您现在的位置是:NEWS > Giải trí
PTT Vũ Đức Đam: Cải thiện từng chỉ số của Chính phủ điện tử cần làm thực chất
NEWS2025-01-22 13:40:38【Giải trí】2人已围观
简介Thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ (Chinhphu.vn) cho hay,ũĐứcĐamCảithiệntừngchỉsốcủaChínhkết quả syriakết quả syria、、
Thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ (Chinhphu.vn) cho hay,ũĐứcĐamCảithiệntừngchỉsốcủaChínhphủđiệntửcầnlàmthựcchấkết quả syria những nội dung liên quan đến việc cải thiện thứ hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam đã được thảo luận kỹ trong cuộc họp do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì về Chính phủ điện tử vào chiều ngày 16/1 vừa qua. Cùng với đại diện lãnh đạo các bộ, ngành khác, lãnh đạo Bộ TT&TT tham dự cuộc họp về Chính phủ điện tử vào chiều ngày 17/1/2017 có Bộ trưởng Trương Minh Tuấn và Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng.
Theo báo cáo Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2016 được Liên Hợp Quốc công bố hồi cuối tháng 7/2016, với việc đạt được 0,5143 điểm, Việt Nam xếp hạng 89/193 nước về phát triển Chính phủ điện tử, tăng 10 bậc so với năm 2014 nhưng lại tụt xuống vị trí thứ 6 trong khu vực ASEAN (năm 2015 Việt Nam đứng 5 trong 11 nước ASEAN), sau các nước: Singapore (thứ 4 thế giới và thứ nhất ASEAN); Malaysia (thứ 60 thế giới và thứ 2 ASEAN); Philippines (thứ 71 thế giới và thứ 3 ASEAN); Thái Lan (thứ 77 thế giới và thứ 4 ASEAN); Bruney (thứ 83 thế giới và thứ 5 ASEAN).
Cũng theo báo cáo này, thứ hạng của Việt Nam ở 3 nhóm chỉ số thành phần gồm Dịch vụ công trực tuyến, Hạ tầng viễn thông và Hạ tầng nhân lực lần lượt là 74, 110 và 127.
Báo cáo Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử 2016 của Liên Hợp Quốc cũng cho thấy ngày càng nhiều quốc gia cung cấp dịch vụ công trực tuyến thông qua một địa chỉ duy nhất. Tám nước có mức thu nhập trung bình thấp lọt vào nhóm 65 nước có chỉ số Chính phủ điện tử cao, một phần lớn là nhờ vào cải cách hành chính.
Các công nghệ mới như: Big Data, IoT, GIS... trở thành các công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ của các cơ quan công quyền. Mạng xã hội ngày càng trở thành phương tiện giao tiếp hiệu quả giữa cơ quan công quyền và người dân. Những xu thế chính của Chính phủ điện tử trên thế giới là tích hợp và liên thông các dịch vụ công trực tuyến; dữ liệu mở; sự tham gia của người dân vào quản lý điều hành của cơ quan công quyền và các công nghệ số, đặc biệt là các công nghệ di động.
Chinhphu.vn cho biết, tại cuộc họp ngày 17/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh. các xếp hạng quốc tế liên quan trực tiếp đến năng lực cạnh tranh quốc gia, môi trường kinh doanh, Chính phủ điện tử, đổi mới sáng tạo là những lĩnh vực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm.
Đây không chỉ là “cuộc đua” hình thức, xếp hạng đơn thuần trong so sánh với các nước mà liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, đến tín nhiệm của quốc gia trong thu hút đầu tư, cạnh tranh của nền kinh tế, trong đàm phán các cam kết thương mại quốc tế. Tín nhiệm quốc tế cao thì chi phí vốn của cả quốc gia và doanh nghiệp đều giảm.
Trong cuộc họp, đại diện các bộ, ngành đã tập trung phân tích những vấn đề liên quan đến từng chỉ số thành phần trong xếp hạng Chính phủ điện tử, cũng như trách nhiệm của từng bộ, ngành.
Đáng chú ý, có rất nhiều số liệu sử dụng để tính toán trong bảng xếp hạng Chính phủ của Liên hợp quốc không được cập nhật hoặc không được cung cấp.
