Nếu như vài năm trước, chatbot vẫn còn là một khái niệm xa vời thì đến nay nó đã được nhiều doanh nghiệp Việt, thậm chí các cơ quan nhà nước đẩy mạnh ứng dụng. Có thể kể đến như chatbot bán hàng ảo của FPT Shop giúp khách hàng tìm kiếm thông tin sản phẩm, gửi thông báo về các chương trình khuyến mãi và hỗ trợ đặt mua hàng trực tiếp nhanh chóng. VietA Bank sử dụng chatbot để tư vấn khách hàng các thông tin về lãi suất, tỷ giá, sản phẩm, biểu phí, quy trình mở thẻ… EVN Hà Nội ứng dụng chatbot để hỗ trợ khách hàng tra cứu tiền điện, lịch ghi chỉ số, lịch tạm ngừng cung cấp điện, đăng ký cấp điện mới và nhiều dịch vụ hữu ích khác. Công ty VHT ứng dụng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên của FPT mở cho cộng đồng để phát triển hệ thống tự động liên hệ với khách hàng có khả năng liên hệ 15.000 khách hàng trong vòng 1 giờ, tương đương với sức làm việc của 500 người.

Không chỉ trong doanh nghiệp, chatbot hiện cũng đang được đẩy mạnh ứng dụng tại một số cơ quan nhà nước. Đơn cử như Sở Du lịch TP Đà Nẵng đã thí điểm thành công Chatbot Danang Fantasticity của Hakate giúp tra cứu thông tin du lịch tự động trên tin nhắn. Sở Giao thông TPHCM cũng đã đưa vào sử dụng hệ chatbot do FPT phát triển nhằm cung cấp và giải đáp các thông tin về tình hình giao thông tới người dân. Hiện đã có gần 60 nghìn tài khoản thường xuyên tương tác với hệ thống này trên zalo…

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của chatbot, các nhà phát triển công nghệ đã tăng cường nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo để các chatbot có thể thông minh hơn, giao tiếp tốt hơn nhờ cải thiện đáng kể bộ dữ liệu của mình qua các “kinh nghiệm” tích lũy được. Có thể kể đến như nền tảng tạo lập chatbot vừa ra đời với tên gọi QnA Bot Maker của FPT. Nền tảng này được phát triển dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo FPT.AI cho phép người dùng dễ dàng tạo lập chatbot hỏi – đáp miễn phí. Với giao diện đồ họa người dùng, QnA Bot Maker có thể tích hợp với nhiều ứng dụng khác nhau như Facebook Messenger, Viber...

" />

Nở rộ ứng dụng chatbot trong doanh nghiệp Việt

Nếu như vài năm trước,ởrộứngdụngchatbottrongdoanhnghiệpViệlịch.âm chatbot vẫn còn là một khái niệm xa vời thì đến nay nó đã được nhiều doanh nghiệp Việt, thậm chí các cơ quan nhà nước đẩy mạnh ứng dụng. Có thể kể đến như chatbot bán hàng ảo của FPT Shop giúp khách hàng tìm kiếm thông tin sản phẩm, gửi thông báo về các chương trình khuyến mãi và hỗ trợ đặt mua hàng trực tiếp nhanh chóng. VietA Bank sử dụng chatbot để tư vấn khách hàng các thông tin về lãi suất, tỷ giá, sản phẩm, biểu phí, quy trình mở thẻ… EVN Hà Nội ứng dụng chatbot để hỗ trợ khách hàng tra cứu tiền điện, lịch ghi chỉ số, lịch tạm ngừng cung cấp điện, đăng ký cấp điện mới và nhiều dịch vụ hữu ích khác. Công ty VHT ứng dụng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên của FPT mở cho cộng đồng để phát triển hệ thống tự động liên hệ với khách hàng có khả năng liên hệ 15.000 khách hàng trong vòng 1 giờ, tương đương với sức làm việc của 500 người.

Không chỉ trong doanh nghiệp, chatbot hiện cũng đang được đẩy mạnh ứng dụng tại một số cơ quan nhà nước. Đơn cử như Sở Du lịch TP Đà Nẵng đã thí điểm thành công Chatbot Danang Fantasticity của Hakate giúp tra cứu thông tin du lịch tự động trên tin nhắn. Sở Giao thông TPHCM cũng đã đưa vào sử dụng hệ chatbot do FPT phát triển nhằm cung cấp và giải đáp các thông tin về tình hình giao thông tới người dân. Hiện đã có gần 60 nghìn tài khoản thường xuyên tương tác với hệ thống này trên zalo…

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của chatbot, các nhà phát triển công nghệ đã tăng cường nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo để các chatbot có thể thông minh hơn, giao tiếp tốt hơn nhờ cải thiện đáng kể bộ dữ liệu của mình qua các “kinh nghiệm” tích lũy được. Có thể kể đến như nền tảng tạo lập chatbot vừa ra đời với tên gọi QnA Bot Maker của FPT. Nền tảng này được phát triển dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo FPT.AI cho phép người dùng dễ dàng tạo lập chatbot hỏi – đáp miễn phí. Với giao diện đồ họa người dùng, QnA Bot Maker có thể tích hợp với nhiều ứng dụng khác nhau như Facebook Messenger, Viber...