您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Ultrabook Lenovo dùng ổ cứng lai giá khởi điểm 960 USD
NEWS2025-02-01 15:52:22【Giải trí】1人已围观
简介ùngổcứnglaigiákhởiđiểthanh sơn khả ngânthanh sơn khả ngânthanh sơn khả ngân、、
很赞哦!(28599)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Lazio vs Fiorentina, 02h45 ngày 27/1: Bảo toàn trong Top 4
- Bộ trưởng nói thật, 0% học sinh chọn thi sử
- Lương Bằng Quang lộ mặt mộc bị chê tơi tả sau phẫu thuật thẩm mĩ
- Sao Việt và cuộc chiến chống chống ung thư
- Soi kèo phạt góc Barca vs Valencia, 03h00 ngày 27/1
- Sản xuất iPhone bị đình trệ do công nhân biểu tình
- Hiền Thục gây tranh cãi khi cởi đồ khoe cơ thể táo bạo ở tuổi 38
- Trường báo đã có quy chế mới
- Nhận định, soi kèo Alaves vs Celta Vigo, 3h00 ngày 28/1: Ưu thế sân nhà
- Nguyễn Thị Huyền nhận 'bài học cay đắng' ngày Cá tháng Tư
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Genoa vs Monza, 02h45 ngày 28/01
- 6 ĐỘI BÓNG - 1 CHỨC VÔ ĐỊCH
Trải qua gần 4 tuần thi đấu với thể thức League lần đầu tiên được áp dụng, 8 đội bóng thi đấu qua 7 vòng đua tranh hấp dẫn, 6 đội tuyển FIFA ONLINE 4 xuất sắc nhất Việt Nam đã xuất sắc tiến vào vòng Chung Kết giải đấu. Những cái tên lọt vào vòng đấu bao gồm: Tony Tonyy, BOX Gaming, Walking Chicken, DIH Esports F4, HSF Esports và Centuries Gaming.
Với thành tích đứng đầu vòng League sau 7 vòng đấu, BOX Gaming và Walking Chicken sẽ là hai đội tuyển được chắc một suất vào top 4 đội mạnh nhất của vòng Chung Kết. Tất cả các đội còn lại sẽ phải tranh tài từ vòng Tứ Kết để xem ai sẽ là đối thủ của hai cái tên kể trên.
Nhà đương kim vô địch Tony Tonyy đang gặp rất nhiều khó khăn trong hành trình bảo vệ ngôi vương lần này, khi khởi đầu mùa giải cực kì chậm với nhiều trận thua đáng tiếc, cho dù ở giai đoạn nước rút Tony Tonyy đã dần dần tìm lại phong độ của một nhà vô địch nhưng nếu cứ thi đấu theo tình hình hiện nay, khả năng họ đánh mất chức vô địch vào các cái tên khác là cực kỳ cao.
BOX Gaming và Walking Chicken là hai ứng cử viên cho vị trí ngôi vương của FVPL 2021, không chỉ vì họ là hai đội tuyển đứng đầu bảng xếp hạng tổng của vòng League, mà còn dựa trên màn thể hiện của họ trong thời gian vừa qua. Trong khi BOX Gaming chứng minh rằng thực lực của các thành viên trong team là khá đồng đều khi bất cứ ai cũng có thể trở thành điểm bùng nổ, Walking Chicken đang bay cao trên đôi cánh của tuyển thủ Zico, người vẫn giữ thành tích bất bại ấn tượng. Bất cứ ai hy vọng có được chức vô địch, chắc chắn phải cực kì thận trọng khi đối đầu với hai đội tuyển kể trên.
Ở các đội tuyển còn lại, việc không có thành tích quá nổi trội ở vòng League khiến họ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để có được kết quả tốt. Thi đấu nhiều hơn các đội khác một trận sẽ khiến cho DIH Esporst F4, Centuries Gaming, Tony Tonyy và HSF Esports phải đưa ra những đấu pháp hợp lí, vừa giữ sức, giữ bài mà phải giành thắng lợi để tiến vào bào vòng đấu tiếp theo.
NHỮNG CÁI TÊN NỔI BẬT?
MVP của vòng bảng không thể thuộc về ai khác ngoài cái tên Zico của Walking Chicken. Vượt qua vòng League với thành tích 7 trận đấu, 7 thắng, 0 thua, ghi được 14 bàn thắng và chỉ để lọt lưới duy nhất 1 bàn. Có thể nói rằng một tay Zico đã đem chiếc vé vào top 4 của đội tuyển mình khi giành về 7 trên tổng cộng 13 điểm của Walking Chicken.
Sự hủy diệt của Zico ở mùa giải lần này vượt qua dự đoán của rất nhiều người khi ở những giải đấu gần đây, Zico thi đấu khá bất ổn định nếu không muốn nói là “gánh nặng” của các đồng đội khác. Theo như chia sẻ của mình, anh đã luyện tập rất nhiều sau những thất bại của mình để có được màn trình diễn như ngày hôm nay.
Đối với các khán giả theo dõi FIFA ONLINE 4 thì cái tên Hakumen đến từ BOX Gaming đã không còn quá xa lạ. Hakumen là người nổi tiếng với lối chơi tấn công quyết liệt và luôn tìm cách để đôi công hoặc thậm chí là áp đảo đối thủ. Với chiến thuật như vậy, thật không quá lạ khi anh đang là người dẫn đầu cuộc đua vua phá lưới FVPL 2021 khi ghi được 15 bàn thắng. Chắc chắn ở vòng Chung Kết, Hakumen sẽ tìm ra những đường lên bóng mới lạ hơn để nâng cao tổng số bàn thắng mà mình đang có.
HƯỚNG VỀ VÒNG CHUNG KẾT FVPL 2021
Vòng Chung Kết FVPL 2021 sẽ bắt đầu từ 12h00, Chủ Nhật ngày 12/12 sắp tới. Tất cả các trận đấu sẽ diễn ra theo thể thức Kendo BO5 quen thuộc với tổng cộng 6 cặp trận, 2 trận Tứ Kết, 2 trận Bán Kết, 1 trận Tranh 3-4 và 1 trận Chung Kết tranh chức vô địch.