Điển hình trong nhóm chỉ số Hạ tầng nhân lực hiện không có 2 chỉ tiêu là số năm đi học kỳ vọng của trẻ em và số năm đi học trung bình của người lớn do hiện ngành giáo dục không có số liệu công bố mặc dù Báo cáo Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc đã sử dụng chỉ số này từ năm 2014.
很赞哦!(235)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Valencia vs Real Sociedad, 03h00 ngày 20/1: Khoắng điểm tại hang Dơi
- Bạn đọc đã tiếp sức cho con tôi
- GM triệu hồi hơn 600,000 xe SUV và bán tải vì lỗi dây an toàn
- Cha mẹ bỏ rơi làm sao con có 45 triệu mổ tim?
- Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs Aston Villa, 00h30 ngày 19/01
- Thanh niên đâm chết người ngay lễ ăn hỏi của mình
- Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/1
- Vì sao thị trường bất động sản năm 2020 sẽ không rơi vào khủng hoảng, bán tháo, cắt lỗ?
- Soi kèo góc Brentford vs Liverpool, 22h00 ngày 18/1
- Bé gái 12 tuổi ở Vĩnh Phúc bị ép quan hệ tình dục, tống tiền
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Buriram United vs Khonkaen United, 18h00 ngày 19/1: Củng cố ngôi đầu
Buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và ông Dato Lim Jock Hoi - Tổng thư ký ASEAN. Ảnh: Trọng Đạt Theo đó, Việt Nam đề nghị các nước ASEAN cùng triển khai sáng kiến roaming một giá cước. Hiện đã có 5 trên tổng số 10 quốc gia ASEAN đồng ý về việc thực hiện sáng kiến này. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn rằng, trên cương vụ là Tổng thư ký ASEAN, ông Dato Lim Jock Hoi sẽ thúc đẩy hơn nữa các nước thành viên ASEAN để sáng kiến này sớm trở thành hiện thực.
Chia sẻ với ông Dato Lim Jock Hoi, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam đang nỗ lực thành lập một trường đại học chung về ICT cho các nước thành viên ASEAN. Mỗi nước thành viên ASEAN sẽ có từ 2 - 3 học bổng trị giá 50.000 USD/sinh viên để theo học ngành ICT bằng tiếng Anh tại Việt Nam. Trong năm nay, Bộ TT&TT sẽ cấp gần 20 học bổng của chương trình này.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng thể hiện mong muốn thành lập một mạng lưới giám sát an ninh mạng chung cho các nước trong khu vực ASEAN. Hiện đã có 5 quốc gia thành viên ASEAN đồng ý và tham gia vào sáng kiến này.
Chia sẻ với Tổng thư ký ASEAN, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Việt Nam ấp ủ 5 sáng kiến thuộc lĩnh vực ICT và mong muốn các nước ASEAN có thể cùng nhau thực hiện trong năm 2020. Ảnh: Trọng Đạt Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Chính phủ Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ với Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về việc thành lập Trung tâm liên kết Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) tại Việt Nam.
Trung tâm liên kết CMCN 4.0 sẽ là nơi xây dựng các chính sách, khuôn khổ pháp lý với mục tiêu thu hẹp khoảng cách giữa những công nghệ mới và hệ thống pháp luật. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình với các nước thành viên ASEAN, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng khẳng định, Việt Nam sẽ đi tiên phong về việc phát triển công nghệ 5G. Thông qua các buổi hội thảo ASEAN về 5G, Việt Nam mong muốn có thể chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với các nước nhằm hiện thực hoá mục tiêu về một ASEAN số.
Trước những đề xuất của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, ông Dato Lim Jock Hoi đánh giá cao những nỗ lực và hành động cụ thể của Bộ TT&TT và mong muốn Việt Nam sẽ tiếp tục chia sẻ các sáng kiến, kinh nghiệm trong việc phát triển lĩnh vực ICT với các nước trong khu vực.
Trọng Đạt
">Việt Nam ấp ủ ước muốn roaming một giá cước cho cả khu vực ASEAN
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An chiều 16/7. Thiết lập hệ thống CSDL hướng dẫn triển khai CPĐT
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh vai trò của TT&TT trong các mặt của đời sống xã hội. Tỉnh Long An nói riêng và các địa phương nói chung muốn phát triển lĩnh vực TT&TT cần dựa vào nền tảng CNTT như chính quyền điện tử, đô thị thông minh, chuyển đổi số...
