Trong Bảng chỉ số sẵn sàng cho Điện toán đám mây năm 2020 của ACCA,ồngKôngvượtSingaporevềchỉsốsẵnsàngchođiệntoánđámmâbao bong đá Hồng Kông đã tăng lên 1 bậc để vượt qua Singapore và dành vị trí dẫn đầu khu vực APAC khi nhận được tổng điểm 81,9/100, trong khi Singapore bị giảm đi 1 bậc và xếp vị trí thứ 2 với số điểm là 81,5/100. Trong bảng xếp hạng toàn cầu thì cả Hồng Kông và Singapore đều xếp hạng cao hơn Vương quốc Anh (79,7 điểm) và Mỹ (76,4 điểm).
Hồng Kông vượt Singapore về chỉ số sẵn sàng cho điện toán đám mây |
Báo cáo cho thấy Úc đã giảm đi 1 bậc về sự sẵn sàng cho Điện toán đám mây kể từ báo cáo trước đó, trong khi Ấn Độ đã có sự tiến bộ và tăng lên 2 bậc trong bảng xếp hạng khu vực và vươn lên vị trí thứ 10; Trung Quốc vẫn duy trì vị trí thấp trong danh sách với vị trí thứ 13. Năm vị trí dẫn đầu khu vực thuộc về các quốc gia/vùng lãnh thổ bao gồm Hồng Kông, Singapore, New Zealand, Đài Loan và Hàn Quốc. Trong khi đó, Nhật Bản đã bị giảm đi 2 bậc và lọt ra khỏi top 5 quốc gia có chỉ số sẵn sàng về điện toán đám mây cao của khu vực APAC.
Khi đề cập đến các chỉ số cụ thể về sự sẵn sàng của điện toán đám mây, Singapore đạt số điểm ấn tượng trong một số hạng mục như đạt 9,9 điểm về chất lượng băng thông rộng và 9.0 điểm cho bảo vệ sở hữu trí tuệ, cũng như 9.0 điểm cho an ninh mạng.
Bảng xếp hạng chỉ số sẵn sàng cho điện toán đám mây khu vực APAC |
Đáng chú ý nhất, Hồng Kông đã nhận được 9,8 điểm trong môi trường pháp lý của chính phủ; Riêng số điểm kết nối quốc tế thì Hồng Kông đạt số điểm vượt trội với 9,3 điểm, cao hơn nhiều so với điểm số 6,5 của Singapore. Đặc biệt, một số quốc gia hoạt động kém trong chỉ số này, chẳng hạn như Nhật Bản (1.7 điểm), Trung Quốc (1.8 điểm) và Hàn Quốc (2.6 điểm).
Tuy nhiên, xét về chỉ số lưới điện, chính sách xanh và tính bền vững thì Hồng Kông chỉ nhận được 4,8 điểm, trong khi đó Singapore, New Zealand, Đài Loan và Nhật Bản đều đạt điểm cao hơn trong hạng mục này.
Báo cáo chỉ ra rằng các công nghệ mới nổi như internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) và thực tế hỗn hợp có thể giúp thúc đẩy các quốc gia APAC trong lĩnh vực điện toán đám mây.
Khi nói đến sự phục hồi kinh tế từ đại dịch Covid-19, ACCA khuyến nghị các nền kinh tế APAC tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc kinh doanh dựa trên dữ liệu đa dạng và quy mô để phát triển đồng thời ban hành các quy định và chính sách nhằm khuyến khích các luồng dữ liệu miễn phí và an toàn xuyên biên giới để giúp cho sự tăng trưởng và phục hồi kinh tế.
Phan Văn Hòa (theo Rcrwireless)
Theo các chuyên gia, việc triển khai sớm AI và điện toán đám mây (cloud) sẽ mang lại lợi thế lớn và tạo sức bật để Việt Nam phát triển.