Ngoài các giải thưởng về tiền mặt, top 3 giải đấu FVPL 2021 năm nay sẽ có tấm vé đại diện cho Việt Nam thi đấu tại giải đấu FIFA ONLINE 4 quôc tế FIFAe Champions Cup vào đầu năm 2022 sắp tới. Ngoài các giải thưởng tập thể, tại vòng Chung Kết sẽ còn trao giải cho người có màn trình diễn ấn tượng nhất ở vòng đấu này, bên cạnh đó là Vua Phá Lưới của cả mùa giải FVPL 2021 (tính số lượng cả vòng League lẫn Chung Kết).
THỨ HẠNG
GIẢI THƯỞNG
HẠNG 1
80.000.000đ (Suất tham dự FIFAe Champions Cup)
HẠNG 2
40.000.000đ (Suất tham dự FIFAe Champions Cup)
HẠNG 3
25.000.000đ (Suất tham dự FIFAe Champions Cup)
HẠNG 4
25.000.000đ
HẠNG 5
20.000.000đ
HẠNG 6
20.000.000đ
MOTM
2.000.000đ/trận
MVP of FINAL
10.000.000đ
Top Soccer
10.000.000đ
Đón xem vòng Chung Kết FVPL 2021 bắt đầu từ 12h00, Chủ Nhật ngày 12/12 tại các kênh của EA Sports FIFA Online 4 Vietnam!
2020
">FIFA Online 4: 6 đội tuyển, 1 nhà vô địch tại Chung kết FVPL 2021
Đã một năm qua, kể từ ngày cái tên cha con Quốc Tuấn - bé Bôm tràn ngập trên khắp các phương tiện truyền thông và hành trình 15 năm chữa bệnh của "hai người hùng" viết lên một câu chuyện làm rung động trái tim hàng triệu người. Hiệu ứng của câu chuyện truyền cảm hứng của 2 bố con nam diễn viên đã vượt ngoài sự tưởng tượng khi liên tục trở thành cái tên được nhắc đến tại nhiều giải thưởng truyền hình lẫn mạng xã hội.
Sau 1 năm, cuộc sống của hai bố con có không ít sự xáo trộn. Cũng vì sự chú ý quá mức đó mà NSƯT Quốc Tuấn từng có thời gian né tránh truyền thông để giữ cho cậu con trai có thể chuyên tâm học đàn và luôn im lặng trước những ý kiến gièm pha, trái chiều về câu chuyện của bố con anh.
Để có được cuộc hẹn với hai bố con, tôi đã mất một khoảng thời gian khá dài để thuyết phục và chờ đợi Quốc Tuấn một lần nữa trải lòng về chặng đường mà anh và bé Bôm đã đi qua. Hẹn gặp anh, nam diễn viên hào hứng chia sẻ thành tích nhỏ nhưng đáng tự hào trên con đường âm nhạc của cậu con trai nhưng cùng với đó cũng là sự lo âu trước những ca mổ cuối cùng.
Câu chuyện về chặng đường 15 năm ròng rã nuôi con chữa bệnh của anh đã truyền cảm hứng cho rất nhiều gia đình có hoàn cảnh tương tự và được dư luận và khán giả rất quan tâm ủng hộ. 1 năm sau thành công của ca mổ, cuộc sống của anh và bé Bôm thay đổi thế nào?
Thực ra mỗi lần thực hiện một ca mổ Bôm lại nhìn thấy được kết quả rất tốt và cảm thấy lạc quan hơn. Cậu ấy cũng biết rằng phẫu thuật là một khoảng thời gian rất nặng nề và đau đớn nhưng cùng với đó là sự thay đổi về cơ thể, sức khoẻ. Ca mổ thứ 11 vừa qua để nong hàm giúp con trai tôi nhai được và cải thiện nhiều vấn đề như có thể nhai nuốt đưa máu và oxy lên não tốt hơn cũng như cải thiện về gương mặt cân đối hơn.
Sau những thay đổi đó con trai tôi rất vui và bản thân người làm bố như tôi khi thấy con mình ngày một hoàn thiện sau những nỗ lực không ngừng nghỉ là niềm hạnh phúc rất lớn lao. Tuy nhiên, đằng sau đó cũng là những lo âu vì mỗi lần mổ thành công tôi lại phải suy nghĩ cho ca mổ sắp tới khiến tâm lý trở nên nặng nề. Không phải tôi căng thẳng vì không thể kiểm soát được kết quả ra sao mà điều khó lường trước nhất là mức độ thành công của ca mổ chỉ có thể biết sau một thời gian. Điều đó khiến tôi nhiều khi mệt mỏi nhưng ngoài mặt vẫn phải động viên con tiếp tục chiến đấu. Bôm rất may mắn khi hầu hết các ca mổ đều thành công, chỉ có một vài trục trặc không đáng có nhưng hai bố con đều đã vượt qua.
Dù chưa từng nói ra số tiền để chữa trị cho con nhưng hẳn đó là cả một gia tài, trong suốt 15 năm anh đã nỗ lực như thế nào?
Về số tiền chữa trị, tôi có thể nói ngắn gọn thế này, trước đây gia đình tôi ở trong một khuôn viên biệt thự có sân vườn từ thời Pháp trên phố Điện Biên Phủ, còn giờ tôi chuyển xuống tận Hà Đông ở chung cư thì mọi người cũng hiểu. Việc chữa chạy cho con tốn kém là điều đương nhiên nhưng điều quan trọng nhất vẫn là con trai tôi. Vì sau những nỗ lực, Bôm được lớn lên khoẻ mạnh, làm được những điều mà không nhiều đứa trẻ mắc bệnh tương tự có cơ hội được điều trị.
Bản lĩnh của Bôm từ ngày sinh ra cho tới giờ quá kiên cường, hơn nữa trong quá trình chữa chạy tôi cũng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ bạn bè bác sĩ tư vấn để tôi đi đúng hướng. Những ngày đầu đưa con đi khám, các bác sĩ còn chẳng biết bệnh gì nên tự bản thân tôi phải lọ mọ tìm kiếm tài liệu đưa con đi khắp nơi để tìm cách chữa trị, các bước phẫu thuật theo trình tự ra sao. Cũng có lúc, sự tự tìm hiểu của bản thân tôi chỉ sai lầm một chút thôi là cả nhà phải trả giá và chính con trai hứng chịu sự đau đớn. Nói đơn giản như một ca phẫu thuật cần có sự tính toán thời điểm.