Theo Bộ trưởng, các địa phương cần tích cực triển khai, ứng dụng các nền tảng này vào hoạt động hành chính, tích cực thu hút, hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ phát triển, chú trọng phát triển thương mại điện tử. Tỉnh Long An cũng cần chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực TT&TT nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời đại công nghệ số.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Phạm Văn Cảnh đề xuất Bộ TT&TT nên có một cơ sở dữ liệu về triển khai chính quyền điện tử, thành phố thông minh... để các tỉnh có thể truy cập vào tìm kiếm các thông tin cần tìm hiểu, tránh việc Bộ TT&TT phải trả lời và hướng dẫn các tỉnh triển khai bằng văn bản, cũng như phải trả lời cùng một nội dung hướng dẫn cho nhiều tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao ý tưởng đề xuất này của lãnh đạo UBND tỉnh Long An, đồng thời giao nhiệm vụ cho Cục Tin học hóa xây dựng hệ thống CSDL này dưới dạng hỏi đáp (Q&A), có công cụ tìm kiếm và chatbot để thuận tiện cho hỗ trợ các tỉnh triển khai chính quyền điện tử, thành phố thông minh...
Tham gia cùng đoàn công tác, Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) Nguyễn Thành Phúc đã nhận nhiệm vụ triển khai hệ thống CDSL hướng dẫn triển khai chính quyền điện tử để phục vụ các tỉnh tra cứu được thuận tiện.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao tặng bức tranh Chủ tịch Hồ Chí Minh ghép từ tem bưu chính cho Bí thư Thành ủy Long An Phạm Văn Rạnh. Triển khai thành phố thông minh cần giải pháp đồng bộ
Đại diện UBND tỉnh Long An cũng báo cáo tình hình triển khai camera thông minh tại thành phố Tân An gặp một số vướng mắc do ngân sách hạn chế và quy trình thực hiện do chưa có tiền lệ, cũng như các khó khăn khi lập đề án.
Để giải quyết vấn đề này được hiệu quả, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết cách tốt nhất là tỉnh Long An cần tham khảo trực tiếp một mô hình thành phố thông minh đã triển khai hiệu quả, cụ thể là thành phố Huế.
Sau khi tham khảo mô hình thực tế, Bộ TT&TT sẽ hỗ trợ tỉnh Long An lập đề án chính quyền điện tử tương ứng với quy mô dân số của thành phố Tân An, thiết lập hệ thống nền tảng hạ tầng chung là trung tâm điều hành (IOC). Trên nền tảng đó, tỉnh có thể triển khai các hệ thống như camera thông minh, trung tâm an toàn thông tin (SOC), quản lý truyền thông, quản lý hệ thống phản ánh hiện trường, dịch vụ công...
“Việc triển khai trên một nền tảng chung sẽ đảm bảo các dịch vụ của chính quyền điện tử và thành phố thông minh có thể giao tiếp được với nhau về dữ liệu. Nếu chỉ triển khai hệ thống camera thông minh, không có nền tảng chung thì sẽ không phát huy được hiệu quả”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phân tích.
Lãnh đạo Bộ TT&TT và UBND tỉnh Long An ký biên bản hợp tác về TT&TT. Tại buổi làm việc, Bộ TT&TT và UBND tỉnh Long An đã ký biên bản hợp tác phát triển trong lĩnh vực TT&TT. Theo đó, Bộ TT&TT và UBND tỉnh Long An sẽ tích cực hợp tác, trao đổi trong lĩnh vực TT&TT với các mục tiêu cụ thể như tăng cường an toàn, an ninh mạng; phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông; phát triển công nghiệp TT&TT; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử và phát triển đô thị thông minh; nâng cao năng lực quản lý báo chí, tuyên truyền, phát hành, xuất bản.
Nhân dịp chuyến thăm và làm việc của Đoàn công tác Bộ TT&TT, các đơn vị doanh nghiệp tham gia cùng đoàn công tác đã cam kết tài trợ xây dựng 10 chiếc cầu (mỗi chiếc 1 tỷ đồng) cho các địa phương vùng biên giới giáp Campuchia gặp nhiều khó khăn về giao thông.
Huy Phong
">Triển khai thành phố thông minh cần giải pháp hạ tầng đồng bộ
- Cả năm chỉ công nhận chủ đầu tư 4 dự án
Ngày 22/2, UBND TP.HCM đã tổ chức buổi gặp gỡ, trao đổi với đại diện các doanh nghiệp (DN) kinh doanh bất động sản (BĐS) để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở trên địa bàn thành phố.
