- Tôi mới tìm kiếm từ khóa “Vietnam music industry” thì kết quả là ca khúc Xin hãy thứ thacủa Hồ Ngọc Hà mà anh Alex lại là người biên đạo. Lúc đó tôi phải thốt lên rằng: “Wow. Ở Việt Nam mà có một sản phẩm chất lượng như thế này sao?ùiTôikhôngcóVânthìtôivẫntốtennis 24”. Và sau đó tôi đã xách vali về nước.
Sau hơn một năm dài Thanh Bùi mới trở lại với âm nhạc, tại sao anh lại chọn “Missing you” mà không phải là một sản phẩm nào khác?
Đây là cảm xúc của Thanh và anh Alex Tú ở thời điểm hiện tại. Sau một thời gian dài làm việc tại Úc, Pháp… tôi nhớ nhà, nhớ gia đình, nhớ vợ, thậm chí tôi nhớ cả hương vị thơm nồng của một tô phở Việt Nam. Tôi đang nhớ và đang cảm thấy thiếu những điều đó trong cuộc sống. Nghệ thuật mà, phải phù hợp với tâm trạng chứ.
Bên cạnh đó, tôi thực sự yêu bài hát này. Khi mọi người đang mê mẩn với EDM thì tôi muốn thứ gì đó mộc mạc, giản dị và sâu lắng. Lý do tại sao Thanh Bùi không xuất hiện trong MV Missing you là tôi muốn mọi người có cơ hội thấy được anh Alex Tú với phần vũ đạo rất nghệ thuật. Ở Việt Nam thì phần vũ đạo và các nhà biên đạo múa cần phải mạnh mẽ và chất lượng hơn. Tôi nghĩ rằng những người như anh Alex rất cần được tôn vinh và tôn trọng. Chính vì thế, tôi đồng cảm với ca khúc này, anh Alex đồng cảm với tôi và Missing you ra đời. Có thể nghe lần đầu khán giả sẽ chưa hiểu được nhưng từ từ, từng chút một, từng câu từ, từng giai điệu sẽ ngấm dần dần mà đến lần nghe thứ 3, 4 tôi tin chắc mọi người sẽ hiểu bài hát theo cách riêng của mình. Đó mới là nghệ thuật.
Ca khúc “Missing you” truyền tải hai thông điệp đến với những người trẻ về tình yêu và mong muốn thay đổi nhận thức của khán giả về những vũ công. Từ đâu mà anh lại có ý tưởng này?Thời gian qua tôi may mắn khi qua công việc của mình có thể tiếp xúc được với nhiều con người đến từ nhiều tầng lớp xã hội. Tôi cảm thấy được sự cần thiết của việc tôn lên giá trị thực của nền nghệ thuật Việt Nam. Tôi không tốt nghiệp ở một trường nhạc, Alex cũng vậy. Theo quan điểm cá nhân, tôi thấy các vấn đề xã hội ở Việt Nam nằm ở hai chữ “giáo dục”. Cụm từ “nghệ thuật” ở nước ta nên được đánh giá và nhìn nhận lại khi tôi cảm thấy các vũ công không nhận được một sự tôn trọng đủ và cần thiết.
Nhìn xa một chút ở Hollywood. Các show diễn của các nghệ sĩ như Lady Gaga, Britney Spears, Bruno Mars… sẽ ra sao khi thiếu vắng sự hỗ trợ của các vũ công. Ở nơi mà nền công nghiệp giải trí phát triển bậc nhất, các vũ công được tôn vinh đúng và họ có sự tôn trọng. Trong khi đó, tôi không hề thấy điều đó ở Việt Nam. Điều quan trọng là ở cốt lõi, tôi và Alex mong đợi các bạn trẻ có thể có cơ hội để học âm nhạc, học nghệ thuật để phát triển nghệ thuật, tư duy cũng như sự kết nối giữa con người với con người. Đó là lý do tôi muốn truyền tải thông điệp này.
Rõ ràng quá mà. Hàn Quốc quá. Từ giai điệu đến cả vũ đạo đều mang hơi hướng Hàn Quốc. Câu hỏi đặt ra là “Nhạc Hàn Quốc từ đâu ra? Ai làm nhạc Hàn Quốc”– chính người phương Tây đã làm ra điều này. Chính phủ Hàn Quốc thông minh lắm, họ không cho hát tiếng Anh mà chỉ cho chèn thêm một, hai từ thôi và cuối cùng người hòa âm phối khí là người phương Tây. Điều này rất ít người Việt Nam mình biết được. Ai cũng nói xứ sở kim chi giỏi, thực ra họ lấy của phương Tây và biến thành cái của họ, vì vậy mà họ có cái chất riêng gọi là K-pop.
Còn V-pop cũng Hàn Quốc mà không tới. Mình đang đi sao chép từ một phiên bản copy lại từ nguyên bản. Chia sẻ như vậy không phải là để đánh giá thấp hay chê bai các em ca sĩ bây giờ mà nói ra để hiểu, để biết cần phải làm gì. Tôi rất thông cảm rằng nước Mỹ ở xa xôi quá. Beyoncé, Christina Argulera, Adele… ở tận phía bên kia địa cầu, thì người ta sẽ phải tìm đến một nền âm nhạc gần nhất, đó là Hàn Quốc. Tuy nhiên, chúng tôi cần phải có một hướng đi khác. Tôi từng viết nhạc rất nhiều cho các nhóm nhạc nổi tiếng Hàn Quốc như BTS, DBSK… tôi thừa hiểu mọi thứ như thế nào. Vì vậy, tôi chỉ chia sẻ chân thành chứ không có sự tiêu cực nào ở đây cả.