Có một lần Bôm gặp phải sự cố nặng nề khi phẫu thuật sai thời điểm nên con tôi đã phải chịu đau đớn mà không cải thiện được gì. Một ca phẫu thuật rất tốn kém nhưng bản thân tôi lúc ấy cũng chỉ có thể tự mò đường vì thiếu những kiến thức về y khoa cũng như chưa có sự giúp đỡ của các chuyên gia.
Mãi tới tận khi tôi có cơ hội đưa con sang Australia khám mới gặp được những trường hợp mắc bệnh tương tự nhưng họ đều có sự chuẩn bị rất đầy đủ cũng như hiểu biết về căn bệnh hiếm gặp này. Lúc ấy bác sĩ hỏi tôi có hồ sơ hay tài liệu về bệnh của con chưa, tôi mới biết được có rất nhiều ghi chép từ nghiên cứu của các giáo sư bác sĩ trên thế giới với căn bệnh này. Sau đó vị bác sĩ đã tặng tôi một bộ để trang bị thêm kiến thức chữa bệnh cho Bôm.
Khi đồng ý chia sẻ câu chuyện của mình và con trai ngoài sự ủng hộ của phần đông dư luận vẫn có không ít ý kiến nhắm vào anh cho rằng anh đem con ra để được chú ý. Anh chọn cách đối mặt với điều đó ra sao?
Sau này khi việc chưa trị bệnh cho con trai được đưa lên báo chí nhiều người ác ý cho rằng tôi làm vậy để gây sự chú ý, PR bản thân. Nhưng thực sự mục đích duy nhất tôi chia sẻ là để những em nhỏ rơi vào hoàn cảnh tương tự hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện tìm hiểu thông tin về căn bệnh hiếm gặp này và tìm được cơ hội điều trị.
Bản thân tôi là một diễn viên nên chuyện nổi tiếng cho tới giờ tôi đâu cần nữa nên chẳng phải vì điều đó mà tôi mang con lên mặt báo. Mọi chuyện cũng là cực chẳng đã bởi không ai muốn đưa bệnh tật của con lên khoe với thiên hạ cả. Những ý kiến trái chiều tôi cho rằng là một điều đáng tiếc và họ không hiểu sâu xa những điều tử tế mà tôi muốn làm để giúp những đứa trẻ kém may mắn.
Cũng từ kinh nghiệm của mình, tôi chia sẻ để mong giúp bố mẹ các em hiểu nên chữa trị, phẫu thuật vấn đề nào ở Việt Nam, xin tài trợ ở đâu để có thể ra nước ngoài điều trị. Đó là mục đích tôi muốn lên tiếng sau hành trình chữa bệnh cho con. Sau khi câu chuyện của con trai tôi được đông đảo dư luận và mạng xã hội chia sẻ, có nhiều lời mời đề nghị tài trợ cho Bôm nhưng tôi đều từ chối và ghi nhận sự ủng hộ về mặt tinh thần. Tôi và gia đình vẫn còn điều kiện và vẫn có thể làm được nên tôi tiếp tục cố gắng chứ không hề có ý định lên báo để xin xỏ ai bất cứ điều gì.
Hiện nay, Bôm có còn phải chữa trị gì nữa không, việc học hành của bạn ấy ở Học viện Âm nhạc quốc gia đã tiến triển đến đâu rồi thưa anh? Anh có thể giới thiệu một số thành quả mà Bôm đã đạt được?
Trước khi cho con trai thi vào Nhạc viện, tôi đã hỏi thầy trưởng khoa rất nhiều lần về khả năng của con. Là một nghệ sĩ tôi biết rằng nếu không có khả năng mà chỉ đủ để chơi nghiệp dư khi đưa vào một môi trường như vậy sẽ dễ khiến đứa trẻ rơi vào ảo tưởng bản thân và suốt đời cũng chỉ là “người lót đường” mà thôi. Chính vì vậy tôi cũng chuẩn bị tâm lý nếu con mình không thể học được sẽ tìm một nghề khác phù hợp hơn chứ không cố đấm ăn xôi.
Nhưng may mắn sau khi các thầy gặp gỡ và kiểm tra đã nói với tôi rằng Bôm hoàn toàn đủ khả năng theo học âm nhạc chuyên nghiệp vì cậu ấy có năng khiếu thẩm âm rất tốt cũng như sự ngạy cảm trong âm nhạc mà không phải ai cũng có được. Nghe các thầy nói là vậy nhưng trong 1 năm đầu cho con đi học, tôi vẫn lo lắng không hiểu cậu ấy có đủ đam mê và khả năng theo đuổi piano suốt một chặng đường dài như vậy không. Tôi cũng nhìn thấy nhiều trường hợp có những bé có tài năng thực sự và đam mê nhưng chỉ được một hai năm đầu rồi sau đó bỏ dở vì chán và vấp phải những khó khăn trong quá trình học.
May mắn sao cho đến giờ Bôm vẫn nằm trong top xuất sắc của lớp. Thấy con được điểm cao, tôi cũng xin với các thầy, vì con tôi đặc biệt nên mong được chấm thấp hơn để có động lực tiếp tục cố gắng. Thực lực của con ra sao các thầy cứ chấm điểm thực tế và khắt khe hơn.
Trong suốt 1 năm khi con bắt đầu theo học tại Nhạc viện tôi luôn trong tâm trạng phập phù không biết khả năng của con mình đến đâu. Bên cạnh đó khi biết đến Bôm nhiều tổ chức có đưa ra lời mời biểu diễn nhưng tôi đều từ chối. Con đường nghệ thuật và đặc biệt là âm nhạc rất dài đòi hỏi quá trình luyện tập miệt mài còn con trai tôi mới được 1 năm, chưa là gì cả nên tôi không muốn cho con lên sân khấu quá vội.
Ngoài nghệ thuật anh có từng nghĩ Bôm có thể học được nghề khác?
Thực sự tôi chưa nghĩ đến nếu không học nhạc Bôm sẽ học được gì khác. Ngay từ nhỏ dù tay vẫn còn dính chặt lại với nhau nhưng cậu ấy đã có một thiên hướng về âm nhạc khi rất thích nghe và chơi những giai điệu đơn giản theo những ca khúc yêu thích được nghe qua băng đĩa và nhớ rất lâu.