Ông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch UBND TP.HCM cho hay, những năm qua, BĐS là 1 trong 9 ngành dịch vụ chủ yếu của thành phố. Đây là lĩnh vực hấp dẫn, thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế. Trong 9.000 DN lớn trên địa bàn thành phố thì chiếm 30% là DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh BĐS.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại buổi gặp với đại diện các DN BĐS. Trong năm 2019, thành phố chỉ có 4 dự án nhà ở thương mại được công nhận chủ đầu tư. 16 dự án nhà ở thương mại được chấp thuận đầu tư, trong đó chỉ có 7 dự án được chấp thuận đầu tư mới. Ngoài ra, có 47 dự án được xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn.
Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do quy định pháp luật về đầu tư, nhà ở, đất đai, quy hoạch đô thị… chưa thống nhất trong quá trình chuyển tiếp và ban hành. Cùng với đó, nhiều dự án đang trong quá trình thanh kiểm tra, rà soát lại thủ tục pháp lý. Điều này dẫn đến việc đùn đẩy giải quyết của các cơ quan quản lý Nhà nước.
“Những điều này nếu không được giải quyết kịp thời sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của thị trường, gây khó khăn cho các DN, đồng thời giảm nguồn thu ngân sách. Do đó, thành phố sẽ cùng với DN tháo gỡ những nút thắt trong lĩnh vực BĐS, nhất là quy trình thực hiện chủ trương đầu tư, cải cách hành chính, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp phép xây dựng để DN có cơ sở hoàn tất thủ tục đầu tư, triển khai dự án”, ông Nguyễn Thành Phong nói.
Sẽ thành lập tổ chuyên gia
Nói về những khó khăn, vướng mắc của DN BĐS trong việc thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở trên địa bàn, ông Lê Hoà Bình – Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết có nhiều vấn đề thuộc thẩm quyền của thành phố và sẽ được giải quyết trong thời gian tới.
Theo Giám đốc Sở Xây dựng, thời gian qua, DN BĐS khi thực hiện các thủ tục pháp lý công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư để triển khai dự án thì dự án lại chưa có tên trong danh mục kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2016 – 2020 của thành phố.
Những trường hợp này, tới đây các cơ quan tham mưu sẽ xem xét, đánh giá sự phù hợp của dự án đối với định hướng phát triển nhà ở tại khu vực đã được xác định trong kế hoạch phát triển nhà ở. Trên cơ sở đó, thành phố sẽ ban hành quyết định chủ trương đầu tư song song với việc cập nhật dự án vào kế hoạch phát triển nhà ở.
Đối với các dự án đã được công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư trước khi UBND thành phố phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2016 – 2020 nhưng chưa cập nhật, thành phố giao Sở Xây dựng cập nhật định kỳ hàng tháng các dự án vào kế hoạch.
Ông Lê Hoà Bình, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM. Theo ông Bình, một vướng mắc nữa là việc lấy ý kiến thẩm định liên quan đến nội dung đề xuất thực hiện dự án nhà ở thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của UBND thành phố. Theo quy chế phối hợp hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) là cơ quan đầu mối tổ chức lấy ý kiến thẩm định.
Tuy nhiên, văn bản góp ý của các cơ quan phối hợp chưa thể hiện rõ việc thống nhất hay không đối với đề xuất của nhà đầu tư. Do đó, để tạo thuận lợi trong việc xem xét, thẩm định hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư với dự án nhà ở sử dụng quỹ đất hỗn hợp, UBND thành phố đã chấp thuận thành lập tổ chuyên gia.
Tổ chuyên gia gồm đại diện các sở, ngành, UBND quận/huyện; sẽ cho ý kiến về hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư, làm cơ sở cho Sở KH&ĐT tổng hợp, lập báo cáo thẩm định và trình UBND thành phố. Cùng lúc thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, tổ chuyên gia được lựa chọn chủ đầu tư các dự án nhà ở để tham mưu cho thành phố công nhận chủ đầu tư.