Từng chia sẻ rằng quay trở về Việt Nam để tìm kiếm bản thân. Anh đã trả lời được câu hỏi này chưa?
Tôi tìm được rồi.
Lần đầu trở về Việt Nam là khi tôi 10 tuổi. Tôi đã mắc bệnh, tôi không ăn uống được, tôi có vấn đề với cơ thể mình. Lúc đó, tôi nghĩ rằng “Tại sao tôi phải về Việt Nam?”, hình ảnh Việt Nam trong tôi lúc đó hầu như là con số không. Xa nhà rất lâu, nhiều người mời tôi về nước mà tôi đâu có về. Đến một hôm, tôi mới tìm kiếm từ khóa “Vietnam music industry” (Tạm dịch: ngành công nghiệp âm nhạc Việt Nam) thì kết quả là ca khúc Xin hãy thứ thacủa Hồ Ngọc Hà mà anh Alex lại là người biên đạo. Lúc đó tôi phải thốt lên rằng: “Wow. Ở Việt Nam mà có một sản phẩm chất lượng như thế này sao?”. Và sau đó tôi đã xách vali về nước.
Ở đây, tôi tìm thấy được tình yêu, được người vợ yêu thương minh. Tôi thấy được nơi cha mẹ tôi sinh ra và biết được ngày xưa cha mẹ đã phải khổ như thế nào để tôi có ngày hôm nay. Tôi bỗng bật khóc như một đứa trẻ vì cảm thấy tội lỗi.
Vậy ngồi trước mặt tôi bây giờ là ai?
Đơn giản là Thanh Bùi thôi. Tôi muốn mọi người biết tôi là ai, tôi có một một khát khao lớn cho âm nhạc Việt Nam.
Vậy điều gì làm thay đổi anh từ một con người có bất cứ hình ảnh nào về Việt Nam thành một người yêu và nhớ Việt Nam đến vậy?Vì bây giờ tôi biết tôi là ai. Cuộc đời giống một cuốn sách, có mở đầu, thân bài và kết thúc. Tôi cũng chưa mong cuộc đời tôi kết thúc sớm đâu nhưng ít nhất tôi đã biết phần mở đầu rồi. Tôi nhớ có một câu nói rằng “Một đất nước nếu không có quá khứ thì sẽ không có một tương lai và ngày hôm nay”. Trước khi về nước, tôi đang tìm kiếm một thứ gì đó mà bản thân tôi cũng không rõ, tôi là ai… và bây giờ tôi vui vì tôi đã có thể trả lời được hết các câu hỏi đó.
Quay trở lại với nỗi nhớ trong “Missing you”. Thanh Bùi từng nói tình yêu với vợ là nguồn cảm hứng cho ca khúc này. Vậy anh có thể chia sẻ thêm quan điểm của mình về hôn nhân và tình yêu của mình?
Tình yêu là cần thiết nhưng không phải tất cả, nó chỉ ở đó để làm cuộc sống tốt đẹp hơn. Cái cần thiết chính là cốt lõi của 2 người. Không thể sống với một người chỉ vì họ cho mình vật chất. Hôm nay có tiền, ngày mai có thể chết đói. Cái tồn tại mãi mãi chính là tình cảm, là sự hy sinh, cảm thông và trân trọng. Tôi nghĩ các em thế hệ trẻ bây giờ vẫn chưa có được suy nghĩ đó. Và đừng bao giờ để cái cảm giác mình không thể sống thiếu một người lấn át bản thân.
Người ấy không phải là hạnh phúc của mình. Hạnh phúc là do mình tạo ra. Người ấy có thể hỗ trợ để mình tìm thấy hạnh phúc những người đó không phải là toàn bộ hạnh phúc. Mình phải hạnh phúc trước. Vân có tôi hay không thì Vân vẫn là Vân. Tôi không có Vân thì tôi vẫn tốt, cũng không sao nhưng nếu có thì đương nhiên sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều. Tôi không bao giờ chấp nhận hy sinh hạnh phúc của mình cho bất cứ ai và Vân cũng vậy. Chúng tôi không bao giờ ép chế lẫn nhau. Mọi thứ cần phải tự nhiên. Tình yêu cũng giống như chuỗi ADN vậy; có giao thoa, có khoảng cách.
“Tình yêu làm người ta mù quáng. Hôn nhân làm con người tỉnh ngộ”. Thanh Bùi đã cảm thấy tỉnh ngộ điều gì chưa?
Đối với tôi tình yêu và hôn nhân giống nhau, cũng là cái gì đó liên quan đến luật pháp. Có chăng, hôn nhân làm con người chững chạc hơn. Sau khi cưới Vân, tôi mới thực sự là một người đàn ông chững chạc, không còn phong lưu, phiêu du giữa dòng đời nữa. Hôn nhân không phải là ngục tù. Hãy để hôn nhân là một sự phóng khoáng đẹp trong cuộc sống.
Anh nói tình yêu là sự hy sinh. Anh và vợ đã hy sinh gì cho nhau?
Hy sinh ở đây là mặt tình cảm. Mình suy nghĩ cho nhau, để người đó lên trước mình. Mỗi ngày trôi qua, tôi và Vân đều vậy. Nhiều lúc muốn nói điều gì đó cho sướng miệng nhưng biết nếu nói ra thì người kia sẽ đau lòng thì đành phải dằn mình lại, không nói nữa. Đó đã là một sự hy sinh rồi. Đôi khi những hành động vĩ đại là không cần thiết. Hãy làm điều nhỏ với tình yêu lớn nhất có thể.
Thắng Nguyễn
Thanh Bùi làm nhạc với nghiên cứu sinh vật lý trị liệu