Trí nhớ của Bôm cũng được các thầy đánh giá cao khi nhanh chóng thuộc bản nhạc và chơi nhanh hơn những bạn bè cùng lứa. Khi cho con theo đuổi con đường nghệ thuật tôi cũng xác định rằng sẽ đánh mất tuổi thơ của Bôm vì nó rất khắc nghiệt nếu không luyện tập đầy đủ sẽ khó thành tài. Tôi vẫn nhớ ngày còn nhỏ ở sát vách nhà anh Đặng Thái Sơn thấy anh ấy luyện tập miệt mài từ khi còn rất nhỏ ngày nào cũng 5 rưỡi sáng đến 10 rưỡi tối bên cây đàn chỉ trừ những lúc đi học hay ăn cơm.
Dành 15 năm ròng rã theo con chữa bệnh và bây giờ là hướng cho con theo nghệ thuật có khi nào anh nghĩ để con có được ngày hôm nay mình đã đánh đổi sự nghiệp và tuổi trẻ?
Tôi cũng xác định rồi, khi biết con bị như vậy, tôi lao vào cái guồng “phẫu thuật - chăm sóc- tìm hiểu thông tin - kiếm tiền phẫu thuật” nên thời gian trôi rất nhanh. Nhiều lúc gia đình cũng họp bàn khuyên dừng lại nhưng tôi vẫn muốn làm nốt để Bôm được hoàn thiện trước 18 tuổi.
Tôi biết con mình có cảm giác khác biệt với mọi người khi bắt đầu trưởng thành, điều đó rất dễ dẫn đến tự kỷ hay trầm cảm nên tôi cố gắng làm tối đa trong khả năng của mình để con ổn định khi đã trưởng thành. Nhưng cho tới lúc đó quay lại với sự nghiệp của mình có lẽ cũng muộn rồi. Ngay từ đầu tôi không nghĩ mình sẽ phải đánh đổi nhưng cuối cùng guồng quay cứ cuốn tôi đi.
Trong quãng thời gian chăm sóc con, tôi nhận được rất nhiều lời mời nhưng đành phải từ chối, tôi từ chối nhiều đến mức họ thành quen và sau chẳng mấy ai mời làm việc nữa. Có lần tôi phải bỏ những dự án tâm đắc trong Sài Gòn bởi nó phải mất tới 6 tháng mà ngày mổ của con đang cận kề nên buộc phải từ chối. Trong 15 năm qua, tôi có những sự thiệt thòi trong sự nghiệp.
Ngoài bản thân anh, mẹ bé Bôm hỗ trợ anh thế nào để cùng vượt qua những ngày tháng khó khăn?
Về vấn đề tài chính chữa bệnh cho con, chỉ có tôi là người lo liệu còn vợ vẫn đứng âm thầm hỗ trợ phía sau để chia sẻ. Khi sinh con ra thấy vậy chúng tôi cũng chẳng đặt vấn đề đổ lỗi hay tranh cãi cho ai mà chỉ nghiến răng cùng nhau chiến đấu để lo cho con.
Có duy nhất một điều hai vợ chồng hợp nhau là cặm cụi để làm cho con đến mức nhiều bạn bè người thân ra sức khuyên bảo nên dừng lại để cho Bôm được nghỉ ngơi. Suốt 15 qua, chúng tôi cứ chăm chỉ làm lụng rồi tích cóp để lo cho con có cơ hội được hoàn thiện.
Tôi nhớ lại những ngày con ở đi chữa bệnh tại nước ngoài, hai vợ chồng phải chia nhau ra một người trông nom một người đi chợ nấu nướng vì thức ăn ở nước ngoài không hợp cũng chẳng ăn mãi được những món giống nhau.
Có quãng thời gian sang Australia chỉ có 2 bố con tôi từ 67kg về còn 60kg sau 3 tháng trời chỉ được ăn fastfood. Khi về nhà nấu cho con xong tôi mệt không dám ăn nữa mỗi bữa chỉ có 2 lát bánh mỳ uống nước quả cho qua bữa. Nếu không có vợ, có lẽ tôi không vượt qua được, đó là sự chia sẻ không thể không nhắc đến của mẹ Bôm.
Trong quãng thời gian 15 năm đó, có lúc nào anh cảm thấy tuyệt vọng sau nhiều lần con trai phẫu thuật thất bại? Có lúc nào anh cảm thấy mình rơi xuống đáy của tất cả mọi chuyện: tình cảm, sức khỏe, tài chính… và anh gượng dậy, đứng lên bằng cách nào?Thực ra bản thân câu hỏi đã nói lên hoàn cảnh của tôi rồi. Khi một lần thất bại cá nhân tôi là một sự nặng nề nhưng đau đớn nhất vẫn là con vì nó còn quá bé mà đã phải chịu những dày vò thể xác như vậy. Trong cuộc sống và công việc bình thường ai cũng có lúc tôi suy sụp khi mệt mỏi nhưng với tôi còn liên quan tới một đứa bé mắc bệnh hiếm gặp nữa. Điều khủng khiếp nhất tôi từng trải qua là sự bất lực khi nhìn thấy nhiều những tình huống con mình chịu đau đớn mà không làm gì được.
Nhưng cuối cùng mọi việc cũng đã qua và quá trình Bôm lớn lên, trưởng thành khoẻ mạnh hơn là nguồn động lực động viên tôi sau những lần buồn, nản chí vì con phẫu thuật thất bại. Thực sự bản thân tôi cũng tự trấn an bản thân và suy nghĩ lạc quan vì nếu không làm được điều đó hai bố con sẽ chẳng thể đi được đến ngày hôm nay.
Câu chuyện hết sức phức tạp ở Hãng phim truyện VN hiện nay là một điều đáng buồn với những nghệ sĩ tâm huyết với điện ảnh như anh. Còn nhớ anh đã bị ông Thủy Nguyên xúc phạm, gọi là Chí Phèo đi đâu cũng khóc, hiện giờ quan hệ của anh và ông Thủy Nguyên thế nào? Anh và các đồng nghiệp mong muốn điều gì nhất ở những thay đổi của hãng phim hiện nay?