“Trường hợp nhà đầu tư đảm bảo các điều kiện để được chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận chủ đầu tư, tổ chuyên gia sẽ tổ chức 1 lần họp để cho ý kiến và Sở Xây dựng sẽ trình UBND thành phố cả hai nội dung. Thực hiện được như vậy sẽ rút ngắn thời gian làm thủ tục cho DN”, Giám đốc Sở Xây dựng nói.
Ông Lê Hoàng Châu: "Khó khăn của thị trường BĐS TP.HCM chỉ có tính nhất thời"
- Đánh giá về thị trường BĐS TP.HCM năm 2019, ông Lê Hoàng Châu cho rằng chưa có nguy cơ bị khủng hoảng, còn nằm trong chu kỳ phục hồi và tăng trưởng. Thị trường khó khăn hiện nay chỉ có tính nhất thời.
">Gỡ khó cho doanh nghiệp BĐS, TP.HCM sẽ có tổ chuyên gia
Nhận định, soi kèo Espanyol vs Valladolid, 3h00 ngày 18/1: Cơ hội thoát hiểm
Các thành viên sáng lập Câu lạc bộ Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu Việt Nam. Các thành viên này gồm: Công ty cổ phần VNG, Công ty TNHH Viettel CHT, Công ty cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom), Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa, Công ty cổ phần Viễn thông quốc tế FPT (FTI), Công ty cổ phần Z.com, Tổng Công ty Viettel Net, Tổng công ty VNPT IT, Công ty cổ phần NetNam, Công ty cổ phần HTC Viễn thông quốc tế, và Công ty TNHH Phần mềm iNET.
Ban chủ nhiệm của đầu tiên của Câu lạc bộ Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu Việt Nam gồm đại diện của 6 Công ty: VNG, Viettel CHT, CMC Telecom, Nhân Hòa, FTI và Z.com. Trong đó, ông Vũ Minh Trí, Phó Tổng giám đốc Công ty VNG giữ vai trò Chủ nhiệm. Các ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng giám đốc Viettel CHT và Đặng Tùng Sơn - Phó Tổng giám đốc CMC Telecom làm các Phó chủ nhiệm.
Hoạt động của CLB Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu Việt Nam hướng tới mục tiêu thúc đẩy phát triển thị trường dịch vụ điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu ở Việt Nam, xây dựng môi trường kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh.
Bên cạnh đó, CLB Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu Việt Nam hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức, năng lực, kiến thức, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu.
Để hiện thực hóa điều này, CLB Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu Việt Nam sẽ phân tích, nghiên cứu, đề xuất và triển khai các biện pháp để thúc đẩy phát triển thị trường điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu ở Việt Nam. Đơn vị này sẽ tổ chức các hoạt động, sự kiện nhằm chia sẻ các kinh nghiệm, kiến thức liên quan đến dịch vụ điện toán đám mây.
Ngoài ra, CLB cũng sẽ tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách của nhà nước, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm tra, đánh giá dịch vụ điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu của Nhà nước.
Trọng Đạt
">Ra mắt Câu lạc bộ Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu Việt Nam
Họp báo định kỳ của Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt Về nghiên cứu ứng dụng và triển khai công nghệ, năm 2023, Viện Hàn lâm đã được cấp 76 Bằng độc quyền phát minh sáng chế và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Trong đó có 3 bằng độc quyền sáng chế quốc tế.
Các kết quả nghiên cứu nổi bật của Viện Hàn lâm là ứng dụng mô hình ngôn ngữ lớn trong phần mềm dịch ngôn ngữ hiếm, công nghệ sơn chống cháy, công nghệ sơn phản xạ nhiệt, ứng dụng công nghệ sinh học để lai tạo thành công đàn cá nemo có giá trị cao, lai tạo bê lai F1,...
Trước câu hỏi của phóng viên về việc làm sao để thương mại hóa các nghiên cứu, PGS.TS Phan Tiến Dũng - Trưởng ban Ứng dụng và triển khai công nghệ (Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam) cho hay, trong giai đoạn vừa qua, một số chính sách của Nhà nước được ban hành chưa đồng bộ, điều này đã vô tình tạo nên rào cản cho việc đưa các kết quả nghiên cứu khoa học vào đời sống.
Điển hình như Nghị định 70/2018 của Chính phủ về quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Đây là Nghị định được ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc xử lý tài sản hình thành từ kết quả nghiên cứu sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước.
