hoạch, mỗi phường/xã sẽ tổ chức ít nhất 2 điểm tiêm. Tại các điểm tiêm đều bố trí tổ cấp cứu túc trực để đảm bảo xử lý kịp thời mọi tình huống xảy ra.
Theo ông Đức, TP sẽ vận hành 615 điểm tiêm, với 120 người/ngày/điểm tiêm. Tùy theo tình hình ổn định sẽ tăng số lượng lên 200 người/điểm tiêm/ngày. Nếu tiến độ đảm bảo, trong 2 tuần, TP sẽ tiêm xong số vắc xin được cấp.
Một người có bệnh nền ở quận Phú Nhuận được tiêm vắc xin trong ngày 21/7. Ảnh: BVCC. |
Ông Đức cũng cho biết, chiều 20/7, vắc xin đã được chuyển đến Trung tâm y tế các quận, huyện, TP Thủ Đức. Trong 1-2 ngày tới, TP sẽ bắt đầu tổ chức tiêm. “Ngoài số lượng được Bộ Y tế phân bổ, TP cũng đang nỗ lực tìm các nguồn vắc xin để đàm phán mua về tiêm cho người dân”, ông Đức nói.
Đối tượng được tiêm vắc xin trong đợt này, TP sẽ ưu tiên cho những người người mắc các bệnh nền (bệnh thận mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính, tăng huyết áp, đái tháo đường); người trên 65 tuổi; người thuộc diện chính sách và có công và đối tượng bảo trợ xã hội; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người yếu thế; người làm việc trong cơ sở y tế, ngành y tế; người tham gia trực tiếp phòng chống dịch.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất
Tú Anh
Lô vắc xin Sputnik V đầu tiên sản xuất tại Việt Nam
Các mẫu đầu tiên được lấy từ lô sản xuất sẽ được chuyển đến Trung tâm Gamaleya (Nga) để kiểm tra chất lượng.