Tôi có một điều khi đã không thích ai thì tránh gặp gỡ hay liên quan đến họ và tôi cho đó là cánh lành nhất. Công việc đó cũng không liên quan gì đến tôi cả nên không có lý do gì để gặp. Tôi và ông ta là 2 phông văn hoá khác nhau nên chuyện gặp nhau không giải quyết vấn đề gì cả. Có một tin mừng khi hãng phim đã về với đài VOV sau những lần đấu tranh để đòi lại hãng phim. Chuyện đã cũ rồi nhưng khi gặp được một đơn vị tử tế tôi cảm thấy vui vì lại có thể được làm phim, làm nghề và có đầu ra cho sản phẩm.
Từng là một gương mặt diễn viên nam sáng giá của màn ảnh nhỏ, với những vai nam chính trong các bộ phim như “Những người sống quanh tôi”, “Người vác tù và hàng tổng”… với rất nhiều khán giả nữ ái mộ, tuy nhiên tại sao anh lại chuyển hướng rẽ sang con đường đạo diễn? Anh có cảm thấy tiếc và buồn?
Thực ra nói không tiếc thì không đúng nhưng tôi đánh đổi là để cho con. Có lúc tôi nhìn lại thấy mình lỡ mất cơ hội này khác nhưng nghĩ về con mình vui vẻ khoẻ mạnh là tôi chẳng còn thiết tha gì nữa. Khi làm cha mẹ có đứa con sinh phải chịu những thiệt thòi hay nhìn những lúc phải mổ xẻ, ai cũng sẽ chấp nhận đánh đổi tất cả thôi.
Lúc nào cũng chỉ mong con khoẻ mạnh vui cười chứ chẳng bao giờ tôi muốn nhìn thấy con chịu đau đớn. Những lúc như vậy tôi lại tự trách mình tại sao lại cho con một cuộc đời khổ như vậy. Nói thật lòng khi rơi vào hoàn cảnh của tôi chẳng còn ai muốn màng đến sự nghiệp hay danh vọng nữa.
Làm diễn viên tôi cũng hiểu nổi tiếng chỉ là sự phù du, có thể làm ca sĩ nổi tiếng đồng nghĩa với tiền bạc nhưng diễn viên thì điều đó không đi cùng vật chất hay nếu có cũng không nhiều.
Có nhiều người quan niệm rằng, điện ảnh (đặc biệt là phía Bắc) đã được bao cấp quá lâu, giờ là lúc các nghệ sĩ không nên bám vào bầu sữa Nhà nước nữa mà phải tự thân vận động nuôi mình, làm những bộ phim mà thị trường cần, để khán giả tự bỏ tiền mua vé vào xem. Quan điểm của anh về suy nghĩ này ra sao?
Mọi người cứ nghĩ nghệ sĩ hãng phim đấu tranh vì không muốn cổ phần hoá nhưng thực ra chúng tôi là những người đầu tiên mong muốn việc đó được thực hiện vì cơ chế khi hãng phim đi đến những giai đoạn cuối cùng tàn tạ đến mức trầm trọng. Một năm nhà nước rót kinh phí làm 1-2 phim và lại dành cho những cây đa cây đề hay lãnh đạo nhận hết. Phim được rót tiền nhưng máy móc cũ kỹ còn con người chuyên nghiệp rất muốn 1 làn gió mới để có thể làm việc trở lại.
Từ cách đây 4-5 năm hãng phim đã tự có thể nuôi nhau rồi chứ không còn chế độ bao cấp. Chính vì vậy ban quản trị mới tác oai tác quái suốt thời gian qua. Khi về VOV chúng tôi mong muốn được làm phim trở lại chứ không phải để ăn bám nhà nước vì nghệ sĩ có lòng tự trọng của họ. Vấn đề khi làm nghề có đầu ra là kênh truyền hình sẽ có thêm những ý tưởng để làm phim. Ngay chính tôi đang có 3 kịch bản và chỉ chờ kinh phí là có thể thực hiện ngay. Nhưng để làm phim chiếu rạp bây giờ rất khó vì thứ nhất hệ thống rạp bây giờ chủ yếu thuộc về tư nhân và xu thế phim chiếu rạp bây giờ đã bắt đầu hạn chế. Xu thế kỹ thuật số bây giờ đã khác nhiều khi nền tảng đều dựa trên kỹ thuật số.
Cùng với việc xưởng phim ngày một khó khăn hơn sau khi cổ phần hóa, có khi nào anh thấy chán nản muốn bỏ nghệ thuật để làm một nghề gì khác mưu sinh?
Trong lúc cùng quẫn vì những lùm xùm tại Hãng phim nhiều lúc tôi đã nghĩ đến chuyện rời khỏi hãng nhưng chưa từng có ý định bỏ nghề vì nghề giúp mình kiếm sống bằng nhiều con đường khác. Việc đấu tranh chỉ mang lại những mệt mỏi nhưng cũng không trông đợi gì nhiều vào hãng vì bao nhiêu năm nay tôi kiếm sống bằng những dự án riêng của mình và công việc bên ngoài. Vấn đề ở đây là tôi muốn đòi lại danh dự của người nghệ sĩ và thương hiệu của điện ảnh nước nhà được biết bao thế hệ nghệ sĩ dày công xây dựng.
(Theo Dân Việt)
Quốc Tuấn và nghệ sĩ Hãng phim căng băng rôn chuyện bị cắt lương, bảo hiểm
Sáng 17/1, rất nhiều nghệ sĩ đã tập trung ở Hãng phim truyện Việt Nam để căng băng rôn phản đối lãnh đạo Hãng cắt lương, bảo hiểm không thông báo lý do.
">NSƯT Quốc Tuấn: Không ai muốn đưa bệnh tật của con mình lên báo cả...
