Thể thao

Bệnh viện thứ 2 ở Sài Gòn đạt chứng nhận 'Vàng' điều trị đột quỵ Châu Âu

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Bóng đá   来源:Công nghệ  查看:  评论:0
内容摘要:Vừa qua,ệnhviệnthứởSàiGònđạtchứngnhậnVàngđiềutrịđộtquỵChâuÂlịch thi đấu bóng đá cúp c1 Tại Hội nghị lịch thi đấu bóng đá cúp c1lịch thi đấu bóng đá cúp c1、、

Vừa qua,ệnhviệnthứởSàiGònđạtchứngnhậnVàngđiềutrịđộtquỵChâuÂlịch thi đấu bóng đá cúp c1 Tại Hội nghị Đột quỵ Châu Âu (ESOC) 2019 diễn ra tại thành phố Milan (Ý), Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM vinh dự là bệnh viện thứ 2 của Châu Á nhận danh hiệu này. Giải thưởng vinh danh của Tổ chức Đột quỵ Châu Âu dành cho các Đơn vị đột quỵ, với mục tiêu “Nhiều hơn và Tốt hơn”, nhằm tăng cơ hội cho nhiều người bệnh đột quỵ được điều trị đúng chỗ, đồng thời nâng cao chất lượng chuyên sâu của các đơn vị đột quỵ giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn, sớm quay về cuộc sống bình thường.

{ keywords}

Đại diện Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM nhận chứng nhận Chất lượng điều trị Vàng của Tổ chức Đột quỵ Châu Âu (ESO). Ảnh: Nam Phương

Để đạt được chứng nhận, đòi hỏi bệnh viện hội tụ đủ các tiêu chí: từ cấp cứu người bệnh đột quỵ, đến lúc nhập viện, điều trị giai đoạn cấp cho đến phục hồi chức năng, và giai đoạn phòng ngừa lâu dài sau khi xuất viện.

PGS TS BS. Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc BV ĐHYD chia sẻ, Bệnh viện Đại học Y Dược là bệnh viện thứ 2 của Sài Gòn đạt chứng nhận này. Đồng thời, cả 2 cũng là 2 bệnh viện đầu tiên của châu Á đạt chứng nhận điều trị Vàng. Chứng chỉ mang ý nghĩa lớn, khẳng định chất lượng điều trị đột quỵ của 2 bệnh viện tương đương các nước phát triển ở Châu Âu. Đây thành quả bước đầu của những nỗ lực không ngừng nghỉ của cán bộ y tế bệnh viện, mang lại hiệu quả chăm sóc điều trị tốt nhất cho từng người bệnh đột quỵ, tăng cường số lượng cũng như tỉ lệ người bệnh đột quỵ được chăm sóc chất lượng cao, hướng đến chuẩn quốc tế trong chất lượng điều trị.

Bệnh viện đã có Trung tâm Khoa học Thần kinh, đây là điều kiện tuyệt vời để tăng cường phối hợp hơn nữa trong điều trị đột quỵ nói riêng và điều trị các bệnh thần kinh nói chung. Mục tiêu tiếp theo của Đơn vị Đột quỵ BV ĐHYD là nâng tỉ lệ người bệnh được điều trị thuốc tan cục máu và can thiệp thông mạch lên trên 15% và hơn nữa, đồng thời rút ngắn thời gian cửa - kim trung bình dưới 30 phút với 100% người bệnh được điều trị trong thời gian cửa – kim dưới 60 phút.

{ keywords}

Hoạt động của Đơn vị Đột Quỵ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Ảnh: Nam Phương

Theo TS BS. Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Trung tâm Khoa học Thần kinh BV ĐHYD, Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ TPHCM, đột quỵ là bệnh tổn thương não bộ do mạch máu bị hư tổn. Khi mạch máu não bị tắc nghẽn, não sẽ bị thiếu máu, cứ mỗi phút trôi qua sẽ có thêm gần hai triệu tế bào thần kinh chết đi. Chính vì vậy tất cả mọi người đều phải chạy đua với thời gian để cứu tế bào não, vì “mất thời gian là mất não”. Song, không chỉ thời gian quyết định chất lượng điều trị và sự an toàn của người bệnh mà đơn vị tiếp nhận điều trị còn cần phải tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa như Cấp cứu, Chẩn đoán hình ảnh, Thần kinh, Can thiệp Thần kinh, Hồi sức, Xét nghiệm, cũng như của nhiều chuyên khoa khác để quá trình điều trị diễn ra toàn diện.

Chính vì vậy, để đạt được chứng nhận này, cơ sở y tế phải tổ chức và thành lập một đơn vị đột quỵ đúng chuẩn, có sự phối hợp đa chuyên khoa và đạt các tiêu chuẩn riêng của Tổ chức Đột quỵ Châu Âu (ESO). Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cũng là tiêu chuẩn của ESO, tổng thời gian từ lúc người bệnh tới bệnh viện tới khi hoàn tất mọi việc và tiêm thuốc tan cục máu (gọi là thời gian cửa-kim) cần đạt dưới 60 phút. Đơn vị đột quỵ BV ĐHYD đã đạt được thời gian cửa – kim chỉ 30 phút. Đây là kết quả không nhiều bệnh viện có thể đạt được.

 Phan Nhơn

copyright © 2025 powered by NEWS   sitemap