Theo PGS.TS Phan Tiến Dũng, Nghị định này quy định trước khi thương mại hóa cần phải định giá công nghệ, tuy nhiên, đây là việc không đơn giản. Việt Nam hiện chưa có kinh nghiệm về việc định giá loại tài sản công nghệ này.
“Sau khi thương mại hóa thành công, việc phân chia quyền lợi cũng có tới 3 kiểu quy định khác nhau. Luật Quản lý và sử dụng tài sản công quy định đề tài sử dụng kinh phí Nhà nước phải hoàn trả lại Nhà nước theo tỷ lệ kinh phí đóng góp. Luật Khoa học và Công nghệ thì quy định nhà khoa học được hưởng quyền lợi tối thiểu 30%. Còn Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi thì lại quy định tỷ lệ này ở tối thiểu 20%”, ông Phan Tiến Dũng chia sẻ.
Trưởng ban Ứng dụng và triển khai công nghệ cho rằng, việc có 3 quy định không đồng bộ đã góp phần cản trở quá trình thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu.
Trước tình trạng trên, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam cùng các nhà khoa học đã có kiến nghị gửi đến Chính phủ để có biện pháp điều chỉnh nhằm thúc đẩy việc đưa các kết quả nghiên cứu khoa học vào đời sống.
Ở thời điểm hiện tại, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam đã có nhiều biện pháp sáng tạo và đồng bộ để thúc đẩy việc thương mại hóa các công trình khoa học. Do đó, các hợp đồng tư vấn, chuyển giao công nghệ của Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam trong năm qua có giá trị lên tới 330 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2022.
Kết quả này nhận được sự ghi nhận và đánh giá cao bởi tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Đây được xem là tiền đề quan trọng để Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam tiếp tục thúc đẩy thương mại hóa các công trình nghiên cứu trong những năm tiếp theo.
Vì sao người Việt cần mô hình ngôn ngữ lớn Make in Viet Nam?Phát triển mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt cần nguồn lực khổng lồ. Nhưng đây là việc phải làm để tạo ra những hệ thống AI, trợ lý ảo hỗ trợ tiếng Việt, phục vụ cho người Việt.">Thương mại hóa nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học Make in Viet Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Top 10 doanh nhân tiêu biểu 2022 Theo đó, 10 doanh nhân Việt Nam tiêu biểu gồm: Ông Vũ Văn Tiền - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn GELEXIMCO; Ông Lê Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải; Thiếu tướng Nguyễn Quốc Dũng - Tư lệnh Binh đoàn 11, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Tổng công ty Thành An, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty 789; bà Thái Hương - Chủ tịch Hội đồng chiến lược Công ty Cổ phần thực phẩm Sữa TH; bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG - BRG GROUP; ông Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Thái Holdings; ông Huỳnh Văn Thòn - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời; ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Điều hành Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC; ông Lý Ngọc Minh - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Minh Long 1.
Về quy trình bình xét năm nay chính thức áp dụng yêu cầu thẩm định thực tế tại doanh nghiệp. 22 đoàn thẩm định, dẫn đầu bởi các nhà quản lý, các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp. Các đoàn thẩm định đã đi 25 tỉnh, thành phố để tiến hành thẩm định trực tiếp tại doanh nghiệp. Ban thư ký cũng phối hợp với Tổng cục Thuế tiến hành rà soát tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp do ứng viên lãnh đạo, quản lý, đồng thời cũng rà soát các thông tin, dư luận phản ánh trên báo chí, trên mạng Internet liên quan đến ứng viên và doanh nghiệp để tham khảo.
Theo VCCI, các doanh nghiệp do top 10 lãnh đạo, quản lý đã đóng góp tổng doanh thu gần 746.000 tỷ đồng trong năm 2021, vốn chủ sở hữu trên 611.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 136.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế trên 59.000 tỷ đồng và tạo việc làm cho hơn 132.000 người.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ghi nhận những nỗ lực, đóng góp to lớn của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp, cả trong xây dựng, phát triển kinh tế đất nước, cả trong chung sức cùng cả nước chống đại dịch Covid-19 thời gian qua. Đồng thời Thủ tướng cũng nêu những khó khăn, thách thức, các mục tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn tới và chỉ đạo những định hướng lớn cho cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp.
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công bày tỏ hy vọng và tin tưởng những người được trao tặng danh hiệu sẽ trở thành những tấm gương lan tỏa đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh trong cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam.
Ngọc Minh
">Vinh danh Top 10 doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2022