Tháng 7.2018, Trương Quỳnh Anh và ca sĩ Tim chính thức thừa nhận ly hôn. Sau khoảng thời gian này, bà mẹ 1 con tung ra bộ ảnh thời trang gợi cảm. Cô không chỉ xuất hiện trong các shoot hình áo tắm mà còn chụp hình bán nude. Cuối năm 2018, Phạm Quỳnh Anh gây nhiều chú ý khi ly hôn nhà sản xuất Quang Huy sau 16 năm gắn bó. Hậu đường ai nấy đi, nữ ca sĩ thay đổi rõ ràng về phong cách thời trang. Bà mẹ hai con liên tiếp xuất hiện trong những bộ ảnh thời trang gợi cảm. Cô thử nghiệm váy áo hai dây, trang phục khoe lưng trần, thân hình đầy đặn. Thay vì ăn mặc kín cổng cao tường, Phạm Quỳnh Anh lựa chọn thiết kế khoe dáng táo bạo. Phong cách mới của Phạm Quỳnh Anh khiến nhiều người ngỡ ngàng. Hot girl Ivy - vợ cũ ca sĩ Hồ Quang Hiếu tuy không sở hữu chiều cao nổi trội nhưng có 3 vòng hình thể bốc lửa, cộng thêm đó là phong cách thời trang quyến rũ. Cô có sở thích mua sắm hàng hiệu mỗi khi đi du lịch nước ngoài. Hot girl cho biết: "Trong tất cả những lần đi du lịch tôi đều mua sắm khá nhiều. Đi đến đất nước, thành phố nào, tôi đều tìm hiểu đầu tiên là ăn gì và shopping ở đâu. Hầu hết đồ tôi dùng đều mua từ những lần đi nước ngoài chứ không mua ở Việt Nam." Hot girl thường xuyên tự thưởng cho mình những món đắt đỏ. Cô nêu lý do là: "Tôi mua vì tôi thích và tôi vui. Quan trọng hơn hết nếu điều đó làm mình xinh đẹp và tự tin hơn thì tôi đều mạnh dạn sắm." Ivy Lê không bao giờ chờ đợi người khác tặng quà hàng hiệu, bởi cô nghĩ rằng: "Con gái trước tiên vẫn phải yêu thương bản thân, cảm xúc của mình, thích thì mua. Còn những người tặng để thể hiện tình cảm thì là tùy ở họ." Ivy không có thói quen thống kê hàng hiệu mình sở hữu, vì: "Tôi mua bao nhiêu món nên không nhớ hết được. Đặc biệt, đồ tôi đã mua rồi là tôi chẳng muốn bán đi thứ gì, cứ để đó thôi." Trong năm 2018, DJ Tít (quê gốc Điện Biên) cũng gây bất ngờ khi công khai chuyện ly hôn. Tuy nhiên, cô vẫn luôn rạng rỡ và sống lạc quan. Cô là một trong những nữ DJ có phong cách gợi cảm nhất Việt Nam hiện nay. Dù ở ngoài đời hay trên sân khấu, cô đều lựa chọn trang phục bắt mắt. (Theo Dân Việt)
Phạm Quỳnh Anh: 'Tôi không muốn anh Huy chịu thiệt thòi'
Với Phạm Quỳnh Anh, cuộc sống của cô hiện giờ bình an. Cô coi chuyện với chồng cũ là "mối quan hệ tốt đẹp".
">Phạm Quỳnh Anh, nữ DJ Điện Biên mặc quyến rũ gấp bội sau ly hôn
Soi kèo góc Crystal Palace vs Brentford, 21h00 ngày 26/1
- Cuộc thương lượng đáng yêu và gây xúc động trong một cuộc thi tài năng được phát sóng trên Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đang làm tan chảy trái tim cộng đồng mạng.Xem bé 3 tuổi 'đốn tim' triệu khán giả">
Màn thương lượng xúc động của 'cậu bé đốn tim triệu khán giả'
ĐH Đồng Tháp - một trong số nhiều trường ĐH ở ĐBSCL xuất phát từ trường cao đẳng sư phạm.
Mới đây, tỉnh Đồng Tháp phải ngừng tổ chức thi tuyển cán bộ quản lý ngành giáo dục vì… có quá ít ứng viên tham gia. Thực tế đáng buồn và lo ngại là, hiện ngành giáo dục ở khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, những giáo viên, giảng viên rất sợ… phải làm lãnh đạo, làm việc trong môi trường “cấp cao”, với lý do: Họ sẽ đứng bên lề các chính sách, chế độ khen thưởng… dành cho nhà giáo.
Không được là “nhà giáo” vì… giỏi
Với một nhà giáo có nhiều đóng góp liên tục, sáng tạo suốt gần 40 năm, được mệnh danh là “Bao Công thời hiện đại” của ngành giáo dục - đào tạo (GDĐT) Kiên Giang như thầy Ba Vẹn mà chưa được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú (NGƯT) quả là sự bất công” - ThS Nguyễn Thị Minh Giang - Giám đốc Sở GDĐT Kiên Giang - đã mở đầu câu chuyện bất cập trong chính sách đối với người đang công tác trong ngành GDĐT hiện nay.
Thầy Ba Vẹn (tức Trương Hoàng Vẹn, SN 1954) - Chánh Thanh tra Sở GDĐT Kiên Giang - là tác giả của nhiều mô hình sáng tạo trong giáo dục, được nhiều đồng nghiệp xem như “chiến sĩ” bảo vệ sự trong sạch của ngành với tinh thần “uy vũ bất nan khuất”... Trong đó, có những chuyện đã đi vào tâm thức nhiều thế hệ giáo viên trong và ngoài tỉnh.
Điển hình là, việc không đồng ý đề nghị của vị giám đốc Sở GDĐT tỉnh bạn - vốn là chỗ thân tình với giám đốc sở tỉnh nhà - xin giảm nhẹ tội cho một giáo viên, có hành vi bất chính với nữ sinh theo học thêm tại nhà riêng. “Dù biết việc này sẽ mất lòng với sếp, nhưng tôi vẫn quyết làm, bởi chỉ có kỷ luật đúng mức mới đủ thức tỉnh thầy giáo này và làm gương cho nhiều giáo viên khác” - thầy Vẹn nhớ lại.
Đây chỉ là một trong số nhiều thành tích mà thầy đạt được sau gần 40 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Tuy nhiên mãi đến lúc sắp nghỉ hưu, thầy vẫn nằm ngoài “vùng phủ sóng” dành cho nhà giáo. Nói chính xác hơn là không đủ điều kiện xét phong tặng danh hiệu NGƯT, mà căn nguyên là do thầy đã sớm bộc lộ... năng lực vượt trội.
Tốt nghiệp sư phạm năm 1974, sau 2 năm trực tiếp giảng dạy, thầy Vẹn được đề bạt làm lãnh đạo trường rồi lãnh đạo Phòng GDĐT huyện An Biên (Kiên Giang), trước khi về làm Chánh Thanh tra Sở GDĐT tỉnh từ năm 1992 đến nay. Tuy nhiên, việc sớm được đề bạt làm lãnh đạo đã khiến thầy mất đi cơ hội được xét phong tặng danh hiệu NGƯT, vì không đạt tiêu chí cơ bản là số năm trực tiếp giảng dạy theo quy định là 15 năm.
Không chỉ bị thiệt thòi về “danh hiệu”, thầy Vẹn còn bị thiệt mất trên 50% lương mỗi tháng so với “đồng môn” đứng lớp (do chỉ được hưởng phụ cấp công chức 25%/tháng so với mức gần 40% thâm niên và 40% phụ cấp đứng lớp).
Theo PGS-TS Nguyễn Văn Đệ - Hiệu trưởng trường ĐH Đồng Tháp, người có nhiều năm nghiên cứu về giáo dục học - thì đây là bất cập, vì danh hiệu này thực chất là “tri ân” sự đóng góp, cống hiến của người làm công tác giáo dục đối với sự nghiệp trồng người. Thực tế cho thấy, có nhiều kiểu, nhiều hình thức cống hiến và với mối quan hệ hữu cơ của tổng thể thống nhất trong lĩnh vực GDĐT thì thật khó để nói lĩnh vực nào quan trọng hơn lĩnh vực nào, hay lĩnh vực nào cần ưu tiên hơn lĩnh vực nào.
Vì vậy theo PGS Đệ, nếu không sớm khắc phục sẽ dễ dẫn đến tiêu cực khác: Nhiều nhà giáo sẽ ngại thể hiện năng lực, thể hiện bản lĩnh để “phòng ngừa từ xa” việc được đề bạt làm cán bộ quản lý. Và điều này sẽ gián tiếp làm thui chột nhà giáo bộc lộ năng lực giỏi ngay từ trứng nước”.
Không chỉ có chuyện thiệt thòi về “danh hiệu”, những nhà giáo sớm được đề bạt từ giảng dạy trực tiếp sang công tác quản lý còn bị giảm tổng quỹ lương. Điển hình là trường hợp của ThS Nguyễn Quý Hợp - chuyên viên Phòng Tổ chức cán bộ - Sở GDĐT Đồng Tháp. Tốt nghiệp ngành sư phạm, đi dạy học, nhưng do có năng lực nên thầy Hợp được đề bạt làm lãnh đạo trường, rồi được điều động về làm chuyên viên của sở. Và cũng từ đây, mỗi tháng thầy Hợp chỉ còn lĩnh lương theo hệ số và 25% phụ cấp công vụ, mất đi toàn bộ số tiền phụ cấp thâm niên, phụ cấp lên đến hàng triệu đồng/tháng so với trước khi được “thăng tiến”.
Đây là lý do khiến cho nhiều địa phương ở ĐBSCL khó tuyển được người làm công tác quản lý ngành GDĐT, mà sự kiện mới đây tỉnh Đồng Tháp phải ngừng tổ chức thi tuyển cán bộ quản lý ngành giáo dục vì có quá ít ứng viên tham gia là một điển hình. “Nếu không có những điều chỉnh hợp lý, ngành giáo dục sẽ đối mặt với nghịch lý mà hậu quả rất khó lường: Khó tuyển được người có năng lực, có đạo đức tham gia công tác quản lý, làm đầu tàu cho hoạt động giáo dục” - ông Phan Văn Tiếu - Phó Giám đốc Sở Nội vụ Đồng Tháp - lo lắng.
Học càng cao - hưởng càng thấp
Nếu gọi đại học là môi trường giáo dục “cấp cao” trong hệ thống GDĐT ở vùng ĐBSCL, thì những người góp phần làm nên sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở đây lại bị thiệt thòi nhiều hơn những gì mà cán bộ ngành giáo dục bậc phổ thông đang hứng chịu. Nói cách khác, càng học cao và làm việc trong môi trường "cao cấp", thì những người làm công tác giáo dục càng bị thiệt thòi, càng bị thấp xuống.
Ông Phan Văn Tiếu phân tích: “Theo quy định hiện hành, ở trường đại học, chỉ duy nhất hiệu trưởng được xếp ngạch công chức, các cán bộ quản lý khác đều là viên chức”. Điều này cũng đồng nghĩa, ở chừng mực nhất định, phó hiệu trưởng trường đại học vẫn “thấp” hơn chuyên viên đang công tác tại Sở GDĐT. Nghĩa là họ không có được chế độ phụ cấp công vụ 25% mỗi tháng. Riêng cán bộ là lãnh đạo các phòng, ban không trực tiếp tham giảng dạy như tổ chức, hành chính tổng hợp thì gần như “mất cả chì lẫn chài”. Bởi không chỉ “mất” phụ cấp công vụ, họ còn “mất” các phụ cấp như viên chức mà các đồng nghiệp đang giảng dạy ở cấp phổ thông được hưởng. Những thầy cô này vừa không là công chức, vừa không phải là viên chức.
Cụ thể hơn, PGS-TS Nguyễn Văn Đệ chia sẻ: “Nhiều sinh viên giỏi, được giữ lại trường để đào tạo ThS, TS, nhưng do nhu cầu công việc, trước mắt được bổ nhiệm làm lãnh đạo các phòng, ban... thì lập tức thu nhập của họ bị giảm, vì chỉ gói gọn trong khung lương. Thật vô lý”.
Điển hình như trường hợp ThS Nguyễn Văn Nghiêm - Phó trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp ĐH Đồng Tháp. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh Nghiêm được giữ lại trường. Lúc đó, dưới con mắt của bạn bè, anh Nghiêm là người thành đạt, vì không phải ai cũng được chọn lựa để làm việc trong môi trường giáo dục “cao cấp” như thế này. Vinh hạnh hơn, sau đó, anh Nghiêm còn được đưa đi học và trở thành ThS, rồi được bổ nhiệm làm phó phòng.
Tuy nhiên, thu nhập của anh lại đi ngược lại sự thành đạt này và thấp hơn so với nhiều đồng nghiệp cùng khoá học có trình độ cử nhân. Bởi dù được nhà trường linh hoạt trích từ nguồn thu tăng thêm để chi hỗ trợ mỗi tháng gần 1 triệu đồng, nhưng tổng thu nhập của vị ThS này không hơn 4 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức hỗ trợ này cũng không bền vững và ổn định, bởi nó lệ thuộc rất nhiều đến thu nhập của nhà trường.
“Theo quy định hiện hành, Đại học Đồng Tháp là đơn vị sự nghiệp công lập nên chỉ được ngân sách cấp 50% kinh phí, phần còn lại phải tự chủ, trong khi đó, toàn trường hiện có 200 cán bộ. Vì vậy, nếu mức hỗ trợ bình quân 1 triệu đồng/người/tháng thì số tiền chi tối thiểu mỗi năm cũng đã lên đến 2,4 tỉ đồng” - PGS-TS Đệ nói.
Trong khi đó, ở Đại học An Giang, theo Phó Hiệu trưởng Hoàng Xuân Quảng, dù đã nỗ lực nhiều cách, nhưng mỗi tháng nhà trường cũng chỉ có thể hỗ trợ thêm cho các đối tượng này 25% quỹ lương, tức chỉ tương đương với mức phụ cấp dành cho công chức. Và sẽ rất khó có cơ sở để khẳng định mức thu này sẽ ổn định trong thời gian tới, khi mà trên thực tế nạn “thừa thầy, thiếu thợ”, hay “cử nhân trần thân tìm việc” đã và đang làm cho nhiều phụ huynh, học sinh suy nghĩ lại câu chuyện thi và học đại học mà một thời được xem là “con đường duy nhất vào đời”.
Chuyện chung của cả nước
Theo ThS Nguyễn Thị Minh Giang - Giám đốc Sở GDĐT Kiên Giang - không chỉ có đội ngũ cán bộ quản lý, người công tác ở trường đại học, mà còn nhiều đối tượng nhà giáo đang góp phần phục vụ cho sự nghiệp trồng người như cán bộ thiết bị dạy học, cán bộ thư viện, văn thư, kế toán tại các trường phổ thông cũng bị thiệt thòi, như: Không được hưởng chế độ phụ cấp công vụ và cũng không được hưởng chế độ như viên chức ngành GDĐT. Và tất nhiên, đây không phải là câu chuyện riêng của Đại học An Giang hay Đồng Tháp, mà là chuyện chung của ngành giáo dục cả nước.
(Theo Lao Động)
">Những nhà giáo “vô thừa nhận”
Ảnh minh họa. (Nguồn: bloomberg.com)
Ngày 30/11, giới chức Anh yêu cầu Meta - công ty chủ quản của Facebook - bán nền tảng ảnh động Giphy vì cho rằng việc Facebook sáp nhập nền tảng này sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh và quảng cáo.
Cụ thể, giới chức Cơ quan quản lý cạnh tranh và thị trường Anh (CMA) cho biết đã đưa ra quyết định trên sau khi tham vấn với các doanh nghiệp và tổ chức có liên quan và nghiên cứu những giải pháp cụ thể mà Facebook đã đưa ra.
Hồi tháng trước, CMA đã phạt mạng xã hội toàn cầu hơn 50 triệu bảng (66 triệu USD) vì cố ý không đáp ứng các yêu cầu của nhà chức trách trong cung cấp các thông tin chi tiết về thương vụ sáp nhập này.
Stuart McIntosh, người đứng đầu cuộc điều tra, cho biết CMA đưa ra yêu cầu trên vì mô hình sáp nhập này đã tác động tới môi trường cạnh tranh trên thị trường quảng cáo hình ảnh hiển thị.
Nếu không hành động, quan chức này cho rằng Facebook sẽ tiếp tục gia tăng ảnh hưởng trên thị trường mạng xã hội bằng cách kiểm soát khả năng tiếp cận các hình ảnh động từ Giphy của các đối thủ.
Việc yêu cầu Facebook bán Giphy là nhằm bảo vệ hàng triệu người dùng mạng xã hội và thúc đẩy cạnh tranh, sáng tạo trong lĩnh vực quảng cáo số.
Hiện Facebook vẫn chưa có phản hồi chính thức với quyết định này. Trước đó, hồi tháng 5/2020, Facebook công bố thương vụ mua Giphy với giá mà giới truyền thông cho là 400 triệu USD.
Giphy là một nền tảng mạng xã hội và một công cụ tìm kiếm những nhãn dán và những sản phẩm khác sử dụng định dạng trao đổi hình ảnh (GIFs).
CMA đánh giá việc sáp nhập Giphy sẽ giúp Facebook tăng sức ảnh hưởng đáng kể trên thị trường thông qua các quyền như từ chối hoặc hạn chế các ứng dụng khác tiếp cận các GIFs của Giphy.
Việc Facebook từ chối hoặc hạn chế các mạng xã hội tiếp cận ảnh động GIFs cũng giúp lượng truy cập các trang thuộc sở hữu Facebook như WhatsApp và Instagram tăng trong khi những trang này vốn đã chiếm tới 73% thời lượng sử dụng mạng xã hội của người dùng tại Anh.
Bên cạnh đó, chỉ bằng cách thay đổi các điều khoản tiếp cận, Facebook sẽ có thể yêu cầu các đối thủ như TikTok và Twitter cung cấp thêm dữ liệu người dùng để được tiếp cận nguồn GIFs trên Giphy.
Theo CMA, việc Facebook chấm dứt các dịch vụ quảng cáo của Giphy tại thời điểm sáp nhập là điều đặc biệt đáng quan ngại khi công ty này kiểm soát gần một nửa thị trường quản cáo hình ảnh hiển thị trị giá khoảng 7 tỷ bảng (9 tỷ USD) tại Anh.
Cho rằng động thái này tác động đáng kể tới môi trường cạnh tranh, CMA yêu cầu Facebook bán toàn bộ Giphy cho một bên phù hợp khác.
Theo Vietnam+
Italy phạt Amazon, Apple hơn 200 triệu USD vì vi phạm chống độc quyền
Apple và Amazon bị phạt liên quan một thỏa thuận ký kết năm 2018 cản trở các nhà bán lẻ "chính thức và không chính thức" các sản phẩm của Apple và Beats sử dụng Amazon.it.
">Anh yêu cầu công ty chủ quản của Facebook bán nền tảng ảnh động Giphy